Lý tưởng nhất là khi bạn nuôi một mèo con mới, bé ta khỏe mạnh và không có bất kỳ vấn đề y tế nào. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, những người tốt bụng nhận những chú mèo con ốm yếu với ý định chăm sóc chúng khỏe lại. Cũng lắm khi mèo con bị bệnh sau chỉ vài ngày được đem về nhà mới. Bạn cũng cần nắm được những dấu hiệu nguy hiểm mèo con đang gặp phải .
1. Mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút.
Nhiễm trùng hô hấp là một trong những bệnh thú y thường gặp nhất ở mèo con. Đặc trưng là hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi (có mủ / gỉ ở mắt và mũi), chán ăn, và có thể là ngủ ly bì như hôn mê, nhiễm trùng đường hô hấp dễ lây và dễ truyền từ mèo này sang mèo khác. Mèo trưởng thành cũng có thể bị bệnh này, đặc biệt nếu mèo bị căng thẳng hoặc nằm gần nhau, nhưng các triệu chứng nghiêm trọng nhất đối với mèo con.
Nhiễm trùng kéo dài trong 7-21 ngày. Có một thời kỳ ủ bệnh, khoảng thời gian từ điểm nhiễm bệnh đến khi các dấu hiệu lâm sàng trở nên rõ ràng, trong vòng 2-10 ngày. Người ta cho rằng thời kỳ ủ bệnh là thời điểm lây nhiễm cao nhất.
Kiến thức được tham khảo .
Nhiều mèo con sẽ hồi phục sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trong vòng một hoặc hai tuần với việc chăm sóc điều dưỡng tốt. Nhưng, nếu mèo con ngừng ăn hoặc các triệu chứng không cải thiện chút nào, ta sẽ phải nhờ đến bác sĩ thú y.
Các hướng dẫn chăm sóc mèo bị bệnh hô hấp tại nhà:
Tăng độ ẩm – điều này có thể được thực hiện với máy làm ẩm hoặc bằng cách đưa mèo vào phòng tắm nhiều hơi nước ấm nhiều lần trong ngày trong khoảng 15-20 phút.
Cung cấp thức ăn cho mèo ngon miệng, có thể ăn nhiều – đồ ăn đóng hộp thường có mùi tốt hơn cho mèo và kích thích ăn uống tốt hơn.
Làm sạch mắt và mũi – lau nhẹ mắt và mũi bằng khăn mềm ẩm để loại bỏ dịch tích tụ trong suốt cả ngày.
Rửa sạch bát đĩa, dụng cụ cá nhân của mèo.
2. Mèo nhiễm ve ở tai.
Ve tai rất phổ biến ở mèo con, dù mèo ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh. Những ký sinh trùng này dễ lây sang từ những con mèo khác. Bé mèo hay ngồi xuống gãi đầu gãi tai, lắc đầu từ bên này sang bên kia,… Dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm ve tai là sự xuất hiện những đốm nhỏ màu đen / nâu ở tai xuất hiện tương tự như nền cà phê. Tai của mèo con thường ngứa, và có thể có vết loét và viêm quanh đầu và cổ nếu con mèo bị gãi.
Các phương pháp điều trị ve tai có sẵn và bạn có thể theo các hướng dẫn để tự điều trị, nhưng bác sĩ thú y thì có thể chạy thử nghiệm đơn giản để xác nhận bọ ve (để loại bỏ nghi ngờ về nấm men hoặc vi khuẩn) và kê đơn thuốc. Để diệt trừ hoàn toàn bọ ve, hãy đảm bảo rằng tất cả vật nuôi trong nhà đều được điều trị.
Các hướng dẫn loại bỏ ve tai tại nhà :
Bạn mua thuốc trị viêm tai về tự điều trị, nhỏ từ 7 ngày đến 2 tuần là khỏi.
Bước 1: Nhỏ vài ba giọt dung dịch diệt khuẩn vào tai rồi xoa bóp tai trong 10 – 15 giây để dung dịch phá vỡ các mảng bám vi khuẩn.
Bước 2: Dùng bông ngoáy tai cotton nhẹ nhàng lau nhẹ và làm sạch lỗ tai.
3. Mèo nhiễm kí sinh trùng đường ruột.
Ký sinh trùng đường ruột đủ phổ biến ở mèo con để cần đảm bảo tẩy giun thường xuyên. Giun tròn và giun móc là ký sinh trùng đường ruột thường thấy nhất, và nhiều mèo con nhiễm những con giun này ngay sau khi sinh, hoặc qua sữa mẹ hoặc qua tiếp xúc với môi trường ô nhiễm xung quanh. Các ký sinh trùng khác như sán dây, Coccidia và Giardia thậm chí có thể nhìn thấy qua chất thải của mèo nhiễm bệnh.
Các dấu hiệu phổ biến nhất của ký sinh trùng đường ruột ở mèo con là tăng trưởng còi cọc, lông xỉn xấu, kém hoạt bát và bị tiêu chảy – tiêu chảy khiến mèo không hấp thu được dinh dưỡng, kích ứng ruột làm mèo bỏ ăn thậm chí gây nôn mửa – mèo bị tiêu chảy cần được đưa đến bác sỹ thú y ngay.
Để chẩn đoán giun đường ruột, bác sĩ thú y của bạn sẽ kiểm tra một mẫu phân mèo con của bạn dưới kính hiển vi và sau đó kê đơn thuốc tẩy giun để giết chết loại ký sinh trùng cụ thể mà nó có.
Khi mèo được nuôi nhốt trong nhà, nhà chỉ nuôi 1 đến 2 mèo thì tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng rất thấp vì loài mèo vốn sạch sẽ, nhưng khi mèo đẻ con thì điều kiện vệ sinh kém đi, khả năng bị nhiễm cũng vì thế mà tăng lên.
Bạn cần đưa mèo đi khám hoặc hỏi ý kiến thú y nếu thấy mèo có dấu hiệu nhiễm kí sinh trùng đường ruột.
Kiến thức này được tham khảo từ tài liệu .
Dọn khu vệ sinh của mèo thường xuyên hơn, dạy mèo không ăn đồ ăn lạ ngoài đường.
Dọn nhà, dọn sân vườn đều đặn.
Đối với người phối giống, cần tẩy giun cho mèo trước khi thực hiện (bạn cần hỏi người bán mèo con).
Tránh đưa mèo đến những nơi tập trung nhiều mèo lạ, không rõ nguồn gốc (bệnh viện, khách sạn chó mèo, trại mèo…).
Mèo bị một số loại kí sinh trùng có thể có nguy cơ lây nhiễm sang người, cần vệ sinh sạch sẽ cho mèo, vật dụng của mèo, rửa tay bằng xà phòng khi thấy mèo có biểu hiện nhiễm ký sinh trùng.
4. Mèo bị nhiễm bọ chét.
Nhiễm bọ chét là phát hiện hoàn toàn bình thường ở mèo con, bọ chét hay các loài ký sinh khác ẩn trên mình mèo con, hút máu khiến mèo con bị thiếu máu, bọ chét cũng có thể truyền bệnh cho mèo con khiến kích ứng da, nặng hơn làm mèo nhiễm trùng. Nhiều khi bạn ngồi chơi với mèo con một lúc cũng tình cờ thấy bọ đang bò trên người mèo con (có khi nó bò cả ra đất ấy).
Phòng ngừa bọ chét ở mèo con:
Kiểm soát môi trường – hút bụi, lau nhà, xịt sát khuẩn, chú ý sofa, đệm giường (các thú cưng khác, vật nuôi khác trong nhà).
Sử dụng các loại vòng chống bọ, ve trong thời kì mèo mang thai.
Xem nướu răng của mèo con có màu hồng phớt không hay bị tái đi.
Trị bọ chét ve rận cho mèo con mới sinh:
Đặc biệt với mèo con mới đẻ yếu và nhạy cảm, một số trường hợp phát hiện có bọ cũng rất khó để tự xử lý. Bạn có thể điều trị cho mèo mẹ bằng cách nhỏ thuốc vẫn được, nhưng thuốc trị bọ chét ve rận cho chó mèo trưởng thành có thể gây tử vong với mèo con.
Bạn chỉ còn cách an toàn nhất là tự dùng tay hoặc nhíp và loại bỏ hoàn toàn (100%) bọ ký sinh trên tất cả những chú mèo con.
Hướng dẫn xử lý bọ chét ve rận cho mèo con dưới 2 tháng để giúp bạn xử lý tình huống mèo con nhiễm bọ chét ve rận (chưa viết – cần bổ sung).
Sau 2 tháng tuổi (8 tuần) thì các loại thuốc phổ biến trên thị trường được cho là an toàn khi sử dụng.
5 bệnh thường gặp ở mèo con thuộc tài liệu hướng dẫn nuôi mèo A – Z xây dựng và cập nhật chỉnh sửa cho người nuôi mèo.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nặng ở mèo con như ký sinh trùng đường ruột, nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, rối loạn miễn dịch, và nhiều thứ khác nữa. Bởi vì mèo con không thể chịu được tác động của tiêu chảy, nên hướng tốt nhất là nhờ tới bác sĩ thú y khi tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn một đến hai ngày.
Các dấu hiệu đi kèm khi mèo bị tiêu chảy nặng:
Sốt, bỏ ăn, mất nước, hôn mê – ngủ ly bì, mệt mỏi kéo dài.
Chung cấp điện giải tránh mất nước dẫn đến kiệt sức – thay vì cho uống nước thì cần trộn một chất điện giải không có hương vị với nước sạch.
Bổ sung probiotic.
Mèo con dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cần được mang tới bác sĩ thú y.