Cho Mèo Con Mất Mẹ Uống Sữa Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Cách Nuôi Chó Con Mất Mẹ. Sữa Và Thức Ăn Cho Chó Con Mất Mẹ

Trong 2 tuần đầu tiên

Nếu chó mẹ đã mất, hoặc chó mẹ không cung cấp được sữa cho con bú, bạn cần bổ sung sữa để bổ sung dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch cho chó con:

Các loại sữa cho cún con

Hiện trên thị trường có bán các dòng sữa dành cho cún con như sữa Esbilac PetAg (hộp 190g, giá 500.000đ), sữa Bio milk (gói 100g giá 30.000đ), sữa PetLac (hộp 300g, giá 250.000đ),…tất cả chúng đều chứa chất dinh dưỡng thiết yếu và đầy đủ dành cho cún con của bạn, giúp cún lớn lên khỏe mạnh, nhanh nhẹn mà không cần đến sữa mẹ. Các loại sữa này bạn có thể mua tại các cửa hàng được giới thiệu cuối bài viết để có giá tốt nhất.

Nếu bạn chưa kịp mua sữa cho cún của mình, bạn có thể tự pha sữa cho cún con theo công thức: trộn đều 1 cốc sữa 200ml (sữa bò hoặc sữa dê), 1 ít muối ăn, 3 lòng đỏ trứng (không lấy lòng trắng), 1 muỗng canh dầu bắp và 1 muỗng cà phê vittamin lỏng.

Tuy sữa tự chế không cân bằng được dinh dưỡng như sữa được điều chế nhưng vẫn có thể dùng để “chữa cháy”, vì vẫn đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu cho cún.

Cách cho cún con uống sữa

Bạn nên cho sữa vào bình sữa giống như bình sữa của trẻ em để cún uống sữa dễ dàng hơn. Mỗi lần bạn cho cún uống từ 5 – 6 lần, mỗi lần từ 15ml – 25ml, cứ cách 2 – 3 giờ thì cho uống một lần. Khi cún được 2 tuần tuổi, bạn có thể giãn lịch uống sữa của cún từ 3 – 4 tiếng.

Nếu sữa bạn pha sẵn thì nên bảo quản trong tủ lạnh, mỗi lần cho cún uống thì đem ra hâm nóng lại. Bình sữa cần được rửa sạch sau mỗi lần sử dụng.

Vào tuần thứ 3, bạn cần cho cún làm quen dần với cháo bạn cho thêm 2 muỗng thức ăn khô chất lượng cao dành cho chó vào hỗn hợp sữa pha sẵn, sao cho trộn đều sẽ sền sệt như ngũ cốc của trẻ con. Mỗi ngày xen vào giữa các lần uống sữa từ 1 – 2 lần.

Đến tuần thứ 4, mỗi ngày bạn cho cún ăn cháo đều như vậy cho đến khi đủ 6 tuần tuổi. Mỗi ngày bạn cho cún ăn từ 4 – 5 lần và cắt hẳn việc bú bình.

Bạn nên để chúng tự ăn theo liều lượng chúng muốn, tránh việc cho cún ăn quá nhiều vì sẽ khiến chúng bị chướng bụng.

Khi cún con vừa mới được sinh ra, hệ tiêu hóa của cún còn yếu, chưa có khả năng kiểm soát chức năng này. Nếu cún sống cùng mẹ, chó mẹ sẽ dùng lưỡi liếm vào phần hậu môn để kích thích cún đi vệ sinh. Sau khi cún lớn dần sẽ theo mẹ đi vệ sinh đúng nơi quy định.

Tuy nhiên, nếu cún mất mẹ, bạn cần thay chó mẹ thực hiện nhiệm vụ này. Công việc này khá đơn giản, sau khi chon cún ăn xong, bạn chỉ cần dùng khăn ướt lau nhẹ vào phần hậu môn và bộ phận sinh dục của chúng. Chỉ 1 – 2 phút sau chúng sẽ tự đi vệ sinh. Bạn cần làm việc này cho đến khi cún đủ 3 tuần tuổi.

Trong quá trình này, bạn cần kiểm tra phân và nước tiểu xem cún có bị bệnh hay không để xử lí kịp thời. Nước tiểu phải có màu vàng nhạt, nếu vàng đậm hoặc cam có nghĩa là cún ăn chưa no, chưa đủ, bạn cần phải tăng thêm thức ăn cho chúng.

Phân phải có màu nâu và sệt, nếu phân màu xanh là cún bị nhiễm khuẫn, bạn cần chú ý đến lịch tiêm vac-xin của cún cũng như vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cho ăn cũng như đảm bảo thức ăn sạch cho cún. Nếu phân đặc, cứng thì bạn cần đa dạng nguồn thức ăn và dinh dưỡng cho cún và giản bữa ăn ra thành nhiều lần trong ngày thay vì cho ăn nhiều thức ăn/lần.

Vì cún con còn nhỏ, chúng không có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt như với chó trưởng thành. Vì vậy, để chó phát triển khỏe mạnh, môi trường sống của chúng phải được đảm bảo cân bằng về nhiệt độ và độ ẩm.

Khi cún con có mẹ, chúng sẽ được sưởi ấm nhờ cơ thể của chó mẹ. Nếu không, bạn hãy dùng đèn, lò ấp hoặc đệm để sưởi cho cún. Nếu dùng đệm sưởi bằng điện, cần lót một lớp vải dày để tránh làm cún bị bỏng.

Về độ ẩm, bạn chỉ cần đảm bảo môi trường sống của chúng giống như con người chúng ta là ổn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp, bạn bên dùng khăn ẩm đắp lên người hoặc lồng chuồng của chúng để tránh cún bị sốc nhiệt. Cần tránh để cún sống trong môi trường bị ẩm mốc để tránh các bệnh về hô hấp hoặc khiến chúng bị lạnh.

Đồng thời, nên cho cún chạy nhảy, làm quen với tiếng ồn, những chú cún đồng lứa,…để chúng hòa nhập tốt với cuộc sống dù mất mẹ.

Cách Cho Mèo Con Uống Sữa Bằng Bình Khi Mèo Mẹ Không Chịu Chăm Con!

Chuẩn bị cho mèo con uống sữa bằng bình

Tùy thuộc vào kích thước và tình trạng của mèo con, khi mới sinh, bé sẽ cần khoảng 9 đến 12 lần cho ăn hàng ngày. Lúc đầu, bạn sẽ cần phải tính đến việc cho mèo con ăn cứ sau khoảng hai giờ đồng hồ. Để cho mèo con bú bình, bạn sẽ cần phải chuẩn bị sẵn vài dụng cụ. Bình sữa thông thường của con người có thể sẽ quá lớn đối với mèo, nhưng hầu hết các cửa hàng thú cưng đều có bình sữa và núm vú cho các bé sơ sinh, cũng như sữa dành riêng cho mèo con. Nếu mèo con của bạn là mèo rất non, bạn sẽ cần phải cho bé ăn cho đến khi bé đủ sức để uống sữa bằng bình

Những gì bạn cần

Bình sữa và núm vú sơ sinh

Bình nhỏ giọt (nếu cần)

Sữa dành cho mèo con

Khăn mềm và khăn lau

Đĩa cân nhà bếp

Chuẩn bị sữa

Cũng giống như với trẻ sơ sinh, điều quan trọng là bạn cho mèo con bú bình tiệt trùng và làm ấm sữa trước khi cho mèo con ăn. Dành một vài phút để chuẩn bị mọi thứ đúng cách và cẩn thận sẽ giúp cho mỗi bữa ăn trở nên nhanh chóng, thuận lợi hơn một chút.

Tiệt trùng bình sữa và núm vú của bé mèo trong bồn nước sôi trong khoảng năm phút. Vớt bình và núm vú ra, để trên một chiếc khăn sạch cho ráo nước trước khi sử dụng.

Đặt một chiếc khăn lớn, khăn lau và một bát nước ấm trên bàn, bên cạnh là một chiếc ghế thoải mái.

Trộn và đổ đầy một bình với sữa dành cho mèo con theo hướng dẫn in sẵn trên bao bì.

Làm ấm sữa bằng cách đặt bình sữa vào bát nước nóng.

Kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ giọt vài giọt trên phần mu bàn tay của bạn. Nếu sữa quá nóng thì để nguội đi một chút. Đến khi nào nhiệt độ của sữa bằng nhiệt độ cơ thể là vừa phải.

Cho núm vú vào và dốc ngược bình sữa xuống. Giữ như thế cho mèo con uống để đảm bảo sữa luôn chảy đều vào miệng của các bé.

Cho mèo con bú sữa

Ngồi trên ghế với một chiếc khăn được gấp lại, đặt trong lòng bạn. Đặt mặt mèo con xuống đùi của bạn. Bạn có thể quấn nó trong khăn để đảm bảo mèo con được ấm trong khi ăn. Không để mèo con ngẩng đầu lên, đặt núm vú vào miệng bé. Theo bản năng vốn có, mèo sẽ tự động mút núm vú. Tiếp tục cho mèo con ăn cho đến khi hết bình hoặc bé tránh, đẩy bình ra.

Mèo ợ

Giống như trẻ sơ sinh, mèo con cần được cho ợ sau khi bú. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là giữ một tay dưới bụng của mèo con và nhẹ nhàng vỗ lưng trên của nó. Nhưng hãy làm như vậy một cách nhẹ nhàng, bạn không muốn mèo con bị nôn hết sữa ra. Nếu nó không ợ ngay lập tức, đừng lo lắng, chỉ cần chuyển sang các bước tiếp theo.

Kích thích đi vệ sinh

Mèo mẹ kích thích đi vệ sinh cho mèo con bằng cách liếm hậu môn và vùng sinh dục của chúng bằng lưỡi của mình. Bạn có thể bắt chước quá trình này bằng cách đặt một chiếc khăn ấm, ẩm ướt trong cùng một khu vực, lau nhẹ nhàng. Có thể mất một vài lần cho ăn để thấy kết quả, vì vậy đừng tuyệt vọng. Việc kích thích đi tiểu thường tốn nhiều thời gian hơn đi đại tiện.

Hãy để mèo con ngủ

Sau khi được cho ăn và đi vệ sinh, mèo con của bạn cần phải đi ngủ. Đặt bé nằm ngửa trên chiếc giường của mèo con đầy ấm áp và để bé ngủ yên.

Ngăn ngừa những vấn đề xảy ra với mèo con trong lúc bú bình

Khi cho mèo con ăn bằng bình hoặc ống nhỏ giọt, việc chọn vị trí thích hợp cho mèo ăn là rất quan trọng. Để bé mèo ngẩng đầu quá nhiều hoặc cho quá nhiều sữa vào miệng bé có thể gây ra việc hút sữa vào phổi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Hãy chú ý và để hành động của mèo con dẫn đường cho bạn. Nếu mèo con của bạn không bú hoặc gặp khó khăn trong việc lấy sữa, hãy kiểm tra lại núm vú. Bạn cũng có thể thử vuốt đầu nó hoặc nhẹ nhàng vỗ vào lưng để bé bắt đầu phản xạ trong lúc cho ăn.

Cân mèo con của bạn mỗi ngày trên cân nhà bếp được phủ một miếng vải sạch để bạn có thể lập biểu đồ cho sự phát triển của bé trong khoảng thời gian này. Nó sẽ tăng theo lạng mỗi ngày trong hai tuần đầu tiên. Nếu mèo con của bạn không phát triển gì, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức và xin lời khuyên để kịp thời khắc phục các vấn đề xảy ra. Có thể là mèo con của bạn cần phải bổ sung IV đó!

Chó Con Mới Đẻ Uống Sữa Gì? Giá Bán, Nơi Bán Sữa Cho Chó Con Mới Đẻ

I. Chó con mới đẻ nên uống sữa gì?

Thú cưng cũng giống như con người, đặc biệt là từ lúc mới sinh ra, hệ tiêu hóa và các bộ phận trong cơ thể vẫn chưa phát triển hoản thiện. Thời gian đầu tiên đều phải dựa hoàn toàn vào sữa mẹ để hấp thu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, phát triển hệ miễn dịch,…. Nếu chó mẹ sinh xong ít sữa, bạn nên cho dùng thức ăn kích sữa PetMum để sữa về nhiều.

Nếu vì lý do nào đó mà chó con không thể bú được sữa mẹ thì người nuôi phải cho chó con uống sữa thay thế.

Để nuôi chó con mất mẹ là một việc không dễ dàng, và khi dùng sữa thay thế, không phải loại sữa nào cũng được. Vì nếu dùng không đúng sữa sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của chó con.

KHÔNG cho chó con uống sữa của người. Nhiều người nuôi chó ít kinh nghiệm thường lấy sữa dành cho người cho chó con uống, điều này là rất nguy hiểm. Sở dĩ như vậy là vì sữa dành cho người chứa những thành phần mà chó con không tiêu hóa được, có thể gây tiêu chảy và ngộ độc, lâu dài sẽ còi cọc, gầy yếu, lông không phát triển,…

Để đảm bảo cho sự phát triển của chó con, bạn chỉ nên sử dụng các loại sữa chuyên biệt dành riêng cho chó con. Và để yên tâm và đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của cún, bạn chỉ nên chọn những thương hiệu sữa cho chó nổi tiếng, có uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng.

II. Các loại sữa tốt nhất cho chó con

Dựa theo các tiêu chí cốt yếu để lựa chọn một loại sản phẩm tốt cho sự phát triển toàn diện của cún con, nhất là dựa trên sự tín nhiệm của người tiêu dùng và giá thành sản phẩm. Có những dòng sản phẩm sau bạn nên sử dụng cho cún con của mình:

1. Sữa PetWhey đã tách Lactose

PetWhey là sữa whey cho chó con đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài việc có đầy đủ mọi loại dinh dưỡng cho chó con thì điểm quan trọng nhất của PetWhey là được tách hoàn toàn Lactose, một loại đường mà chó con không tiêu hóa được, nên hoàn toàn không gây tiêu chảy cho, giúp chó con hấp thu được tối đa dinh dưỡng.

Đây là dòng sữa bột dành cho cả chó và mèo, cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng dồi dào, thiết yếu, giúp chó con nhanh chóng phát triển và cân bằng hệ tiêu hóa. Đặc biệt hơn, sữa thường được chia thành những túi nhỏ 100g rất tiện dụng cho người tiêu dùng, nhất là những người có khả năng kinh tế hạn hẹp.

Tùy từng cửa hàng bán lẻ, giá mỗi gói Bio Mikl 100g thường dao động từ 29.000 – 35.000đ. Mỗi lần sử dụng chúng ta chỉ cần cho bột 1 muỗng 5g bột vào 20ml nước ấm rồi cho cún con uống là được. Mỗi lần pha như vậy dùng được từ 4 – 5 lần/ngày.

3. Sữa bột PetLac

PetLac là thương hiệu sữa bột cho cún con sơ sinh có tác dụng tương tự như sữa chó mẹ đến từ PetAg của Mỹ rất được ưa chuộng trên thị trường. Sữa được cung cấp dưới dạng lon, hướng dẫn sử dụng được in trên lon và có một muỗng nhỏ để bạn dễ dàng đong được lượng sữa bột cần thiết để pha chế. So với Bio Milk, giá của mỗi lon PetLac 300g giá khá cao, dao động từ 250.000 – 300.000đ tùy nhà phân phối.

4. Sữa bột EsbiLac

EsbiLac cũng là một dòng sữa dành cho chó con nổi tiếng cũng đến từ Mỹ được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. EsbiLac cung cấp dưỡng chất rất dồi dào, đặc biệt là vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và carbohydrates, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cún con.

Nhờ chất lượng vượt trội, sữa EsbiLac có giá rất cao, mỗi lon 793g có giá dao động từ 486.000 – 525.000đ. Dòng sữa này cũng có tác dụng rất tốt trong việc hồi phục sức khỏe cho chó mẹ sau sinh.

Các dòng sữa chuyên dụng dành cho chó con sơ sinh thường có giá thành rất đắt nên trước khi chọn mua bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, công dụng, giá thành,…để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho cún con của mình và khả năng kinh tế của bản thân.

Khi chó con vừa mới sinh, chẳng may chó mẹ mất, nếu chưa mua kịp sữa bột cho chó, bạn có thể dùng tạm sữa bột dành cho trẻ con hoặc sữa không béo như sữa dê để chó uống tạm. Tuyệt đối không dùng sữa tươi hoặc sữa đậu nành.

Khi chó được 2 tháng tuổi, bạn có thể cho chó ăn sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa vì sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nếu cún con chưa đủ 2 tháng tuổi, tuyệt đối không cho chúng sử dụng.

Sau khi cho cún con sử dụng sữa bột, loại chuyên dụng, cần chú ý quan sát xem cún có biểu hiện gì bất thường không. Nếu có thì cần chú ý cân đối lại liều lượng.

Chỉ nên mua sữa ở những cơ sở, địa điểm uy tín, chất lượng để tránh mua nhầm sản phẩm kém chất lượng.

Đang Cho Con Bú Bị Tiêu Chảy Mẹ Nên Uống Thuốc Gì?

Phụ nữ đang cho con bú bị đau bụng đi ngoài không hề hiếm, đây chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng trong đồ ăn hàng ngày. Nếu như vậy liệu nguồn sữa cho con bú có thực sự an toàn, mẹ nên uống thuốc gì để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú.

Một điều may mắn là các vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng gây ra tiêu chảy hoặc các bệnh dạ dày ruột thường không lây truyền qua sữa mẹ. Bởi vậy khi bị rơi vào tình trang đi ngoài như vậy mẹ vẫn có thể cho con bú được bình thường.

Một số phụ nữ sau khi sinh thường mắc phải tình trạng này. Đây có thể do mẹ đã dùng thuốc nhuận tràng để giảm thiểu táo bón sau khi sinh hoặc do sự căng thẳng sau sinh cũng có thể là yếu tố kích thích gây ra tiêu chảy.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây còn cho thấy rằng mẹ cho con bú sẽ làm giảm nguy cơ gây bệnh viêm dạ dày. Chính bởi vậy, việc mẹ đi ngoài thì vẫn có thể cho con bú được bình thường. Bởi đây là điều cần thiết cho cả mẹ và em bé.

Mẹ bị tiêu chảy đang cho con bú nên uống thuốc gì?

Đầu tiên, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy của mình.

Mẹ tiêu chảy do nhiễm virus, ký sinh trùng trong thức ăn gây ra ngộ độc thức ăn. Nếu như vậy, mẹ không cần phải uống thuốc gì cả, chỉ sau vài ngày là cơ thể mẹ sẽ trở lại bình thường.

Nếu triệu chứng tiêu chảy không dừng mà còn trở nên nặng và kéo dài thì có thể do nhiễm trùng đường ruột hoặc các biến chứng tai hại khác. Như vậy, mẹ cần phải uống thuốc kháng sinh hoặc các thuốc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, ở một số nước hiện nay thì việc sử dụng kháng sinh không được khuyến khích bởi chúng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn.

Do mẹ dùng thuốc nhuận trang để giảm táo bón. Nếu như vậy thì mẹ nên dừng ngay việc sử dụng loại thuốc này.

Do trầm cảm sau sinh nên mẹ đã sử dụng các liệu pháp để cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, đặc biệt thuốc có chứa chất bismuth subsalicylate sẽ gây ảnh hưởng đến đường sữa mẹ, gây hại cho em bé.

Một số các nguyên nhân khác có thể gây ra tiêu chảy của mẹ như dị ứng thực phẩm, nhạy cảm với thuốc, uống quá nhiều trái cây … Những hiện tượng trên mẹ chỉ cần dừng dùng thuốc hoặc ăn các thực phẩm trên thì bệnh tiêu chảy sẽ biến mất.

Loại thuốc mẹ có thể dùng

Bù nước và điện giải: Khi bị tiêu chảy cơ thể mẹ thường dễ mất nước gây ra mệt mỏi, uể oải. Mẹ cần tạo sự cân bằng sinh hoát bằng cách uống bù nước, uống Oresol cho cơ thể.

Men vi sinh: Đây là việc cung cấp các vi khuẩn sống có lợi đã được đông khô để trấn áp các vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa được cân bằng.

Các loại thuốc mẹ cần lưu ý khi sử dụng

Tránh dùng thuốc giảm đau: Khi đau bụng do tiêu chảy mẹ không nên sử dụng thuốc giảm đau bởi chúng chỉ làm cho bệnh viêm loét dạ dày thêm trầm trọng.

Thuốc trị tiêu chảy: Một số loại thuốc tiêu chảy như Loperamid, Opioid có thể làm giảm nhu động ruột và gây ra những tác dụng phụ như nôn mửa, đau đầu. Trong khi, việc đi ngoài chính là cơ chế tự nhiên để đào thải độc tố và vi khuẩn có hai cho cơ thể bởi vậy, mẹ nên cân nhắc khi dùng thuốc trị tiêu chảy.

Bài 1: Lá ổi 20g phối hợp với vỏ bưởi 20g, phơi khô; lá chè tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống. Khi bị đi ngoài với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, có thể lấy ngay 5 – 7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2 – 3 lần.

Bài 2: Búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.

Bài 3: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Bài 4: Búp ổi 20g sao qua; vỏ quýt khô 10g; gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Mẹo chữa tiêu chảy cho phụ nữ cho con bú

Ngoài ra, khi bị tiêu chảy mẹ nên nhớ uống nước canh, cháo, uống trà hoa cúc, bạc hà để giảm đau bụng và cung cấp nước cho cơ thể. Sữa chua cũng là cách bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Đặc biệt vẫn tiếp tục cho con bú sữa mẹ để giải tỏa căng thẳng và giúp cơ thể nhanh thoát khỏi tiêu chảy,

Từ khóa được tìm kiếm:

https://babaucanbiet com/dang-cho-con-bu-bi-tieu-chay-nen-uong-thuoc-gi/

mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì

mẹ cho con bú bị tiêu chảy

me cho con bu bi tieu chay phai lam sao

đang cho con bú bị tiêu chảy

thuốc đi ngoài cho phụ nữ đang cho con bú

phụ nữ cho con bú bị đi ngoài

bé đang bú mẹ nhưng bị đi ngoài nên kiêng gì

mẹ đang cho con bú bị đau bụng đi ngoài

phu nu cho con bu bi di ngoai nen uong thuoc gi