Giáo Án Mèo Con Và Quyển Sách Violet / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Viec.edu.vn

Giáo Án Phát Triển Ngôn Ngữ Truyện: Mèo Con Và Quyển Sách

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Truyện: Mèo con và quyển sách I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức

– Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện và hiểu nội dung của câu chuyện cô kể.

– Trẻ biết các hành động đúng khi xem sách.

2. Kỹ năng

– Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định.

– Kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng.

– Chơi đúng tốt trò chơi và chơi đúng luật.

3. Thái độ

– Trẻ biết giữ gìn sách cẩn thận.

– Trẻ biết sửa lỗi khi làm sai.

II. CHUẨN BỊ

– Hình ảnh trên máy tính nội dung truyện.

– Vi deo truyện mèo con và quyển sách.

– Các hình ảnh cho trẻ làm sách về truyện.

III. CÁCH TIẾN HÀNH 1. Gây hứng thú, giới thiệu bài

Xúm xít xúm xít. Lại đây với cô nào.

Chơi vuốt ve và đọc:

Vuốt vuốt ve ve

Giữ sách giữ sách

Nhẹ nhàng nhẹ nhàng

Chớ có vội vàng

Rách sách bạn ơi

Các bạn và tôi

Cùng nhau gìn giữ.

– Vừa rồi các con chơi rất là vui. Thế các con thấy khi chúng mình có sách thì phải làm gì? (mở sách đúng cách, nhẹ nhàng cẩn thận, không làm nhàu nát, không làm rách).

2. Nội dung * Cô kể chuyện cho trẻ nghe:

+ Lần 1: Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe bằng lời

– Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?

+ Lần 2: Cô kể kết hợp sử dụng hình ảnh máy tính

Cô giảng nội dung câu chuyện: Các bé ạ, câu chuyện kể về bạn mèo con với quyển sách. Lúc đầu bạn chưa biết cách giữ sách đâu nhưng nhờ có bác gà trống, giấc mơ, mèo con đã biết sửa lỗi sai của mình và giữ gìn sách đấy các con ạ.

* Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện

– Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

+ Trong câu chuyện mèo con và quyển sách có nhận vật nào?

– Trong câu chuyện mèo con có gì?

+ Chú đã làm gì với quyển sách của mình?

– Thấy chú xé sách ai đã hỏi chú?

+Mèo con xé sách để làm gì?

– Bác gà trống đã nhắc mèo con thế nào?

– Hôm đó, khi ngủ mèo con mơ thấy gì?

– Khi tỉnh dậy mèo con đã làm gì?

– Thái độ của bác gà trống như thế nàò khi mèo con đưa sách cho bác xem?

– Bác gà trống đã bảo mèo con điều gì?

– Từ đó mèo con thế nào?

– Qua câu chuyện các con thấy lúc đầu bạn mèo đã ngoan chưa?

– Nhưng được bác gà trống nhắc,từ giấc mơ mèo con đã biết sửa lỗi sai của mình đấy. Chúng mình khi mắc lỗi mà biết sửa lỗi thì mới ngoan đấy các con ạ.

Qua việc thử tài trí nhớ cô thấy bạn nào cũng giỏi cô khen các con. Cô sẽ thưởng cho chúng mình một bất ngờ đấy. Chúng mình cùng trốn cô. Cô đâu.

Mời các bé đón xem bộ phim: “Mèo con và quyển sách”.

* Lần 3: Cho trẻ xem vi deo truyện: Mèo con và quyển sách.

* Lần 4: Cô và trẻ cùng kể lại câu chuyện.

*Trò chơi: Ghép tranh

– Nhắn tin nhắn tin

Cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi rất thú vị đó là trò chơi ghép tranh

– Để chơi trò chơi này cô mời các con cùng đứng về hai đội. Nhiệm vụ của các con là sẽ đi theo đường hẹp nên ghép các miếng ghép có chữ số tương ứng với các số ở trên bảng để tạo được bức tranh. Trò chơi diễn ra trong một bản nhac. Các con đã rõ chưa nào.

Cô cho trẻ chơi, khi chơi xong cho trẻ nhận xét hai đội xếp có đúng không. Cô hỏi trẻ bức tranh có nội dung câu chuyện gì?

– Giờ học kết thúc cô cho trẻ chuyển sang hoạt động tiếp theo.

B. HOẠT ĐỘNG GÓC C. CHƠI NGOÀI TRỜI I. Nội dung 1. Quan sát con chim . 2. Trò chơi vận động: Kéo co. 3. Chơi tự do II. Cách tiến hành 1. Quan sát con chim .

– Cô và trẻ cùng đàm thoại về con chim bồ câu.

– Đây là con gì?

– Nó đang làm gì?

– Cháu biết gì về con vật này? Nó thích ăn gì? Nó sống ở đâu?

– Con chim có những bộ phận nào? Dùng để làm gì?

2. Trò chơi vận động: Kéo co.

– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi :

– Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.

– Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm 1 bạn đứng ở đầu hàng khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tát cả kéo mạnh dây vầ phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nhóm nào giẫm chân vào cạch chuẩn trước là thua cuộc.

– Trẻ chơi 3 – 4 lần. Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét, động viên trẻ chơi.

3. Chơi tự do

– Khi trẻ chơi cô theo dõi quan sát để bảo đảm an toàn.

– Cô cùng chơi với trẻ

* Khi về lớp: Gần hết giờ, cô tập trung trẻ lại, cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm lại sĩ số và dắt trẻ về lớp

Đề Tài: Truyện Mèo Và Quyển Sách

Đề tài: Truyện Mèo và quyển sách

– Trẻ hiểu nội dung câu truyện. Trẻ biết trả lời một số câu hỏi của cô.

– Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ sách vở.

– Nội dung tích hợp MTXQ, ÂN, LQCC

3/Phương pháp: Trực quan – đàm thoại

a/Ổn định: Cho trẻ chơi trò chơi. Trò chuyện với trẻ về lớp lá 3 mà trẻ đang học. Trong lớp có nhiều đồ chơi, dụng cụ học tập vv. Cô dẫn dắt vào nội dung câu truyện

– Có một bạn mèo không biết giữ gìn sách, bạn đã làm gì với quyển sách các con cùng lắng nghe câu chuyện ” Mèo và quyển sách”

– Cô kể chuyện mô phỏng theo tranh. Giảng nội dung câu truyện

– Kể lần 2 minh họa hình ảnh câu chuyện trên máy

– Các cháu vừa nghe cô kể câu chuyện gì

– Bạn mèo đã làm gì với quyển sách?

– Bạn mèo xé sách đã bị ai mắng cho?

– Khi bạn mèo ngủ đã mơ những gì?

– Bạn mèo có biết nhận ra lỗi của mình không?

– Sau đó bạn mèo đã làm gì?

– Theo con đặt tên cho câu chuyện này là chuyện gì?

– Giáo dục cho các cháu phải biết giữ gìn sách vở cẩn thận, sạch đẹp.

– Cho trẻ chơi chống mệt mỏi ” uống nước chanh “

– Tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh.

– Nhận xét khuyến khích trẻ kịp thời.

– Trò chơi: ” Thi đua đồng đội”

– Hai đội thi đua lên ghép tranh “mèo” “quyển sách”

– Nhận xét kiểm tra trò chơi

c/Kết thúc tiết học: Cho trẻ hát bài “em đi mẫu giáo”

* Góc phân vai: Đóng vai cô giáo.

– Yêu cầu: Trẻ thể hiện đóng vai cô giáo và học sinh.

– Chuẩn bị: Bàn, ghế, sách, vở, bút, thước….

* Góc học tập: Tập mở sách, lật sách, tìm, tô nét chữ chữ, kể truyện theo tranh

– Yêu cầu: Tập cho trẻ kĩ năng mở sách từng trang, từ phải qua trái.

– Chuẩn bị: Tranh ảnh, sách LQCC, Tập tô, vở vẽ, tranh truyện

* Góc xây dựng: Xây lớp Lá 3

– Yêu cầu: Trẻ xây khuôn viên lớp học, lắp ghép ngôi nhà.

– Chuẩn bị: Khối gạch, cỏ, hoa, cổng, lớp, xích đu, cầu trượt, đồ lắp ghép.

* Cách tiến hành cho các góc:

– Cho trẻ ngồi quanh cô trò chuyện về lớp học trẻ đang theo học tại trường Mầm non Hoa Hướng Dương. Lớp học lá 3 của các con có những góc chơi nào?

– Cô bao quát hướng dẫn và cùng chơi với trẻ. Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.

– Trẻ vệ sinh cá nhân rửa chân, tay, mặt, mũi.

– Cho trẻ ôn lại một số hoạt động mà trẻ chưa thực hiện được ở buổi sáng.

Tăng cường tiếng việt cho trẻ

Cụm từ: Cái cặp, bút chì, sách vở,

– Trẻ nghe và hiểu, phát âm đúng, rõ ràng với cụm từ cái cặp, bút chì, sách vở

– Luyện kỹ năng phát âm cho trẻ.

– Hình ảnh, sách, vở, bút chì, cặp thật và các cụm từ

– Máy hát nhạc, một số trò chơi cái cặp, bút chì, sách vở

– Hát bài hát ” Em đi mẫu giáo”

– Bài hát nói về bạn nhỏ đi học ở đâu?Trường của các con là trường mầm non gì.

– Ở trường mầm non có những gì? Có rất nhiều đồ chơi, đồ dùng đấy. Khi các con đi học bố mẹ chuẩn bị gì cho các con? (cặp, bút, sách vở)

* Vậy các con cùng phát âm cho cô cụm từ “cái cặp”.

– Cái cặp dùng để làm gì?

– Bạn đang đeo cái gì đây?(bạn đang đeo cái cặp) cho trẻ đọc.

– Cái cặp làm bằng nguyên liệu gì (bằng gia)

* Cô kết hợp mở rộng giáo dục

* Cụm từ “bút chì”. Cho trẻ phát âm

– Bút chì dùng để làm gì?

– Bút chì là dụng cụ học tập đấy.

– Cô mở rộng kết hợp giáo dục.

* Cụm từ ” sách vở “.Quan sát hình ảnh trên máy và thật đây là gì ” sách vở”

– Cho trẻ đọc cụm từ ” sách vở”

– Các bạn nhỏ đang học với quyển gì đây?

– Mở rộng cho trẻ biết thêm

* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi.

* Trò chơi: ” Cái gì xuất hiện”

– Khi màn hình xuất hiện cụm từ gì cũng xuất hiện ra.

* Trò chơi: ” Cái gì biến mất”

– Khi cô bấm vào màn hình nào biến mất trẻ phải đoán và phát âm cụm từ đó.

– Nhận xét kiểm tra trò chơi.

c/Kết thúc hoạt động: Chơi trò chơi nhẹ.

– Cho trẻ làm quen với bài học ngày hôm sau bài hát “Nặn đồ chơi trong lớp”

– Chơi tự do – xem tranh .

– Vệ sinh – nêu gương – bình cờ.

– Trả trẻ trao đổi phụ huynh

– …………………………………………………………………………..

Giáo Án Dạy Hát: Gà Trống, Mèo Con Và Cún Con

– Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát , biết được lợi ích của các con vật sống xung quanh trẻ

– Trẻ hát thuộc bài hát và hát đúng giai điệu ,

– Trẻ biết yêu quý bà và những người gần gũi với trẻ

Hđ1: Dạy hát: Gà trống mèo con và cún con

– Cô giới thiệu tên bài hát (Gà trống Mèo con và cún con), tên tác giả

– Cô hát cho trẻ nghe lần 1

– Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả

– Cô hát lần 2, giảng giải nội dung bài hát

– Cô cùng cả lớp hát bài hát 3- 4 lần

– Cô cho trẻ hát theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân

– Chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần trẻ thể hiện, động viên, khuyến khích những trẻ hát còn yếu, chưa mạnh dạn

– Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả

– Cho cả lớp hát lại lần nữa

Hđ2: Nghe hát: Gà trống gọi

– Cô giới thiệu tên bài nghe hát, tên tác giả

– Cô hát lần 1 cho trẻ nghe, giảng giải nội dung

– Cô hát lần 2 kết hợp điệu bộ, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô

Gd trẻ biết yêu thương bào vệ và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình để chúng giúp ta nhiều lợi ích

Hđ 3 : TCAN : nghe tiếng hát đoán tên bạn hát

Cô giới thiệu trò chơi luật chơi sau đó tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần

II . Hoạt động ngoài trời Quan sát bồn hoa mười giờ

-Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi ra sân

– Cô dẫn trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài ” Ra vườn hoa em chơi “

Cô hỏi trẻ về tên bài hát nội dung bài hát

+ Các con vừa hát bài hát gì ? bài hát nói về điều gì

+ Các con đang được quan sát gì đây nào ?

+ Muốn cho hoa đẹp mãi các con phải làm như thế nào

Cô giới thiệu trò chơi luật chơi cô tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần

Cô cho trẻ chơi với các trò chơi trên sân trường

Làm quen câu chuyện : “quả trứng “

Cô cho trẻ ngồi vào ghế sau đó cô giới thiệu câu truyện , nội dung câu truyện cô kể cho trẻ nghe lần 1 chậm rõ ràng sau đó hỏi trẻ tên truyện

Cô kể lần hai kèm tranh sau đó cho trẻ kể lại câu truyện theo cô

Cô cùng trẻ trò chuyện về câu truyện

+ câu truyện có tên là gì ?

+ Truyện nói lên điều gì ?

IV . Đánh giá trẻ cuối ngày

Chia Sẻ Ngay:

NHÓM NHỮNG GIÁO VIÊN MẦM NON YÊU NGHỀ

Giáo Án Tập Đọc

TẬP ĐỌC Bài : Mèo con đi học I. MỤC TIÊU : – HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. – Hiểu được nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; cừu doạ cắt đuôi khiến mèo sợ phải đi học. -Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐGV HĐHS HĐBT *Hđộng 1: 5’ Gọi đọc bài: Chuyện ở lớp, trả lời câu hỏi + Em bé kể cho mẹ nghe những chuyện gì ? + Mẹ muốn nghe kể những chuyện gì? -GV nhận xét, ghi điểm *Hđộng 2 : 20’ Bài : Mèo con đi học *GV đọc mẫu lần 1 : *Hướng dẫn học sinh luyện đọc : -Luyện đọc tiếng và từ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. + Gv ghi từ ngữ lên bảng , gọi HS đọc – Gv giải nghĩa từ: buồn bực, kiếm cớ, + Cho cá nhân đọc nối tiếp từng dòng thơ – Luyện đọc toàn bài .- Cho HS đọc nối tiếp khổ thơ – Thi đọc giữa các tổ . – GV nhận xét, ghi điểm *Hđộng 3 : 5’ Ôn các vần ưu , ươu – Tìm tiếng trong bài có vần ưu . – Cho HS phân tích tiếng vừa tìm – Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, có vần ươu (TIẾT 2) * Hđộng1: 20’ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : – GV đọc lần 2 .- Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài + Đọc và trả câu hỏi (4 câu đầu ) Mèo kiếm có gì để trốn học ? +Đọc 6 câu cuối -Cừu có cách gì để khiến mèo đi học ? +Đọc toàn bài . + H/ dẫn đọc phân theo vai. GV nhận x ét * Hđộng 2: 5’ Luyện nói KNS(tự nhận thức bản thân): Gọi HS đọc yêu cầu của bài – Gợi ý HS luyện nói : +Vì sao bạn nhỏ trong tranh thích đến trường ? + Thế vì sao con thích đi học ? – GV nhận xét, khen . *Hđộng nối tiếp: 5’ – Gọi HS đọc bài thơ “ Mèo con đi học “ -Về học bài thơ, làm BT.- Xem trước bài:Người bạn tốt . – 2HS đọc và trả lời các câu hỏi – HS nghe GV đọc -5HS đọc,lớp đồng thanh – HS phân tích , ghép tiếngvà viết các từ đó lên bảng con – HS đọc nối tiếp , mỗi em đọc mỗi câu – HS đọc nối tiếp nhau – HS thi nhau đọc giữa các tổ – Cừu – Cừu : C đứng trước , ưu đứng sau dấu sắc trên chữ ư – Con cừu , về hưu , cưu mang. – Cái bướu , con hươu . – Mèo kêu đuôi ốm – Cắt cái đuôi ốm đi – HS đọc – 2 HS đọc theo vai mèo và cừu và người dẫn chuyện – Vì sao bạn thích đi học – Vì bạn ấy được múa hát , được vui chơi – HS tự trả lời theo suy nghĩ. -2HS, lớp HS TB,Y Luyện HS TB,Y HS K,G

Giáo Án Mầm Non Văn Học

Ngày đăng tin: 21:09:51 – 01/12/2023 – Số lần xem: 1040

Giáo án văn học Bài thơ : Mèo con đi học Tiết 1

– Trẻ cảm nhận và hiểu được nội dung bài thơ, nhớ tựa đề bài thơ.

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ hiểu một số từ “cỏn con”, “chang chang”

– Giáo dục trẻ đi ra nắng phải đội mũ, đi học phải mang theo cặp đựng quần áo, sách vỡ, bút

– Tranh vẽ : Mèo con đi học ngoài nắng

Mèo cầm ổ bánh mì và một cây bút chì.

– Mô hình : về bài thơ.

– Cô thuộc thơ, đọc diễn cảm

– Cho trẻ làm quen một số từ “cỏn con”, “chang chang”

1. Ổn định + Giới thiệu :

– Cô đọc câu đố :

“Con gì tai thính

Lông mượt, mắt tinh

Ngày ngủ đêm rình

Chuột kinh, chuột sợ”

– À đúng rồi! Đó là con mèo, cô cũng có một bài thơ nói về một con mèo đi học nhưng muốn biết con mèo đi học như thế nào? Các con hãy chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ “Mèo con đi học”

2. Tiến hành : a. Cô đọc thơ :

– Lần 1 : Cô đọc diễn cảm bài thơ + cử chỉ điệu bộ

– Lần 3 : Cô đọc cả bài + mô hình

– Cả lớp cùng đọc theo cô, chú ý nhịp điệu, vần của bài thơ.

c. Đàm thoại :

– Các con vừa đọc xong bài thơ có tựa đề là gì?

– Trong bài thơ nói về ai?

– Mèo con đã đi đâu cả lớp?

– Mèo con đã mang những thứ gì để đi học?

– Theo con, mèo con còn thiếu đồ dùng gì khi đi học nè?

– Con nghĩ gì về mèo con qua bài thơ này?

– Mèo con trong bài thơ này cũng có những nét ngộ nghĩnh và đáng yêu lắm chứ các con. Thế những câu thơ nào nói lên nét đáng yêu của mèo con nè?

– Bây giờ cô và các con cùng đọc lại bài thơ này nha!

3. Kết thúc :

– Củng cố :

+ Cho trẻ ra sân dùng phấn vẽ con mèo, tô màu một số đồ dùng học tập.

– Nhận xét tuyên dương

– Con mèo

– Trẻ lắng nghe

– Cả lớp đọc thơ

– Mèo con đi học

– Chú mèo

– Đi học

– Trẻ kể

– Trẻ đọc thơ :

“Chỉ mang một cây bút chì và mang một mẫu bánh mì con”

[posts_carousel cats=”175″]

Giáo án văn học Bài thơ : Mèo con đi học Tiết 2

– Trẻ ghi nhớ (thuộc) và đọc diễn cảm bài thơ.

+ Biết ngắt nhịp 2/2/2.

+ Đọc nhấn mạnh vào các từ “chang chang”, “cỏn con”

+ Giọng đọc thể hiện sự ngộ nghĩnh, vui vui.

– Phát triển ở trẻ trí tưởng tượng với các hình ảnh có trong bài thơ.

– Giáo dục trẻ phải luôn đội mũ khi đi nắng và đi học phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng.

1. Ổn định + Giới thiệu :

– Cho trẻ hát bài ” Meo Meo”

2. Tiến hành : a. Cô đọc thơ :

+ Lần 1 : Cô đọc trọn vẹn, diễn cảm không dùng mô hình.

+ Lần 2 : Cô đọc diễn cảm + mô hình

+ Bạn nào cho cô biết câu thơ nào miêu tả mèo con đi học giữa trưa nắng ?+ Thế mèo con đã mang gì khi đi học?

c. Đàm thoại :+ Các con vừa đọc bài thơ có tựa đề là gì?

+ Trong bài thơ có nhân vật nào?

+ Bài thơ này có kể về những nét đáng yêu, ngây ngô của mèo con. Vậy khi đọc mình phải đọc như thế nào?

+ Qua bài thơ này con thấy mèo con như thế nào?

+ Còn con, con có như mèo không? Con sẽ làm gì khi đi học?

3. Kết thúc :

– Cho trẻ đọc và làm : chú mèo, ổ bánh mì, cây bút chì …

– Nhận xét + tuyên dương

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ nghe và đọc nhẩm theo cô.

– Trẻ đọc hai câu đầu :

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì”

– Trẻ đọc hai câu cuối :

“Chỉ mang một cây bút chì

Và mang một mẫu bánh mì con”

– Bài thơ “Mèo con đi học”

– Thưa cô là mèo con

– Thưa cô vừa đọc vừa kéo dài

– Mèo lười biếng

– Trẻ tự do phát biểu

[btn link=”https://drive.google.com/file/d/1eHruA6I2zLiMtTHv0ALvA79XQGmjPl2-/view?usp=sharing” color=”red” size=”size-l” target=””]Tải Giáo Án[/btn]