Mèo Nôn Ra Dịch Vàng / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Nôn Ra Dịch Vàng Có Vị Đắng

Trào ngược dịch mật là hiện tượng dịch mật trào ngược lên dạ dày, rồi từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Do một nguyên nhân nào đó, van môn vị (ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) bị tổn thương, đóng không kín dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày và rồi từ đó trào ngược lên thực quản.

Bệnh trào ngược dịch mật thường gặp ở những người thường xuyên bị trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dịch mật nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày và cả ung thư thực quản…

Dịch mật là chất lỏng, hơi nhầy, màu xanh vàng, vị đắng. Dịch mật được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật. Trong chức năng tiêu hóa, dịch mật cũng góp phần không nhỏ trong tiêu hóa thức ăn như:

Dịch mật giúp tiêu hóa chất béo và các loại vitamin tan trong dầu gồm vitamin A, D, K, E

Kích thích làm tăng tiết các men tiêu hoá của dịch tuỵ và dịch ruột.

Tạo môi trường kiềm ở ruột, kích thích nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối ở phần trên ruột non… giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn loại bỏ các sản phẩm thoái hoá của hemoglobin (một chất trong tế bào hồng cầu) là bilirubin, tạo nên màu sắc của mật.

Các triệu chứng trào ngược dịch mật

Nôn ra dịch vàng có vị đắng là một trong những triệu chứng điển hình của trào ngược dịch mật, dù triệu chứng của trào ngược dịch mật đôi khi bị nhầm lẫn và khó phân biệt với trào ngược acid dạ dày.

Nôn ra dịch vàng có vị đắng là một trong những triệu chứng của trào ngược dịch mật

Ngoài triệu chứng nôn ra dịch vàng, vị đắng, người bị trào ngược dịch mật thường xuyên thấy ợ nóng, đi kèm cảm giác đắng miệng. Triệu chứng ợ nóng trong trào ngược dịch mật khá giống với trào ngược acid ở cảm giác nóng rát phần ngực; nhưng trào ngược dịch mật thường khiến bệnh nhân thấy đau cồn cào phần bụng trên, kèm theo vị đắng trong miệng.

Điều trị trào ngược dịch mật và trào ngược acid dạ dày

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học là cần thiết đối với người trào ngược dịch mật và trào ngược acid dạ dày. Đầu tiên bạn cần chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Sau khi ăn, bạn nên chờ ít nhất 2-3 giờ trước khi nằm xuống để chắc chắn rằng dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn. Bạn nên tránh uống rượu bia vì chúng sẽ kích thích thực quản dẫn tới trào ngược acid. Bỏ ngay thuốc lá bởi chúng làm tăng sản xuất acid dạ dày và làm khô nước bọt, gây hôi miệng.

Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn và lựa chọn một vị trí nằm cao đầu sẽ giúp giảm trào ngược. Khi trào ngược giảm, bạn sẽ không còn lo lắng về tình trạng nôn ra dịch vàng có vị đắng nữa. Nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên, có thể dẫn đến hôi miệng do trào ngược.

Ngoài ra, khi có các triệu chứng của trào ngược, bạn nên thăm khám ở những cơ sở uy tín để xác định tình trạng bệnh của mình. Ngoài sử dụng thuốc Tây y điều trị, bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm Đông y hỗ trợ điều trị trào ngược hiệu quả. Thanh Hương Tán là một sản phẩm của Đông Y Thanh Tuấn, được nghiên cứu và bào chế từ 11 vị thảo dược tự nhiên gồm hoắc hương, mộc hương, hương phụ tử, nhục đậu khấu, đinh hương, bạch chỉ, quế tâm, bạc hà, cát cánh, cam thảo và cỏ ngọt. Sản phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng đắng miệng, nhạt miệng, chua miệng, giúp khắc phục nhanh những triệu chứng ợ chua, trào ngược dịch dạ dày, viêm thực quản trào ngược… Sản phẩm đặc biệt thích hợp với người bị hôi miệng do trào ngược dạ dày.

Thanh Hương Tán được bào chế dạng viên nang, dễ uống và tiện lợi cho người sử dụng. Để biết rõ hơn về sản phẩm, bạn có thể tham khảo trực tiếp tại chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp vào số tổng đài 0254 3921 527 của Đông Y Thanh Tuấn để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.

Mèo Nôn Dịch Vàng Có Phải Triệu Chứng Bệnh Nguy Hiểm ?

Mèo nôn dịch vàng biểu hiện gì?

Khi phát hiện mèo nôn dịch vàng, nhiều người cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khoẻ của thú cưng. Nước màu vàng mà mèo nôn ra chính là mật, một loại chất tiết ra từ gan. Đôi khi, nước màu vàng này có thể màu xanh lá hoặc màu nâu.

Phần dịch vàng này là do axit dạ dày và mật tạo nên.

Trong quá trình tiêu hoá, axit dạ dày được sản sinh ở niêm mạc hòa cùng mật trong gan. Lúc mèo đói, việc tiêu hoá sẽ không tốt và thường nôn ra dịch vàng.

Tuy nhiên, người chủ cần quan sát mèo nhà mình để nhận biết nguyên nhân. Đôi khi, mèo nôn dịch vàng không hẳn là do đói mà cũng có thể chúng đã ăn một thứ gì đó màu vàng làm cho hệ tiêu hoá không lưu thông tốt.

Nguyên nhân khiến mèo nôn dịch vàng

Có nhiều nguyên nhân khiến cho mèo nôn dịch vàng. Người chủ cần nắm chắc những nguyên nhân này để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho mèo đúng cách và kịp thời.

Nhịn đói lâu ngày

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc mèo bị ói ra dịch vàng là do nhịn ăn lâu ngày. Lúc này, dạ dày của chúng tích tụ dịch mật và dịch vị nhiều. Khi không có thức ăn làm hao mòn, biến thành viêm dạ dày và khiến cho mèo nôn ra dịch.

Cơ chế bảo vệ dạ dày của mèo sẽ kích thích gây nôn. Từ đó giúp cho mèo có thể “tống” hết những hỗn hợp này ra ngoài. Tuy nhiên, nếu mèo có biểu hiện nghiêm trọng hơn là nôn ra máu thì cần đưa chúng đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Không tẩy giun thường xuyên

Khi chủ không tẩy giun thường xuyên cho mèo cũng là nguyên nhân khiến mèo nôn dịch vàng. Giun và ký sinh trùng trong bụng là tác nhân gây nguy hiểm cho dạ dày của mèo. Bên cạnh việc nôn ra dịch vàng, mèo cũng có thể bị tiêu chảy, đau bụng và sinh ra mệt mỏi đến chán ăn.

Ngộ độc thực phẩm

Khi mèo bị ngộ độc thực phẩm do chất lượng đồ ăn hoặc ăn phải vật lạ sẽ làm cho chúng nôn dịch vàng. Hệ tiêu hoá kém, dịch vị tiết ra nhiều hơn để “thải” chúng ra khỏi cơ thể. 

Tuy nhiên, khi mèo nôn dịch vàng bởi việc ngộ độc thực phẩm cũng vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể đã liếm phải chất độc hại thì việc làm cần thiết nhất là cho tới cơ sở y tế dành cho vật nuôi để cấp cứu. 

Ngoài ra, mèo có thể mặc một số bệnh lý như viêm tuỵ, viêm gạn, bệnh về đường ruột… khiến cho chúng cảm thấy khó chịu và nôn ra dịch vàng để báo hiệu. Người chủ cũng cần chú ý những dấu hiệu của các bệnh lý này để chăm sóc tốt hơn.

Cần làm gì khi mèo nôn dịch vàng?

Trong trường hợp mèo nôn dịch vàng, người chủ cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để thăm khám kịp thời và xác định chính xác nguyên nhân. Việc này sẽ tránh được những rủi ro xảy ra đến với sức khỏe của mèo. Bên cạnh đó, người chủ cũng nên quan sát biểu hiện và mô tả chi tiết cho bác sĩ biết để dễ dàng chẩn đoán bệnh và có cách điều trị kịp thời.

Nếu do mèo mắc cách bệnh lý, thì nên hỏi bác sĩ cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh dứt điểm. Còn nếu mèo chỉ bị nôn vì đói bụng thì hãy đảm bảo cho chúng ăn đủ. Tuy nhiên, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn với cơm và gà luộc. Điều này giúp cho hệ tiêu hoá của mèo không bị quá tải và dễ dàng tiêu hoá.

Với mèo bị bệnh do không tẩy giun định kỳ để ký sinh trùng có cơ hôi phát triển, thì hãy nhờ sự can thiệp của bác sĩ để ngăn chặn kịp thời. Bởi lẽ, nếu để lâu dài mèo của bạn sẽ gặp tình trạng nguy hiểm. Thậm chí, chúng có thể chết.

Cách phòng tránh kịp thời

Để hạn chế tối đa việc mèo nôn, người chủ cần quan sát và có chế độ chăm sóc phù hợp. Thường xuyên tẩy giun theo đúng lịch để hệ tiêu hoá của mèo khỏe mạnh. Tuyệt đối không để mèo ăn những đồ ôi thiu và hết hạn, bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng để chúng phát triển. 

Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh và dọn dẹp nơi ở của mèo. Vấn đề này cũng giúp cho mèo phòng tránh những bệnh lý. 

Nói chung, mèo nôn dịch vàng chỉ đơn giản là mật. Về cơ bản không có gì đáng lo ngại, nhưng cũng không nên quá chủ quan để dẫn đến những trường hợp xấu xảy ra. Tốt nhất, khi mèo nôn hãy đưa đến phòng khám thú ý gần nhất để kiểm tra sức khoẻ kịp thời.

Mèo Bị Nôn Ra Máu

Có một loạt các nguyên nhân có thể gây ra chứng nôn ra máu. Các vết loét, các bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn như: Ruột bị viêm do bệnh viêm ruột (IBD) đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nôn ra máu ở mèo.

Các bệnh nhiễm trùng trao đổi chất, thần kinh, hô hấp và do virus lần lượt có thể gây ra các trường hợp nôn ra máu, cũng như các tình trạng như: Suy gan, chấn thương đầu hoặc giun tim…

Bệnh đông máu, hoặc thiếu yến tố máu đông máu thích hợp, có thể do suy gan, hoặc giảm tiểu cầu trong máu do sử dụng thuốc. Nuốt phải thuốc diệt chuột cũng có thể là nguyên nhân của bệnh đông máu, đồng thời xảy ra nôn mửa.

Chứng nôn ra máu cũng có thể do một sự chấn thương chẳng hạn như: Bỏng nặng, sốc nhiệt, đại phẫu, tiếp xúc với chất độc từ các kim loại nặng. Tiếp xúc với thực vật độc hại và thuốc trừ sâu cũng có thể gây nôn ra máu ở mèo.

Động vật bị bệnh nặng có nguy cơ cao bị nôn ra máu. Các yếu tố nguy cơ khác là sử dụng một số loại thuốc, chẳng như: NSAID, sốc, hoặc giảm số lượng tiểu cầu trong máu.

Khi phân tích hai loại máu khác nhau trong chất nôn của mèo, nếu máu có màu đỏ tươi và vệt thì thường có nghĩa là tổn thương đã xảy ra cho thực quản. Điều này có thể được gây ra bởi một chấn thương bên ngoài, nuốt phải vật lạ hoặc viêm. Nếu chất nôn của mèo có máu sẫm giống như: Bã cà phê, đó có thể là do các vấn đề trong đường tiêu hóa. Bất kể, cả hai loại vấn đề được coi là một chuyến đi đến bác sĩ thú y, đặc biệt là nếu có các triệu chứng khác.

Hướng dẫn cách điều trị tình trạng mèo bị nôn ra máu

Có rất nhiều phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của chứng nôn ra máu. Bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào cũng phải được điều trị khi được chẩn đoán bệnh. Sau khi nguyên nhân này được xác định và loại bỏ, nếu không còn nôn quá nhiều, việc hồi phục có thể tiếp tục ở nhà.

Đối với chảy máu nội tạng nghiêm trọng, thủng loét, hoặc nôn quá mức, chăm sóc nội trú có thể cần điều trị khẩn cấp tình trạng xuất huyết, sốc hoặc có thể cần truyền máu hoặc điều trị IV (truyền dịch tĩnh mạch) để thay thế dịch bị mất do nôn quá mức.

Một chế độ ăn uống nhẹ nhàng với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ được khuyến cáo sau tình trạng nôn ra máu. Các thực phẩm nên có ít chất béo trong chế độ ăn và ít chất xơ để hệ tiêu hóa không bị căng thẳng. Việc chăm sóc thêm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và điều trị hậu quả được đưa ra cho chứng nôn ra máu.

Nôn Ra Máu Ở Mèo

Thổ huyết, hoặc nôn ra máu, có thể ảnh hưởng đến một loạt các hệ, tùy thuộc vào nguồn gốc. Hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng do chấn thương, vết loét, viêm hoặc sự hiện diện của vật lạ. Xuất huyết có thể ảnh hưởng đến tim (hệ tim mạch), dẫn đến tiếng thổi tim và/hoặc huyết áp thấp. Thở nhanh bất thường do xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra. Rối loạn đông máu (bệnh đông máu) có thể dẫn đến xuất huyết trong dạ dày hoặc ruột, và cũng có thể dẫn đến nôn ra máu.

Các nguyên nhân khác có thể là tổn thương ở niêm mạc của ống nối miệng và dạ dày (thực quản), hoặc kích ứng ở dạ dày hoặc ruột, có thể dẫn đến viêm, chảy máu, và cuối cùng là đẩy máu ra qua nôn mửa. Ngoài ra, máu có thể có nguồn gốc từ viêm hoặc tổn thương ở miệng hoặc phổi (hệ hô hấp), được nuốt vào và sau đó bị đẩy lên (nôn ra).

Triệu chứng và phân loại

Triệu chứng chính của tình trạng này là sự hiện diện của máu trong bãi nôn mửa, có thể xuất hiện ở dạng máu tươi, cục máu đông, hoặc máu đã được tiêu hóa giống như bã cà phê. Các triệu chứng khác bao gồm không thèm ăn (chán ăn), đau bụng và phân đen như hắc ín ( đại tiện phân đen).

Khám sức khỏe cũng có thể phát hiện được số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu), trong trường hợp các triệu chứng bổ sung có thể bao gồm tiếng thổi tim, yếu đến mức suy sụp và nhịp tim nhanh.

Nguyên nhân

Có một loạt các nguyên nhân có thể gây ra chứng nôn ra máu. Các vết loét, các bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn như ruột bị viêm do bệnh viêm ruột (IBD) đều có thể là nguyên nhân gây nôn ra máu.

Các bệnh nhiễm trùng trao đổi chất, thần kinh, hô hấp và do virus lần lượt có thể gây ra các trường hợp nôn ra máu, cũng như các tình trạng như suy gan, chấn thương đầu hoặc giun tim,

Bệnh đông máu, hoặc thiếu yếu tố máu đông máu thích hợp, có thể do suy gan, hoặc giảm tiểu cầu trong máu (giảm tiểu cầu) do sử dụng thuốc. Nuốt phải thuốc diệt chuột cũng có thể là nguyên nhân của bệnh đông máu, đồng thời xảy ra nôn mửa.

Chứng nôn ra máu cũng có thể do một sự cố chấn thương, chẳng hạn như bỏng nặng, sốc nhiệt, đại phẫu, tiếp xúc với chất độc từ các kim loại nặng, chẳng hạn như sắt hoặc chì và rắn cắn. Tiếp xúc với thực vật độc hại và thuốc trừ sâu cũng có thể gây nôn ra máu.

Động vật bị bệnh nặng có nguy cơ cao bị nôn ra máu. Các yếu tố nguy cơ khác là sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như NSAID (thuốc chống viêm không steroid), sốc, hoặc giảm số lượng tiểu cầu trong máu (giảm tiểu cầu).

Chẩn đoán

Các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm xét nghiệm máu, và phân tích nước tiểu và phân. Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm và chụp X-quang cũng có thể được sử dụng để xác định các rối loạn bên trong. Thông qua các xét nghiệm chẩn đoán này, chẩn đoán chứng nôn ra máu có thể thuộc bất kỳ nguyên nhân nào kể trên, từ tiếp xúc với các chất độc hại đến tổn thương gan.

Điều trị

Có rất nhiều phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của chứng nôn ra máu. Bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào cũng phải được điều trị khi được chẩn đoán. Sau khi nguyên nhân này được xác định và loại bỏ, nếu không còn nôn quá nhiều, việc hồi phục có thể tiếp tục ở nhà. Đối với chảy máu nội tạng nghiêm trọng, thủng loét, hoặc nôn quá mức, chăm sóc nội trú có thể cần điều trị khẩn cấp tình trạng xuất huyết hoặc sốc, hoặc có thể cần truyền máu hoặc điều trị IV (truyền dịch tĩnh mạch) để thay thế dịch bị mất do nôn quá mức.

Chăm sóc

Một chế độ ăn uống nhẹ nhàng với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ được khuyến cáo sau tình trạng nôn ra máu. Các thực phẩm nên có ít chất béo trong chế độ ăn và ít chất xơ để hệ tiêu hóa không bị căng thẳng. Việc chăm sóc thêm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và điều trị hậu quả được đưa ra cho chứng nôn ra máu.

Phòng ngừa