Bài của Trần Văn Lưu k4 gửi đăng
Mao Zedong (Mao Trạch Đông1) thành lập nước TQ mới (CHND Trung Hoa) vào năm 1949, và muốn đưa TQ đi theo CNCS để trở thành một cường quốc cộng sản trên thế giới, dựa trên học thuyết Marx-Lenin cộng với triết lý của Mao, lan tỏa ảnh hưởng đến toàn cầu. Thế nhưng, các chính sách “nặng mầu tư tưởng” của Mao đa làm cản trở sự phát triển của TQ. Có thể kể đến một số chiến dịch tai hại do Mao phát động như – “Cải cách ruộng đất”, 1953 (đấu tố “địa chủ”, nhiều người làm ăn tử tế bị thiệt mạng) – “Đại nhảy vọt”, 1958-1961 (gây nên thảm họa kinh tế với 20 triệu người bị chết đói) – “Cách mạng văn hóa”, 1966-1971 (hủy hoại tầng lớp trí thức và nền khoa học TQ) Một việc có lợi cho TQ mà Mao làm được là bình thường hóa quan hệ với đế quốc Mỹ, một “kẻ thù về hệ tư tưởng”, vào năm 1972, với chuyến đi thăm TQ lịch sử của Tổng thống Nixon. Nhưng phải đợi đến sau năm 1976, khi Chu Ân Lai (Thủ tướng TQ) và Mao chết, và Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình, sinh năm 1904)2 lên nắm quyền, TQ mới thực sự thay đổi quĩ đạo, bắt đầu giai đoạn phát triển nhanh, để từ một nước nghèo khó trở thành đại cường quốc tranh dành ngôi bá chủ thế giới với Mỹ vào năm 2010. Đặng Tiểu Bình từng là tướng quân đội và từng làm Phó Thủ tướng dưới thời Mao, nhưng trong thời kỳ cách mạng văn hóa bị Mao buộc tội là “hữu khuynh” và bắt đi lao động cải tạo cho đến năm 1976, và con trai của Đặng Tiểu Bình thì bị thủ tiêu. Khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên thay đã khôi phục lại Đặng Tiểu Bình, và sau đó họ Đặng với uy tín cao đã trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của TQ. Trong các câu triết lý thâm thúy của Đặng Tiểu Bình, nổi tiếng nhất có lẽ là câu: “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột.” Từ lúc Đặng Tiểu Bình lên, TQ đã áp dụng triệt để triết lý “mèo trắng mèo đen”, rũ bỏ các chính sách nặng màu “hệ tư tưởng” (ideology), và lập nên các chính sách “thực dụng” (pragmatic) nhằm giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm, trong đó đặc biệt là phát triển kinh tế và ổn định xã hội TQ, khiến thế giới phải nể sợ. Một số biểu hiện cụ thể của học thuyết “mèo trắng mèo đen” là: Từ năm 1978, TQ bắt đầu đợt cải cách triệt để về kinh tế3. Chủ nghĩa tư bản hay kinh tế thị trường không bị coi là xấu nữa, cho phép kinh tế tư nhân, miễn sao phát triển được kinh tế. Các hợp tác xã nông nghiệp (mô hình nông nghiệp XHCN) được xóa đi, phân lại đất cho nông dân tư hữu nhằm tăng sản lượng nông nghiệp. Vào năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đã chiếm đến 70% nền kinh tế TQ (tuy nhiên, cần hiểu rằng, các hãng gọi là “tư nhân” ở TQ vẫn có Nhà nước chiếm cổ phần khá lớn, hoặc/và do con cháu các vị lãnh đạo ĐCS làm chủ). Về mặt đối ngoại, TQ chơi với bất cứ chế độ chính trị nào, bất cứ thế lực cầm quyền nào, miễn sao điều này có lợi về kinh tế cho họ. Không còn phân biệt “địch ta” về ý thức hệ nữa. Ví dụ, khi Taliban nắm chính quyền ở Afganistan thì TQ chơi với Taliban, nhưng khi Taliban bị lật đổ và Chính phủ mới lên thay, thì TQ lại chơi ngay với Chính phủ mới, nhằm chiếm giữ quyền khai thác khoáng sản ở đó. Theo triết lý mèo trắng mèo đen, thì tên gọi tư bản hay cộng sản không quan trọng, miễn sao trở thành giàu có quyền lực. Trên thực tế, ở TQ ngày nay, phần lớn các nhà tư bản của TQ là “tư bản đỏ”, tức là từ ĐCS mà ra. Theo một tin của Tân Hoa Xã TQ đưa ra vào tháng 10/2006, trong số 3220 tỷ phú (tiền nhân dân tệ) tại TQ, có đến 2932 “hoàng tử đỏ”, tức là con cháu của các lãnh đạo cao cấp của ĐCS TQ, chiếm 91% ! Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở TQ tăng lên trong mấy chục năm qua, nhưng ngày nay không còn ai nói đến chuyện “đấu tranh giai cấp” nữa. Nguyên lý cơ bản của triết lý “Mèo trắng Mèo đen” là động lực đưa TQ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.
Thật vậy, Triết lý “Mèo trắng Mèo đen” đang trở thành hệ tư tưởng thực dụng điển hình nhất trong nền kinh tế thị trường, nó đang thịnh hành và đang được áp dụng trên toàn thế giới và đặc biệt là các nhóm chính trị và đại gia ở Việt Nam đang làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động điều hành của mình. BTK5NEW: Câu chuyện tham khảo : Đặng Tiểu Bình dùng Liêu trai chí dị trị quốc:
“Thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình là… hàng đi mượn