Lẩu Mèo Om Bia / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Viec.edu.vn

Lẩu Mèo Tại Long Biên

Thịt mèo từ lâu được biết đến như một món ăn đặc sản của vùng đất Thái Bình, Nam Định. Thịt mèo không những là món ăn truyền thống, dân dã mà còn là một bài thuốc quý. Ăn thịt mèo thường xuyên giúp cơ thể cường tráng, hạn chế thoái hóa xương khớp, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tại Hà Nội có rất nhiều quán chuyên đặc sản thịt mèo ( tiểu hổ) nhưng để tìm được quán ngon đúng điệu chuẩn vị thì không hề đơn giản. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tới thực khách sành ăn NHÀ HÀNG THỦY MÈO 533 tọa lạc tại Ngõ 529 Ngô Gia Tự hoặc Ngõ 6 Đức Giang (533 Ngô Gia Tự- Long Biên- Hà Nội ) đang là địa chỉ “ Hot” của thực khách sành ăn trong thời gian gần đây.

Điểm thu hút của nhà hàng là không gian thiết kế theo kiểu nhà sàn rất độc đáo cuốn hút, cách bày trí bàn ghế rất tinh tế tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng như chính ngôi nhà mình vậy.Đúng như tên gọi của nhà hàng chuyên đặc sản thịt mèo nên các món ăn từ thịt mèo cũng được chế biến đa dạng, phong phú với đủ hương vị và đủ cách chế biến mà không nơi nào có thể làm các món thịt tiểu hổ ngon như nơi đây. Phải kể đến các món từ thịt mèo ngon như: lẩu mèo om bia, thịt mèo hấp, thịt mèo xào rau má, thịt mèo xào sả ớt, thịt mèo hấp sả, thịt mèo áp chảo, cháo mèo…

Trong đó lẩu mèo om bia là món ăn được yêu thích nhất. Lẩu mèo gồm nước lẩu hoàn toàn từ bia tươi, đồ nhúng lẩu được chế biến hoàn toàn từ thịt mèo, kết hợp cùng chuối xanh. Nghe tưởng chừng như đơn giản, nhưng cách chế biến lại vô cùng phức tạp, với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề chế biến thịt mèo của đầu bếp tại nhà hàng món ăn trở nên vô cùng hấp dẫn. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được mùi vị giòn dai của lòng mèo, vị ngọt thơm của thịt rất đặc biệt, vị đậm đà bùi ngậy của chuối xanh. Với món này thì rau ăn kèm lẩu là rau má và hoa chuối đặc trưng nhúng nồi lẩu nóng hổi ăn dai dai xen kẽ cảm giác của hương đồng gió nội rất lạ miệng. Đối với những người mê món ” tiểu hổ” đây lại là món ăn khoái khẩu của họ.

Để thực khách không khỏi nhàm chán về các món từ thịt mèo. Đến đây, bạn có thể chọn các món khác từ lẩu như lẩu gà, lẩu ếch, lẩu riêu cua, lẩu gầu, lẩu đuôi bò, lẩu cá…Mỗi món ăn có một hương vị riêng, nhưng với công thức tẩm ướp đặc biệt khi ăn bạn vẫn cảm nhận tròn vị của từng món đó.

Tất cả các nguyên liệu tại nhà hàng đều tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên thực khách hoàn toàn yên tâm để thưởng thức.Hơn nữa, tại nhà hàng bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức đủ các loại rượu được ủ theo công thức tuyệt đỉnh của quán, chắc chắn sẽ là nơi lý tưởng để các đấng mày râu đến để thỏa sức nhậu nhẹt cùng bạn bè.

Điểm cộng làm nên thương hiệu của nhà hàng chính là cung cách phục vụ nhẹ nhàng, lịch sự và chu đáo của đội ngũ nhân viên. Có lẽ vì vậy mà nhà hàng luôn trở thành điểm hẹn lý tưởng để thực khách thường xuyên lui tới.

Nhà hàng nhận đặt tiệc, hội nghị, sinh nhật, sự kiện…. với giá cả vô cùng hấp dẫn.Hãy đến với nhà hàng để cảm nhận hương vị thơm ngon, lạ miệng mà chỉ nhà hàng mới có!

NHÀ HÀNG THỦY MÈO 533Địa chỉ: Ngõ 529 Ngô Gia Tự hoặc Ngõ 6 Đức Giang (533 Ngô Gia Tự- Long Biên- Hà Nội )Điện thoại: 0972023836- 0985052914https://www.facebook.com/ThuyMeo533/

Cách Làm Lẩu Mèo Như Thế Nào Ngon Nhất

Lẩu mèo là một trong những món ăn rất được các đấng mày râu ưa chuộng để làm mồi nhậu. Tuy nhiên điều khiến nhiều người băn khoăn chính là cách làm lẩu mèo như thế nào ngon nhất. Nhiều người nghĩ rằng lẩu mèo nấu tương tự như lẩu chó. Tuy nhiên đây lại là một trong những suy nghĩ vô cùng sai lầm. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết cách cách chế biến món lẩu này như thế nào thì hãy bỏ túi ngay 2 bí quyết sau đây.

1. Cách làm lẩu mèo kiểu Hưng Yên với chuối xanh

Trước khi tìm hiểu cách làm lẩu mèo phổ biến, chúng ta nên tham khảo về cách làm lẩu mèo kiểu Hưng Yên. Trong đó, cách chế biến vô cùng đơn giản mà món lẩu mèo lại mang hương vị vô cùng đặc trưng. Nó thích hợp cho các đấng mày râu nhậu và lai dai với nhau.

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu cho cách làm lẩu mèo như thế nào?

Về khâu chuẩn bị nguyên liệu, bạn cần có:

2kg thịt mèo (1 con).

½ nải chuối xanh.

1 chai bia hoặc 2 lon bia.

Riềng, mẻ.

Rau má.

Gia vị các loại: hạt nêm, hạt tiêu.

1.2. Sơ chế món lẩu mèo như thế nào?

Nếu chúng ta chế biến lẩu mèo kiểu Hưng Yên, công việc thực hiện sẽ vô cùng đơn. Cụ thể:

Bước 1: Bạn tiến hành cắt tiết, thui mèo sau đó mổ sạch.

Bước 2: Chặt thịt mèo thành từng miếng nhỏ vừa ăn và ướp với riềng mẻ cùng gia vị.

Bước 3: Chuối xanh chúng ta để cả vỏ và các thành từng lát nhỏ. Sau đó bạn tiến hành ngâm muối để chuối ra hết nhựa.

Bước 4: nhặt sạch rau má rồi rửa và ngâm nước muối.

1.3. Cách làm lẩu mèo như thế nào?

Đặc trưng của lẩu mèo kiểu Hưng Yên làm món lẩu mèo này sẽ ôm với bia và không sử dụng mắm tôm. Bên cạnh đó, chuối xanh sẽ được ăn kèm với lẩu. Và các bước chế biến cụ thể là:

Bước 1: cho thịt mèo đã ướp riềng sả cùng với chuối xanh trộn đều với nhau.

Bước 2: thêm bia và gia vị vào nồi lẩu rồi tiến hành đun khoảng 30 phút cho thịt mèo chín.

Bước 3: nhúng rau má và ăn kèm với lẩu mèo.

2. Cách làm lẩu mèo theo kiểu truyền thống

Nếu bạn không thích chế biến lẩu mèo theo kiểu Hưng Yên, chúng ta có thể chế biến món lẩu mèo này với kiểu truyền thống. Cách thực hiện có phần cầu kỳ hơn món lẩu nấu kiểu Hưng Yên. Cụ thể:

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Về khâu chuẩn bị nguyên liệu, bạn cũng chuẩn bị một con mèo khoảng 2 kg. Bên cạnh đó là các loại gia vị để chế biến thịt mèo như mắm tôm, hành khô, riềng, mẻ, các loại gia vị gồm hạt nêm, nước mắm và hạt tiêu.

Ngoài ra, chúng ta cũng chuẩn bị thêm rau má để ăn với lẩu. Đặc biệt, để nước lẩu ngọt và ngon hơn, bạn nên chuẩn bị thêm khoảng 1 lít nước dừa tươi hoặc nước cốt dừa.

2.2. Sơ chế nguyên liệu làm lẩu mèo

Lẩu mèo nấu theo kiểu truyền thống khác với lẩu mèo kiểu Hưng Yên không chỉ bởi các nguyên vật liệu mà còn bởi cách chế biến. Trong đó, các bước sơ chế nguyên liệu để làm lẩu mèo kiểu truyền thống phức tạp và tốn nhiều công sức hơn. Tuy nhiên, hương vị khi thưởng thức thì lại vô cùng hấp dẫn. Các bước thực hiện bao gồm:

Bước 1: chúng ta cũng thực hiện việc cắt tiết, thui lông và mổ mèo giống như bước sơ chế đầu tiên ở lẩu mèo nấu kiểu Hưng Yên.

Bước 2: Sau đó chúng ta ướp thịt mèo chấm mắm tôm, riềng mẻ cùng các loại gia vị cho vừa ăn.

Bước 3: Đợi khoảng 15 phút cho mèo ngấm gia vị thì chúng ta bắt đầu cho hành khô vào phi thơm với dầu ăn. Sau đó bạn cho thịt bò vào đảo qua để miếng thịt săn lại.

Bước 4: Thêm nước dừa cùng các gia vị cho nồi lẩu vừa ăn và đun trong khoảng một tiếng để nước lẩu ngọt hơn.

Bước 5: Nhúng rau má đã chuẩn bị và thưởng thức lẩu.

2.3. Mách bạn mẹo cách làm lẩu mèo như thế nào?

Ngoài việc quan tâm đến cách làm lẩu mèo như thế nào, bạn cũng nên bỏ túi cho mình một số mẹo để khi chế biến lẩu mèo ngon hơn. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là chọn thịt mèo. Bạn nên chọn những con mèo già vừa phải là ngon nhất để nấu lẩu, thịt mèo sẽ ngọt và có độ dài vừa phải. Bạn không nên chọn mèo quá già bởi thịt loại mèo già này sẽ rất dai. Còn những con mèo non quá thì thịt sẽ khá tanh, khi ăn sẽ mất cảm giác ngon.

Nếu chúng ta chế biến món lẩu mèo theo kiểu truyền thống, bạn cần phải thêm mắm tôm để thịt mèo không bị tanh. Đồng thời, chúng ta sẽ sử dụng nước dừa để nước lòng ngon hơn và ngọt hơn. Còn khi bạn chế biến lẩu mèo kiểu Hưng Yên với chuối xanh thì chúng ta không cần cho thêm mắm tôm. bởi mắm tôm pha với bia khi chế biến sẽ rất ngang. Thay vào đó bạn nên sử dụng đặc sản của Hưng Yên là tương bần để chấm thịt mèo.

Cách Làm Lẩu Mèo Rau Má Siêu Ngon Cho Mùa Lạnh

1. Nguyên liệu nấu lẩu mèo

Trước hết, về khâu chuẩn bị nguyên liệu, chúng ta cần có:

Mèo 1 con (khối lượng tùy vào số người ăn cụ thể). Lưu ý, bạn nên chọn mèo vừa, không nên nấu lẩu mèo già vì thịt dai rất khó ăn, tốn nhiều thời gian ninh nhừ hơn.

100g riềng tươi

10 củ sả

5 củ hành khô

Rượu trắng

Mắm tôm

Quế

Ớt

Mẻ

Nước cốt dừa hoặc nước dừa và cùi dừa

Gia vị các loại như hạt nêm, hạt tiêu, nước mắm

Ớt

Chuối xanh vừa, không nên chọn chuối gần chín vì sẽ bị chua. Còn nếu bạn chọn chuối non quá thì sẽ không ngon.

Rau má, hoa chuối. (Ngoài ra mọi người cũng có thể chọn các loại rau khác theo sở thích nếu không ăn được rau má và hoa chuối).

Nếu như các món lẩu khác mọi người cần chuẩn bị thêm xương để ninh nước lẩu cho ngọt nước thì với lẩu mèo thì không cần. Bởi xương mèo rất ngot. Do đó khi ninh thịt mèo làm lẩu bạn sẽ không cần phải chuẩn bị thêm xương.

2. Sơ chế các nguyên liệu như thế nào?

Sơ chế các nguyên liệu là một trong những việc làm cực kỳ quan trọng với món lẩu. Trong đó, so với các món lẩu thông thường, các bước sơ chế nguyên liệu trong cách làm lẩu mèo phức tạp hơn. Cụ thể:

Bước 1: Sơ chế thịt mèo

Với thịt mèo, sau khi mổ, cắt tiết chúng ta cần thui vàng cho thật thơm để khi nấu lẩu mèo ngon hơn. Sau đó rửa sạch và chặt nhỏ thịt mèo thành những miếng vừa ăn. Bạn nên chặt miếng vuông khuôn chì và không nên chặt nhỏ quá vì dễ khiến thịt mèo bị mềm quá.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Đối với những nguyên liệu còn lại, chúng ta cũng tiến hành sơ chế từng bước:

Riềng tươi đem xay nhỏ để ướp cùng với thịt mèo.

Sả đập dập sau đó cũng băm nhỏ

Hành khô bóc vỏ và băm nhỏ để phi vàng

Chuối xanh rửa sạch, bỏ vỏ thái thành từng miếng vừa ăn và ngâm vào nước muối cho ra hết nhựa. Chúng ta cũng có thể sử dụng dấm và muối để làm sạch nhựa chuối.

Rau má rửa sạch để ráo nước

Hoa chuối thái nhỏ ngâm với nước muối cho hết nhựa.

3. Cách làm lẩu mèo đơn giản nhất

Khi đã chuẩn bị hết các nguyên liệu và sơ chế hoàn chỉnh, chúng ta sẽ cùng bắt tay vào nấu lẩu mèo ngay thôi nào. Các bước thực hiện cũng không quá khó khăn. Cụ thể:

Bước 1: Ướp thịt mèo

Để thịt mèo ngấm gia vị hơn, trước khi nấu chúng ta sẽ dành thời gian khoảng 30 phút để ướp thịt mèo.

Đầu tiên bạn cho thịt mèo vào một tô lớn

Sau đó thêm gia vị, mẻ, rượu, sả, riềng, mắm tôm và cả nước cốt dừa vào trộn đều với nhau

Tiếp theo chúng ta cho thêm chuối xanh vào và đầy đủ gia vị để ướp cùng.

Bạn có thể dùng đũa đảo liên tục cho thịt mèo ngấm gia vị hoặc dùng tay bóp cho đều.

Bước 2: Xào sơ thịt mèo

Để món lẩu mèo được thơm ngon hơn, chúng ta sẽ phi thơm hành khô cho đến khi hành vàng thì đổ thịt mèo đã ướp vào và đảo cùng. Bạn sẽ đảo thịt mèo cho đến khi miếng thịt săn lại để miếng thịt khi ăn ngấm gia vị hơn. Thỉnh thoảng chúng ta có thể cho 1 vài thìa nước vào để thịt mèo không bị cháy. Ngoài ra, nếu có tiết mèo, bạn nên cắt nhỏ và cho vào đảo cùng thịt mèo trong bước này luôn.

Bước 3: Ninh nước lẩu mèo

Khi thịt mèo đã săn lại, bạn cho thêm 1 – 1,5 lít nước vào và đun cho đến khi nước lẩu sôi. Tiếp theo chúng ta thêm chút quế để nước lẩu mèo thơm ngon hơn. Lưu ý, không nên cho quế ngay từ đầu vì quế có vị khá cay, nếu đun lâu thì nước dùng sẽ bị vị cay của quế lấn át vị ngọt.

Bước 4: Thêm cùi dừa và nhúng rau

Nếu bạn sử dụng nước dừa và cùi dừa tươi thì khi nồi nước lẩu gần được bạn cho thêm nước dừa và cùi dừa bánh tẻ vào đun. Và giờ đây bạn chỉ cần nhúng kèm rau má hoặc hoa chuối là có thể thưởng thức.

4. Mách bạn

Lưu ý, trong quá trình đun nước thịt mèo sẽ nổi bọt lên phía trên. Bạn nên dùng muôi hớt bỏ bọt để nước thịt mèo nhìn đẹp mắt hơn. Ngoài ra, nếu mèo chúng ta chọn là mèo già thì bạn nên đun lâu hơn cho thịt mèo mềm ra. Đặc biệt, khi làm lẩu mèo, người ta thường để cả xương và thịt mèo để ninh cho ngọt nước chứ không lọc riêng thịt và xương giống như những món lẩu khác.

Vậy là mình vừa gợi ý cho bạn cách làm lẩu mèo cực ngon mà vô cùng đơn giản. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp gia đình bạn có được một nồi lẩu mèo thơm ngon để lai rai trong những ngày trời trở gió cuối thu đầu đông như thế này.

Gia Lai Miền Nhớ::”Bia” Đoak Và Ốc Đá Làng Mèo

(GLO)- Là tôi muốn nói đến món đặc sản hiếm hoi ở Gia Lai, dường như chỉ có ở vùng rừng thuộc xã Đak Pling và Đak Song (huyện Kông Chro). Đó là nước cây đoak và ốc đá. Ai đã từng được thưởng thức 2 món này ắt hẳn rất khó quên. Và tôi đã may mắn đôi lần được thưởng thức đặc sản này ở làng Mèo, xã Đak Pling. Lần này, theo chân mấy anh em đồng nghiệp cũ trở lại làng Mèo, mọi người có việc của họ, còn tôi chỉ vì nhớ ngôi làng này mà về.

Trước hết, xin nói về “bia” đoak, còn gọi là “rượu” đoak. Ông Đinh Nớp, nay đã trên dưới 90 tuổi, là chủ nhân của một cây đoak ngay trước nhà. Thấy có khách đến, ông mang ngay “bia” ra mời thay nước. Tôi đang thèm nên uống liền một hơi cho đã nhớ. Nhưng anh bạn trẻ đi cùng thì có vẻ nghi ngại nên chỉ đưa ly nước đoak lên môi nhấp nhấp. Ông Nớp thấy vậy nói: “Cứ uống đi, ngon mà!”. Rồi ông kể lại rằng, nước cây đoak này đã nuôi sống ông những ngày gian khó nhất. Chuyện là, vào thời chống Mỹ, khi bị địch càn, ông và dân làng phải chạy vào rừng. Không may bị lạc, gạo mì không có nhưng ông vẫn sống sót nhờ ăn cây rừng và uống nước cây đoak. Năm 1975, khi quê hương được giải phóng, ông trở về làng. Nhớ loại cây đã từng cứu mình, ông quyết vào rừng tìm đào 1 cây đoak về trồng bên suối và may thay cây sống. Vài năm sau, cây ra quả và bắt đầu cho nước. Vợ chồng ông Nớp quyết định… làm nhà ở luôn bên gốc cây và gắn bó bên cây đoak đã 40 năm qua. Ông nhìn sang bà, nhìn cây đoak trước nhà rồi nói với chúng tôi rằng, mỗi ngày cây cho cả hàng chục lít “bia” cấp cho cả nhà (tính cả con cái cháu chắt có đến mấy chục người). Dân làng ai ưng uống thì đến nhà ông; riêng ông cứ đều đặn ngày 3 cữ sáng, trưa, chiều!

Khai thác dòng nhựa quý từ cây đoak để làm thức uống. Ảnh: MINH TRIỀU

Tìm hiểu thì mới biết, ở làng Mèo, mùa khai thác nước đoak diễn ra khoảng 7 tháng trong năm (thời gian còn lại cho cây nghỉ ngơi). Nước đoak lấy về để uống là chính, thi thoảng cũng có người đặt hàng. Anh Đinh Nhơn, con trai thứ 7 của ông Nớp giải thích với tôi, để lấy được nước cây đoak, người đi rừng thường chặt buồng quả, từ cái cuống đó nước sẽ giọt suốt ngày đêm (có thể lấy nhiều hơn nếu đục lỗ trên thân cây, nhưng gây ảnh hưởng đến “sức khỏe” của cây). Nước đoak nếu được bảo quản tốt thì để được khoảng 7 ngày. Để lâu, nước tự lên men, uống như bia, rượu. Loại “bia” này có màu sữa, ngòn ngọt, tựa như có gas, uống vào lâng lâng, khi nào dái tai đỏ nghĩa là đã say! Vui chuyện, Nhơn kể một giai thoại rằng: Có người leo lên cây đoak, uống nhiều “bia” quá say lúc nào không biết nên ngã xuống ngay gốc cây, ngủ suốt 2 ngày, tỉnh lại thấy khỏe ra quá lại leo lên cây… uống tiếp. Anh cũng cho hay, để loại bia này có hương vị ngon hơn, dân làng Mèo thường cho vào can “bia” một loại cây rừng. Tôi tò mò hỏi cây gì thì Nhơn chỉ cười và bảo: “Bí mật”.

Ở vùng Đak Song và Đak Pling còn một đặc sản nữa, ấy là ốc đá. Có người sẽ cho rằng ốc thì ở đâu chả thế! Ốc đá chỉ mùa mưa mới xuất hiện, sống sâu trong hang đá và chỉ ăn rêu đá. Đúng vậy. Nhưng với chúng tôi thì ốc đá làng Mèo ngon và khác lắm. Là tôi muốn nói đến nguồn gốc của ốc đá và cách ăn của người Bahnar làng Mèo. Các con suối ở đây rất sạch, vì vậy nước trong, rêu sạch và chưa bị ô nhiễm, thì tất nhiên là ốc sạch rồi. Dân làng bảo rằng chỉ khi mùa mưa thì ốc mới xuất hiện, bắt được con ốc cũng khó lắm vì nó bám dưới đá, sâu trong hang. Còn mùa khô thì không biết nó trốn ở đâu, không hề thấy. Nói ốc đá ngon còn là ở cách ăn. Với người làng Mèo, ốc đá là cứ phải xào với mỡ heo, sả, lá thơm, ớt chỉ thiên và một số gia vị… Chế biến xong là hút ốc nhai ngay, không cần nước chấm. Mà cái nước xào ốc ấy cũng thật tuyệt, ngòn ngọt, cay cay, thơm đậm mùi của khe rừng. Mùa ốc đá cũng là mùa “bia” đoak. 2 món ấy kết hợp với nhau thì thật tuyệt!

Sẽ là thiếu sót nếu không nói một chút về làng Mèo. Trước đây, làng này được gọi là “ốc đảo” giữa rừng. Bây giờ dẫu vẫn còn là vùng III, nhưng từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, làng Mèo đã thay đổi rất nhiều, ô tô có thể đến tận làng… Là một trong những người đi-về trên dưới 300 cây số chỉ để… ăn ốc đá uống rượu đoak, tôi cứ ước giá mà cả làng Mèo có thể trở thành vùng trồng cây đoak, chế biến được rượu thương phẩm, để rồi tạo dựng được thương hiệu “Bia đoak làng Mèo” thì hay biết mấy. Như vậy, du lịch sinh thái ở Kông Chro sẽ có cơ hội phát triển.

Triết Lý “Mèo Trắng Mèo Đen”

Bài của Trần Văn Lưu k4 gửi đăng

Mao Zedong (Mao Trạch Đông1) thành lập nước TQ mới (CHND Trung Hoa) vào năm 1949, và muốn đưa TQ đi theo CNCS để trở thành một cường quốc cộng sản trên thế giới, dựa trên học thuyết Marx-Lenin cộng với triết lý của Mao, lan tỏa ảnh hưởng đến toàn cầu. Thế nhưng, các chính sách “nặng mầu tư tưởng” của Mao đa làm cản trở sự phát triển của TQ. Có thể kể đến một số chiến dịch tai hại do Mao phát động như – “Cải cách ruộng đất”, 1953 (đấu tố “địa chủ”, nhiều người làm ăn tử tế bị thiệt mạng) – “Đại nhảy vọt”, 1958-1961 (gây nên thảm họa kinh tế với 20 triệu người bị chết đói) – “Cách mạng văn hóa”, 1966-1971 (hủy hoại tầng lớp trí thức và nền khoa học TQ) Một việc có lợi cho TQ mà Mao làm được là bình thường hóa quan hệ với đế quốc Mỹ, một “kẻ thù về hệ tư tưởng”, vào năm 1972, với chuyến đi thăm TQ lịch sử của Tổng thống Nixon. Nhưng phải đợi đến sau năm 1976, khi Chu Ân Lai (Thủ tướng TQ) và Mao chết, và Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình, sinh năm 1904)2 lên nắm quyền, TQ mới thực sự thay đổi quĩ đạo, bắt đầu giai đoạn phát triển nhanh, để từ một nước nghèo khó trở thành đại cường quốc tranh dành ngôi bá chủ thế giới với Mỹ vào năm 2010. Đặng Tiểu Bình từng là tướng quân đội và từng làm Phó Thủ tướng dưới thời Mao, nhưng trong thời kỳ cách mạng văn hóa bị Mao buộc tội là “hữu khuynh” và bắt đi lao động cải tạo cho đến năm 1976, và con trai của Đặng Tiểu Bình thì bị thủ tiêu. Khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên thay đã khôi phục lại Đặng Tiểu Bình, và sau đó họ Đặng với uy tín cao đã trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của TQ. Trong các câu triết lý thâm thúy của Đặng Tiểu Bình, nổi tiếng nhất có lẽ là câu: “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột.” Từ lúc Đặng Tiểu Bình lên, TQ đã áp dụng triệt để triết lý “mèo trắng mèo đen”, rũ bỏ các chính sách nặng màu “hệ tư tưởng” (ideology), và lập nên các chính sách “thực dụng” (pragmatic) nhằm giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm, trong đó đặc biệt là phát triển kinh tế và ổn định xã hội TQ, khiến thế giới phải nể sợ. Một số biểu hiện cụ thể của học thuyết “mèo trắng mèo đen” là: Từ năm 1978, TQ bắt đầu đợt cải cách triệt để về kinh tế3. Chủ nghĩa tư bản hay kinh tế thị trường không bị coi là xấu nữa, cho phép kinh tế tư nhân, miễn sao phát triển được kinh tế. Các hợp tác xã nông nghiệp (mô hình nông nghiệp XHCN) được xóa đi, phân lại đất cho nông dân tư hữu nhằm tăng sản lượng nông nghiệp. Vào năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đã chiếm đến 70% nền kinh tế TQ (tuy nhiên, cần hiểu rằng, các hãng gọi là “tư nhân” ở TQ vẫn có Nhà nước chiếm cổ phần khá lớn, hoặc/và do con cháu các vị lãnh đạo ĐCS làm chủ). Về mặt đối ngoại, TQ chơi với bất cứ chế độ chính trị nào, bất cứ thế lực cầm quyền nào, miễn sao điều này có lợi về kinh tế cho họ. Không còn phân biệt “địch ta” về ý thức hệ nữa. Ví dụ, khi Taliban nắm chính quyền ở Afganistan thì TQ chơi với Taliban, nhưng khi Taliban bị lật đổ và Chính phủ mới lên thay, thì TQ lại chơi ngay với Chính phủ mới, nhằm chiếm giữ quyền khai thác khoáng sản ở đó. Theo triết lý mèo trắng mèo đen, thì tên gọi tư bản hay cộng sản không quan trọng, miễn sao trở thành giàu có quyền lực. Trên thực tế, ở TQ ngày nay, phần lớn các nhà tư bản của TQ là “tư bản đỏ”, tức là từ ĐCS mà ra. Theo một tin của Tân Hoa Xã TQ đưa ra vào tháng 10/2006, trong số 3220 tỷ phú (tiền nhân dân tệ) tại TQ, có đến 2932 “hoàng tử đỏ”, tức là con cháu của các lãnh đạo cao cấp của ĐCS TQ, chiếm 91% ! Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở TQ tăng lên trong mấy chục năm qua, nhưng ngày nay không còn ai nói đến chuyện “đấu tranh giai cấp” nữa. Nguyên lý cơ bản của triết lý “Mèo trắng Mèo đen” là động lực đưa TQ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.

Thật vậy, Triết lý “Mèo trắng Mèo đen” đang trở thành hệ tư tưởng thực dụng điển hình nhất trong nền kinh tế thị trường, nó đang thịnh hành và đang được áp dụng trên toàn thế giới và đặc biệt là các nhóm chính trị và đại gia ở Việt Nam đang làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động điều hành của mình. BTK5NEW: Câu chuyện tham khảo : Đặng Tiểu Bình dùng Liêu trai chí dị trị quốc:

“Thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình là… hàng đi mượn