Mèo Con Xa Mẹ / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Thông Điệp Về Lòng Yêu Thương Trong “Mèo Con Xa Mẹ”

Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình vốn được biết đến qua nhiều tác phẩm cũng như giải thưởng dành cho thiếu nhi. Mới đây, chị vừa tiếp tục giới thiệu truyện dài Mèo con xa mẹ, gửi gắm thông điệp về tình yêu thương giữa con người và con vật. Sách do Saigon Books và NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Truyện dài Mèo con xa mẹ là tác phẩm ghi dấu ấn của nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình trong lần đầu thử sức với thể loại đồng thoại, sau nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi đã được xuất bản trong thời gian qua như: Bạn thành phố, Quê ngoại, Quà sinh nhật, Hoa nắng xôn xao, Ngày tựu trường đặc biệt, Đoàn xe bọ xít…

Dù lần đầu thử sức với thể loại đồng thoại, nhưng Nguyễn Thị Thanh Bình đã cho thấy nội lực cũng như khả năng đối với thể loại này. Dưới ngòi bút của chị, thế giới loài mèo hiện lên đầy sinh động, với đầy đủ cung bậc cảm xúc của con người. Ở đó, có cả những giận hờn lẫn thương yêu. Cũng có những hy sinh ấm áp mà loài mèo dành cho nhau trong mối quan hệ giữa mẹ và con, giữa anh và em.

Tác phẩm là cuộc phiêu lưu khám phá đầy cam go nhưng cũng nhiều thú vị của chú mèo Xám, tình cờ được Khoa – một cậu bé tốt bụng phát hiện và mang về nhà nuôi. Từ thân phận của một chú mèo hoang, Xám dần trở thành một thành viên trong gia đình mà ban đầu, hầu như ai cũng phản đối việc nuôi mèo trong nhà.

Tại nơi ở mới, bạn đọc sẽ được chứng kiến những tâm tư của mèo Xám, nhất là nỗi nhớ mẹ quay quắt hay trong mối quan hệ với những người bạn xung quanh như thằn lằn cụt đuôi, vịt Đẹt… Tuy nhiên, lôi cuốn và hấp dẫn hơn cả là cuộc chiến với con rắn nham hiểm. Cuộc chiến là minh chứng sống động cho sức mạnh của sự đoàn kết, sự thương yêu và đồng tâm hiệp lực không chỉ của riêng ba mẹ con mèo Xám.

Bìa cuốn sách “Mèo con xa mẹ”. (Nguồn: Saigon Books)

Từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ, yếu ớt, qua thời gian, chú mèo Xám đã trưởng thành, lớn lên trong dáng vóc của một chú mèo bản lĩnh và dũng cảm. Bằng nỗ lực của mình, mèo Xám đã chiếm trọn tình cảm của các thành viên trong gia đình, không những thế còn nối kết mọi người với nhau, biết quan tâm đến nhau.

Đặc biệt, không chỉ chú mèo Xám mới trưởng thành lên từng ngày, mà những cô bé cậu bé trong gia đình cũng đã có những chuyển biến tích cực. Như Khoa, “từ một người vụng về, nay đã biết chăm sóc cho hai con mèo và một con vịt”. Hay như Phương, “từ một người có thể nói là vô tâm, ghét mèo giờ đã hết ghét mèo”. Đó chính là điều kỳ diệu mà chú mèo Xám mang lại cho hai người bạn nhỏ.

Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình cũng đã thành công khi nhen nhóm lên ngọn lửa yêu thương, đánh thức lòng trắc ẩn nơi bạn đọc, nhất là những bạn đọc nhỏ tuổi. Tình yêu thương, lòng bác ái không ở đâu xa xôi mà được bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, trong đó có việc quan tâm và yêu thương những loài vật bé nhỏ.

Sách được in màu theo khổ vuông (19x19cm), qua nét vẽ minh họa dễ thương của họa sĩ trẻ Vân Quỳnh. Đặc biệt, kết thúc tác phẩm là phần Phụ lục với tên gọi “Những lưu ý khi chăm sóc một bé mèo con mới được cứu hoặc nhận nuôi”. Thông tin được cung cấp bởi tổ tức Yêu động vật – tổ chức cứu hộ chó mèo và hoạt động vì phúc lợi động vật tại TP. Hồ Chí Minh.

Thông qua phần Phụ lục, không chỉ trẻ em mà người lớn sẽ được cập nhật những kiến thức bổ ích và thiết thực trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng một chú mèo con, từ việc ăn uống đến vệ sinh cũng như chăm lo sức khỏe.

Thân phận người phụ nữ trong “Thà cứ một mình rồi quen”

Được biết đến với lối viết đi đến tận cùng ngóc ngách tâm hồn, tận cùng nỗi đau sâu thẳm của những thân phận phụ …

Khi thất bại cũng là một món quà

Với hơn 200 trang, cuốn sách “Thất bại để thành công” chia sẻ một cái nhìn tổng quan, có giá trị về những bài học …

Chú Ếch Xanh và thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường

“Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Ếch Xanh” hứa hẹn sẽ là món quà nhỏ thú vị dành tặng các bạn nhỏ yêu môi trường.

Mèo Mẹ Ăn Thịt Con

Bản năng làm mẹ chính là điều vô cùng thiêng liêng để một người mẹ có thể chăm sóc con dù chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, không ít trước hợp mèo mẹ ăn thịt con. Vì sao vậy?

Mèo mẹ có thể tự mình làm mọi thứ từ vượt cạn cho đến chăm sóc, dạy dỗ con. Tuy nhiên, có những người mẹ hoàn toàn ngược lại. Mèo mẹ ăn thịt con có thể khiến bạn bị sốc nặng khi chứng kiến. Tuy nhiên, trước khi trách mắng mèo, bạn nên hiểu vì sao bé làm như vậy.

Mèo mẹ ăn thịt con là bình thường hay bất thường? Mèo mẹ ăn thịt con là một hành vi BÌNH THƯỜNG ở loài mèo (Ảnh: Hill’s Pet Nutrition)

Mặc dù điều này thật sự rất khủng khiếp nhưng mèo mẹ ăn thịt con là một hành vi BÌNH THƯỜNG ở loài mèo. Mèo mẹ có thể chỉ ăn thịt một mèo con hoặc…cả đàn.

Nguyên nhân khiến mèo mẹ ăn thịt con có thể xuất phát từ mèo con

Thật sự điều này quá sức man rợ đối với chúng ta nhưng đây là nguyên nhân thường thấy thứ hai khiến mèo mẹ ăn thịt con mình. Mèo con chết non có thể cung cấp cho mèo mẹ nguồn dinh dưỡng để nó tạo ra nguồn sữa nuôi những bé mèo con còn sống khác.

Tốt nhất là bạn nên ở bên cạnh mèo trong lúc vượt cạn để có mang những bé mèo chết non ra xa mẹ để đề phòng mèo mẹ ăn thịt con chết non.

Đây cũng là một trong số những lý do phổ biến dẫn đến hành động khó chấp nhận này ở mèo. Tuy nhiên, không phải mèo mẹ nào cũng lựa chọn ăn thịt con mình khi chúng bị dị tật bẩm sinh. Nhiều mèo mẹ sẽ bỏ qua chúng. Nếu bạn không chấp nhận việc mèo mẹ ăn thịt con thì nên tách riêng những bé mèo bị dị tật bẩm sinh trước khi xảy ra chuyện kinh khủng kia.

Không chỉ mèo con bị dị tật bẩm sinh và mèo chết non có thể bị mẹ ăn mà những bé mèo yếu ớt cũng nằm trong vòng nguy hiểm. Mèo mẹ ăn thịt con có cơ hội sống thấp hơn để tăng cơ hội nuôi sống những bé mèo khỏe mạnh khác. Thiên nhiên khắc nghiệt có thể khiến nhiều chuyện không nên xảy ra phải xảy ra.

Nguyên nhân đến từ mèo mẹ Nguyên nhân khiến mèo mẹ ăn thịt con có thể xuất phát từ chính bản thân chúng (Ảnh: Britannica)

Mặc dù lý do này nghe thật nghịch lý nhưng cũng nên được xem xét. Khi mèo mẹ tin rằng các con của mình đang gặp nguy hiểm từ kẻ săn mồi, mèo mẹ ăn thịt con của mình như một cách để bảo vệ chúng khỏi nanh vuốt của kẻ thù. Đó chính là lý do mà những người nuôi mèo thường rất quan tâm đến cảm giác an toàn của mèo sau khi sinh.

Bạn nên hạn chế để các vật nuôi hay động vật khác đến gần ổ của mèo. Mèo mẹ có thể sẽ cảm thấy không thoải mái vì bị xâm phạm lãnh thổ và đe dọa an nguy của đàn con. Người lạ cũng là một trong những mối đe dọa với mèo mẹ trong giai đoạn nhạy cảm này.

Mặt khác, nếu lứa mèo con quá lớn, mèo mẹ có thể ăn một vài mèo con để đảm bảo đủ sữa cho những bé mèo còn lại.

Mèo cái cần rất nhiều dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, không phải bé mèo nào cũng được ăn uống đầy đủ khi mang thai. Nhiều bé mèo cái lại trở nên khó tính hơn trong giai đoạn thai nghén và không thèm ăn. Suy dinh dưỡng là điều không tránh khỏi. Và như đã nói ở trên, mèo con là một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho mẹ lúc này.

Do đó, bạn nên tập trung chăm sóc dinh dưỡng cho mèo khi bé mang thai và sau sinh nếu không muốn mèo mẹ ăn thịt con. Mèo mang thai cần được ăn thức ăn dành cho mèo con vì loại này chứa nhiều protein, chất béo, calo…hơn so với thức ăn của mèo trưởng thành. Sau khi mèo cái sinh con, bạn nên để thức ăn ở gần ổ để mèo có thể ăn ngay khi cần, đó là một cách để bù đắp dinh dưỡng cho mèo sau khi sinh con và trong thời gian cho con bú.

Stress cũng là một nguyên nhân khiến mèo mẹ ăn thịt con mặc dù không quá phổ biến. Tác động của môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến mèo cái sau khi sinh con. Nếu có quá nhiều thứ khiến mèo căng thẳng có thể sẽ dẫn đến những hành vi thần kinh cho mèo mẹ.

Bé có thể bị stress vì nhiều nguyên nhân: tiếng chân đi tới lui liên tục gần ổ mèo con, tiếng ồn lớn,…Mèo mẹ bị stress sẽ dễ lo sợ đàn con bị bắt đi khỏi mình hoặc chúng có thể trở thành mồi cho những động vật khác. Thông thường, mèo mẹ mới sinh con lần đầu tiên dễ bị stress hơn vì sự căng thẳng vượt quá mức bình thường của chúng.

Làm mẹ khi còn quá nhỏ có thể là lý do khiến mèo mẹ ăn thịt con (Ảnh: Hillsborough Country)

Những bé mèo sinh sản quá sớm thường chưa có bản năng làm mẹ khi chúng mang thai. Những bối rối trong lần sinh sản đầu tiên khiến mèo mẹ có thể ăn thịt con mình.

Mèo Mẹ Ăn Thịt Mèo Con Của Mình

I. Mèo mẹ có ăn thịt mèo con của mình không?

Trường hợp bố mẹ ăn thịt con của mình không phải là trường hợp hợp hiếm gặp. Việc ăn thịt con diễn ra ở nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật có vú tới côn trùng, đặc biệt phổ biến ở nhiều loài cá.

II. Mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình nguyên nhân là gì?

Mèo là một loài động vật có bản năng làm mẹ cực kì cao. Mèo mẹ luôn bảo vệ và sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù khi kẻ thù uy hiếp đến mèo con. Nhưng tại sao mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình?

Những nguyên nhân khiến mèo mẹ ăn thịt chính mèo con của mình đẻ ra…

1. Mang thai khi mèo mẹ còn quá nhỏ

Như chúng ta đã biết từ khoảng 6 tháng tuổi mèo có thể mang thai và sinh com. Nhưng tại thời điểm này chúng mới chỉ là một bé mèo ham chơi, bản năng làm mẹ của mèo mẹ chưa phát triển đầy đủ.

Lần đầu khi sinh con làm mèo mẹ cảm thấy bối rối, stress, căng thẳng… làm chúng ăn con của mình & sẽ sinh con vào thời điểm khi chúng chuẩn bị tâm lý tốt hơn.

Mèo mẹ sinh con khi thức ăn khan hiếm, đặc biệt là vào mùa đông đối với những con mèo hoang chúng không còn năng lượng để tiếp tục sinh sống vì thế chúng có thể ăn con của những mẹ mèo khác hoặc ăn con của mình vì không đủ sức để nuôi con.

2. Mèo mẹ sinh non

Mèo mẹ sinh non khiến mèo con không đủ khả năng sinh sống, yếu ớt và có thể chết khi vừa mới sinh ra. Mèo mẹ sẽ ăn thịt mèo con để cố gắng nuôi những bé mèo con khác.

bạn nên ở bên cạnh mèo mẹ lúc các bé sanh cung cấp thức ăn và đầy đủ nước uống, mang những bé mèo con chết ngạt ra xa.

3. Mèo con bị dị tật bẩm sinh

Một trong những nguyên nhân khiến mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình có thể là những bé mèo con sinh ra đã bị di tật bẩm sinh. Trong một số trường hợp mèo mẹ không cảm nhận được khả năng sống của con sẽ tha bé mèo con bị dị tật đến một góc khuất và thực hiện hành vi ăn con của mình. Hành vi này giúp mèo mẹ có đủ năng lượng để giúp các bé mèo con còn lại có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.

Nhưng không phải mẹ mèo nào cũng chọn cách này, có rất nhiều mẹ mèo do bản năng làm mẹ quá cao, dù không có gì để ăn bọn chúng vẫn không ăn con của mình trừ khi con của chúng bị mất đi.

4. Mèo mẹ muốn bảo vệ con của mình

Mèo mẹ thường có bản năng làm mẹ rất cao, chúng hoảng sợ lo lắng cho con của mình khi gặp kẻ thù hoặc mối nguy hiểm. Những trường hợp như vậy mèo mẹ thường chọn cách ăn con của mình, ăn con của mình dù tốt dù xấu “mèo con vẫn được ở bên mèo mẹ”. Khi gặp kẻ thù mèo mẹ vừa không bảo vệ được mèo con mà còn phải xa mèo con.

Đặc biệt mèo mẹ rất mẩn cảm với kẻ thù và những vật nuôi khác, vì thế khi mèo mẹ sinh con bạn nên tìm cho chúng chỗ an toàn, kín đáo và tránh xa những bé thú cưng khác. Như vậy mèo mẹ sẽ không cảm thấy bị xâm hại lãnh thổ và an toàn hơn.

5. Mèo mẹ bị suy dinh dưỡng

Mèo là loại động vật khó ăn, điều này thể hiện rõ khi chúng mang thai. Có những mẹ mèo nghén không ăn được vì thế việc mèo mẹ bị suy dinh dưỡng là việc có thể xảy ra. Khi mèo mẹ sanh con cần một lượng lớn thức ăn và năng lượng gấp 3 – 4 lần bình thường. Mèo con trở thành nguồn dinh dưỡng dồi dào mèo mẹ có thể lựa chọn.

Để tránh mèo mẹ bị suy dinh dưỡng trong thời gian mèo mẹ mang thai bạn nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mèo mẹ. Khi mèo mẹ sinh con xong bạn có thể cho mèo mẹ ăn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng và năng lượng để mèo mẹ phục hồi sức lực như: Các loại pate, hạt cho mèo mẹ …

6. Mèo mẹ bị căng thẳng stress ảnh hưởng bởi tiếng ồn

Khi ổ của mèo mẹ gần nơi thường xuyên có người qua lại, gần tiếng ồn, hay có tiếng bước chân, tiếng gõ đập, tiếng la hét… Mèo mẹ rất nhạy cảm với âm thanh vì thế mèo mẹ trở nên stress rất lo lắng con mình bị kẻ thù cướp đi. Vì thế mèo mẹ có thể tha con đến nhiều nơi khác nhau dẫn đến tử vong cho mèo con hoặc mèo mẹ ăn thịt con của mình để bảo vệ con khỏi kẻ thù.

Bạn nên chú ý an toàn tổ của mèo mẹ, đặt mèo mẹ ở nơi chúng cảm thấy an toàn. Đặc biệt là những bé mèo mới sinh lần đầu rất dễ bị stress, căng thẳng.

7. Mèo mẹ không ngửi thấy mùi hương của con mình

Mèo là loài động vật có khứu giác rất mạnh. Mèo mẹ không nhận ra mùi hương của con mình phần lớn gặp vào trường hợp mèo mổ đẻ. Khi sanh mổ hóc môn sinh sản của mèo mẹ và mèo con không được giải phóng. Kết quả chúng sẽ thấy sợ hãi và không biết đây là con mình vì thế mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình.

Để tránh trường hợp này khi mèo mổ đẻ bạn nên cho mèo con tiếp xúc với mèo mẹ sớm nhất có thể để mèo con và mèo mẹ có thể tiếp xúc nhiều với nhau hơn gia tăng tình cảm. Trong thời gian này bạn nên chú ý quan sát mèo mẹ để chúng không gây nguy hiểm cho mèo con.

Khi bé mèo vừa mới sinh ra bị người la ôm, ấp vuốt ve… như vậy mèo con sẽ vô tình dính phải mùi của bạn hoặc những người khác. Mèo mẹ sẽ không nhận ra còn mình mà dẫn đến hành vi không đúng.

Trừ khi bạn rất thân thiết với mèo, ăn chung, ngủ chung với mèo mẹ. Còn nếu không khi mèo mẹ vừa mới sinh bạn nên hạn chế bắt cưng nựng mèo con khi chúng còn quá nhỏ. Như vậy mèo mẹ sẽ không ngửi thấy mùi mèo con hoặc cảm thấy nguy hiểm tha mèo con đi chỗ khác.

9. Mèo mẹ bị tuyến vú

Mèo mẹ mất sữa, con ú quá nhiều vì thế việc nhiễm trùn tuyến vú có thể sảy ra ở mèo mẹ. Viêm tuyến vú khiến mèo mẹ đau đớn, từ chối chăm sóc con, cho con ti, thậm chí ăn thịt con.

Để tránh trường hợp mèo mẹ ăn thịt con do viêm tuyến vú bạn nên để ý mèo mẹ và mèo con. Nếu có những trường hợp sau:

Mèo mẹ không muốn cho con bú.

Vú mèo mẹ bị sung, căng cứng.

Có máu hoặc mủ chảy ra

Mèo mẹ sốt, nôn.

Mèo con còi, suốt ngày kêu vì không được bú sữa.

Gặp những trường hợp này bạn nên mang mèo mẹ đến cơ sở thú ý gần nhất để mèo mẹ nhanh chóng được chữa trị.

III. Khi nuôi mèo mẹ cần lưu ý những điều gì?

Chọn chuồng ở nơi ấm áp, yên tĩnh để mèo mẹ cảm thấy thoải mái.

Để nước và thức ăn cạnh bên để mèo mẹ có thể ăn và uống thuận tiện nhất.

Hạn chế sờ, vuốt ve… mèo con khi chúng chưa được 10 ngày tuổi.

Khi mèo mẹ đẻ mổ, cho mèo con tiếp xúc sớm nhất có thể để mèo mẹ nhận ra con.

Nếu bạn thấy có 1 bé mèo con bị mèo mẹ đẩy ra ít quan tâm tới, bạn nên tách bé mèo này ra chăm sóc riêng để tránh trường hợp đáng tiếc.

Quan sát kỹ hành động của mèo mẹ để nắm rõ tình hình và nguyên nhân mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình.

Nên để mèo mẹ mang thai ở lứa tổi gần 1 tuổi như thế mèo mẹ sẽ đủ chín chắn và bản năng làm mẹ tốt hơn.

Cách Chăm Sóc Mèo Con Không Có Mẹ

“Này Doc, ai đó vừa để lại một hộp mèo con bên ngoài cửa rồi đi mất.”

Đó là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong thời gian đầu hành nghề thú y của tôi. Khi một nhân viên phòng khám thốt lên những lời đó, tôi đã đứng bật dậy để xem có chuyện gì đang xảy ra và ngay lúc đó tôi cảm thấy cần phải khám cho chúng ngay. Một kỹ thuật viên nhanh chóng mang những chú meo con vào phòng khám. Có lẽ chúng khoảng 7-8 tuần tuổi và được đặt trong một chiếc lồng tại khu cách ly của chúng tôi với thức ăn, nước và hộp vệ sinh.

Vào cuối mỗi ngày, tôi nhớ đến đám mèo con đáng thương. Tôi đi đến khu cách ly để xem chúng cần gì, chẳng hạn như kiểm tra sức khỏe, tiêm vắc xin, tẩy giun,… và tôi đã tìm thấy 4 chú mèo con 7-8 tuần tuổi đó nằm dưới lớp khăn cùng một chú mèo con mới sinh khác. Có lẽ nó chỉ hai hay ba ngày tuổi. Chú mèo trông mới tội nghiệp làm sao nên tôi đã mang nó về nhà và cho bú bình.

Sau đó, tôi mới nhận ra mình nên cố gắng tìm mẹ nuôi có thể bao bọc mèo con. Cho mèo bú bình không phải là giải pháp lý tưởng. Chúng phải ăn hai hoặc ba giờ một lần kể từ thời điểm bạn thức dậy cho đến khi bạn đi ngủ trở lại. Nếu có mèo mẹ nuôi thì chúng được ăn thường xuyên trong ngày và bạn không phải thức dậy để cho ăn vào ban đêm. Tần suất cho ăn có thể giảm dần khi chúng có thể uống nhiều hơn ở mỗi bữa ăn.

Sữa công thức thay thế cho mèo con là đủ nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ. Điều này đặc biệt đúng nếu mèo con không thể bú sữa non trong 24 giờ đầu tiên trong đời. Trong những trường hợp này, tiêm huyết thanh từ một con mèo trưởng thành khỏe mạnh đã được tiêm chủng có thể giúp bảo vệ mèo con khỏi bệnh truyền nhiễm trong khi hệ miễn dịch của chúng dần được hoàn thiện.

Mua vài bình và núm vú được thiết kế đặc biệt cho mèo con để không xảy ra tình trạng thiếu bình sạch. Sữa bột thay thế nên được pha với nước ấm ngay trước khi cho ăn. Đặt bình sữa sau khi pha vào cốc nước ấm để giữ hỗn hợp luôn ấm ở nhiệt độ cơ thể. Hãy chăm mèo con cho đến khi mức độ bú chậm lại.

Mèo con nhỏ cũng cần được giúp đi tiểu và đi vệ sinh. Sau mỗi lần cho ăn, vệ sinh xung quanh hậu môn và lỗ sinh dục bằng vải ẩm; sau đó, sử dụng cùng một miếng vải để làm sạch lại sau khi chúng đi vệ sinh.

Mèo con thường trở nên tự lập hơn vào khoảng ba hoặc bốn tuần tuổi. Một khi chúng bắt đầu nhai núm vú của bình sữa thì cũng là lúc bạn nên mua thực phẩm đóng hộp cho mèo con, rồi trộn với một ít sữa công thức. Khi con mèo quen với việc ăn thức ăn đóng hộp và uống nước từ bát thì bạn có thể ngưng sử dụng bình sữa.

Lý tưởng nhất là mèo con nên ở lại với mẹ (hoặc mẹ nuôi) và các anh em của mình cho đến khi được ít nhất tám tuần tuổi. Thời gian này là rất quan trọng, không chỉ vì lý do dinh dưỡng mà còn để chúng hòa nhập xã hội dễ dàng hơn.