Mèo Ok Google / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Viec.edu.vn

Nhân Vật Google Doodle Hôm Nay: Léonard Tsuguharu Foujita Là Ai?

Hôm nay 27/11/2023, Google Doodle đã dành trọn vẹn 1 ngày để kỷ niệm 132 năm ngày sinh của cố họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita, họa sĩ người Nhật gốc Pháp, từng có triển lãm tranh ở Việt Nam.

Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita sinh ngày 27/11/1886 ở Tokyo, Nhật Bản, mất ngày 29/1/1968 ở Zurich, Thụy Sỹ (Theo wikipedia). Sinh thời, họa sĩ Foujita là một người Nhật gốc Pháp và được vinh danh là ‘nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỷ 20’.

Năm 1904, họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita theo học tại xưởng hoạ của Honda Kinkichiro, để năm sau, 1905 thi đậu vào trường Mỹ Thuật Tokyo, hướng dẫn bởi giáo sư Seiki Kuroda, tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Quốc Gia Paris về.

Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita. (Ảnh: Google Doodle)

Năm 1913, 27 tuổi, ông đi tàu thuỷ 49 ngày đêm từ Nhật cập bến Marseille (Pháp) rồi đi xe lửa đến gare Lyon, Paris, ngụ tại khu Monparnasse, thường ngồi ở café Le Dôme và La Rotonde. Gặp Picasso, rồi Chagall, Soutine, Modigliani…

Năm 1917, họa sĩ tài năng cưới vợ là nữ hoạ sĩ Fernande Barrey. Triển lãm lần đầu tiên của ông được tổ chức tại galerie Chéron. Tới năm 1924, ông ly dị Fernande và cưới Youki. Nhưng tới năm 1931, ông lại chia tay bà Youki, cưới Madeleine Leqeux, vũ nữ và người mẫu tại Casino de Paris, cùng Madeleine du lịch hai năm tại Châu Mỹ La Tinh. Năm 1936, bà Madeleine mất tại Tokyo, ông gặp và cưới người vợ Nhật cuối cùng: Kimiyo Horiuchi.

Vào năm 1941, khi cha mất, Foujita được phong hội viên Hàn lâm viện Mỹ thuật hoàng gia và được cử đi các nước Đông Dương như môt tuỳ viên văn hoá của Nhật. Dự và bày tranh chung tại Hà Nội. Năm 1949 rời Nhật qua Mỹ, dạy tại Brooklyn Art School. Triển lãm một mình tại New York. Năm sau, ông quay lại Paris và sống tại Montparnasse. Tới năm 1954, họa sĩ người Nhật nhập quốc tịch Pháp năm 1954.

Leonard Tsuguharu Foujita, họa sĩ người Nhật gốc Pháp được vinh danh tại Google Doodle hôm nay 27/11. (Ảnh: Gooogle Doodle)

Phong cách vẽ của Léonard Tsuguharu Foujita theo trường phái kỹ thuật mực Nhật Bản. Ông đã thành công khi áp dụng cách vẽ này vào các bức tranh phương Tây, điển hình là trong Bộ sách về Mèo xuất bản ở New York năm 1930, với hơn 20 bức vẽ kiểu mực Nhật Bản của Foujita. Đây cũng là cuốn sách nổi tiếng nhất về loài mèo từng được xuất bản trên thế giới.

Thuở nhỏ, Léonard Tsuguharu Foujita đam mê hội họa và mơ ước được đi du học Pháp. Tuy nhiên Mori Ōgai – bác sỹ quân y của cha Foujita đã khuyên ông nên theo ngành nghệ thuật phương Tây ở Nhật Bản trước, và ông đã nghe lời.

Ban đầu, bút hiệu của Foujita là Fujita, khi ông mới tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật và Âm nhạc Quốc gia Tokyo vào năm 1910. Mãi sau này ông mới thay đổi để rồi bút hiệu Foujita trở nên nổi tiếng trên toàn cầu.

Những năm tháng thanh xuân, Foujita rong ruổi ở nhiều nơi từ Nhật đến cảng Marseille, ga Lyon rồi Paris. Ông có thời gian sống ở khu Monparnasse, ngồi cafe ở những quán nổi tiếng như Le Dôme và La Rotonde và gặp gỡ nhiều danh họa tài hoa như Picasso Chagall, Soutine, Modigliani… Sự mày mò sáng tạo giúp ông vươn đến đỉnh cao của ngành hội họa.

Léonard Tsuguharu Foujita và quãng thời gian có triển lãm tranh ở Hà Nội

Léonard Tsuguharu Foujita từng được vinh danh là hội viên Viện Hàn lâm Mỹ thuật hoàng gia, được cử đi các nước Đông Dương giao lưu với tư cách tuỳ viên văn hoá Nhật Bản. Ông từng có triển lãm tranh ở Hà Nội.

Cuối đời, Foujita cùng vợ sống ở một ngôi nhà nhỏ tại vùng quê Villiers-le Bâcle, tỉnh Essone, Pháp. Đây cũng là nơi ông thực hiện những tác phẩm cuối đời.

Danh họa Foujita. (Ảnh: Google Doodle).

Năm 1949, họa sĩ Foujita rời Nhật qua Mỹ và trở thành giảng viên dạy tại trường nghệ thuật Brooklyn. Ông tự mở triễn lãm tại New York. 5 năm sau, Foujita quyết định quay lại Paris và sống tại Montparnasse.

Những năm cuối đời của Léonard Tsuguharu Foujita

Foujita vô cùng sùng đạo Thiên Chúa, triển lãm tranh Thánh tại Trieste, Ý của ông đã giành được huy chương vàng quốc tế. Foujita góp công lớn nhờ những bức vẽ tranh tường lớn, trang trí tranh kính và làm maquette xây nhà thờ Notre-Dame-de-la-paix tại Reims, còn gọi là “Nhà thờ Bảo tàng Foujita”. Thời gian này vợ chồng họa sĩ Foujita về ở tại một ngôi nhà vùng quê Villiers-le Bâcle, thuộc tỉnh Essone nước Pháp.

Tháng 12 năm 1966, Foujita phải nhập viện vì bệnh ung thư. Đến năm 1968, ông qua đời mất tại bệnh viện Zurich, hưởng thọ 82 tuổi. Tang lễ của ông được cử hành tại Thánh đường Reims, và chôn tại nghĩa trang Villiers-le-Bâcle.

Họa phẩm nổi tiếng “Ba con mèo” – Three cats,1932 của họa sĩ Foujita.

Google Doodle là một biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ của Google nhằm chào mừng các ngày lễ, các sự kiện, thành tựu và con người.

Google Doodle đầu tiên là để vinh danh Lễ hội Burning Man của năm 1998, được thiết kế bởi Larry Page và Sergey Brin để thông báo cho người dùng việc họ vắng mặt trong trường hợp các máy chủ bị sập. Các Google Doodle tiếp theo được thiết kế bởi một nhà thầu bên ngoài, cho đến khi Page và Brin đề xuất thực tập sinh Dennis Hwang thiết kế một biểu tượng cho Ngày Bastille của năm 2000. Kể từ lúc đó, các Doodle được tổ chức và phát hành bởi một nhóm nhân viên của Google có biệt danh “Doodlers”.

Hôm nay 27/11/2023 là tròn 132 năm ngày sinh của cố họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita. Google Doodle đã dành trọn vẹn 1 ngày để vinh danh ông.

19 Hiện Tượng Quen Thuộc Mà Ai Cũng Thấy Nhưng “Lười Hỏi Google” Tại Sao

Trẻ nhỏ liên tục đặt câu hỏi về những gì đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống xung quanh, làm cha mẹ chúng phải lướt trên mạng Internet để tìm câu trả lời. Tuy nhiên, những người trưởng thành cũng nên tìm hiểu về những điều mới mẻ, mặc dù trên thực tế, hiếm khi chúng ta lãng phí thời gian với những câu hỏi ” làm thế nào” và ” tại sao “.

19. Tại sao chúng ta lại nổi da gà?

Hóa ra đây là một hiện tượng sinh lý có nguồn gốc xa xưa từ động vật. Nổi da gà là hiện tượng mà những nốt nhỏ li ti xuất hiện trên da trông giống như da gà sau khi bị nhổ lông. Đó là biểu hiện của sự co thắt nang lông.

Đối với động vật, điều này khiến chúng ấm lên nhanh hơn bởi lông dựng lên sẽ mở rộng khoảng không khí giữ nhiệt bao quanh cơ thể. Trong trường hợp có mối đe dọa, hiện tượng này giúp chúng dựng đứng lông lên, trông to hơn và đáng sợ hơn trước mặt kẻ thù.

Con người chúng ta cũng gặp phải hiện tượng này khi lạnh hoặc trong một vài trạng thái cảm xúc. Đó là kết quả khi cơ thể vô thức giải phóng ra hormone adrenaline. Hormone này không những gây ra sự co cơ trên da mà còn ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể; thường xuất hiện khi chúng ta bị lạnh hoặc lo sợ, stress hoặc có cảm xúc mạnh như giận dữ hay phấn khích.

18. Tại sao giọng nói của chúng ta khi thu âm lại khác với thực tế?

Hầu hết ai trong số chúng ta cũng đều cảm thấy khó hiểu khi lắng nghe giọng của chính mình qua các đoạn ghi âm, máy trả lời tự động. Tại sao lại có sự khác biệt lạ thường tới như vậy?

Lý giải cho sự khác biệt này chính là khi chúng ta nói, âm thanh sẽ được truyền tải theo 2 hướng hoàn toàn khác nhau:

Một là âm thanh truyền trong không khí đến tai người đối thoại, chúng phải thông qua tai ngoài, tiếp đến màng nhĩ và cuối cùng là tai trong của họ. Điều này cũng tương tự như khi ta ghi âm giọng nói của chính mình.

Còn khi chúng ta nói thành tiếng thì những rung động của dây thanh quản sẽ truyền qua yết hầu rồi truyền tới xương sọ và tai trong. Đồng thời lúc này, các xương trong hộp sọ sẽ tự động khuếch đại những rung động ở tầng số thấp hơn rất nhiều. Đó là lí do vì sao khi nghe giọng mình nói, bạn thấy có âm lượng nhỏ hơn so với thực tế bởi chỉ có mình bạn có thể lắng nghe rõ được âm thanh đó mà thôi.

17. Tại sao chúng ta bị đau đầu khi ăn hoặc uống đồ lạnh?

Nguyên nhân là khi thức ăn lạnh hoặc đồ uống lạnh truyền qua vòm họng quá nhanh sẽ kích thích mạnh niêm mạc và các cơ quan cảm giác, các đầu mút dây thần kinh điều khiển, các mạch máu lên não; nhất là vùng não trước bị kích thích tại chỗ khiến nó co lại, trong khi mạch máu vùng não lại giãn phồng ra hơn bình thường ( như bị tăng áp lực vỏ não).

Các mạch máu não bị phồng lên đột ngột sẽ gây đau đầu như bị giật; khiến đau nhức đầu, buốt đầu, buồn nôn, nhất là vùng thái dương, trán.

16. Tại sao da của chúng ta trở nên sậm màu còn tóc thì trở nên sáng màu dưới ánh nắng mặt trời?

Trong cả hai trường hợp, mặt trời phá vỡ sắc tố melanin (hắc tố) và tạo sự tác động đến màu tóc và màu da của chúng ta.

Khi sắc tố này bị vỡ, tóc không tự bổ sung melanin nên khiến chúng trông sáng màu hơn.

Còn đối với da thì khác, lúc này, da ” đáp trả” lại ánh nắng mặt trời bằng cách sản xuất ra loại hormone có liên kết với các tế bào sản xuất ra melanin, do đó càng nhiều melanin được tạo ra. Điều này khiến da trông tối màu hơn.

15. Tại sao thời gian lại trôi chậm hơn đối với một đứa trẻ?

Ngày bé bạn có từng thấy thời gian trôi thật chậm và ước mình lớn thật nhanh không? Một đứa trẻ thường phải nhớ nhiều sự kiện hơn chúng ta. Khi còn bé, chúng bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh, đồng thời bộ nhớ phải ghi nhận nhiều dữ liệu. Do đó, một năm của một đứa trẻ chứa nhiều dữ liệu hơn những người trưởng thành.

Để so sánh một cách cụ thể thì có thể nói rằng, một tuần của trẻ là một phần rất lớn trong quãng thời gian sau khi chúng trưởng thành.

14. Tại sao mắt của chúng ta không bị lạnh?

Nguyên nhân chính là mắt của chúng ta chỉ có thần kinh phụ trách xúc giác và cảm giác mà không có thần kinh cảm giác lạnh. Vì thế, cho dù thời tiết lạnh như thế nào đi chăng nữa thì mắt của chúng ta vẫn không cảm thấy lạnh.

Bên cạnh đó, phần lớn nhất của nhãn cầu là bên trong hộp sọ được làm ấm bởi dòng máu chảy bên trong.

13. Tại sao chúng ta thường nhắm mắt khi ăn chanh?

Có lẽ phản xạ tự nhiên này được hình thành từ tổ tiên loài người. Đôi mắt của chúng ta nhắm lại để ngăn không cho nước chanh bắn vào mắt, có thể gây tổn hại cho màng nhầy niêm mạc (mucous membrane).

12. Tại sao chim bồ câu ở thành phố không đậu trên cành cây?

Điều này nằm ở vấn đề phản xạ. Những con chim bồ câu sống ở các thành phố có thói quen đậu trên những công trình làm được bằng đá và bê tông; chứ không có thói quen đậu trên cành cây.

Các chi của chúng vẫn cho phép chúng đậu trên những cành cây nhưng chỉ đơn giản là chúng không quen làm như vậy, từ đời này qua đời khác.

11. Tại sao trên nền đen thì bụi màu trắng còn trên nền trắng thì bụi lại màu đen?

Trên thực tế bụi có màu xám. Tuy nhiên, do kích thước quá nhỏ bé nên mắt thường của chúng ta không thể nhận ra được màu sắc thực của chúng.

Trên nền đen thì những hạt bụi này có màu sáng hơn nên chúng ta thấy chúng màu trắng, còn trên nền màu trắng thì chúng có màu tối hơn nên ta thấy chúng có màu đen.

10. Tại sao gấu mèo Mỹ lại có thói quen rửa đồ ăn?

Gấu mèo Mỹ ( raccoon) thường kiếm ăn từ môi trường tự nhiên nên có thể trên đó bám những loại tảo mà chúng không hề muốn ăn chút nào. Chính vì vậy, chúng cố gắng làm sạch thức ăn bằng nước. Một lý do khác không dễ thương như bạn nghĩ, đó là đơn giản chúng muốn dìm chết con mồi.

9. Tại sao những con chim lại bay theo hình chữ V ngược trên bầu trời?

Lý do thứ nhất, đây là cách giúp chúng tiết kiệm năng lượng. Những con chim bay đầu đàn tạo ra xoáy không khí đặc biệt bởi đôi cánh của mình. Điều này giúp những con chim bay phía sau gặp ít lực cản của không khí và tiết kiệm năng lượng hơn.

Lý do thứ hai, việc bay theo mô hình chữ V ngược giúp từng thành viên trong đàn luôn nhìn thấy được con đầu đàn và theo sát nó.

8. Tại sao một con nhím luôn mang theo “quả táo” trên lưng?

Đây không có gì hơn ngoài một câu chuyện huyền thoại, hoạt hình hoặc một bức tranh sinh động trong sách dành cho trẻ em. Nhím là loài động vật không ” quan tâm” đến rau củ mà là loài ăn côn trùng.

Nếu nhím trông thấy một con sên trên nấm thì nó sẽ ngay lập tức ăn cây nấm đó chứ không phải gắn nấm lên lưng giống như chúng ta vẫn hay nhìn thấy trong tranh ảnh, bởi đó chỉ là một tai nạn thuần túy xảy ra trong tự nhiên mà thôi.

7. Tại sao tiếng suối lại nghe róc rách?

Điều này xảy ra khi những bong bóng khí bị cuốn vào dòng nước và sau đó vỡ ra. Nó tạo nên rất nhiều những âm thanh nghe khác nhau mà chúng ta gọi chung là “róc rách “.

6. Tại sao chúng ta lại bị say tàu xe?

Say tàu xe là do não bộ hình thành những thông tin mẫu thuẫn với các bộ phận khác nhau trên cơ thể; gửi lên từ mắt và tiền đình ( vốn là 2 cơ quan xác định thăng bằng cho con người).

Khi ngồi trong xe, mắt nhìn thấy mọi thứ đều cân bằng do đặc thù khả năng tự loại các yếu tố gây nhiễu nên ” thông báo” với não rằng cơ thể đang thăng bằng.

Trong khi tiền đình lại cảm nhận được sự lắc lư của xe và gửi lên não để não điều khiển cơ thể giữ thăng bằng chống lại rung lắc. Sau quá trình dài não bị loạn thông tin dẫn đến say xe.

Ví dụ như: khi đi tàu, bên trong tai của bạn cảm nhận được sự bập bềnh của những con sóng nhưng mắt của bạn lại không cảm thấy điều đó. Lúc đó, bộ não cố gắng đồng nhất hai cảm giác riêng biệt này nhưng lại xảy ra sự mâu thuẫn khiến bạn có cảm giác bị say xe.

Sau đó, não bộ ghi nhớ các trường hợp đó dẫn đến việc có những người cứ nghĩ đến xe ô tô là say hoặc cứ ngửi mùi xe là thấy say.

5. Tại sao kim đồng hồ chạy theo chiều từ trái sang phải?

Loài người có đồng hồ Mặt Trời ( một thiết bị đo thời gian dựa vào vị trí của Mặt Trời) trước khi có đồng hồ cơ. Phiên bản Mặt Trời đã có một cái bóng của nó để di chuyển xung quanh đĩa giờ. Như một ” cánh tay” di chuyển theo cách mặt trời di chuyển trên bầu trời trong suốt một ngày. Ở bán cầu Bắc, nó di chuyển theo chiều từ trái sang phải. Phiên bản đồng hồ chạy bằng cơ được phát minh ra sau đó.

4. Tại sao ngón tay đeo nhẫn thường được dùng để làm xét nghiệm máu?

Lý do đầu tiên, ngón tay cái và ngón tay út gắn liền với cổ tay của chúng ta. Nếu không may bị nhiễm trùng, nó có thể lây lan ra cả cánh tay của bạn. Do đó, các y bác sỹ thường tư vấn lấy máu ở tất cả các ngón tay trừ ngón cái và ngón út.

Thứ hai, ngón đeo nhẫn sẽ ít cảm thấy đau đớn nhất. Nó hoạt động ít hơn và có làn da mỏng hơn các ngón khác, nếu bạn không sử dụng ngón tay này thường xuyên thì nó sẽ nhanh chóng lành lại.

3. Bạn có thể giải câu đố “25 con ngựa” này không?

Câu đố này thực sự khó. Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời ở bên dưới.

2. Hãy thử tài tính toán của bạn

Đây là một câu đố ” hại não” về toán học:

Peter, con của bạn bao nhiêu tuổi?

Thomas, tôi có 3 người con và tích số tuổi của chúng là 36.

Còn gì nữa?

Tổng số tuổi của chúng chính là lượng bia chúng ta uống ngày hôm nay.

Tôi vẫn chưa tìm ra.

Ok, cuối cùng đứa lớn nhất nhà tôi có đội một cái mũ màu đỏ.

Vậy mỗi người con của Peter bao nhiêu tuổi? Cùng tìm hiểu câu trả lời phía dưới.

1. Bồn cầu trên máy bay hoạt động như thế nào?

Bồn cầu trên máy bay không hề chứa nhiều nước như các loại bồn cầu thông dụng mà chúng ta đang dùng hiện nay. Khi bạn ” xong việc” bấm xả, hệ thống sẽ kích hoạt chức năng hút ” sản phẩm” để làm sạch bồn cầu. Chất thải sẽ được chuyển vào thùng lớn, đặt ở gầm máy bay.

Khi hạ cánh, chất thải này sẽ được xử lý bởi một phương tiện chuyên dụng để đảm đương nhiệm vụ này, đó chính là những chiếc xe tải.

Đáp án Câu đố 25 con ngựa

Để xác định được 3 con ngựa chạy nhanh nhất trong cả đàn (ta tạm gọi lần lượt là A, B, C), bạn cần phải tổ chức ít nhất 7 cuộc đua.

Đầu tiên, chia 25 con ngựa thành 5 nhóm, mỗi nhóm 5 con. Mỗi cuộc đua riêng biệt sẽ giúp bạn tìm ra một con chạy nhanh nhất. Như vậy, để tìm được 5 con nhanh nhất, ta đã sử dụng 5 cuộc đua.

Tiếp theo, ta tổ chức cuộc đua thứ 6 cho 5 con vừa xác định để tìm ra con ngựa A.

Con ngựa B có thể là con về đích thứ hai trong cuộc đua thứ 6 ( trường hợp 1), hoặc là con về đích thứ hai trong cuộc đua đầu tiên con ngựa A tham gia ( trường hợp 2). Bạn vẫn chưa xác định được bởi không thể biết chính xác tốc độ của mỗi con, theo dữ liệu câu hỏi.

Ở trường hợp 1, con ngựa C có thể là con ngựa về đích thứ ba trong cuộc đua thứ 6, hoặc là con về đích thứ hai trong cuộc đua đầu tiên con ngựa A tham gia, hoặc là con về đích thứ hai trong cuộc đua đầu tiên con ngựa B tham gia.

Ở trường hợp 2, con ngựa C có thể là con ngựa về đích thứ hai trong cuộc đua thứ 6 hoặc là con về đích thứ ba trong cuộc đua đầu tiên con ngựa A tham gia.

Như vậy, chúng ta xác định được tổng cộng 5 con ngựa có khả năng là B hoặc C. Hãy cho 5 con ngựa này tham gia cuộc đua thứ 7 để tìm ra kết quả cuối cùng.

Câu đố tính toán thứ 2

Sự kết hợp chính xác của độ tuổi là 2-2-9.

Hãy bắt đầu dữ liệu đã biết đầu tiên là 36. Ghi tất cả 3 số có tích là 36. Biết rằng tổng của chúng không chắc chắn là bao nhiêu nên ta có 2 kết hợp số có cùng một tổng là 1-6-6 và 2-2-9. Nhưng được biết, đứa con lớn nhất của Peter có ” đội mũ“, vì vậy rõ ràng là sự kết hợp số 2-2-9 chính xác tuổi của đứa trẻ lớn nhất.

“Quái Kiệt” Lê Viết Quốc: Từ Nhận Diện Một Con Mèo Đến Tham Gia Google Dịch

Suốt 30 năm trời, người ta không biết làm sao để dạy cho máy tính biết phân biệt được một con mèo cho dễ dàng. Và chính thời điểm ấy, tiến sĩ Lê Viết Quốc, nhà nghiên cứu của Google Brain, bắt đầu bước những bước đầu tiên trên hành trình vạn dặm về trí tuệ nhân tạo của mình, từ chuyện nhận diện một con mèo như vậy.

Từ “con mèo” của thuật toán về Máy học

Lúc ấy là thời điểm chàng trai trẻ Lê Viết Quốc đã tốt nghiệp THPT tại Trường Quốc học Huế và nhận được học bổng tại trường ĐH Quốc gia Úc (The Australian National University). Trường này được xếp hạng rất cao, nghiên cứu rất tốt nhưng việc giảng dạy không có gì quá đặc biệt. Năm học đầu tiên, anh thấy mình rảnh rỗi quá. Rồi đến năm thứ 2, anh cảm thấy chán quá. Vậy là anh bắt đầu đi nghiên cứu để mình… không chán nữa.

Tiến sĩ Quốc kể lại: “Thời điểm này, có một thầy trong trường nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, thứ đang rất mới mẻ lúc bấy giờ. Nhưng tôi thấy nó đầy hấp dẫn và thu hút bản thân mình. Một lý do quan trọng là trí tuệ nhân tạo làm tôi quay về những suy nghĩ của mình ở thuở ấu thơ. Tôi sinh năm 1982 tại Thủy Dương (TX.Hương Thủy, Thừa Thiên Huế). Cấp 1, tôi chỉ học trường làng. Cuộc sống lúc ấy rất êm đềm và bình thường. Đến khi tôi được 13 – 14 tuổi, tình cờ tôi có đọc một cuốn sách trong thư viện của một người bác. Đó là cuốn sách nói về lịch sử các phát kiến vĩ đại của loài người. Trong đó có một bức hình về người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Khi nhìn bức hình này, tôi rất ngạc nhiên là loài người không mạnh như voi, không biết bay như chim nhưng là loài đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Tôi suy nghĩ mãi và nghĩ rằng lý do nằm ở chỗ chúng ta là loài động vật thông minh nhất trên Trái đất. Từ đó, tôi có rất nhiều đam mê về khoa học kỹ thuật. và suy nghĩ từ ấu thơ ấy thôi thúc tôi lựa chọn nghiên cứu ngành trí tuệ nhân tạo nên đã liên hệ để xin phép thầy”.

Ban đầu, thầy giảng giải cho tôi rằng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo quy chung về một vấn đề rất đơn giản là phân loại. Ví dụ, có vài hình ảnh về những con chó, vài hình ảnh về những con mèo. Người ta phân biệt chúng bởi những đặc điểm đặc trưng về mũi, mắt… Để dạy cho máy tính phân biệt được là chó hay mèo thì con người cũng sẽ dạy về những đặc điểm như vậy. Nhưng suốt 30 năm trời, người ta vẫn không phát hiện được làm sao phân biệt chó với mèo cho được dễ dàng.

Khi Quốc bắt đầu nghiên cứu về ngành này, thế giới xuất hiện một ý tưởng để giải quyết nan đề này thành công nhất . Đó là đưa các bức hình gồm những điểm đặc trưng này vào mạng nơ-ron, sau đó đưa qua các lớp xử lý, lấy dữ liệu phần hình ảnh, nhân với ma trận, đưa kết quả phần tiếp theo (nhiều lần), rồi sẽ phân tích được đó là chó hay mèo. Máy tính sẽ thay đổi ma trận để làm sao cuối cùng thì bức hình đưa vào nếu là chó thì máy nhận diện là chó, mèo thì nhận diện là mèo.

Thuật toán ấy càng về sau này càng là một trong những thuật toán thành công nhất trong ngành Máy học. Từ việc giải quyết vấn đề về con mèo ấy, thuật toán này được áp dụng ở khắp nơi. Chẳng hạn, nếu muốn có một chiếc xe tự lái thì camera sẽ chụp bức hình phía trước xe. Máy sẽ phải phân biệt được đâu là xe, đâu là đèn đường, đâu là cây, đâu là người đi xe máy, đi bộ, đâu là nhà… Vậy là chiếc xe sẽ được lập trình để đi đến nơi đã định.

Đến “con mèo” của Lê Viết Quốc

Anh kể tiếp: “Năm 2007, tôi đến ĐH Stanford làm nghiên cứu sinh về Khoa học máy tính. Trong 5 năm, phần nghiên cứu chính của tôi là về Deep Learning (Học sâu). Lúc bấy giờ, ngành này không được đánh giá cao vì trước đó không có nhiều thành công. Nhưng trong suy nghĩ của tôi lúc ấy, tương lai của ngành này có tiềm năng rất lớn. Cũng như vậy, việc nghiên cứu của tôi thời điểm này cũng không có nhiều thành công”.

Nhưng đến năm 2011, anh phát hiện ra bí quyết để thực hành ngành này thành công. Đó là… cần rất nhiều máy tính. Anh đến Google xin làm thực tập sinh và một trong những nghiên cứu chính của anh ở Google thời điểm này chính là kết nối thật nhiều máy tính để nhận diện hình ảnh.

Khoảng năm 2012, nghiên cứu thành công nhất của anh xuất hiện trên The New York Times. Bài nghiên cứu có hình ảnh trên trang chính với câu hỏi “How Many Computers to Identify a Cat?” (Bao nhiêu máy tính để nhận diện được một con mèo?). Câu trả lời của anh là 16.000 máy tính. Nghiên cứu này ở năm 2012 trở thành một trong những nghiên cứu gây tiếng vang rất lớn và thay đổi diện mạo ngành Máy học. Trước đây mọi người cho rằng phải thay đổi thuật toán của ngành này. Nhưng qua nghiên cứu của anh, mọi người lại biết rằng cần nhiều máy tính để thực hiện thành công.

“Kể từ đó, tôi làm rất nhiều thứ về nhận diện hình ảnh, nhận diện giọng nói… Nhưng nghiên cứu thành công nhất của tôi, sau đó xuất hiện một lần nữa trên The New York Times là nghiên cứu về dịch thuật. Cái hay ở chỗ là trước đây người ta thường dịch thuật từng chữ một. Chẳng hạn “Tôi thích đá bóng” thì sẽ được dịch ra từng chữ “I” + “Like” + “Football”, sau đó ráp lại thành câu. Nhưng nghiên cứu của tôi đặt luôn một câu tiếng Việt, sau đó chuyển thành một vector (khái niệm véc-tơ trong toán học), sau đó diễn giải từng chữ một trong tiếng Việt. Những người làm về Máy dịch thuật lúc đó rất hoài nghi là ý tưởng này không thành công. Nhưng bây giờ thì tất cả trang dịch thuật đều dùng. Bạn dùng Facebook, Google Translate, Microsoft, Twitter… đều dùng cách dịch thuật mà tôi và đồng nghiệp đã từng nghiên cứu” – tiến sĩ Quốc kể lại.

Theo anh, cái hay là dù anh chỉ biết 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh nhưng chương trình mà anh và đồng nghiệp sáng tạo ra lại có thể sử dụng với hơn 200 ngôn ngữ. Đó là điều đặc biệt của Máy học (Machine Learning).

Mèo Ba Tư (Những Con Mèo)

Mèo Ba Tư (tiếng Ba Tư: گربه ایرانی Gorbe Irâni ) là một giống mèo lông dài đặc trưng bởi khuôn mặt tròn và mõm ngắn. Nó còn được gọi là Longhair Ba Tư ở các nước nói tiếng Anh. Ở khu vực Trung Đông, chúng được biết đến rộng rãi là mèo Iran và ở Iran, chúng được gọi là mèo Shirazi . Tổ tiên đầu tiên của người Ba Tư được nhập khẩu vào Ý từ Con mèo Ba Tư lần đầu tiên được trình bày tại triển lãm mèo được tổ chức đầu tiên trên thế giới vào năm 1871 ở London, Anh, trước khi đến Hoa Kỳ vào đầu những năm 1900. Các tiêu chuẩn nhân giống mèo Ba Tư luôn kêu gọi một con mèo có khuôn mặt ngắn, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là ban đầu mèo Ba Tư có chiếc mũi dài hơn nhiều so với người Ba Tư mặt phẳng ngày nay. Bệnh thận đa nang di truyền phổ biến ở giống chó này, ảnh hưởng đến gần một nửa dân số ở một số quốc gia. Trong năm 2023, nó đã được xếp hạng là giống phổ biến thứ 2 ở Hoa Kỳ theo Hiệp hội những người yêu thích mèo. Đầu tiên là giống Exotic.

(tiếng Ba Tư: گربه ایرانی) là một giống mèo lông dài đặc trưng bởi khuôn mặt tròn và mõm ngắn. Nó còn được gọi làở các nước nói tiếng Anh. Ở khu vực Trung Đông, chúng được biết đến rộng rãi làvà ở Iran, chúng được gọi là. Tổ tiên đầu tiên của người Ba Tư được nhập khẩu vào Ý từ Iran (theo lịch sử là Ba Tư) vào khoảng năm 1620. Lịch sử chính xác của con mèo Ba Tư dường như có một chút bí ẩn nhưng nhiều con mèo lông dài này đã được nhìn thấy bằng chữ tượng hình . Câu chuyện kể rằng những con mèo lông dài này sau đó đã được nhập khẩu vào châu Âu khi sự phổ biến của chúng tăng lên và sinh sản diễn ra ở Ý và Pháp.Con mèo Ba Tư lần đầu tiên được trình bày tại triển lãm mèo được tổ chức đầu tiên trên thế giới vào năm 1871 ở London, Anh, trước khi đến Hoa Kỳ vào đầu những năm 1900. Các tiêu chuẩn nhân giống mèo Ba Tư luôn kêu gọi một con mèo có khuôn mặt ngắn, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là ban đầu mèo Ba Tư có chiếc mũi dài hơn nhiều so với người Ba Tư mặt phẳng ngày nay. Bệnh thận đa nang di truyền phổ biến ở giống chó này, ảnh hưởng đến gần một nửa dân số ở một số quốc gia.Trong năm 2023, nó đã được xếp hạng là giống phổ biến thứ 2 ở Hoa Kỳ theo Hiệp hội những người yêu thích mèo. Đầu tiên là giống Exotic.

Triết Lý “Mèo Trắng Mèo Đen”

Bài của Trần Văn Lưu k4 gửi đăng

Mao Zedong (Mao Trạch Đông1) thành lập nước TQ mới (CHND Trung Hoa) vào năm 1949, và muốn đưa TQ đi theo CNCS để trở thành một cường quốc cộng sản trên thế giới, dựa trên học thuyết Marx-Lenin cộng với triết lý của Mao, lan tỏa ảnh hưởng đến toàn cầu. Thế nhưng, các chính sách “nặng mầu tư tưởng” của Mao đa làm cản trở sự phát triển của TQ. Có thể kể đến một số chiến dịch tai hại do Mao phát động như – “Cải cách ruộng đất”, 1953 (đấu tố “địa chủ”, nhiều người làm ăn tử tế bị thiệt mạng) – “Đại nhảy vọt”, 1958-1961 (gây nên thảm họa kinh tế với 20 triệu người bị chết đói) – “Cách mạng văn hóa”, 1966-1971 (hủy hoại tầng lớp trí thức và nền khoa học TQ) Một việc có lợi cho TQ mà Mao làm được là bình thường hóa quan hệ với đế quốc Mỹ, một “kẻ thù về hệ tư tưởng”, vào năm 1972, với chuyến đi thăm TQ lịch sử của Tổng thống Nixon. Nhưng phải đợi đến sau năm 1976, khi Chu Ân Lai (Thủ tướng TQ) và Mao chết, và Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình, sinh năm 1904)2 lên nắm quyền, TQ mới thực sự thay đổi quĩ đạo, bắt đầu giai đoạn phát triển nhanh, để từ một nước nghèo khó trở thành đại cường quốc tranh dành ngôi bá chủ thế giới với Mỹ vào năm 2010. Đặng Tiểu Bình từng là tướng quân đội và từng làm Phó Thủ tướng dưới thời Mao, nhưng trong thời kỳ cách mạng văn hóa bị Mao buộc tội là “hữu khuynh” và bắt đi lao động cải tạo cho đến năm 1976, và con trai của Đặng Tiểu Bình thì bị thủ tiêu. Khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên thay đã khôi phục lại Đặng Tiểu Bình, và sau đó họ Đặng với uy tín cao đã trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của TQ. Trong các câu triết lý thâm thúy của Đặng Tiểu Bình, nổi tiếng nhất có lẽ là câu: “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột.” Từ lúc Đặng Tiểu Bình lên, TQ đã áp dụng triệt để triết lý “mèo trắng mèo đen”, rũ bỏ các chính sách nặng màu “hệ tư tưởng” (ideology), và lập nên các chính sách “thực dụng” (pragmatic) nhằm giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm, trong đó đặc biệt là phát triển kinh tế và ổn định xã hội TQ, khiến thế giới phải nể sợ. Một số biểu hiện cụ thể của học thuyết “mèo trắng mèo đen” là: Từ năm 1978, TQ bắt đầu đợt cải cách triệt để về kinh tế3. Chủ nghĩa tư bản hay kinh tế thị trường không bị coi là xấu nữa, cho phép kinh tế tư nhân, miễn sao phát triển được kinh tế. Các hợp tác xã nông nghiệp (mô hình nông nghiệp XHCN) được xóa đi, phân lại đất cho nông dân tư hữu nhằm tăng sản lượng nông nghiệp. Vào năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đã chiếm đến 70% nền kinh tế TQ (tuy nhiên, cần hiểu rằng, các hãng gọi là “tư nhân” ở TQ vẫn có Nhà nước chiếm cổ phần khá lớn, hoặc/và do con cháu các vị lãnh đạo ĐCS làm chủ). Về mặt đối ngoại, TQ chơi với bất cứ chế độ chính trị nào, bất cứ thế lực cầm quyền nào, miễn sao điều này có lợi về kinh tế cho họ. Không còn phân biệt “địch ta” về ý thức hệ nữa. Ví dụ, khi Taliban nắm chính quyền ở Afganistan thì TQ chơi với Taliban, nhưng khi Taliban bị lật đổ và Chính phủ mới lên thay, thì TQ lại chơi ngay với Chính phủ mới, nhằm chiếm giữ quyền khai thác khoáng sản ở đó. Theo triết lý mèo trắng mèo đen, thì tên gọi tư bản hay cộng sản không quan trọng, miễn sao trở thành giàu có quyền lực. Trên thực tế, ở TQ ngày nay, phần lớn các nhà tư bản của TQ là “tư bản đỏ”, tức là từ ĐCS mà ra. Theo một tin của Tân Hoa Xã TQ đưa ra vào tháng 10/2006, trong số 3220 tỷ phú (tiền nhân dân tệ) tại TQ, có đến 2932 “hoàng tử đỏ”, tức là con cháu của các lãnh đạo cao cấp của ĐCS TQ, chiếm 91% ! Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở TQ tăng lên trong mấy chục năm qua, nhưng ngày nay không còn ai nói đến chuyện “đấu tranh giai cấp” nữa. Nguyên lý cơ bản của triết lý “Mèo trắng Mèo đen” là động lực đưa TQ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.

Thật vậy, Triết lý “Mèo trắng Mèo đen” đang trở thành hệ tư tưởng thực dụng điển hình nhất trong nền kinh tế thị trường, nó đang thịnh hành và đang được áp dụng trên toàn thế giới và đặc biệt là các nhóm chính trị và đại gia ở Việt Nam đang làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động điều hành của mình. BTK5NEW: Câu chuyện tham khảo : Đặng Tiểu Bình dùng Liêu trai chí dị trị quốc:

“Thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình là… hàng đi mượn