Có Nên Tiêm Phòng Dại Cho Mèo / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Có Nên Tiêm Phòng Dại Cho Mèo Hay Không?

Có nên tiêm phòng dại cho mèo hay không? Đây là cây hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Cũng như những loài động vật khác, bệnh dại ở mèo rất là nguy hiểm. Vì vậy, trước khi đón “Hoàng thượng” về nhà, Sen phải luôn đảm bảo tiêm phòng dại cho Boss đúng lịch.

Những nguy hiểm từ căn bệnh dại ở mèo

Bệnh dại vốn được biết đến là căn bệnh nguy hiểm. Một căn bệnh nhiễm virus đặc biệt nguy hiểm mà nơi chúng nhắm đến là não và hệ thần kinh, một trong những bộ phận quan trọng trên cơ thể. Bệnh được lây sang người thông qua nước bọt của các động vật bị nhiễm. Các động vật có khả năng lây bệnh dại chính ở người nằm trong số động vật có vú như: chó, mèo, dơi, dê, ngựa, thỏ, khỉ, gấu trúc, chồn hôi, chuột chũi…

Hiện nay, cách tốt nhất để ngăn ngừa được bệnh dại ở người là tiêm phòng dại cho vật nuôi, nhờ vậy mà khi bị cắn, bạn sẽ không bị nhiễm dại thông qua nước bọt lưu lại trên vết cắn.

Biểu hiện mèo bị mắc bệnh dại

Thông thường, mèo bị dại sẽ bao gồm 2 biểu hiện sau đây:

Mèo trở nên hung dữ, luôn cắn hoặc chụp vào bất cứ thứ gì chúng nhìn thấy, kèm theo đó là bị chảy nước dãi quá mức.

Mèo không còn cảm giác sợ con người, mất ý thức.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên quan sát thêm những biểu hiện khác của mèo như sợ ánh sáng, dáng đi chao đảo, không giữ được thăng bằng, mất phương hướng, xoay vòng vòng và hay cắn xé mọi thứ. Ngay khi thấy mèo có những biểu hiện như trên, dù chưa xác định mèo có bị nhiễm bệnh dại hay không, bạn cũng nên tránh xa và tìm người giúp đỡ ngay khi có thể.

Tại sao nên tiêm phòng dại cho mèo

Với những triệu chứng nghiêm trọng ở trên thì bạn đã chắc chắn rằng việc tiêm phòng cho mèo là một việc thực sự cần thiết. Tiêm vacxin diệt trừ bệnh dại hiện nay vẫn đang là một phương pháp được sử dụng nhiều trên thế giới. Theo nghiên cứu việc tiêm vacxin hạn chế tối đa sự có mặt của bệnh dại, điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ được gần như hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh dại ở người.

Hiện tại, vacxin hiện nay có thể áp dụng cho việc ngăn ngừa bệnh dại ở hầu hết các vật nuôi như chó, mèo, ngựa, các loại gia súc…

Tiêm Phòng Dại Cho Chó Hết Bao Nhiêu Tiền?

“Tiêm phòng dại cho chó hết bao nhiêu tiền?” hay “tiêm phòng (chích ngừa) bệnh dại cho chó giá bao nhiêu?” Đây là câu hỏi thắc mắc về giá tiêm vaccine dại, mình nhìn thấy khi search trên google.

Hôm trước Hoàng có đến nhà một người bạn ở Q.10 để tiêm phòng. Ngày hôm sau, được bạn đó giới thiệu cho chị tên Vy, chị khách hàng hỏi mình:

“Em ơi, chị không biết giá tiêm phòng dại cho chó có mắc không, hết bao nhiêu tiền vậy em?”

Mình cũng bất ngờ với câu hỏi của chị. Rồi chợt nhớ là trên website của Pet Shop chưa cập nhật giá tiêm phòng. Việc chị biết mình tiêm phòng tại nhà là do người quen giới thiệu.

Sau đó mình về nhà, search trên google thì thấy từ khóa này hiện ra.

Àh! Thế là mình viết bài này chia sẻ luôn với các bạn về giá cả tiêm phòng dại.

GIÁ TIÊM PHÒNG DẠI DO AI QUY ĐỊNH

Trước năm 2019

Giá tiêm phòng dại thường do người chủ phòng khám thú y tư nhân quy định. Tùy vào vị trí mặt bằng của bác sỹ thú y đó thuê, nên giá tiêm phòng dại cho chó dao động từ 50.000đ – 80.000đ.

Với các trạm thú y trong nhà nước thì hiện nay còn 2 trạm: trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm & Điều Trị Bệnh Động Vật và trạm thú y Q.3 là còn hoạt động. Trạm được nhà nước trợ giá nên có giá tiêm phòng dại là 30.000đ.

Ngoài ra, hằng năm tại chúng tôi nhà nước có chiến dịch tiêm phòng dại tại địa phương, được trợ giá còn 15.000đ.

Hiện nay, giá tiêm phòng (chích ngừa) bệnh dại cho chó bao nhiêu tiền?

Năm 2019 nhà nước có quy định mới. Các phòng khám thú y phải đăng ký mua sử dụng vaccine dại và báo cáo về trạm tại các Quận, Huyện. Điều này nghĩa là giá tiêm phòng dại sẽ tăng thêm từ việc đăng ký và nhà cung cấp.

Tóm lại, trả lời câu hỏi: “Giá tiêm phòng dại cho chó hết bao nhiêu tiền”

Thì mình đoán là giá sẽ dao động từ 50.000đ – 100.000đ tùy khu vực.

TẠI SAO TIÊM PHÒNG DẠI CHO CHÓ CÓ NHIỀU GIÁ TIỀN

Sự khác biệt này cũng dễ hiểu các bạn ạ. Nó đến từ 2 yếu tố:

Quá trình đào tạo

Vì để đào tạo một bác sỹ thú y phải mất thời gian đào tạo 5 năm. Nhưng đó chưa phải là bác sỹ chuyên ngành.

Tiền thuê mặt bằng

Đa số phòng khám thú y hiện nay là thuê mặt bằng. Và trị ví mặt bằng đắt đỏ thì tiền cũng tăng lên.

Do đó giá tiêm phòng dại cho chó của tư nhân và nhà nước khác nhau.

BẠN QUAN TÂM CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ HAY GIÁ CẢ?

Trước khi trả lời câu hỏi: “Tiêm phòng dại cho chó hết bao nhiêu tiền?”. Thì bạn hãy trả lời câu hỏi: “Bạn muốn được phục vụ như thế nào?”.

Ngày nay, người yêu thú cưng – có điều kiện chút họ luôn mong muốn được phục vụ tốt. Và mình đã khảo sát câu hỏi này với nhiều người. Một trong số đó có bạn Bình Yên – 1 Đại sứ Trashpackers Vietnam đang nổi lên như một người truyền cảm hứng cho thế hệ các em học sinh – thế hệ mai sau trong công tác bảo vệ môi trường.

Với mô hình dịch vụ tiêm phòng dại tại nhà sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn với những ưu điểm sau:

Bạn hoàn toàn chủ động được thời gian tiêm phòng.

Hạn chế tiếp xúc mầm bệnh hiện diện trong phòng khám.

Tiện lợi khi nhà bạn nuôi nhiều con chó. Giảm chi phí di chuyển.

Kiểm tra rà soát được môi trường bệnh.

Chó không bị stress do mùi của những con chó lạ khác như ở phòng khám.

Hỗ trợ giấy tờ đưa chó đi máy bay, tàu hỏa.

Hỗ trợ nhắc lịch tiêm phòng hằng năm.

Tư vấn trực tiếp tại nhà.

Dịch vụ cam kết:

Tiêm vaccine theo yêu cầu của chủ nuôi.

Đảm bảo bảo quản vaccine luôn ở nhiệt độ 2 – 8 độ C.

Sử dụng kim tiêm hoàn toàn mới.

Có thăm khám hỏi bệnh trước khi tiêm phòng.

Có kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ cơ thể.

Bài viết: “Tiêm phòng dại cho chó hết bao nhiêu tiền” nhằm giải thích cho các bạn lý do hình thành giá cả và chất lượng phục vụ.

Với thông điệp: “Chia sẻ, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết.

Bài viết số:26

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Những Điều Cần Biết Về Tiêm Phòng Dại

Khi đã nhiễm virus dại, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với cái chết rất đau đớn và thương tâm. Điều đáng nói, bệnh dại có thể ngăn ngừa được nếu người bệnh được tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.

86 người chết vì bệnh dại trong năm 2018

Câu chuyện bé trai Vũ Đức Duy (9 tuổi, dân tộc Nùng, ở thôn Đoàn Kết, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái), bị bại não, sống ở Yên Bái, bị 4 con chó nhà cắn thương tâm, nhập viện cấp cứu ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) ngày 11/2/2019 vừa qua trong tình trạng nát bộ phận sinh dục, trầy xước khắp cơ thể… khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Chị Phùng Thị Trang – mẹ bé Duy – đau xót kể lại sự việc: “Khi bố cháu đang chạy ra ngoài, cháu Duy nằm ở nhà 1 mình và tiểu tiện trong vô thức thì bị 4 con chó nhà nuôi xông vào cắn xé. Cháu chỉ biết đau đớn, khóc, không nói được. Khi bố cháu chạy về 4 con chó vẫn đang cắn mất toàn bộ da vùng mu, trơ xương mu, dương vật gần như cụt. Vết thương nghiêm trọng, nhưng may mắn là cháu được các bác sĩ tận tình điều trị và tiêm phòng sớm để phòng bệnh dại”.

Trường hợp một nữ bác sĩ thú y 24 tuổi ở Phú Thọ phát bệnh dại và tử vong vào tháng 6/2018 chỉ vì chủ quan không tiêm phòng bệnh dại sau 1 tháng bị chó cắn khi chữa bệnh cho chó chính là một bài học xót xa.

Cho rằng chó chỉ bị bệnh đường hô hấp, vị bác sĩ trẻ chỉ sơ cứu cho mình, rửa vết thương, sát trùng và băng lại. Chỉ đến khi bị đau nhức chỗ chó cắn và vùng vai phải, tê bì chân tay sau đó lan ra toàn thân, kèm cảm giác khó thở, sợ gió, sợ nước… bệnh nhân mới nhập viện. Khi đó, cô đã có biểu hiện điển hình của bệnh dại: tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng hốt hoảng, vật vã, sợ gió, sợ nước, có tiếng rít thanh quản khi uống nước, rối loạn thần kinh thực vật, nhịp tim nhanh.

Bệnh tiến triển rất nhanh. Chỉ 1 ngày sau nhập viện, bệnh nhân ngừng tim, ngừng tuần hoàn. Chỉ vì chủ quan, nữ bác sĩ thú y chết vì bệnh dại, trong khi hai người khác cũng bị con chó này cắn nhưng đã tiêm phòng dại và thoát chết.

Theo báo cáo của Cục y tế dự phòng – Bộ y tế, Việt Nam được xem là “điểm nóng” của bệnh dại, số ca tử vong do bệnh dại được ghi nhận đỉnh điểm trong giai đoạn 1990 – 2000 là hàng trăm trường hợp mỗi năm.

Năm 2018, số người chết vì bệnh dại là 86 người, tăng 12 người so với năm 2017. Số ca tử vong vì bệnh dại xuất hiện ở 26 tỉnh, thành phố, trong đó có tính chất ổ dịch tại ba tỉnh Lào Cai, Bắc Kạn và Cà Mau. Số phải điều trị dự phòng do chó, mèo cắn trên 400.000 người. Những con số này được công bố trong Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc do Cục Thú y tổ chức sáng 15/02/2019

Theo Viện Nghiên cứu, Hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng Vắc xin và Sinh phẩm y tế, bên cạnh nguồn lây bệnh từ động vật ăn thịt như khỉ, cáo, chồn, sóc, dơi…thì chó chính là động vật truyền bệnh dại phổ biến nhất. Ở Việt Nam, chó truyền bệnh dại chiếm đến gần 96%, mèo chỉ chiếm 3 – 4 %. Bệnh dại gây ra bởi khỉ và chuột rất hiếm. Ngựa, lừa khi bị dại trở nên hung hăng và cắn mạnh. Trâu, bò không cắn khi nhiễm bệnh dại.

Bệnh dại: Những cái chết được báo trước

Không bệnh truyền nhiễm nào đáng sợ như bệnh dại, một khi đã phát bệnh dại, nghĩa là đã cầm chắc án tử trong tay. Khi bị dại, bệnh nhân biết mình sẽ chết. Bác sĩ, người nhà đều đau lòng khi thấy chết mà không thể cứu. tất cả những người mắc bệnh dại khi “chết dần trong đau đớn vật vã” đều hối tiếc vì không tiêm phòng dại.

Anh P.V.H (35 tuổi, Phú Thọ) bị chính chó nhà cắn vào tay. Sau khi bị cắn, anh hoảng loạn dùng gậy đánh mạnh khiến con chó bỏ đi nên không theo dõi được, anh H. cũng chủ quan không tiêm vắc xin phòng dại. Chỉ 3 ngày sau, anh H. có triệu chứng mất ngủ, bồn chồn, kích động tăng dần. Được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng diễn biến nặng, xuất hiện những cơn co thắt hầu họng, rít lên từng hồi khó nhọc, không thể cứu chữa, anh H. được gia đình đưa về nhà lo hậu sự.

Theo chúng tôi Bùi Ngọc An Pha: “Hiện nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị, do vậy việc tiêm vacxin dại là biện pháp ngừa bệnh duy nhất nếu bị chó, mèo hoặc các động vật cắn. Với những động vật nuôi trong nhà, người dân càng không nên chủ quan khi bị cắn, cần phải đi tiêm vacxin dại ngay để tránh hậu quả thương tâm”.

Xem video: Sự đáng sợ của bệnh dại

Bệnh dại “ăn” vào não người như thế nào?

Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết trầy xước từ nước bọt của động vật bị dại sang cơ thể người. Sau khi xâm nhập, nếu không kịp thời tiêm vacxin dại, virus dại sẽ nhân nhanh số lượng ngay tại điểm cắn, di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến thẳng tới hệ thần kinh trung ương với tốc độ khoảng 12-24mm mỗi ngày để bắt đầu hành trình “tàn phá”.

Bệnh dại không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày, có thể kéo dài đến 1 năm. Vết thương càng nặng, càng gần các đầu mút thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngược lại, nếu vết thương nhẹ, xa thần kinh trung ương, “đoạn đường” di chuyển của virus lên đến não và thời gian ủ bệnh sẽ dài hơn.

Thể bại liệt ít gặp hơn, thể này khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiểu, rối loạn đại tiện, liệt tay, chân. Người bệnh sẽ tử vong ngay nếu liệt lan đến cơ hô hấp. Khi phát dại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết.

Làm gì để ngừa bệnh dại?

Theo chúng tôi Bùi Ngọc An Pha, nếu không may bị chó, mèo hoặc động vật hoang dã cắn, những việc cần phải làm là:

Rửa ngay vết thương dưới vòi nước chảy kết hợp với xà phòng liên tục trong 15 phút. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu.

Ngay cả đối với vết cắn nhẹ, người bệnh vẫn nên tiêm vacxin dại để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể. Sau đó nên theo dõi vật nuôi trong 15 ngày.

Nếu bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu ngón tay hoặc bất kể vùng gần hệ thần kinh trung ương, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để để tiêm phòng dại.

Các gia đình nuôi “thú cưng” hoặc động vật hoang dã, cần phải cho đi chích ngừa theo đúng lịch tiêm phòng dại. Nên rọ mõm, không thả rông vật nuôi ngoài đường.

Trước đây, các vacxin sử dụng trong tiêm phòng dại là vacxin thế hệ cũ, được sản xuất từ não chuột với độ tinh khiết không cao, còn tồn đọng nhiều tế bào tồn dư từ não chuột, gây ra các biến chứng về thần kinh, khiến người bệnh suy giảm trí nhớ.

Ngày nay, vacxin dại được cải thiện vượt bậc với sự xuất hiện của vacxin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab. Đây là vacxin được kiểm định an toàn và đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. Ngoài lợi ích tuyệt vời ngăn ngừa bệnh dại, vacxin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab hoàn toàn không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Phác đồ tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)

Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.

Tiêm nhắc lại: Sau 1 năm, 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn)

Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: Tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại như sau

Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vacxin hoàn nguyên như sau

Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 4 mũi: 0.1 ml/liều mỗi mũi tiêm, tiêm 2 mũi tại 2 vị trí tiêm khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.

Người đã tiêm dự phòng: Tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.

Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

Những thắc mắc thường gặp về bệnh dại và vacxin dại

Tiêm phòng dại cần kiêng gì?

Sau khi tiêm vacxin dại, người bệnh cần tránh làm việc quá sức, tuyệt đối không uống rượu và các chất kích thích, không được dùng các thuốc làm giảm miễn dịch như corticoid, ACTH trong vòng 6 tháng. Ngoài ra, bạn có thể ăn uống bình thường như một người khỏe mạnh. Việc đảm bảo các chất dinh dưỡng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cơ thể được phục hồi nhanh chóng.

Trong trường hợp phát hiện có thể có các phản ứng lạ sau khi tiêm vacxin như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu… người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Thuốc tây, thuốc lá, có chữa được bệnh dại?

Không có loại thuốc uống, bôi, đắp nào có thể chữa được bệnh dại. Biện pháp duy nhất để cứu người khi bị dại là tiêm vacxin dại và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong.

Thanh Hằng

Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vacxin phòng dại. Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vacxin chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vacxin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tiêm Phòng Dại Ảnh Hưởng Gì Không? Tiêm Ở Đâu? Chi Phí Bao Nhiêu

Mới đây, bé trai người Mông 11 tuổi ở Sơn La đã tử vong thương tâm do lên cơn dại sau 3 tháng bị chó cắn. Trước đó, một người phụ nữ ở Hải Dương cũng chết tức tưởi sau khi bị chó dại cắn nhưng không đi tiêm phòng mà lại đến thầy lang “lấy nọc”. Những cái chết do chó dại cắn luôn là đề tài nóng mỗi năm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy vậy người dân vẫn còn rất chủ quan với vấn đề tiêm phòng. Những cái chết thương tâm do chủ quan và thiếu hiểu biết

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin dại. Tại Việt Nam, hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn, trong đó, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có 67 trường hợp tử vong do bệnh dại.

Trước đó không lâu, cũng vì tin thầy lang “phán” bị chó dại cắn có thể chữa bằng thảo dược, anh T. (Hà Nội) đã được thầy lang dùng một loại lá chà xát vào vết thương. Ít ngày sau, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương trong tình trạng nguy kịch, lên cơn co giật, tụt huyết áp, sùi bọt mép và tử vong.

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây nên. Bệnh nhân mắc bệnh dại một khi đã lên cơn, chắc chắn sẽ chết rất đau đớn và thương tâm. Tuy là căn bệnh nguy hiểm gây chết người nhưng cho đến nay, người dân vẫn còn thờ ơ với việc tiêm phòng.

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Có rất nhiều trường hợp nghĩ rằng chó nhà cắn thì sẽ không sao, vì trước đó con chó không có biểu hiện khác thường. Cho đến khi con chó chết, người bệnh bất ngờ lên dại thì mới cuống cuồng đi tiêm vắc xin. Lúc này đã quá muộn, virus dại khi lên đến não thì không có thuốc nào chữa được”.

Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Vắc xin dại có tác dụng bao lâu?

Cho đến nay, nhiều người vẫn lo ngại về ảnh hưởng của vắc xin phòng dại đối với sự phát triển của hệ thần kinh và sức khỏe.

Tuy nhiên, Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha đã nêu rõ: “Nếu như trước đây các loại vắc xin phòng dại đều là vắc xin thế hệ cũ, được sản xuất từ tế bào não chuột có độ tinh khiết không cao, thì hiện nay, vắc xin phòng dại đã được cải tiến, chiết xuất từ tế bào thận, tế bào lưỡng bội người hoặc tế bào Vero tinh khiết. Đặc biệt, vắc xin phòng dại thế hệ mới là vắc xin bất hoạt (vắc xin chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên), với quy trình sản xuất chặt chẽ, chất lượng được kiểm định gắt gao nên sẽ không có những phản ứng phụ như vắc xin đời cũ”.

Tiêm phòng dại chính là cuộc chạy đua của vắc xin với virus dại. Do đó, ngay khi bị chó dại, chó nghi dại hoặc động vật cắn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng, không nên chờ đợi theo dõi tình trạng của con chó, cũng không phải lo ngại sự ảnh hưởng của vắc xin dại đến sức khỏe. Tất cả vắc xin tiêm phòng thế hệ mới hiện nay đều rất an toàn.

Vắc xin phòng dại loại nào tốt?

Hiện nay, tại Việt Nam đang có 3 vacxin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành gồm vắc xin tiêm phòng Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Trong đó, vắc xin Verorab là vắc xin thế hệ mới, được sản xuất bởi Công ty Sanofi Pasteur (Pháp).

Tiêm phòng dại bao nhiêu mũi?

Phác đồ tiêm vắc xin dại thế hệ mới Verorab

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm

– Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28 – Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm sau phơi nhiễm ở bắp tay

Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Tiêm trong da Liều 0.1ml vắc xin hoàn nguyên

Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Tiêm phòng dại ở đâu, chi phí bao nhiêu?

Tháng 4/2018, trên tất cả các bệnh viện, trung tâm Y tế dự phòng tại địa bàn chúng tôi liên tục báo động tình trạng hết vắc xin phòng dại. Trước tình hình “cháy hàng” vắc xin dại, nhiều người dân lo lắng đổ xô đi tiêm trước hoặc về các điểm tiêm phòng lớn để được tiêm mũi vắc xin này.

Theo chúng tôi Bùi Ngọc An Pha, tiêm vắc xin dại là cách giúp người bệnh vượt qua “cửa tử” đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Do vậy, ngay khi bị động vật hoặc động vật nghi dại cắn, người bệnh cần sơ cứu vết thương và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng. Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực cung ứng đủ vắc xin dại để phục vụ nhu cầu cho người dân, kể cả tại thời điểm khan hiếm. Hiện tại, VNVC đang có 3 loại vắc xin phòng dại là Verorab của Pháp, Abhayrab và Indirab của Ấn Độ.

Với quy trình một chiều liên tục 4 khâu bao gồm: phòng chờ, phòng khám và tư vấn trước tiêm, tiêm vắc xin, theo dõi sau tiêm, VNVC cam kết 100% khách hàng đến tiêm phòng đều được khám sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí, miễn phí wifi, nước uống, giữ xe, và bỉm tã đối với trẻ sơ sinh.

Giá vắc xin phòng dại tại VNVC

Verorab (Pháp) 0.5ml: 260,000 đồng/liều

Abhayrab (Ấn Độ) 0.5ml: 255,000 đồng/liều

Indirab (ẤN Độ) 0.5ml: 255,000 đồng/liều.

Gọi ngay tổng đài VNVC 1800 6595 (miễn phí cuộc gọi) để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm

Thanh Hằng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN