Mèo Bỏ Ăn Chỉ Ngủ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Bé Ngủ Li Bì Bỏ Bú, Bỏ Ăn Có Nên Đánh Thức Dậy Không?

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian của mình là ngủ. Trung bình trẻ ngủ từ 16-18 tiếng trên ngày. Trong hai tuần đầu, một số trẻ có thể ngủ đến 22 tiếng trên ngày, đây là chuyện rất bình thường nếu thi thoảng nó xảy ra.

Với những bà mẹ lần đầu làm mẹ, có lẽ các mẹ sẽ hơi hoang mang và lo lắng khi trẻ ngủ nhiều như vậy. Tuy nhiên, nếu các mẹ để ý có thể thấy giấc ngủ của trẻ tương đối thất thường và chu kỳ ngủ khá ngắn.

Trước 3 tháng tuổi, mỗi giấc ngủ của trẻ kéo dài 2-4 tiếng. Đôi khi có thể ít hơn hoặc nhiều hơn.

Phải đến ít nhất 6 tháng tuổi trẻ mới thiết lập ổn định thời gian cho mình, nhưng ngủ đúng giờ, dậy đúng giấc.

Sau 6 tháng tuổi, trẻ ngủ ít hơn và chu kỳ mỗi giấc ngủ cũng ngắn hơn. Trung bình với trẻ sau 6 tháng tuổi sẽ ngủ 12-14 tiếng trên ngày, mỗi giấc ngủ sẽ kéo 1-2 tiếng.

Có lẽ với các mẹ sẽ thấy lo lắng khi trẻ ngủ nhiều như vậy nhưng không sao đâu ạ, đây là một chuyện rất bình thường đối các trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do trẻ vẫn còn quen với các ổ nhỏ trong bụng mẹ và chưa quen với thế giới bên ngoài, trẻ chưa biết đi và biết nói hay cử động mạnh sẽ kích thích việc ngủ nhiều hơn, dạ dày trẻ còn nhỏ, dễ bị lấp đầy và rất nhanh no cho nên sẽ kích thích giấc ngủ nhiều hơn…

Các biểu hiện của bé ngủ li bì

Trẻ sơ sinh thường có mô hình giấc ngủ khá thất thường, khi ngủ rất ít có khi lại ngủ rất nhiều..

Một số trẻ bẩm sinh đã có giấc ngủ dài hơn so với các trẻ bình thường nhưng trẻ vẫn tăng cân tốt thì các mẹ không cần quá phải lo lắng.

Nhưng nếu trẻ ngủ quá nhiều, khó đánh thức, thường có những trạng thái mơ màng và kém ăn thì các mẹ cần phải chú trọng nhiều hơn.

* Các dấu hiệu cần chú ý cho thấy trẻ sơ sinh ngủ li bì

Chu kỳ những giấc dài hơn bình thường, đặc biệt là trẻ sau 6 tháng tuổi

Tổng thời gian ngủ trong ngày dài hơn mức bình 2-3 tiếng

Hơi thở yếu hoặc khó thở khi ngủ

Rất nhanh buồn ngủ, mắt lờ đờ, không tỉnh táo, chậm chạp hơn trước khá nhiều

Không chú ý trước những âm thanh, ánh sáng hoặc những hành động chọc cười của mọi người.

Khó đánh thức và rất kém ăn.

Có hiện tượng sút cân nhanh chóng

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ li bì bỏ ăn

– Thay đổi thói quen ngủ

Nếu trẻ bỏ giấc ngủ ban ngày thì ban đêm trẻ thường ngủ sớm và ngủ nhiều hơn hoặc nếu trẻ ngủ với tư thế không đúng sẽ gây áp lực lên tim , phổi… sẽ dẫn đến việc khó thở, khó ngủ và hay giật mình trong giấc ngủ, nếu để lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ SIDS.

– Hoạt động quá mức so với bình thường

Nếu ban ngày trẻ chơi quá vui và hoạt động khá nhiều thì cơ thể bé sẽ rất mệt, dễ rơi vào giấc ngủ sâu và khó đánh thức, thậm chí ngủ quên cả đói qua cơn bú.

– Trẻ bị huyết áp thấp

Đây là trường hợp của các bé bẩm sinh huyết áp đã thấp, thường là do di truyền. Nó gây chóng mặt, dễ buồn ngủ và có xu hướng ngủ nhiều

– Ảnh hưởng các tác dụng phụ của quá trình điều trị y tế

Nếu trẻ phải cắt bao đầu quy sớm cũng sẽ gây xu hướng ngủ nhiều. Thuốc nhỏ mắt có chứa Apraclonidine dùng để chuẩn đoán hội chứng Horner có thể gây hôn mê sâu và khá nặng cho trẻ

Các trường nghiêm trọng cần phải cẩn trọng

Mất nước thường xảy ra ở các trẻ bị bệnh, sốt, đường tiêu hóa yếu hoặc lượng nước mỗi ngày không đủ.

Thiếu oxy trong quá trình hô hấp

Thiếu oxy kéo dài dễ khiến trẻ ngủ sâu hơn, ngủ li bì, khó đánh thức. Nếu kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của các bộ phận, nguy hiểm nhất là xuất huyết não, thiếu máu não, suy hô hấp; thậm chí tử vong.

Nguyên nhân: ngủ trong phòng kín, bị đè nặng bởi vận dụng hoặc chân tay của người thân, suy đường hô hấp…

Có rất nhiều bệnh gây nhiễm trùng nên các cần phải chú ý nhiều hơn khi trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ để tránh tình trạng nhiễm trùng cho bé, với nhiễm trùng nhẹ trẻ có biểu hiện ngủ li bì, khó đánh thức, thường rất hay nôn sau khi bú có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn nếu không được phát hiện . Với nhiễm trùng nặng trẻ ngủ mê mang và không chịu tỉnh có thể dẫn đến hôn mê sâu hoặc bất tỉnh trong giấc ngủ, nhiễm trùng nặng 50-60% có thể dẫn đến viêm màng não…

Các biện pháp giúp trẻ tránh ngủ li bì bỏ ăn

Nếu trẻ ngủ nhiều hơn so với bình thường, bạn cần đánh thức dậy cho trẻ ăn. Quan sát thấy trẻ không có dấu hiệu đáng ngại thì hãy:

Cho trẻ ra ngoài dạo vào ban ngày để tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên

Giúp trẻ thư giãn và tạo những hoạt động để trẻ chú ý

Cho trẻ ngủ đủ các giấc ngủ ngắn trong ngày để hình thành thói quen

Không nên cho trẻ hoạt động quá mức

– Nếu trẻ có bất kì dấu hiệu nào sau đây thì các mẹ cần tập trung chữa bệnh ngay cho trẻ: sốt, chán ăn, kém ăn đột ngột và kéo dài, nôn hoặc buồn nôn liên tục, co giật thất thường.

Nói tóm lại, bé ngủ li bì bỏ ăn thì cần được đánh thức bằng cách nhẹ nhàng. Nếu trẻ vẫn không thể thức dậy một cách tỉnh táo thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được giúp đỡ.

Chó Bỏ Ăn Chỉ Uống Nước Phải Làm Sao? Làm Sao Để Chó Con Ăn Nhiều?

Chó bỏ ăn do thói quen ăn uống

Hành động của bạn trong quá trình nuôi chó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách, thói quen của chúng và rồi sẽ gây ra hiện tượng chán ăn. Trong đó sẽ rơi vào 2 trường hợp:

1. Cho ăn không đúng giờ

Bạn bỏ lơ, không chú ý nhiều đến giờ cơm của chúng, cho ăn tùy hứng sẽ khiến chó cảm thấy không hứng thú khi ăn, chán ăn.

Với trường hợp này, bạn cần rèn luyện để đưa chúng vào khuôn khổ, hình thành thói quen ăn uống đúng giờ giấc giống như một phản xạ có điều kiện. Ví dụ, tới giờ ăn buổi sáng, trưa hoặc tối, mỗi khi chuẩn bị cho ăn bạn gõ bàn 3 nhịp chẳng hạn, dần dần nếu nghe gõ 3 nhịp vào bàn chúng sẽ tự động tìm đến vị trí của mình để ăn.

2. Do quá chiều chuộng trong ăn uống

bạn quá chiều chuộng chúng trong quá trình ăn uống. Một số chú được chủ cho ăn những thức ăn rất sang chảnh như thịt, trứng lộn,…Sau đó nếu bạn cho chúng ăn “kém sang” một tí, chúng sẽ tỏ ra rất chảnh, không thèm ăn, bỏ ăn như một hành động biểu tình chống đối.

Với những chú chó này, bạn cần thực hiện biện pháp mạnh bằng cách cắt giảm thức ăn và độ ngon của thức ăn của chúng. Vì nếu để lâu dài chúng sẽ hư. Ví dụ, ngày đầu bạn cho chó ăn cơm với cá thay vì thịt, nếu chúng không ăn vì chê thức ăn không ngon, bạn đổ thức ăn đi.

Tới bữa sau, bạn vẫn cho thức ăn vào đó, nhưng chỉ cho lượng thức ăn bằng một nửa của bữa trước. Nếu chó vẫn không ăn, bạn tiếp tục giảm dần lượng thức ăn cho đến khi chúng chịu ăn. Hành động này sẽ khiến chó cảm thấy đói và hiểu cảm giác bị đói. Khi đó chúng sẽ tự động ăn trở lại.

Ngoài ra, với cả hai trường hợ trên, bạn cũng có thể đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để tiêm thuốc kích thích tiêu hóa, điều trị biếng ăn.

Chó bỏ ăn do tâm lí

Tâm lí ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen ăn uống của cún. Khi chúng gặp phải một cú sốc lớn, ví dụ như chủ nhân của chúng đi xa, quan đời, hoặc rời xa mẹ, anh em, bạn bè của mình…chúng sẽ thấy thiếu vắng, buồn, nhớ nhung và từ đó bỏ ăn.

Trong trường hợp này, bạn cần chú ý đến cún nhiều hơn. Để hạn chế tình trạng này bạn cần cung cấp một chế độ ăn khoa học và bắt chúng tuân thủ. Nếu cún bỏ ăn liên tục trong 2 – 3 ngày, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để tham khảo ý kiến. Tiêm thuốc kích thích thèm ăn để cún ăn trở lại.

Đây là nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất khi chó bỏ ăn. Trong số các bệnh khiến chó biếng ăn, có hai khả năng bạn sẽ dễ dàng suy đoán ra được.

Trường hợp thứ 2 là do chúng bị đau răng. Biểu hiện khi chó bị đau răng là thường bỏ ăn chỉ uống nhiều nước do không nhai được các thức ăn cứng. Trong trường hợp này bạn có thể điều chỉnh thức ăn, cho chúng ăn những thứ mềm, dễ nuốt hơn.

Nếu đổi thức ăn mềm mà cún vẫn không ăn chứng tỏ chúng đang gặp phải một vấn đề khác. Lúc này, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ để kiểm tra để biết cụ thể chúng đang mắc phải chứng bệnh gì để kịp thời điều trị.

Một trường hợp nữa, khi chó bị thương, vừa làm phẫu thuật xong, sức khỏe yếu chúng sẽ cảm thấy ăn không ngon và không hứng thú ăn uống. Lúc này, bạn chỉ cần cho chúng ăn một lượng vừa phải thức ăn nhưng lượng dinh dưỡng trong đó phải tăng cao để giúp chúng nhanh hồi phục sức khỏe. Và đặc biệt không ên ép buộc chúng phải ăn trong giai đoạn này.

Để kích thích ăn uống ở cún cưng của mình, giúp chúng phát triển cân đối, khỏe mạnh bạn nên áp dụng một số phương pháp sau để chúng ăn nhiều hơn.

Cho chó ăn các bữa đúng thời gian, hợp lí để hình thành phản xạ có điều kiện cho chó. Nên cho chúng ăn vào buổi sáng và tối, thời điểm tâm trạng chúng đang rất thoải mái.

Không nên cho chúng ăn một bữa quá nhiều mà nên chia thành nhiều bữa.

Thay đổi vị trí ăn.

Thường xuyên cho chó đi dạo để giải phóng năng lượng.

Đa dạng hóa thức ăn cho chó để tránh gây ngán, kích thích chó ăn ngon như: cơm, thịt, cá, trứng, thức ăn hỗn hợp dạng bột, dạng viên,… Nên sử dụng các thực phẩm như thực phẩm khô, thực phẩm dạng nước dành riêng cho chó đề hợp khẩu vị và đảm bảo dinh dưỡng.

Triệt sản cho chó đực, khi đó bản năng sinh tồn (ăn uống) sẽ mạnh hơn bản năng duy trì nòi giống, giúp chó ăn ngon.

Vì Sao Mèo Bỏ Ăn! Chúng Ta Nên Làm Gì Khi Mèo Bỏ Ăn

Khi mèo của bạn bỏ ăn, thì nguồn cung cấp protein sẽ sớm cạn kiệt và trở nên quá tải bởi tất cả chất béo. Điều này dẫn đến một tình trạng nguy hiểm được gọi là nhiễm mỡ gan, có thể dẫn đến suy gan.

Mèo chán ăn thường biểu hiện bệnh tật, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ thú y ngay khi nhận thấy sự thay đổi trong thói quen ăn uống của mèo. Bạn càng nhanh chóng phản hồi vấn đề, bạn càng có nhiều khả năng làm điều gì đó hữu ích.

Tại sao mèo của bạn không ăn?

Nguyên nhân vì sao mèo bỏ ăn

Mèo có khả năng bị ốm: Chán ăn là một trong những dấu hiệu chính cho thấy mèo đang trong tình trạng không ổn. Vì vậy, hãy chú ý nếu mèo đột ngột bỏ ăn. Một số tình trạng khác nhau có thể là nguyên nhân, bao gồm nhiễm trùng, suy thận , viêm tụy, các vấn đề về đường ruột, hay nghiêm trọng hơn là ung thư . Nhưng bạn cũng cần lo lắng vì đau răng có thể khiến mèo bỏ ăn.

Mèo bỏ ăn vì bị ốm

Mèo bỏ ăn vì tiêm phòng gần đây: Bạn có nhận thấy mèo chán ăn ngay sau khi bạn đưa nó đến bác sĩ thú y để tiêm phòng định kỳ không? Nếu vậy, lý do mèo không ăn có thể là phản ứng bất lợi đối với việc tiêm thuốc. Mặc dù việc tiêm vắc-xin định kỳ cho mèo là rất tốt nhưng chúng gây ra tác dụng phụ ở một số loài. Chán ăn là một trong những tác dụng phụ phổ biến hơn, thường là tạm thời và nhẹ.

Mèo bỏ ăn vì tiêm phòng

Du lịch và môi trường xung quanh xa lạ: Giống như con người, mèo cũng hình thành thói quen của chúng. Vì vậy, sự thay đổi trong thói quen có thể khiến chúng chán ăn. Ngoài ra, một số động vật bị say tàu xe khi đi ô tô hoặc máy bay, có thể dẫn đến buồn nôn và bỏ ăn.

Tình trạng ốm yếu hoặc các vấn đề tâm lý. Nếu bác sĩ thú y xác định rằng mèo của bạn không bị bệnh về thể chất, thì lo lắng hoặc trầm cảm có thể là lý do khiến mèo không ăn. Những thay đổi trong nhà có thể gây khó chịu cho những con mèo nhạy cảm, và đôi khi những người mới hoặc những thay đổi trong lịch trình quen thuộc có thể ảnh hưởng đến tình cảm của mèo. Hoặc, con mèo của bạn có thể chỉ là một kẻ ăn uống tinh vi. Xin lưu ý rằng mèo nói chung phải mất nhiều thời gian để thích nghi với các loại thức ăn mới, vì vậy việc thay đổi chế độ ăn uống gần đây có thể là thủ phạm.

Việc mèo bỏ ăn cũng diễn ra thường xuyên, vì vậy bạn không cần phải lo lắng quá. Hãy bình tĩnh đưa mèo đến thú ý, để được khám và đưa ra kết luận chính xác nhất. Chúc những chú mèo của bạn luôn khỏe mạnh!

Làm Gì Khi Mèo Bỏ Ăn?

Chứng chán ăn ở mèo là gì?

“Chứng chán ăn ở mèo là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác ngon miệng”, bác sĩ thú y Robin Downing, giám đốc bệnh viện tại Phòng khám thú y và Trung tâm quản lý bệnh động vật Downing ở Windsor, Colorado cho biết. “Chứng chán ăn giả xảy ra ở một con mèo muốn ăn nhưng không có khả năng về thể chất vì bất kỳ lý do nào, bao gồm đau miệng, không thể đưa thức ăn vào miệng và không thể nhai hoặc nuốt. Chứng chán ăn tâm thần là một tình trạng bệnh thần kinh phức tạp ở người và khá khó khăn khi điều trị và kiểm soát.”

Bác sĩ Downing cho biết, “Bất kỳ con mèo nào đột ngột bỏ ăn, bất kể nguyên nhân là gì, đều là một tình trạng nguy hiểm. Nhiễm mỡ gan có thể xảy ra chỉ sau vài ngày không ăn, và mèo thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất. Sự thèm ăn giảm đột ngột hoặc chấm dứt hoàn toàn việc ăn uống luôn phải được xem là một trường hợp khẩn cấp ở mèo”.

Nguyên nhân

Răng lung lay hoặc gãy, khiến việc ăn vào gây đau đớn

Rối loạn hệ thần kinh ảnh hưởng đến việc nhai và/hoặc nuốt

Ung thư hoặc khối u miệng và cổ họng

Tổn thương ở đầu hoặc miệng

Bác sĩ Downing cho biết, “Mèo rất giỏi trong việc che giấu các vấn đề của mình. Những căn bệnh khủng khiếp có thể ẩn nấp ngay sau những triệu chứng và chủ nuôi chẳng hề hay biết gì. ‘Sự tinh tế’ là cụm từ thường dùng khi nói đến mèo. Bất kỳ thay đổi nào trong hành vi đều đáng chú ý, nhưng sự thay đổi khẩu vị có thể báo hiệu một vấn đề quan trọng.”

Bác sĩ thú y thường chuyển sang dùng các loại thuốc như cyproheptadine và mirtazapine như chất kích thích sự thèm ăn.

Một số cách không dùng thuốc để tăng sự thèm ăn của mèo bao gồm:

Thêm thức ăn đóng hộp vào chế độ ăn thức ăn khô của mèo

Hâm nóng thức ăn để phát ra mùi thơm hấp dẫn

Thêm nước sốt ít natri vào thức ăn để tăng hương vị

Chuẩn bị bữa ăn tự nấu lành mạnh (được bác sĩ thú y khuyên dùng)

Nếu sự thèm ăn của mèo vẫn chưa có tiến triển sau một vài ngày, nó có thể được gắn ống thực quản. Ống điện tử này là một loại ống cho ăn được gắn vào dưới da bên cạnh cổ, gần cằm vào kéo dài xuống thực quản. Nó được cố định bằng chỉ khâu và băng bảo vệ đặt quanh cổ.

Bác sĩ Downing giải thích, “Ống điện tử cho phép bác sĩ cung cấp thức ăn và thuốc mà không gây căng thẳng cho mèo, và nó cho phép mèo được điều trị tại nhà nếu không sẽ phải điều trị ở bệnh viện. Cho ăn qua ống điện tử là một cách cực kỳ hiệu quả để tránh nhiễm mỡ gan.”

Lời khuyên cho việc đem mèo về điều trị tại nhà của bác sĩ Downing là phải luôn chú ý đến thói quen ăn uống của mèo và liên hệ ngay với bác sĩ thú y nếu mèo có bất kỳ dấu hiệu giảm hoặc không muốn ăn.