Chăm Sóc Mèo Con Khi Về Nhà Mới

Bạn là người lần đầu tiên nuôi mèo, chắc sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ. Có thể bạn chưa biết cách chăm sóc mèo con như thế nào?

“mèo con ăn thức ăn gì?”

“mèo đi vệ sinh ở đâu?”

“làm sao để mèo đi vệ sinh đúng chỗ?”

“mèo con cần chích ngừa gì?”

“chích ngừa ở đâu?”

“bị mèo cắn có sao không?”

Và rất nhiều câu hỏi khác nữa…

ỔN ĐỊNH NƠI Ở CHO MÈO CON

Phần lớn các bạn không biết nên để mèo con ở đâu trong nhà? Nếu trong nhà bạn có nuôi thêm con vật khác thì sẽ như thế nào?

Việc đầu tiên khi bé mèo mới về nhà là bạn chọn chỗ ở cho bé. Hãy nhớ rằng mèo con vừa được mang đến một nơi hoàn toàn lạ lẫm. Bạn nên chọn một nơi yên tĩnh ít, tiếng động đột ngột. Và chuẩn bị sẵn một số dụng cụ như: cái lồng được làm kín và tối (bóng tối sẽ tạo cảm giác an toàn cho mèo), 1 tấm lót sàn mềm và lót thêm giấy thấm, khay đựng cát để bé mèo đi vệ sinh (khay nên đặt ở nơi dễ đi không gần dĩa ăn và nơi sinh hoạt của bạn)

Khi mới về nhà, bạn là người kiểm soát cảm xúc của bé, không nên đùa giỡn quá mức. Tránh chuyền mèo từ tay người này qua người khác. Trong gia đình có trẻ em thì nên cẩn thận với trẻ em…

MÈO CON ĂN THỨC ĂN GÌ?

Những bữa ăn chuyển đổi sẽ giảm thiểu nguy cơ đi phân lỏng hoặc tiêu chảy đấy. Nên nhớ không được cho mèo ăn thức ăn thừa khi bạn đang ăn. Vì làm thế sẽ tạo thói quen xin ăn và ăn vụng trong nhà.

CÁC MỐI NGUY HIỂM TRONG NHÀ ĐỐI VỚI MÈO CON

Ngoài trẻ em ra thì ngôi nhà của bạn còn tiềm ẩn những nguy hiểm khác cho mèo con. Mối nguy hiểm này nằm ngoài nhận thức của chúng. Khi đón bé mèo về bạn cần tạo lại không gian sinh hoạt của mình, sắp xếp lại đôi chút. Cụ thể bạn cần:

Che kín tất cả các dây điện trong nhà

Che khuất các ổ cắm điện

Tránh để thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng ngay trong tầm với của mèo

Tuyệt đối không để những vật nhỏ gây nguy hiểm như: băng keo, kim, đinh,… trong tầm hoạt động của mèo

Ngoài ra, mèo còn có khuynh hướng núp vào trong hộc tủ, ngăn kéo, giỏ để quần áo và thường chui vào máy giặt hoặc máy sấy. Bạn cần phải bít lại những không gian mà mèo có thể chui vào được để tránh rủi ro xảy ra tai nạn.

Nếu nhà bạn ở chung cư hoặc nhà cao tầng thì lưu ý đóng cửa thông gió, cửa sổ tầng cao khi có mèo ở đó.

NHỮNG THÓI QUEN ĐỂ THÍCH NGHI VỚI MÈO CON

Không để túi nhựa hoặc những vật làm bằng cao su dưới nền nhà.

Đậy nắp thùng rác và bồn vệ sinh (cẩn thận với các túi lót thùng rác có khi mèo lại nuốt chúng)

Đậy kín các thiết bị điện trong nhà bếp

Hạn chế mèo sinh hoạt gần ban công

Cẩn thận với những vật nhọn và những vật dễ cháy

Với thông điệp: “Chia sẻ kiến thức, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng“. Xin chào và hẹn gặp các bạn.

Bài viết số: 39

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Hominhhoang.com

Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM

Điện thoại: 090 252 9302

Chăm Sóc Mèo Con Khi Mới Về Nhà

Mèo con thường được cho về nhà mới khi được ít nhất 2 tháng đến 3 tháng. Tốt nhất là khi mèo đã tiêm đủ các mũi vacxin ngừa bệnh. Thật ra, mèo con lúc này không còn quá non nớt như bề ngoài của em ấy đâu, bạn đừng để ngoại hình bé xíu đánh lừa. Tuy nhiên, mèo con cũng cần được bạn giúp đỡ để quen với nhà mới. Cách giúp mèo nhanh chóng làm quen với nhà mới và đặc biệt là tạo mối quan hệ thân thiết với chủ chính là từ những việc chăm sóc mèo con hằng ngày. Vậy bạn cần làm những gì để chăm sóc mèo con khi mới về nhà ?

Bạn đã biết mèo con cần được chăm sóc mỗi ngày như thế nào hay chưa ? (Ảnh : Pet Life Today)

Trước tiên, bạn hãy kiểm tra đã chuẩn bị đầy đủ Những vật dụng cần thiết khi chuẩn bị đón một bé mèo hay chưa ?. Giờ thì cùng xem những việc chăm sóc cho mèo hằng ngày nào !

Cho mèo ăn uống hằng ngày

Đây chắc có lẽ là khâu cực kì quan trọng và giúp bạn rút ngắn khoảng cách với người bạn bé nhỏ một cách nhanh nhất. Mèo con có thể ăn được nhiều thứ như : thức ăn ướt đóng hộp, thức ăn hạt khô , pate tươi tự nấu và thịt luộc xé nhỏ (gà, cá, heo…). Tốt hơn hết khi chọn mua thức ăn cho mèo, bạn nên chọn mua thức ăn dành cho mèo con, bởi vì công thức của những loại cho mèo con sẽ được đặc chế phù hợp với sự phát triển của chúng. Bạn nên cho mèo con ăn kết hợp giữa các dạng thức ăn khô và ướt để mèo có thể ăn được tất cả các loại thức ăn và không bị kén chọn khi mèo lớn hơn.

Bạn nhớ luôn chuẩn bị sẵn nước sạch để mèo con có thể uống khi khát. Nước cực kì quan trọng cho sức khỏe của mèo con nhưng không phải chú mèo nào cũng chịu tự giác uống nước. Bạn hãy để ý đến lượng nước mèo con uống và tìm cách khuyến khích mèo uống đủ nước.

Vệ sinh cơ bản hằng ngày cho mèo con

Mèo con có thể cần được làm sạch phần dưới đuôi, gần hậu môn mỗi ngày. Có những chú mèo con rất rụng về khi đi vệ sinh. Chúng sẽ bị dính chất thải vào phần lông dưới đuôi và bết lông lại. Bạn có thể dùng một khăn mềm thấm nước hơi ẩm và lau nhanh cho mèo mà không cần tắm cho nó mỗi ngày. Việc giúp mèo vệ sinh phần lông dưới đuôi này sẽ giúp mèo con không bị hôi, chúng sẽ dần học được cách tự vệ sinh khi lớn hơn.

Mèo con tự vệ sinh cơ thể và chỉ cần được tắm khi chúng bị dính dơ mà thôi (Ảnh : Lucky Dang Salon Grooming)

Làm sạch khay cát vệ sinh cho mèo

Đây là việc bạn nên làm thường xuyên để giảm mùi cho ngôi nhà bạn. Nếu bạn có nhiều thời gian rảnh, hãy dọn dẹp ngay khi mèo đi vệ sinh hoặc làm sạch khay cát ít nhất mỗi ngày một lần. Nếu bạn để lâu hơn và không làm sạch, khay cát sẽ có mùi cực kì khó chịu và khiến bạn khó dọn hơn.

Mèo Con Bị Stress Khi Về Nhà Mới Phải Làm Sao?

Nguyên nhân khiến mèo con bị stress

Không còn mèo mẹ và đàn mèo con bên cạnh.

Không gian sống thay đổi.

Có chó, mèo khác xung quanh nhà, có tiếng chó sủa, mèo kêu khiến chúng sợ hãi

Có người lạ, các tiếng động lạ liên tục khiến chúng sợ hãi

Chủ – người thân quen nhất của mèo đi vắng cả ngày và chỉ xuất hiện lúc tối mịt.

Mèo bị thay đổi thói quen sinh hoạt: ăn loại đồ ăn mới, giờ ăn thay đổi, điều kiện vệ sinh thay đổi.

Các biểu hiện mèo bị stress khi mới về nhà mới

Mèo con dễ bị stress, lo lắng và sợ hãi khi về nhà mới. Các biểu hiện stress ở mèo thể hiện như sau:

Biểu hiện 1: Mèo con nghịch ngợm và chơi vui vẻ trong một hai ngày đầu nhưng sau đó bắt đầu ủ rũ, mệt mỏi và ăn rất ít.

Biểu hiện 2: Mèo con bỏ ăn do chúng lo lắng trước môi trường mới và không thể làm quen, mèo có thể bỏ ăn dần dần hoặc bỏ ăn ngay từ khi về nhà mới.

Biểu hiện 3: Mèo con nôn mửa hoặc ăn xong lại nôn do stress. Sự căng thẳng và lo lắng ở mèo con có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa và việc nôn mửa. Tình trạng này có thể xảy ra sau khoảng thời gian chỉ từ 5 ngày đầu tiên.

Biểu hiện 4: Mèo con trốn tránh, muốn ở một mình, thích chui vào chỗ tối. Trong những ngày đầu, mèo sẽ không muốn lại gần bất kì một ai.

Biểu hiện 5: Mèo kêu khóc liên tục, kêu nhiều hơn khi về đêm.

Biểu hiện 6: Mèo liếm lông liên tục hoặc cắn rứt lông liên tục. Đây là bản năng tự ngồi liếm láp quanh cơ thể và chúng không thể dừng lại.

Biểu hiện 7: Mèo con có thể ngủ nhiều hơn, lúc nào chúng cũng nằm nhắm mắt. Điều này là rất nguy hiểm và thường thể hiện mèo con đã rất yếu và cần có phương án giúp đỡ kịp thời.

Những biểu hiện đánh giấu [ nguy hiểm] là những biểu hiện nguy cấp, chúng ta cần quan tâm và có phương án giúp đỡ tích cực hơn khi thấy mèo có những biểu hiện này.

Làm gì để mèo con không bị stress khi về nhà mới? 1. Ngày 1

Mua đồ ăn mà mèo con vẫn ăn khi ở nhà chủ cũ, mua sữa cho mèo nếu mèo vẫn chưa cai sữa.

Chuẩn bị bát ăn, bát nước sạch, khay chậu vệ sinh, đệm nằm gần chỗ mèo.

Chuẩn bị ổ kín cho mèo, chuồng mèo không kín có thể được che vải lại để đảm bảo sự riêng tư nhưng vẫn phải đảm bảo có lỗ hướng đến khu vực cửa phòng để mèo theo dõi xung quanh và tránh giật mình. Đóng các cửa sổ và cửa ra vào để mèo không đi ra. Nếu nhà không có phòng trống, bạn cần đảm bảo người và thú cưng khác không đi qua khu vực nuôi mèo.

2. Ngày 2 và 3

Để sẵn đồ chơi cho mèo trong phòng, chủ yếu là các loại đồ chơi nhỏ để mèo tự chơi 1 mình, theo dõi từ xa xem biểu hiện thường thấy của mèo và cách mèo phản ứng với đồ chơi. Đặc biệt cần đặt bàn cào cho mèo cạnh nơi mèo ở để giúp mèo kiểm soát tâm lý.

Không để bất cứ ai hay thú cưng nào lại gần mèo. Giữ cửa phòng đóng kín để tránh mèo bỏ đi

Đảm bảo vệ sinh cho khu vực mèo ở sạch sẽ, làm vệ sinh chậu cát hàng ngày.

3. Các ngày tiếp theo

Vẫn cần đóng cửa phòng hoặc cho mèo ở trong lồng để tránh mèo bỏ đi.

Có thể lại gần vuốt ve lên đầu mèo con để làm quen.

Chuẩn bị bữa ăn cho mèo ăn thêm: thịt gà xé nhỏ, thịt bò băm, đặc biệt ưu tiên các món cá tanh.

4. Từ ngày thứ 7

Có thể mở cửa phòng tạo điều kiện để mèo khám phá không gian ngôi nhà.

Có thể bắt đầu mua loại thức ăn mới theo ý bạn, nhưng không cắt giảm loại đồ ăn cũ.

Theo dõi các biểu hiện bất thường / biểu hiện stress ở mèo nếu có.

Nếu mèo đã mạnh rạn hơn và không bỏ ăn, trốn tránh, bạn có thể từ từ giới thiệu mèo với các thành viên gia đình.

Cách để tạo cho mèo con cảm giác an toàn khi chúng đang sợ hãi

Khi bạn nhận thấy các biểu hiện stress, lo lắng ở mèo, bạn có thể làm theo những cách thức khắc phục sau đây:

Mèo kêu khóc liên tục, kêu nhiều khi đêm xuống: Nếu thấy mèo kêu nhiều, bạn hãy xoa đầu mèo, an ủi và lấy cá tanh đã nghiền nhỏ đưa cho mèo.

Mèo con trốn vào chỗ tối: Nếu thấy mèo cố gắng trốn vào chỗ tối, không tham gia chơi đùa và giao tiếp với chủ, bạn hãy lấy bìa cứng hoặc mảnh vải dày che khu vực mèo đang trốn lại và để mèo được ở một mình giúp bé yên tâm hơn.

Mèo con bỏ ăn: Nếu thấy mèo con bỏ ăn hoàn toàn hoặc ăn rất ít so với trước; mèo con nôn mửa hoặc vừa ăn xong lại nôn; mèo con ngủ nhiều hơn, nằm một chỗ và không hoạt động, bạn hãy duy trì loại thức ăn quen thuộc cho mèo, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn hơn cho mèo con. Hoặc bạn cũng có thể ngâm hạt vào nước cho mềm ra hay ngâm vào sữa ấm. Nếu mèo vẫn bỏ ăn, bạn cần có thời gian an ủi mèo bởi mèo bỏ ăn lên tới 48 tiếng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu thấy mèo bỏ ăn hoàn toàn, bạn hãy mua xi lanh loại to, bỏ đầu kim nhọn và bón cho mèo ăn đồ đã nghiền nhỏ bằng bơm xi lanh. Trong thời kì này nên chia bữa mỗi ngày ra thành 5 – 6 bữa nhỏ, vừa bón cho mèo ăn vừa giao tiếp cùng mèo và vuốt ve động viên chúng. Ngoài thời gian cho ăn, bạn cũng không làm phiền mà hãy để cho mèo được ở một mình.

Hướng Dẫn Nuôi Mèo Con Mới Về Nhà

Bạn đã biết cách nuôi mèo con khi mới về nhà, cách để mèo con làm quen với nhà mới chưa?

Khi đã nuôi sẵn thú cưng trong nhà, cách bạn giới thiệu thêm một chú mèo nữa sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này của chúng. Tuy nhiên, có cách đúng và cũng có cách sai khi thực hiện việc này. Để mèo cảm thấy được chào đón nhưng không làm phiền hay có thái độ thù địch với thú cưng trong nhà, bạn phải mất nhiều thời gian và kiên nhẫn. Bạn có thể tìm hiểu cách thức hành xử và lên kế hoạch chu toàn khi cho mèo làm quen với gia đình mới.

Chuẩn bị cho mèo

Bạn có biết, loài mèo khám phá nhà mới bằng mùi hương không? Việc bạn nên làm ngay là lấy một chiếc áo có mùi cơ thể bạn để lót ổ cho mèo. Điều này khiến chú Mèo mới sẽ nhanh thích nghi nhà mới hơn. Tiếp theo, chuẩn bị cho chú mèo mới này một phòng riêng hặc một vị trí nào đó trong nhà. Nơi này cần sự yên tĩnh cũng như ít người và những con vật khác đi lại. Trong phòng nên để một số vật dụng cần thiết cho Mèo con mới như:

Nhiều thức ăn và nhiều thức uống để thuận tiện cho Mèo khi đói và khát

Chăn, ổ nệm hay đồ chơi ở nhà cũ cần thiết cho mèo.

Đồ chơi, chuẩn bị chuột giả, đồ treo, bóng nhỏ, đồ chơi có gắn lông và những loại khác giúp mèo luôn hoạt động và được tiêu khiển.

Trụ mài vuốt, vì mèo thích đánh dấu lãnh thổ bằng việc cào nên cần chuẩn bị cho nó. Phần khác cũng hạn chế việc Mèo mới cào các đồ đạc trong phòng.

Cho người thân làm quen với mèo

Nhà nào có trẻ nhỏ thì việc có một con vật mới trong nhà khiến mấy đứa nhỏ “vui như tết” và sấn lại gần vui đùa. Bạn nên dặn dò trẻ nhỏ rằng: Nó cần thời gian làm quen. Cho trẻ em tiếp súc dần dần trong thời gian ngắn với mèo và phải có sự giám sát của bạn. Đưa đồ ăn vặt để trẻ đặt lên sàn nhà cho mèo hoặc đổ thức ăn vào bát, cách này giúp con trẻ có cơ hội làm quen với mèo. Khuyến khích trẻ em giữ im lặng, ngồi quan sát mèo mà không chạy nhảy nhiều. Không để mèo giật đuôi, túm cổ hay bế mèo chạy nhảy làm nó sợ hãi. Cũng như ngăn cản việc để trẻ nhìn chằm chằm vào mặt mèo con mới khi nó đang ẩn nấp vì sợ sêt.

Cho mèo thích nghi với gia đình. Việc cần làm là các bạn mang đồ đạc phòng khác vào phòng của mèo đang sống. Chúng sẽ làm quen các đồ dùng trong nhà thông qua mùi hương, cứ làm dần dần như vậy. Mỗi đêm nên để hé cửa phòng để mèo khám phá các phòng trong nhà. Một thời gian khi đã quen thì nên mở hẳn cửa ra cả ngày cho mèo thoải mái.

Tiếp đến cho từng con làm quen mùi của nhau. Chải lông cho đàn mèo bằng một bàn chải, vuốt ve con này sau đó chuyển sang âu yếm con kia. Hoặc cho mèo làm quen với chăn hoặc đồ chơi của con khác. Làm cho chúng quen mùi hướng của nhau và hé của phòng mèo mới để mùi mèo mới bay ra ngoài. Cách nữa là dùng khăn chà lên tuyến mùi hương của mèo mới nằm ở phần gò má và đưa cho con mèo hiện tại đánh hơi và ngược lại.

Cho đàn mèo gặp nhau, cách tốt nhất là cho mèo mới vào lồng và mang sang phòng mèo cũ. Các bạn nhớ để lồng mèo mới lên ghế hoặc để cách mặt đất khiến mèo mới an tâm. Tránh được đánh nhau ngay ngày đầu gặp mặt. Tiếp đến, hãy cho mèo ăn gần nhau. Có thể cho ăn trong lồng hoặc tạo vách lưới và cho ăn gần nhau.

Hãy chuyển hướng tập trung của chó bằng các loại thức ăn ngon, đồ ăn vặt để cạnh. Món ăn hấp dẫn có thể khiến chú cún không còn muốn đuổi theo vật nuôi khác. Sau một vài lần tiếp xúc, bạn có thể mở hé cửa phòng Mèo mới để cho nó tự chơi và tự làm quen với chó. Khi 2 con đã có vẻ thân thiện với nhau, bạn nên cho nó chơi với nhau mà không cần dây xích rồi đấy.

Một số lời khuyên nhỏ

Hầu hết mèo sẽ cảm thấy thoải mái khi có thêm bạn nếu chúng nhận ra rằng thú cưng mới không làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của chúng. Bảo đảm rằng đàn mèo hiện tại luôn được cho ăn đúng giờ và không phải tranh giành thức ăn với con mèo mới. Khi đó chúng có thể hòa hợp với nhau một cách nhanh chóng.

Cho mèo con làm quen với mèo trưởng thành có vẻ dễ dàng hơn, nhưng bạn cần lưu ý bản tính nghịch ngợm của mèo con làm cho mèo lớn cảm thấy đuối sức.

Cho mèo khác giới tiếp xúc với nhau sẽ có hiệu quả hơn vì chúng dễ làm quen với nhau.

Việc làm quen có thể trở nên khó khăn đối với chú mèo mới vàchú mèo hiện tại. Bạn nên quan tâm đàn thú cưng hiện tại thật nhiều để chúng không cảm thấy bị bỏ mặc và lo âu.

Cho phép thú cưng mới khám phá ngôi nhà nhưng không cho vào phòng của những con mèo khác vì chúng sẽ trở nên ganh tị.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Mèo Con Mới Về Nhà

Bạn sắp đón một bé mèo mới ? . Bạn đã biết chăm sóc mèo con mới về nhà cần lưu ý những điều gì chưa ?.

Chào đón một thành viên mới chắc hẳn là một điều rất thú vị. Bạn có thể đã chuẩn bị nhiều thứ cho bé mèo nhỏ và nghĩ đến việc chăm sóc cho bé như thế nào. Tuy nhiên, tháng đầu tiên mèo con về nhà mới có lẽ là một tháng có nhiều sự thay đổi nhất của cuộc đời bé. Vì vậy nắm rõ cách chăm sóc mèo con mới về nhà sẽ giúp cho mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn.

Mèo con cần có một góc riêng trong ngôi nhà (Ảnh : Printerest)

Sau khi mua đồ, bạn cần đặt chúng vào vị trí thích hợp trong ngôi nhà của bạn. Tốt nhất là dành riêng cho bé một góc hay một phòng trong nhà. Đặc biệt là mèo con mới về nhà sẽ cần một phòng riêng trong những ngày đầu tiên khi chưa quen cuộc sống mới. Phòng của mèo phải an toàn để em ấy không thể thoát ra được.

Mặt khác, nếu hiện tại nhà bạn có sẵn vài chú mèo khác, máy phát pheromone là một sự cứu cánh tuyệt vời. Pheromone sẽ giúp mèo trong nhà và bé mèo mới bình tĩnh hơn. Từ đó, hạn chế những ẩu đả có thể xảy ra giữa chúng.

Ngày đầu tiên boss về nhà

Ngày đầu tiên của mèo con khi ở ngôi nhà mới là sự pha trộn giữa những thứ thú vị và sợ hãi ra. Bạn hãy để bé tự do khám phá trong căn phòng nhỏ mà bạn đã chuẩn bị sẵn.

Ngày đầu tiên về nhà mới sẽ là thử thách lớn nhất cuộc đời mèo (Ảnh : World’s Best Cat Litter)

Bạn cần lưu ý gì khi chăm sóc mèo con mới về trong ngày đầu tiên ?. Nếu trong nhà cần vật nuôi khác bạn nên giới thiệu chúng với nhau. Nhớ đảm bảo rằng những cuộc gặp gỡ này luôn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Chúng hoàn toàn có thể tẩn nhau trong lần đầu tiên gặp mặt đấy. Vì vậy bạn nên cố giữ chúng lại để không đứa nào bị thương.

Lồng vận chuyển sẽ là nơi em thấy an toàn nhất trong những ngày đầu tiên ở nhà mới (Ảnh : Catster)