Mèo Tẩy Giun Xong Bỏ Ăn / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Chó Tẩy Giun Xong Bị Đi Ngoài

1. Lý do chó tẩy giun xong bị đi ngoài

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị đi ngoài sau khi tẩy giun:

Tẩy giun không đúng cách

Nhiều người không lường trước hậu quả việc tự ý dùng thuốc cho thú cưng, chúng ta có một vài ví dụ:

Dùng Ivermectin( thuốc trị ký sinh trùng cho chó ) sẽ đặc biêt mẫn cảm trên giống Colie khi uống thuốc tẩy giun, trị ký sinh trùng này cho thuộc giống colie hoặc lai colie có thể bị trúng độc.

Dùng thuốc của người cho thú cưng, có thể thuốc đó hiệu quả với cơ thể người như đối từng giống chó từng cơ thể sẽ dễ bị mẫn cảm với các thành phần thuốc, và liều lượng thuốc. Vì vậy các bạn nên đưa các bé đi khám trước và nghe theo lười khuyên bác sĩ trước khi dùng thuốc

Tùy vào giống chó sẽ có liều lượng khác nhau. Tránh tình trạng quá nhiều gây sốc thuốc hoặc làm sai lịch tẩy giun.

Giun sán chết đi sản sinh ra nội độc tố

Trong trường hợp chó của bạn nhiễm giun quá nặng, cơ thể bị bội giun và gây nhiều tổn thương trong đường ruột thì việc tẩy giun sẽ tạo ra nội độc tố do giun chết đi mà không được đào thải ra hết.

Phản ứng phụ sau khi tẩy giun

Một số giống chó nhạy cảm với thuốc hoặc dị ứng mới một số thành phần của thuốc có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài như tiêu chảy. Một số phản ứng có thể chó sẽ gặp phải sau khi chó tẩy giun:

Cơ thể ủ rũ – Trường hợp này xảy ra khá phổ biến, sau khi tẩy giun cho chó khiến chó ở trong tình trạng không thoải mái mái, việc căng thẳng có thể khiến chó có triệu chứng nôn nhẹ và tiêu chảy, sau khi nôn xong thì chỉ tìm chỗ để nằm.

Tiêu chảy kết hợp nôn – Sau khi tẩy giun cho chó xong, một số chú chó có phản ứng cao hơn, do dạ dày quá yếu hoặc do chú chó đó đã già, sau khi uống thuốc sẽ nôn mửa nhiều và kéo dài, thậm chí nôn nhiều đến mức chúng không kiểm soát được hành động.

2. Cách xử lý khi chó tẩy giun xong bị đi ngoài

Trong trường hợp thú nuôi chỉ phản ứng nhẹ với thuốc, chó hoàn toàn có thể tự hồi phục. Lúc này bạn không nên làm phiền chúng nghỉ ngơi, nhưng cũng phải chú ý quan sát trạng thái tinh thần của chó, hãy chuẩn bị cho chúng một ít nước sạch, chờ nửa ngày, nếu bụng cún không có vấn đề gì thì có thể bắt đầu cho chúng ăn uống bình thường.

Trường hợp nặng như chó không kiểm soát được việc đi vệ sinh, nôn oẹ không ngừng,…Điều này dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, cho nên bạn cần bổ sung nước cho chó liên tục. Tuy nhiên nếu chó vẫn nôn nhiều và nôn cả nước thì cần đưa bé ra thú y để được truyền dịch và khám chữa trị ngay lập tức.

3. Những sai lầm cần tránh khi tẩy giun cho chó khiến chó bị đi ngoài

Tự ý tẩy giun cho chó nếu chưa có kinh nghiệm

Tẩy giun không xem xét độ tuổi và lộ trình tẩy giun

Tùy vào giống chó mà liều lượng cũng như thuốc tẩy giun sẽ khác nhau

Dùng thuốc tẩy giun ở người cho chó

Tẩy giun cho chó khi bụng đói hoặc quá no

Để chó được tẩy giun một cách đúng nhất, phương án tốt nhất bạn vẫn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, đặc biệt với chó con hoặc với những giống chó nhạy cảm. Trong trường hợp chó bị sốc thuốc hay dị ứng với thuốc cũng cần liên hệ ngay lập tức bác sĩ để kiểm tra tình trạng cho chó.

Tẩy Giun Cho Mèo Con

TẨY GIUN CHO MÈO CON

Tẩy giun từ khi còn sơ sinh hoặc khi còn nhỏ là điều tiên quyết trong danh sách những việc cần làm của bạn đối với mèo, bất kể độ tuổi, giống loài, kích cỡ hay giới tính của mèo.

Mèo khi còn nhỏ rất dễ bị tổn thương đối với những tác động lên chúng. Bọ chét, muối, ký sinh bên ngoài và khay vệ sinh bẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra giun ở mèo con và mèo ở mọi lứa tuổi.

Ngoài ra, có một nguyên nhân phổ biến khác là do mèo mẹ mắc phải giun trong thời kỳ mang thai. Những trường hợp này sẽ lây truyền giun từ mẹ sang con.

Mèo bị nhiễm giun như thế nào?

Quá trình nhiễm giun tùy thuộc vào từng loại giun, nhưng thông thường, mèo bị giun khi tiếp xúc với trứng hoặc nhiễm giun thông qua phân. Chúng dẫm phải phân và sau đó ăn giun vào bụng khi chải chuốt.

Trong một số trường hợp, mèo ngoài trời sẽ săn bắt loài gặm nhấm có ấu trùng giun sống trong các mô của chúng. Mèo ăn các con vật gặm nhấm như chuột, vô tình ăn phải các mô bị nhiễm bệnh, và ấu trùng giun phát triển thành giun trong ruột của mèo. Mèo cũng có thể bị nhiễm bệnh do ăn ve bọ chét mang trứng giun hoặc bị cắn bởi sâu bọ thâm nhập vào da.

Mèo con cũng có thể nhiễm một số loại giun khi bú sữa từ mèo mẹ bị nhiễm giun.

Giun tròn là loại giun đường ruột phổ biến nhất ở mèo, chiếm từ 25 đến 75% số ca nhiễm giun trong số 80 triệu con mèo sống ở Mỹ. Mèo thường bị nhiễm giun tròn bằng cách ăn các loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh hoặc vô tình ăn phải phân có trứng giun tròn.

Giun tròn phát triển dài từ ba đến năm inch và ăn thức ăn mà mèo ăn vào, ăn cắp chất dinh dưỡng của mèo ngay từ trong bụng. Sau đó giun tròn đẻ trứng truyền qua phân mèo thải ra. Sau đó có thể lây nhiễm sang những con mèo khác. Những quả trứng giun có thể mất vài tuần để trở thành ấu trùng có thể lây nhiễm, do đó, chủ mèo kỹ tính thường vệ sinh thùng rác và loại bỏ các tác nhân lây nhiễm giun kể trên.

Tẩy giun cho mèo từ khi còn sơ sinh hoặc khi còn nhỏ là điều tiên quyết (Ảnh: www.cityzoo.vn)

Vì sao nên tẩy giun cho mèo?

Sau khi bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về các loại giun thường gặp ở mèo, bạn sẽ dễ dàng hiểu được thông tin quan trọng và cách tẩy giun cho mèo con.

Giun có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của mèo như gây ra các vấn đề về hô hấp, nôn mửa, ăn không ngon, sụt cân, suy nhược và cuối cùng có thể gây tử vong.

Hầu hết các triệu chứng khi mèo mắc phải giun là tiêu chảy, và một trong những cách dễ phát hiện nhất mèo của bạn có nhiễm giun hay không chính là kiểm tra phân của chúng.

Làm thế nào để tẩy giun cho mèo?

Mèo con nên cần được tẩy giun 2 tuần 1 lần cho đến khi chúng 3 tháng tuổi. Sau đó, mèo nên được tẩy giun mỗi tháng 1 lần cho đến khi chúng 6 tháng tuổi.

Không nên tự chẩn đoán và tẩy giun tại nhà!

Nhiều người sẽ cho rằng việc tự tẩy giun là hoàn toàn an toàn và chỉ cần mua thuốc tẩy giun từ các cửa hàng là được. Tuy nhiên điều này có thể gây nguy hiểm với mèo! Hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y, họ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn.

Bác sĩ thú y sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho mèo. Điều này phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của mèo.

Làm thế nào để ngăn ngừa giun?

Ngăn chặn vấn đề nhiễm giun là điều rất cần thiết không chỉ đối với mèo con mà còn đối với mèo trưởng thành vì giun có thể là nguyên nhân gây tử vong cho mèo ở bất kỳ độ tuổi nào.

Bảo vệ mèo trong vùng an toàn để ngăn ngừa nhiễm giun. Hạn chế tối đa việc mèo con tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, phân hoặc các nguy cơ nhiễm ve, bọ chét.

Giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa của bạn.

Hãy sử dụng thức ăn cho mèo sạch, khỏe mạnh và an toàn.

Giun là gì?

Bạn không cần phải quá lo lắng khi không biết quá nhiều về các loại giun khi bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về vấn đề này.

Tuy nhiên, có 5 loại giun cơ bản sau đây thường gặp ở mèo mà bạn có thể nên biết để tìm ra được phương pháp điều trị cho mèo đúng đắn nhất.

Giun chỉ

Giun chỉ là loại giun thường gặp. Mèo có thể sẽ bị ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tim mạch và có thể dẫn đến suy tim.

Giun đũa

Đây là loại ký sinh phổ biến nhất ở mèo. Bạn có thể nhìn thấy giun đũa trong phân của mèo trưởng thành, trong khi đó mèo con thường mắc phải giun từ sữa mẹ.

Sán dây

Sán dây gặp khá phổ biến ở mèo và có thể nhìn thấy trên lông của mèo con đặc biệt là quanh khu vực hậu môn. Nguyên nhân chính của việc này là do bọ chét.

Giun tròn

Mặc dù chúng khá hiếm, tuy nhiên giun tròn sống ký sinh trong phổi lại rất nguy hiểm. Chúng có thể gây ảnh hưởng đến phổi của mèo con, nguyên nhân thường do mèo tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh như chuột hay chim.

Giun móc

Mặc dù giun móc thường gặp ở chó nhiều hơn, tuy nhiên không phải không ảnh hưởng đến mèo. Giun móc sẽ tấn công vào ruột non của mèo khi chúng ăn phải những con vật mắc bệnh.

Lưu ý: Lựa chọn cát vệ sinh tốt nhất cho mèo của bạn

Lịch Tẩy Giun Cho Chó. Giá Bán Các Loại Thuốc Tẩy Giun Cho Chó Tốt Nhất

I. Lịch tẩy giun cho chó

Để tránh sự phát triển của các loại giun sán kí sinh trong cơ thể chó, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của chúng. Ngay từ khi cún của bạn còn nhỏ, bạn phải chú ý tẩy giun thường xuyên cho chúng:

– Sau khi cún con được 3 tuần tuổi, bắt đầu ngưng sữa mẹ và chuyển sang tập ăn. Bạn cần tẩy giun cho chúng ngay lập tức để tránh trứng giun phát tán ra môi trường bên ngoài.

– Vì sức khỏe của cún con lúc này còn yếu, hệ miễn dịch còn đang phát triển nên bạn cần lặp lại việc cho cún uống thuốc tẩy giun vào lúc cún đủ 4, 6 và 8 tuần tuổi.

– Sau lượt xổ giun vào lúc cún đủ 8 tuần tuổi, cứ 1 tháng bạn tẩy giun cho cún một lần. Giai đoạn này chủ yếu chỉ có thể xổ giun đũa.

– Khi chó đủ 6 tháng tuổi, cứ 2 – 3 tháng bạn tẩy giun cho cún một lần để tiêu diệt giun và sán kí sinh trong cơ thể chúng.

– Khi cún của bạn đủ 1 năm tuổi, bạn cần duy trì 6 tháng xổ giun cho chúng 1 lần để đảm bảo diệt sạch hết giun, sán trong suốt vòng đời của chúng.

II. Các loại thuốc tẩy giun cho chó và giá bán

Lopatol: Hộp 4 viên giá 85.000 – 90.000đ. Là loại thuốc tẩy an toàn và tốt nhất hiện nay. Chủ yếu dành cho chó trưởng thành.

Pyrantel Pamoate: Thuốc rất an toàn. Dùng cho chó đang thời kì bú mẹ. Hộp 10 viên giá 150.000 – 160.000đ

Mebebdazole: Thuốc an toàn, có thể dùng cho mọi lứa tuổi. Với chó nghi bị nhiễm giun sán nặng nên dùng trong 3 ngày liên tục. Hộp 1 viên giá 20.000 – 23.000đ

Thenium Closylate: Không dùng cho chó đang bú sữa mẹ và chó mẹ đang kì nuôi con bằng sữa.Hộp 2 viên giá 35.000 – 40.000đ

Espisprantel: Không dùng cho chó dưới 7 tuần tuổi. Hộp 4 viên giá 70.000 – 72.000đ

Sanpet: Không dùng cho chó bị bệnh về tim, gan, thận.Vỉ 10 viên giá 55.000 – 60.000đ

Sentinel (Milbemycin Oxime): Chỉ dùng cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên, trị được tất cả các loại giun. Hộp 10 viên giá 800.000 – 1.000.000đ (giá rất đắt, cao nhất trên thị trường hiện nay).

Ivermectin: Lọ 100ml giá 30.000 – 35.000đ – Chỉ dùng cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên. – Không dùng cho các giống chó chăn cừu như Becgie, lai Becgie,… – Dùng quá liều có thể gây tử vong.

Để cho cún con uống thuốc tẩy giun, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:

– Cách 1: Trộn lẫn vào trong thức ăn. Đây là cách được sử dụng phổ biến nhất. Trước khi trộn bạn cần nghiền nhỏ thuốc vì nếu để cả viên có thể chó sẽ chừa viên thuốc lại.

– Cách 2: Tán nhuyễn thuốc, hòa nước rồi cho vào ống tiêm (đã bỏ mũi kim), mở miệng chó rồi bơm thuốc vào cổ chó cho chúng nuốt xuống.

– Cách 3: Cho chó nằm ngửa, dùng tay giữ miệng chó, cho viên thuốc vào sau đó vuốt cổ cho chúng nuốt xuống. Tuy nhiên khi sử dụng cách này cần chú ý tránh làm chó bị nghẹn, sóc thuốc ở cổ.

IV. Lưu ý khi tẩy giun cho chó

– Trước khi tẩy giun, nên cho chó ăn ít thức ăn lại. Không nên để chúng uống thuốc trong tình trạng no.

– Không tẩy giun khi sức khỏe của chó không tốt hoặc thời tiết quá nóng.

– Sau khi tẩy nên cho chó uống men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp chó không bị buồn nôn, khó chịu trong người.

– Trong thời gian tẩy giun cần hạn chế đến tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với chó, nếu có thì phải rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm.

– Không nên thực hiện việc tẩy giun và tiêm vac-xin cho chó đồng thời với nhau.

Những Điều Cần Biết Về Tẩy Giun Cho Chó

Nếu bạn là người yêu động vật và đang sở hữu những chú cún cưng thì chắc chắc tiêm phòng bệnh và tẩy giun định kỳ là những việc không thể bỏ qua để đảm bảo vật nuôi luôn khỏe mạnh. Tẩy giun sán cho cún là việc mà bạn cần thực hiện khi chúng còn nhỏ, tuy nhiên việc loại bỏ giun sán cũng cần chủ nhân phải có những hiểu biết và kiến thức nhất định. Việc chọn lựa các loại thuốc hay các tác dụng phụ của thuốc tẩy giun như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Cho Chó Tẩy Giun Khi Nào?

Chó con: Khi được 2-3 tuần tuổi nên cho chó con uống thuốc tẩy giun. Vì giai đoạn này, sức khỏe cún còn đang rất yếu vì vậy bạn nên tiếp tục tẩy giun nhắc lại cho chó liên tục vào mỗi tháng, duy trì đến 6 tháng tuổi. Khi chó lớn hơn 1 tuổi, bạn tẩy 1-2 lần tùy theo môi trường sống và điều kiện vệ sinh. Cần duy trì như vậy để đảm bảo chó sạch hết giun trong vòng đời của mình.

Chó mẹ: Nên cho chó mẹ uống thuốc tẩy giun trước khi phối giống và trước khi sinh khoảng 10 ngày để tránh việc lây lan sang chó con qua nhau thai và sữa mẹ. Ở thời gian tiếp theo bạn tẩy giun cho chó mẹ như chó trưởng thành.

Lưu Ý Trước Khi Tiến Hành Tẩy Giun

Nếu sáng ngày hôm sau định tẩy giun thì buổi tối hôm trước bạn nên cho cún ăn ít hơn thường ngày (1/2 khẩu phần ăn như mọi khi).

Có thể tán thuốc thật nhỏ rồi trộn vào thức ăn hoặc đặt viên thuốc vào giữa miếng thịt, gan và cho ăn đối với chó phàm ăn.

Không nên tẩy giun sán khi chó đang mắc bệnh hoặc thời tiết quá nóng.

Thực hiện vệ sinh chuồng trại phòng ngừa tái nhiễm giun sán

Những Phản Ứng Phụ Thường Thấy Sau Khi Tẩy Giun Cho Chó

Cơ thể mệt mỏi: sau khi tẩy giunh, 1 số chú chó thường có biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi, lười vận động… Trường hợp này xảy ra khá phổ biến nhưng tình trạng này thường không kéo dài. Lúc này bạn không nên làm phiền và để chúng nghỉ ngơi.

Nôn trớ liên tục: nhiều chú chó rơi vào tình trạng nôn mửa do dạ dày yếu hoặc chó quá già nên cơ thể chúng khó thích ứng khi sử dụng thuốc tẩy giun. Bạn cần bổ sung nước cho cún để tránh tình trạng mất nước xảy ra. Nếu tình trạng này không thuyên giảm, bạn nên đưa chó tới ngay các phòng khám thú y uy tín để các bác sỹ tư vấn.

Nên Cho Chó Dùng Loại Thuốc Nào?

Thuốc dạng viên, phù hợp cho chó/mèo nhỏ (dưới 5kg)

Phòng ngừa và điều trị tất cả các loại nội ký sinh trùng đường tiêu hóa như giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc …

Thuốc dạng viên, phù hợp cho chó/mèo lớn (5-30kg)

Tẩy các loại giun: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, sán dây…

Thuốc dạng viên, được dùng qua đường miệng để điều trị và kiểm soát các ký sinh vật đường ruột.

An toàn cho tất cả các giống chó, các lứa tuổi kể cả chó mang thai.

Dùng được cho cả chó & mèo. Cho uống trực tiếp hoặc nghiền nhỏ rồi trộn với thức ăn hàng ngày.

Tẩy sạch các loại giun sát ký sinh trong ruột chó, mèo như: Giun đũa, giun móc, giun tóc, sán dây.

Việc tẩy giun cho chó là hoàn toàn thiết yếu để giảm thiểu các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Trong 1 vài trường hợp, giun sán ký sinh trong phổi và phế quản gây tử vong nếu không phát hiện kịp thời. Do vậy, tẩy giun sán là việc hết sức cần thiết mà chủ nhân cần phải tuân thủ để đảm bảo vật nuôi luôn khỏe mạnh.