Ý Nghĩa Của Mèo Trong Văn Hóa Ai Cập

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao bên cạnh những xác uớp pharaoh, xác ướp người cổ đại ở Ai Cập, người ta còn ướp cả xác mèo? Và tại sao không hề (hoặc cực kỳ ít) có xác ướp chó hay những con vật khác?

Ngày nay, khi nhắc tới loài mèo, người ta hay hình dung đến những chú mèo lười biếng sưởi nắng, vờn bướm, hay phá phách như những con boss lắm chiêu.

Tuy nhiên, trong thế giới quan của người Ai Cập cổ đại, mèo mang một ý nghĩa cao siêu hơn những gì chúng ta nghĩ. Theo tư duy về tôn giáo của người Ai Cập cổ, bên cạnh sự hữu ích của mình trong gia đình (đuổi rắn, bắt chuột), thì mèo còn gắn liền với các vị thần.

Các vị thần trong tôn giáo Ai Cập cổ thường gắn liền với hình ảnh những loài vật như chim ưng, bọ hung, chó… Và mèo được cho là hiện thân của nữ thần Mafdet và nữ thần Bastet trong tôn giáo Ai Cập.

Nữ thần Mafdet được thờ phụng để cầu mong sự bảo vệ khỏi nọc độc của các loài rắn và bọ cạp sa mạc. Đây đều là những loài mà mèo có thể săn và ăn được. Ở vùng Hạ Ai Cập, nữ thần Bastet cũng có ý nghĩa tương tự. Nữ thần này được cho là hiện thân của mặt trời, dưới hình dạng đầu mèo thân người.

Truyền thuyết cho rằng cả nữ thần Mafdet và Bastet đều có nguồn gốc từ Mau – một giống mèo rừng chuyên bảo vệ những cây thiêng trong rừng khỏi rắn hổ mang bằng cách vồ bắt và cắn đứt đầu con rắn.

Một nữ thần khác là Sekhmet – Nữ thần chiến trang, với nhân dạng là mình người đầu sư tử cái. Tên của Sekhmet có nghĩa là “Người mạnh mẽ” hoặc “Nữ thần của nỗi khiếp sợ”. Sekhmet được cho là hiện thân của Hathor, con gái thần Ra.

Vào thời cổ đại, mèo được coi là giải pháp tối ưu để chống lại chuột và rắn độc thường hay xuất hiện quanh những nơi có người sinh sống. Người dân bắt đầu để thức ăn xung quanh nhà mình để mèo thường xuyên lui tới. Dần dà, mèo hoang bắt đầu được thuần chủng và trở thành mèo nhà ở Ai Cập.

Loài mèo đạt tới cảnh giới tín được tôn sùng tới mức việc làm hại hay giết mèo sẽ bị quy là làm hại hoặc giết chết một vị thần. Và hình phạt cho hành động này chỉ có thể là cái chết!

Vì tính thần thánh của mình mà vào thời Ai Cập cổ đại, người dân thường không được phép nuôi mèo. Chỉ có những pharaoh vị trì Ai Cập – người được xem là hiện thân của thần linh trên trái đất – mới có thể nuôi mèo được mà thôi!

Offtrack Travel tổng hợp

Hình Tượng Con Chuột Trong Văn Hóa Dân Gian

Tản mạn năm Tý

Khó có thể khẳng định được loài chuột xuất hiện trên trái đất này từ bao giờ. Song, chuột từ lâu đã trở thành một con vật gắn bó bền chặt với đời sống con người, trở thành một biểu tượng văn hóa sống động gắn liền với những quan niệm, ví von đa chiều, hàm chứa nhiều ẩn ý sâu xa…

 

1.

Với bản tính lanh lợi, tinh ranh, tích xưa truyền lại rằng, khi Ngọc Hoàng tuyên bố chọn 12 con giáp, chuột có mặt sớm nhất nên nghiễm nhiên được đứng ở vị trí đầu tiên. Chuột chễm chệ đứng trên cả những con vật uy nghiêm khác, trước cả hổ lẫn rồng. Dù muốn dù không, dù căm ghét con chuột đến vô cùng, nó vẫn đồng hành với con người cả triệu năm nay.

Với bản tính lanh lợi, tinh ranh, tích xưa truyền lại rằng, khi Ngọc Hoàng tuyên bố chọn 12 con giáp, chuột có mặt sớm nhất nên nghiễm nhiên được đứng ở vị trí đầu tiên. Chuột chễm chệ đứng trên cả những con vật uy nghiêm khác, trước cả hổ lẫn rồng. Dù muốn dù không, dù căm ghét con chuột đến vô cùng, nó vẫn đồng hành với con người cả triệu năm nay.

Điển hình ở những vùng đồng bằng châu thổ, nơi mà cây lúa, con trâu là những người bạn gần gũi trong đời sống sản xuất, người ta cũng chưa bao giờ quên sự có mặt của chuột. Mặc dù là loài phá hoại, nhưng theo quan niệm của người miền Tây Nam bộ xưa nay, cứ vào đêm giao thừa, hễ nghe được tiếng chuột kêu lít chít đâu đó quanh nhà hay trong bồ lúa, bồ khoai, không ít người sẽ hân hoan tin rằng đó là tín hiệu của một năm mới sung túc, mùa màng bội thu. Họ lý giải rằng, chuột là một trong những con vật có khả năng sinh sôi nảy nở nhanh và nhiều hơn bất cứ loài vật nào, vì vậy nơi nào hễ xuất hiện nhiều chuột là nơi đấy phồn thịnh. Rõ ràng, ở đây, chuột như một “sứ giả” hết sức thiện lành và may mắn.

Trong dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng xưa kia, bức tranh dân gian Đám cưới chuột đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong tâm thức người Việt. Loài chuột xuất hiện đầy hóm hỉnh trong một đám cưới xưa với cờ, quạt, kèn, trống, ô lọng cùng vô số lễ vật. Gặp lão mèo già hung hãn cản lối, những chú chuột trong đám rước sợ hãi, lấm lét, phải cống nộp lễ vật (chim, cá) cho mèo, thỉnh cầu cho đám cưới bình yên. Hình ảnh chuột trong bức tranh vô hình trung lại khiến người ta cảm thương, yêu mến chúng – điều rất hiếm hoi mỗi khi nhắc đến loài vật này với hầu hết những định kiến tiêu cực.

Đám cưới chuột không chỉ là bức tranh dừng lại ở nghệ thuật giải trí đơn thuần mà người xưa muốn mượn hình ảnh chuột để minh chứng sống động cho quan hệ kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu trong xã hội phong kiến; mỉa mai, châm biếm một cách hài hước, sâu cay một tệ nạn xã hội cần lên án và loại bỏ. Ngoài ra, ý nghĩa của bức tranh này còn được xem xét ở những góc độ khác. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, Đám cưới chuột phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa của dân tộc: đám tiệc náo nhiệt, xôm tụ, rình rang nhưng không kém phần thiêng liêng với màu sắc rực rỡ, những ô lọng, kèn, trống, đoàn rước dâu kéo dài… Điều đó làm nổi bật nét văn hóa người Việt xưa khi đám cưới không chỉ là việc riêng của mỗi cá nhân, gia đình mà còn là việc chung của cả cộng đồng, làng xã. Mặt khác, ý nghĩa cộng sinh cũng là một thông điệp mà Đám cưới chuột hướng đến. Mèo và chuột vốn dĩ là hai loài vật “không đội trời chung” nhưng cuối cùng cũng bước qua “bản thỏa thuận” để sinh sôi giữa hai mặt đối lập mà đích đến cuối cùng là sự cam kết cùng nhau tồn tại và phát triển.

2.

Bên cạnh sự hiện diện gần gũi trong đời sống con người, từ bao đời nay, chuột cũng là loài vật giữ một vị trí đặc biệt trong kho tàng văn học dân gian, được nhắc tới rất nhiều trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ cùng với những phép ẩn dụ, so sánh, ví von… giàu ý nghĩa. Quen thuộc nhất là bài đồng dao thuộc nằm lòng của những đứa trẻ quê: Con mèo mà trèo cây cau/ Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà/ Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”, đến trò chơi dân gian mèo đuổi chuột từng góp mặt trong tuổi thơ mỗi người. Để thay lời cho những nhận diện, phán xét, mỉa mai, phê phán… người ta cũng hết sức ý nhị khi sử dụng hình ảnh chuột: Thái độ gian xảo, sợ sệt được ví von “lấm lét như chuột ngày”; khi rơi vào bế tắc, không còn lối thoát hay lựa chọn nào khác là tình huống của kẻ “chuột chạy cùng sào”; may mắn hơn là kẻ khù khờ, kém cỏi nhưng lấy được người quyền quý, có câu “chuột sa chĩnh gạo”; khi phê phán những tuyên ngôn nọ, chủ trương kia ban đầu có vẻ to tát nhưng cuối cùng kém thành quả, người ta chế giễu “đầu voi đuôi chuột” hay “cháy nhà ra mặt chuột” là thành ngữ chỉ sự thật bị phô bày, chân tướng bị vạch trần khi xảy ra biến cố…

Có lẽ, bởi con người quá am tường về loài chuột, kể cả đặc tính giống nòi của nó, nên hễ khi muốn nói đến điều gì cần ngụ ý, họ lại mượn chuột. Mượn để nói khéo, nói một cách đầy ẩn dụ và ý nhị. Ám chỉ quan hệ nam nữ bất chính, người ta chỉ ngắn gọn là “chim chuột”; nói về thói ích kỷ trong tập thể, người này ỷ lại người kia, có câu “chuột bầy đào không nên lỗ”… Người đời cũng mượn hình ảnh chuột để phê phán, châm biếm hết sức tinh tế: “chuột chù đeo đạc” (thói đua đòi, không tự biết mình); “chuột chù lại có xạ hương” (bản chất xấu nhưng làm ra vẻ tốt đẹp); “chuột đội vỏ trứng” (mượn hình thức kẻ khác để che đậy bản chất của mình); “chuột chù chê khỉ hôi” (kẻ không thấy cái dở của mình lại hay đi chê bai người khác); “chuột gặm chân mèo” (chỉ những kẻ dại dột, liều lĩnh); “mèo ra cửa – chuột xướng ca” (không người cai quản sẽ tự do, thoải mái làm điều bậy). Ngoài ra, những hiện tượng đời sống, sinh hoạt hằng ngày cũng được khuếch tán đầy thú vị dưới lăng kính chuột: “Nhà như ổ chuột” (nhà chật hẹp, chui rúc và bẩn thỉu); “khói như hun chuột” (khói nghi ngút, cay xè và lan rộng); “ướt như chuột lột” (ướt sũng từ đầu đến chân). Phong phú, đa diện là vậy, nhưng với bản tính tinh ranh, lanh lợi vốn có của mình, thành ngữ cũng từng phán oan cho chuột khi có câu “lù đù như chuột chù phải khói” (ý chê trách sự chậm chạp, ngờ nghệch)…

Có thể nói, hơn bất cứ loài vật nào trên trái đất này, chuột bao đời nay vẫn hiển diện hết sức đông đảo và gần gũi với đời sống con người, hình ảnh chuột đã đi vào kho tàng văn hóa dân gian một cách tự nhiên, sống động như chính bản tính của nó. Con người dù căm ghét nhưng một góc độ nào đó cũng quý chuột, thậm chí thờ chuột, coi chuột như một biểu tượng của sự sung túc, sinh sôi.

Đón năm Tý, chúng ta chào đón con vật tuy nhỏ bé nhưng đứng đầu 12 con giáp quay về sau một vòng tuần hoàn, để rồi tiếp tục có dịp bàn luận, sẻ chia cùng nhau những mẩu chuyện, những giai thoại về chuột – loài vật đã trở thành một phần của thế giới, của văn hóa, luôn song hành với đời sống nhân loại.              

Ngô Thế Lâm

Mặt Trái Của Văn Hóa Nuôi Chó Mèo Tại Nhật

Người Nhật nổi tiếng yêu thích động vật và có rất nhiều gia đình nuôi chó mèo như một thành viên trong gia đình. Theo Hiệp hộ thú cưng Nhật Bản, tính đến năm 2010 có hơn 21 triệu con chó và mèo được nuôi như thú cưng tại Nhật, nghĩa là còn nhiều hơn số trẻ em của đất nước này. Tuy nhiên tình yêu thương động vật này đem lại cũng tạo ra nhiều vấn đề cho xã hội Nhật.

Nuôi chó mèo thay vì nuôi con Một trong những vấn đề nhức nhối trong xã hội Nhật là tình trạng già hóa dân số. Tuy nhiên nhiều người Nhật thay vì sinh con để cái thì lại nuôi dưỡng và chăm sóc thú cưng. Với họ việc nuôi một con vật đơn giản không gặp nhiều áp lực như nuôi một đứa trẻ. Chó và mèo cũng có thể đem lại cho họ cảm giác gần gũi và được yêu thương. Tuy nhiên việc dồn tình yêu cho thú vật và bỏ qua nghĩa vụ tạo ra thế hệ trẻ cho đất nước này tạo ra những nguy cơ lớn cho xã hội Nhật: thiếu hụt lực lượng lao động dẫn đến áp lực trong việc tiếp nhận các dòng người nhập cư, những người già chỉ sống với những con thú cưng sẽ không có ai chăm sóc và chết dần chết mòn trong cô độc,…

Pet shop và nỗi đau của những con vật bị giày vò Sự bùng nổ trào lưu nuôi thú cưng ở Nhật dẫn đến sự ra đời của các pet shop. Những cửa hàng này bên cạnh việc bán đồ ăn và vật phẩm cho thú nuôi còn bán cả chó, mèo, vẹt, thỏ và nhiều loại thú cưng khác. Tuy nhiên chuyện này gây ra rất nhiều nỗi đau cho những con vật bị đem ra buôn bán. Có khoảng 1/5 chó mèo bị chết trong quá trình vận chuyển. Hơn thế nữa người ta chỉ thích mua chó mèo lúc còn nhỏ cho dễ nuôi nên nhưng con vật không bán được sau 2 đến 4 tháng sẽ được chuyển tới các trung tâm xử lý động vật để giết bằng hơi ngạt nhằm giảm chi phí chăm sóc cho các cửa hàng. Ngoài ra các con vật được bày bán trong pet shop bị sống tách mẹ từ lúc sinh ra và nhốt trong những cái lồng nhỏ bé và chật hẹp nên sẽ gặp phải những áp lực lớn và phát tiển bất bình thường.

Những con vật bị bỏ rơiBên cạnh những người nuôi chó mèo có ý thức thì có những người chỉ nuôi theo trào lưu. Quá dễ dàng để sở hữu một con thú nuôi với giá rẻ khiên nhiều người mua thú nuôi một cách vô tội vạ. Sau một thời gian khi cảm thấy chán thì họ lại vứt chúng ra đường khiến số lượng chó mèo hoang ở Nhật tăng lên một cách nhanh chóng. Ngoài ra việc những con thú nuôi phát triển không bình thường dẫn đến những hành vi không kiểm soát được và người nuôi buộc phải bỏ chúng đi. Một phần trong số chó mèo hoang này được đưa đến các trung tâm bảo trợ động vật và chờ người đến nhận nuôi, sau vài tuần nếu không được ai nhận về thì chúng lại bị đưa đến các lò giết động vật bằng hơi ngạt. Phần còn lại đi lang thang rồi chết ở ngoài đường.

Giải pháp nào cho chuyện này? Hiện nay ở Nhật có một số trung tâm lai giống nhằm thay thế dần các pet shop. Các trung tâm này có không gian rộng lớn và nuôi chó mèo một cách tự nhiên nhằm giúp cho thú cưng có sự phát triển bình thường. Những người muốn mua chó mèo có thể đến các trung tâm này và mua lại những con thú nuôi đã cứng cáp. Ngoài ra còn có đề xuất xây dựng các trung tâm chăm sóc chó mèo công cộng. Thay vì nuôi chó mèo ở nhà những người yêu thích chó mèo có thể đến trung tâm để chăm sóc và nuôi dưỡng các con vật. Tuy nhiên những giải pháp này hiện nay vẫn chưa được thực hiện trên diện rộng và những vấn đề về chó mèo ở Nhật vẫn còn khá nhức nhối.

H.M iSenpai.(Bài viết có sử dụng một số thông tin trong luận văn của tác giả, yêu cầu ghi rõ tên tác giả và iSenpai khi chia sẻ)

Hình Tượng Mèo Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Văn Hóa Dân Gian

Trong 12 con giáp, con Mèo là một trong bảy loài vật thường được con người nuôi và gần gũi với con người nhất. Loài Mèo đã gắn bó với con người từ rất lâu đời, là một trong những loài vật được con người thuần chủng từ rất sớm. Do đó trong tình cảm của con người, mèo là con vật rất thân thuộc và gần gũi. Hiện nay, mèo đã trở thành con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới và trở thành người bạn thân thiết với trẻ em và người lớn. Ý nghĩa hình tượng mèo trong văn hoá các nước

Suốt 3.000 năm qua, kể từ khi lần đầu tiên được người Ai Cập cổ đại tôn sùng là con vật linh thiêng, mèo đã chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới.

Trong các truyện thần thoại, mèo được coi là vật có khả năng biến thành các thần linh siêu đẳng khi chúng chết. Có lẽ nguyên do là theo Phật giáo, thân thể mèo là nơi trú ngụ của hồn vía của người rất linh thiêng. Nói chung ở các nước phương Đông, ý nghĩa của mèo trong văn hoá dễ chịu hơn nhiều. Ngoài biển, mèo được trọng vọng chỉ vì chúng không những giết chuột trên tàu thủy, mà còn nhiều thủy thủ tin rằng mèo có thể dự báo được cơn bão tố.

Tại Nhật Bản, tuy mèo không nằm trong 12 con giáp, nhưng mèo lại là biểu tượng của sự may mắn, qua câu chuyện nổi tiếng về “Chú mèo vẫy tay” Tama đã cứu sống một vị lãnh chúa khỏi bị cây đổ do sét đánh. Và ngày nay tại Nhật Bản, ngôi đền thờ chú mèo Tama này vẫn còn tồn tại.

Ý nghĩa hình tượng mèo trong văn hoá Việt Nam

Ở nước ta, ý nghĩa hình tượng con mèo trong văn hoá cũng được thể hiện qua các dòng tranh dân gian rồi đi vào văn hóa nghệ thuật. Trong tranh Đám cưới chuột của làng tranh Đông Hồ, người ta bắt gặp hình ảnh tiến sĩ chuột vinh quy cưới vợ, nhưng vẫn phải biếu quà cho chú mèo đang ngồi quặp đuôi vẻ hiền lành, đưa tay ra nhận chút quà mọn trong tiếng trống, tiếng kèn.

Thế nhưng hình ảnh con mèo không chỉ xuất hiện ở trong tranh Tết Đông Hồ, mà người nghệ sĩ dân gian Việt Nam còn cho nó xuất hiện trên những bức chạm khắc ở những nơi chốn tôn nghiêm như đình làng Bình Lục- Quảng Ninh, cảnh mẹ con nhà mèo quây quần, chạm nổi ở bia chùa Linh Quang- Hải Phòng, đều đã phản ánh một nét tư duy của người xưa về con vật gần gũi này.

Bên cạnh những ý nghĩa của mèo trong văn hoá dân gian, ý nghĩa tượng mèo trong phong thuỷ cũng được để cao. Bắt nguồn từ hình ảnh mèo di chuyển mềm dẻo, kiên nhẫn và biết chờ thời cơ trước khi hành động, mèo được coi là loại linh thú cát tường có thể hóa giải sát khí, đem lại vận may cho gia chủ.

Ngày nay, rất nhiều người ưa chuộng bài trí trong nhà để tăng cát khí cho gia chủ đồng thời hút thêm may mắn, tài lộc. Đặc biệt, tượng mèo phong thủy rất phù hợp với những người sinh vào ngày Tuất thuộc hành Thổ, hay những người người sinh vào ngày Giáp Ất Mộc, ngày Dần Mão Mộc. Đặc biệt, những người tuổi Mèo càng thích hợp đặt tượng linh vật này.

Tuy nhiên, trong rất nhiều tượng mèo phong thủy được chế tác với các chất liệu khác nhau thì tượng mèo bằng đá tự nhiên được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất. Bởi không chỉ có thiết kế sinh động như thật mà tượng đá còn mang lại sự sang trọng, quý phái cho không gian trưng bày.

MAXI chính là đơn vị hàng đầu hiện nay cung cấp trang sức và vật phẩm Tượng Mèo Phong Thủy, bằng chất liệu tự nhiên cao cấp 100%. Với bề dày kinh nghiệm lâu đời chúng tôi tự tin trao tới tay khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, uy tín nhất. Khi khách hàng có bất cứ nhu cầu nào tìm hiểu thông tin về tượng mèo phong thủy nói chung và ợng phong th nói riêng thì có thể liên hệ ngay với hotline của chúng tôi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn.

– CS1: 229 Trần Quốc Hoàn – Cầu Giấy – Hà Nội

Email: [email protected]

Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Của Hình Tượng Con Mão (Mèo) Trong Văn Hóa Dân Gian

Trong 12 con giáp, con Mèo là một trong bảy loài vật thường được con người nuôi và gần gũi với con người nhất. Loài Mèo đã gắn bó với con người từ rất lâu đời, là một trong những loài vật được con người thuần chủng từ rất sớm. Do đó trong tình cảm của con người, mèo là con vật rất thân thuộc và gần gũi. Hiện nay, mèo đã trở thành con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới và trở thành người bạn thân thiết với trẻ em và người lớn.

Loài mèo có đặc điểm là loài vật ưa sạch sẽ, thích nằm những chỗ ấm áp, thích sưởi nắng. Có bản tính cẩn thận, gọn gàng, nhanh nhẹn. Mèo thường săn mồi vào ban đêm nhờ đôi mắt xanh tinh anh nổi bật và hoạt động tốt nhất vào ban đêm, cùng với ưu điểm là chuyển động nhẹ nhàng, giỏi leo trèo và bộ lông mịn nên không tạo ra tiếng động lớn, dễ dàng tiếp cận và đánh bắt con mồi. Vào ban ngày, mèo thường nằm nghỉ ngơi, sưởi ấm, mèo thích sự yên tĩnh, xa vắng và kín đáo để nằm khoanh tròn, mắt lim dim, lừ đừ.

Và theo một lẽ tự nhiên, hình tượng con mèo đã đi vào thơ ca, ca dao, tục ngữ, trở thành hình ảnh trong các tác phẩm nghệ thuật, văn học, ca nhạc. Những câu ca dao, tục ngữ có hình ảnh con mèo như: “Tiu nghỉu như mèo cắt tai”, “Mèo khen mèo dài đuôi”, “Lèo nhèo như mèo vật đống rơm”, “Con mèo mà trèo cây cau/ Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà/ Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo”,…Mỗi câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đều có ý nghĩa liên hệ đến con người, nhằm mục đích căn dặn, nhắc nhở con người sống tốt, tận dụng những bản năng, đức tính tốt đẹp của con mèo.

2. Ý nghĩa của con Mèo trong phong thủy và những lưu ý khi bày trí tượng Mèo phong thủy 2.1. Ý nghĩa phong thủy của hình tượng con Mèo

Mèo là linh vật thứ 4 trong lịch Can Chi 12 con giáp ở Việt Nam. Loài mèo là biểu tượng cho lòng tốt, sự kiên trì, nhẫn nại, biết suy trước tính sau rồi mới bắt đầu làm một việc gì đó.

Trong phong thủy, mèo được coi là linh vật đem lại sự cát tường, thịnh vượng, có thể nhờ linh lực để hóa giải sát khí.

Mèo cũng có tác dụng tăng cường vận đào hoa. Nếu bài trí 2 con mèo tại hướng chính đông của phòng ngủ, đường tình duyên sẽ có bước tiến triển tốt và thuận lợi.

2.2. Những lưu ý khi bày trí tượng Mèo để rước tài lộc vào nhà

Với những ý nghĩa biểu tượng lớn về phong thủy như vậy, người ta thường hay trưng bày tượng con mèo trong nhà với mong muốn cầu mong điều tốt đẹp, tài lộc về cho gia đình. Vậy khi lựa chọn và bày trí tượng con Mèo cần phải lưu ý những điều gì?

– Về chất liệu, Mão thuộc Mộc nên khi lựa chọn tượng mèo phong thủy, nên chọn mèo bằng chất liệu gỗ hoặc bằng đá bởi nó sẽ phát huy được hết linh khí, còn làm bằng kim loại hay ngọc thì linh khí ôn hòa, không phát huy tác dụng.

– Vị trí thích hợp trong phong thủy: Mão thuộc hướng Đông cho nên thích hợp nhất là bài trí ở các hướng Đông hoặc Đông Nam, như vậy sẽ có tác dụng tiếp nhận vận hội, tạo may mắn và dung nạp tinh hoa của đất trời. Tránh đặt biểu tượng Mèo ở hướng Tây vì Tây thuộc Kim, khắc với Mộc.

Nếu những hướng tốt không có chỗ bài trí thì nên đặt tại bên trái của cửa chính – hướng Thanh Long, như thế có thể cải thiện quan hệ giao tiếp. Không nên bài trí tại bên phải – hướng Bạch Hổ.

– Người tuổi Dậu không nên bài trí biểu tượng con mèo trong nhà vì Mão – Dậu tương xung.

– Chưng mèo phong thủy có tác dụng chiêu nạp Tài Lộc nên màu vàng tượng trưng cho sự vàng son luôn được sử dụng nhiều nhất. Vì vậy, khi đặt linh thú mèo vừa mang ý nghĩa chiêu mộ linh khí, vận may và còn có giá trị về vật chất, cầu tài, cầu lộc, cầu may cho 1 năm mới phát tài phát lộc.

– Tư thế của linh thú cũng rất quan trọng, với người làm ăn nên chọn các thế của linh thú với ý nghĩa như “kim mao tặng phước” hay còn gọi là “kim mao ban phước” như vậy sẽ mang lại nhiều điều lành và hạn chế điều dữ. Ngoài ra còn có quan niệm rằng tư thế giơ tay khác nhau của con mèo chiêu tài mang ý nghĩa không giống nhau.

Cụ thể, nếu con mèo giơ tay trái là con đực, biểu tượng thu hút tiền tài, an khang thịnh vượng, sự nghiệp phát triển, thích hợp bài trí trong văn phòng. Con mèo giơ tay phải là mèo cái, biểu tượng nạp phúc, gia đình hạnh phúc, an khang.

3. Đặc điểm tính cách của người tuổi Mèo

Bên Trung Quốc, năm con Mèo lại được thay thế bằng con Thỏ. Người tuổi Mão (Mèo) có tính cách rụt rè nhưng lại rất thu hút người khác. Người tuổi Mèo hiền lành, thận trọng, cân bằng ẩn sau bề ngoài bình thản. Tuy nhiên người tuổi Mèo lại có lối sống cầu kỳ, xa hoa nhưng lại không phấn đấu để đạt mục tiêu vì ít đấu tranh, không thích làm một mình. Thích các đồ vật trang trọng tinh tế, yêu nghệ thuật, thích đọc sách và nghiên cứu.

Những người tuổi Mão khi yêu ai thì yêu người ấy như chính bản thân mình vậy, thường để cảm xúc lấn lướt mọi chuyện nên đâm ra lý tưởng hóa mối quan hệ, hay chịu thiệt thòi về mặt tình cảm.