Mèo Tẩy Giun Xong Bị Tiêu Chảy / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Mèo Tẩy Giun Xong Bị Tiêu Chảy

Mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy là tình trạng bình thường và không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe của thú cưng. Tuy nhiên, người nuôi cần nắm bắt được nguyên nhân và theo dõi các triệu chứng để đảm bảo vấn đề tiêu chảy sau tẩy giun vẫn trong tầm kiểm soát. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách xử lý và những lưu ý cần biết khi mèo bị tiêu chảy sau khi tẩy giun.

1. Nguyên nhân mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy

Mèo sau khi tẩy giun có thể bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc. Đây là tình trạng bình thường và không nguy hiểm hay ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thú cưng.

Tình trạng mèo bị tiêu chảy sau khi sổ giun có thể kéo dài khoảng 1 – 2 ngày tùy theo thể trạng của mèo. Một số tác dụng phụ khác thường thấy sau khi mèo tẩy giun như:

Tiết nhiều nước bọt: Đây là phản ứng sinh lý bình thường do mùi vị của thuốc tẩy giun khiến mèo khó chịu. Bạn có thể cho mèo uống nước đun sôi để nguội để loại bỏ mùi vị của thuốc vẫn còn trong khoang miệng.

Nôn và buồn nôn: Thường xảy ra sau khoảng 30 – 60 phút khi uống thuốc. Nếu mèo nôn ngay sau khi uống thuốc bạn nên hỏi bác sĩ thú y để thay loại thuốc tẩy giun khác cho mèo.

Tiêu chảy: Mèo sau tẩy giun tiêu chảy là triệu chứng thường gặp. Đây có thể là lượng giun chết hoặc bị tê liệt thải ra khỏi cơ thể mèo qua đường phân.

Cơ thể lừ đừ: Mệt mỏi không muốn vận động

Co giật, mất nước hay say thuốc: Đây là triệu chứng nghiêm trọng rất hiếm xảy ra. Nếu có thì đa phần là do mèo đã dùng thuốc quá liều. Khi nhận thấy những biểu hiện này thì bạn cần đưa mèo đến cơ sở thú y ngay để khám và điều trị kịp thời.

2. Cách xử lý khi mèo bị tiêu chảy sau khi tẩy giun

Tuy mèo bị tiêu chảy sau khi tẩy giun là hiện tượng bình thường nhưng bạn vẫn cần chú ý theo dõi tình trạng mèo bị tiêu chảy để đảm bảo an toàn cho thú cưng.

Ngoài ra, nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh và nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày cho mèo để giảm tiêu chảy.

Bên cạnh đó bù nước là điều nên làm giúp cân bằng điện giải và giảm thiểu tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy ở mèo.

Trường hợp mèo bị tiêu chảy sau khi tẩy giun kéo dài quá 2 ngày kèm những dấu hiệu bất thường nên mang mèo đến ngay cơ sở thú y để được chẩn đoán tình trạng bệnh một cách chính xác nhất.

3. Lưu ý cần biết tránh mèo bị đi ngoài sau sổ giun

Mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy cần được quan tâm nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc. Một số vấn đề bạn cần lưu ý để tránh mèo bị tiêu chảy kéo dài sau tẩy giun:

Chú ý tiệt trùng khu vực ăn uống và đi vệ sinh của thú cưng

Tránh cho mèo ăn những đồ ăn khó tiêu hóa và lạ vì có thể khiến mèo đi ngoài kéo dài

Theo dõi phân và tình trạng tiêu chảy của mèo thường xuyên

Nhìn chung, mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy là hiện tượng không quá lo ngại. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng bạn cần chú ý theo dõi và đưa mèo đến phòng khám thú y uy tín nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường như mèo bị co giật hay mất nước.

Chữa Mèo Bị Tiêu Chảy

Mèo bị tiêu chảy phải làm sao? Để có phương án điều trị hiệu quả nhất thì bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây mèo bị đi tiêu chảy, tuy nhiên sẽ có những cách điều trị khi mèo bị tiêu chảy cơ bản sau đây:

Dừng tất cả những loại thức ăn bạn đã cho mèo ăn trong vòng từ 12 đến 24 tiếng.

Cung cấp nhiều nước cho mèo, vì tiêu chảy có thể khiến mèo của bạn rơi vào tình trạng bị thiếu hụt nước. Bạn có thể chủ động giúp mèo bằng cách pha nước điện giải oresol bổ sung nước mỗi 2 tiếng một lần.

Để phát hiện dấu hiệu mất nước, bạn có thể kéo nhẹ phần da thừa tự nhiên ở sau gáy. Khi cơ thể mèo được cung cấp đủ nước, phần da ngay lập tức trở về trạng thái bình thường. Nếu quá trình đó diễn ra chậm, hoặc da không trở về trạng thái cũ, nghĩa là mèo đã bị mất nước.

Sau bước điều trị cơ bản, tiếp theo bạn hãy cố gắng quan sát tình trạng bệnh của mèo để xác định mức độ tiêu chảy và có cách chữa mèo bị đi ngoài phù hợp.

Để xác định được chính xác mức độ tiêu chảy mèo đang mắc phải, cách tốt nhất là bạn cần quan sát các triệu chứng của mèo thông qua việc sinh hoạt, vệ sinh, đặc biệt là phân của mèo.

Cách chữa mèo bị tiêu chảy nhẹ

Khi mèo bị tiêu chảy thông thường, phân của mèo thường sẽ lỏng nhưng không quá nhão. Đặc biệt, mèo vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường, không bị ủ rũ hay mệt mỏi.

Thức ăn bị thay đổi đột ngột.

Ăn thức ăn không đảm bảo, không đúng với độ tuổi của mèo.

Thức ăn bị ôi thiu, để lâu ngày không được dọn dẹp.

Mèo ăn phải những thức ăn độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bả chuột.

Chia nhỏ bữa ăn của mèo.

Không cho mèo ăn các thực phẩm được chế biến từ bơ.

Hạn chế những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra, nếu như nguyên nhân do thay đổi thức ăn đột ngột thì bạn nên cho mèo ăn thức ăn cũ, nếu không có vấn đề gì thì phân mèo sẽ trở lại trạng thái bình thường. Khi phân không còn lỏng, bạn có thể thay đổi khẩu phần ăn từ từ, mỗi lần cho một ít thức ăn mới.

Thêm men vi sinh vào thức ăn của mèo. Men vi sinh cung cấp vi khuẩn đường ruột có lợi cho hệ thống đường tiêu hóa giúp cân bằng lại hệ thống gây bệnh tiêu chảy.

Bạn có thể sử dụng FortiFlora dễ tiêu hóa và có vị hấp dẫn dành cho mèo, ngoài ra có thể sử dụng Pheromone để giảm căng thẳng cho mèo.

Cách chữa mèo tiêu chảy liên tục, nôn, có giun

Trong trường hợp mèo bị tiêu chảy với phân rất loãng, đặc biệt kèm thêm triệu chứng nôn, bụng to thất thường và phân có màu đen, rất có thể mèo đã bị nhiễm giun sán.

Căn bệnh này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do môi trường sống của mèo không đảm bảo hoặc mèo ăn phải thức ăn có trứng giun.

Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh mà có phương pháp chữa trị khác nhau, bạn có thể chữa trị tại nhà nhưng vẫn khuyến khích nên mang tới các cơ sở khám chữa bệnh thú y để được các bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Không mua thuốc tẩy giun dành cho người để tẩy giun cho mèo.

Mua thuốc tẩy giun cho mèo cần chú ý về liều lượng. Tuỳ theo độ tuổi, giống mèo mà sẽ có liều lượng khác nhau.

Nếu được hãy gọi cho bác sĩ thú y để được tư vấn đúng.

Phải chắc chắn rằng mèo bị giun sán thì mới cho mèo uống thuốc, vì nếu không có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ hoặc shock thuốc.

Trong trường hợp mèo còn nhỏ, chưa được tẩy giun lần nào hoặc bạn không có nhiều kinh nghiệm, cách tốt nhất nên mang bé ra bệnh viện thú y để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Đặc biệt, luôn quan sát triệu chứng của mèo, nếu tiêu chảy có tình trạng trở nặng cần phải đem ra thú y ngay lập tức.

Đây được xem là tình trạng bệnh nặng nhất mèo có thể bị mắc phải, triệu chứng cụ thể là mèo tiêu chảy liên tục, không kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình, kèm theo đó là phân có máu và mùi tanh khó chịu. Mèo cũng không thể ăn uống bình thường, cơ thể ủ rũ, lờ đờ.

Nguyên nhân chính rất có thể là do mèo đã nhiễm các bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm khuẩn virus như FIP, FPV,…

Bạn chú ý khi đi nhớ mang theo mẫu phân tươi trong vòng 12 giờ để bác sĩ xét nghiệm, điều này giúp cho việc tìm hiểu chính xác nguyên nhân căn bệnh được nhanh hơn.

Mèo Bị Tiêu Chảy Và Nôn

Mèo bị tiêu chảy và nôn là biểu hiện thường thấy ở mèo tuy nhiên khi chúng có những dấu hiệu phân kèm máu, nhầy và tanh thì cần phải đặc biệt chú ý.

Tiêu chảy là căn bệnh thường gặp ở mèo, một chú mèo trong giai đoạn trưởng thành ít nhất sẽ gặp triệu chứng này một lần trong đời. Tuy nhiên khi mèo bị tiêu chảy và nôn kèm máu, dịch nhầy có mùi hôi tanh thì đó là dấu hiệu báo trước những căn bệnh nguy hiểm ở mèo cưng.

Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy là gì?

Ăn phải đồ ăn ôi thiu, độc hại

Ăn phải thực phẩm, đồ ăn ôi thiu, đồ ăn độc hại để lâu ngày…hoặc có thể là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bả chuột.. rất nguy hiểm

Mèo là loài động vật săn mồi không ở yên một chỗ. Chúng thường xuyên rời khỏi nơi sinh sống để săn mồi và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy nguy cơ tiếp xúc với đồ ăn ôi thiu là không thể tránh khỏi. Đặc biệt với các giống mèo Tây như mèo Anh lông ngắn hay mèo Ba Tư, việc giữ thức ăn luôn tượi ngon là điều cực kỳ quan trọng.

Một phần, những chủ nhân khi nuôi mèo cưng thường không dọn dẹp sạch sẽ các đồ ăn thừa dẫn tới mèo phải ăn lại các thức ăn đã cũ, hỏng gây ra ngộ độc và dẫn tới tình trạng nôi ói, tiêu chảy.

Hệ tiêu hóa có vấn đề

Do rối loạn hệ tiêu hóa trong quá trình hấp thu thức ăn. Quá nhiều chất khiến chúng tiêu hóa chậm và kém đi rất nhiều. Một số dấu hiệu đó chính là mèo mệt mỏi, chán ăn, thường lười vận động, lờ đờ và đi vệ sinh sai chỗ quy định

Thức ăn không đảm bảo

Thức ăn của mèo có vấn đề, không hợp với độ tuổi của mèo. Mèo có thể ăn phải xác của các động vật khác đang trong quá trình phân hủy và hoại tử khiến chúng bị ngộ độc…

Như đã giới thiệu ở trên. Việc cho mèo cưng sử dụng các thức ăn phù hợp là vô cùng quan trọng đặc biệt là ở giai đoạn đầu tiên khi mới đón về nhà mới. Việc thay đổi thức ăn đột ngột cũng có thể gây ra triệu chứng này.

Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán đặc biệt là các loại giun ký sinh trong cơ thể mèo con, gây ra các biểu hiện nôn, tiêu chảy, bụng to bất thường. Ngoài ra đây cũng là tác dụng phụ của các loại thuốc tẩy giun cho mèo.

Bạn có thể tẩy giun cho mèo tại nhà nhưng tôi khuyến khích các bạn mang tới các cơ sở khám chữa bệnh thú y để được các bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Nhiễm vi khuẩn, virus

Mèo còn có thể gặp phải các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn khi có khối u trong cơ thể, nhiễm virus, vi khuẩn như Salmonella, E.Coli…

Do bệnh dịch: Một số bệnh dịch lây truyền ở mèo nguy hiểm như Carre Mèo. Căn bệnh gây tử vong hàng đầu của mèo con dưới 3 tháng tuổi.

Bệnh FIP viêm mạng bụng truyền nhiễm gây rối loạn tuần hoàn ở mèo.

Ngoài ra còn một số căn bệnh truyền nhiễm khác gây ra những tình trạng, biểu hiện tương tự ở mèo. Cách duy nhất để phòng tránh chính là tiêm chủng vắc-xin đầy đủ cho mèo theo lịch trình.

Cách xử lý khi mèo bị tiêu chảy và nôn ói kéo dài

Xử lý khi bị rối loạn tiêu hóa

Mèo bị tiêu chảy, ăn ít , đầy bụng và thường đi ra ngoài khay cát. Bạn cần làm chính là thay đổi thực đơn ăn uống của mèo, kiểm tra lại thực phẩm cho mèo ăn xem có phù hợp không, có thể mèo ăn phải thức ăn đã phân hủy, xác động vật thối , hoại tử như chim, thạch sùng…

Mèo bị rụng lông cũng là một nguyên nhân nhỏ khiến chúng bị nôn, tình trạng này gây ra khi mèo có thói quen liếm lông hàng ngày khiến lông rụng tích tụ trong dạ dày tạo ra những búi lông lớn. Để lâu sẽ phải phẫu thuật khá tốn kém và gây hại cho sức khỏe của mèo.

Xử lý: Dừng mọi loại đồ ăn nghi ngờ và phân chia nhỏ bữa ăn của mèo. Cho mèo uống Chlorocid của người. Tùy thuộc vào độ tuổi của mèo mà bạn cần chia nhỏ thuốc ra để phù hợp với thể trạng của mèo. Kiêng cá và các đồ ăn tanh trong thời gian điều trị bệnh.

Xử lý khi mèo ăn phải chất độc hại

Dấu hiệu: Một số con thường nghịch ngợm ăn nhầm phải xăng dầu, than, xà phòng, các loại thuốc diệt chuột, thuốc độc hoặc các hóa chất gây hại cho cơ thể. Mèo thường gặp phải các biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa kéo dài. nếu mèo có những biểu hiện khác như co giật, lờ đờ, nằm bất tỉnh, bạn nên đưa mèo tới các địa chỉ khám chữa bệnh thú y gần nhất để được điều trị kịp thời.

Xử lý khi mắc giun sán và các bệnh tuyền nhiễm

Mèo con thường là đối tượng mắc giun sán chính, nếu không kịp thời chữa trị có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của bé. Dấu hiệu nhận biết là mèo thường nôn, tiêu chảy và bụng to bất thường.

Cách giải quyết duy nhất là nhanh chóng tìm mua thuốc tẩy giun cho mèo nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài ra, một số căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở mèo cũng có các biểu hiện tương tự như bệnh giảm bạch cầu ở mèo, hay FIV, FIP cũng là một trong những kẻ thù hàng đầu gây tử vong chính cho mèo.

Cách phòng chống mèo bị tiêu chảy

Mèo bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như blog yêu chó mèo đã giới thiệu ở trên. Để phòng tránh được tình trạng này, bạn cần giữ mèo tránh xa các tác nhân gây hại như thức ăn hết hạn, các loại thuốc diệt cỏ, diệt chuột …

Luôn giữ cho mèo một chế độ ăn khoa học và hợp lý nhất, tránh thay đổi lượng thức ăn đột ngột.

Tiêm phòng bệnh cho mèo đầy đủ để giảm thiểu nguyên nhân mắc bệnh từ virus, vi khuẩn…

Dọn dẹp sạch sẽ khu vực nuôi nhốt, nếu bạn nuôi trong căn hộ thì cần thoáng mát và khô ráo.

Theo dõi sức khỏe của mèo thường xuyên. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bạn nên đưa chúng tới bác sỹ thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chúc bé mèo của các bạn luôn khỏe mạnh!

Mèo Mẹ Bị Tiêu Chảy

Nguyên nhân khiến mèo mẹ bị tiêu chảy

Ngoài ra nếu mèo nhà của bạn chưa mang thai lần nào thì rất có thể nguyên nhân do bé bị căng thẳng khi lần đầu mang thai. Việc này cũng gây nên tình trạng mèo mang thai bị đi ngoài.

Cách chữa bệnh tiêu chảy ở mèo mẹ

Tùy theo triệu chứng của mèo mẹ mà chúng ta sẽ những cách chữa trị khác nhau. Điều bạn cần làm là liên tục quan sát và chăm sóc mèo thật kỹ để phát hiện ra được những triệu chứng cũng như biểu hiện của mèo trong quá trình mang thai hoặc sau sinh.

Có thể thức ăn không đảm bảo đủ vệ sinh như bị ôi thiu hoặc lâu ngày không được thay mới, hoặc bạn có đổi thức ăn mới đột ngột, điển hình là thức ăn hạt, lúc này mèo chưa quen được hương vị mới cũng gây ra tình trạng tiêu chảy ở mèo.

Nếu nguyên nhân do đổi thức ăn mới thì cần đổi lại thức ăn cũ cho bé, pha trộn với tỉ lệ nhỏ và cho mèo ăn lại từ từ để mèo dần thích nghi.

Ngoài ra bạn có thể chia nhỏ bữa ăn, tránh để mèo mang thai ăn quá nhiều và liên tục trong ngày, điều này gây áp lực lên hệ tiêu hoá cũng sẽ khiến mèo bị tiêu chảy.

Sử dụng men vi sinh, pheromone để giảm căng thẳng cho mèo, bạn có thể trộn lẫn vào đồ ăn và cho mèo ăn.

Điều đặc biệt bạn cần chú ý chính là việc tiêu chảy sẽ khiến mèo bị thiếu nước, chính vì vậy luôn nhớ cung cấp nước sạch cho mèo hoặc bổ sung orezon cho bé nếu cần thiết.

Trong trường hợp mèo của bạn có thêm triệu chứng bất thường như tiêu chảy liên tục, bỏ ăn tiều tuỵ đi, bụng căng cứng nhưng đụng vào mèo bị đau, chảy máu âm hộ thì cần mang ra bệnh viện thú y ngay lập tức để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Cách chăm sóc mèo mẹ bị tiêu chảy

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mèo phải có đủ năng lượng để đảm bảo sự phát triển cho mèo con. Mèo mang thai cần được cung cấp thêm năng lượng, tức là lượng calo cần được tăng lên thông qua các loại thức ăn giàu protein.

Điều quan trọng nữa là tăng lượng chất béo dự trữ để mèo chuẩn bị cho quá trình tiết sữa. Không giống như chó, mèo rất khó tích trữ được chất béo trong cơ thể, trong khi đó mèo mẹ lại cần tới 25% lượng chất béo cần thiết để sản xuất sữa. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn để mèo ăn thêm chất béo vô tội vạ, những chất béo xấu như dầu mỡ, thức ăn ăn chiên xào chính là nguyên nhân khiến mèo có tình trạng tiêu chảy.

Đặc biệt bạn cần nhớ không tự ý cho mèo mẹ uống các loại thuốc tiêu hoá nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, vì điều đó có thể gây ảnh hưởng đến mèo con trong bụng.

Hãy để mèo mẹ thoải mái trong quá trình sau sinh, tránh việc quan sát, nhìn vào tổ của mèo mẹ khi đang chăm sóc mèo con quá nhiều. Cũng không nên cầm mèo con lên trước mặt mèo mẹ hoặc giấu mang đi, điều này sẽ khiến mèo mẹ bị căng thẳng.

Luôn vệ sinh môi trường của mèo mẹ và mèo con sạch sẽ mỗi ngày, vì đây là giai đoạn cả mèo mẹ và mèo con đều nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là mèo con với hệ miễn dịch còn yếu, nên tỉ lệ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy là rất cao, trong một số trường hợp có thể lây nhiễm ngược lại mèo mẹ.

Nếu tình trạng kéo dài, cần ngay lập tức mang mèo mẹ ra thú ý, chú ý cần nói cho bác sĩ tình trạng của mèo (mang thai, mang mẫu phân xét nghiệm).