Mèo Thiến Xong Bỏ Ăn / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Vì Sao Mèo Bỏ Ăn! Chúng Ta Nên Làm Gì Khi Mèo Bỏ Ăn

Khi mèo của bạn bỏ ăn, thì nguồn cung cấp protein sẽ sớm cạn kiệt và trở nên quá tải bởi tất cả chất béo. Điều này dẫn đến một tình trạng nguy hiểm được gọi là nhiễm mỡ gan, có thể dẫn đến suy gan.

Mèo chán ăn thường biểu hiện bệnh tật, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ thú y ngay khi nhận thấy sự thay đổi trong thói quen ăn uống của mèo. Bạn càng nhanh chóng phản hồi vấn đề, bạn càng có nhiều khả năng làm điều gì đó hữu ích.

Tại sao mèo của bạn không ăn?

Nguyên nhân vì sao mèo bỏ ăn

Mèo có khả năng bị ốm: Chán ăn là một trong những dấu hiệu chính cho thấy mèo đang trong tình trạng không ổn. Vì vậy, hãy chú ý nếu mèo đột ngột bỏ ăn. Một số tình trạng khác nhau có thể là nguyên nhân, bao gồm nhiễm trùng, suy thận , viêm tụy, các vấn đề về đường ruột, hay nghiêm trọng hơn là ung thư . Nhưng bạn cũng cần lo lắng vì đau răng có thể khiến mèo bỏ ăn.

Mèo bỏ ăn vì bị ốm

Mèo bỏ ăn vì tiêm phòng gần đây: Bạn có nhận thấy mèo chán ăn ngay sau khi bạn đưa nó đến bác sĩ thú y để tiêm phòng định kỳ không? Nếu vậy, lý do mèo không ăn có thể là phản ứng bất lợi đối với việc tiêm thuốc. Mặc dù việc tiêm vắc-xin định kỳ cho mèo là rất tốt nhưng chúng gây ra tác dụng phụ ở một số loài. Chán ăn là một trong những tác dụng phụ phổ biến hơn, thường là tạm thời và nhẹ.

Mèo bỏ ăn vì tiêm phòng

Du lịch và môi trường xung quanh xa lạ: Giống như con người, mèo cũng hình thành thói quen của chúng. Vì vậy, sự thay đổi trong thói quen có thể khiến chúng chán ăn. Ngoài ra, một số động vật bị say tàu xe khi đi ô tô hoặc máy bay, có thể dẫn đến buồn nôn và bỏ ăn.

Tình trạng ốm yếu hoặc các vấn đề tâm lý. Nếu bác sĩ thú y xác định rằng mèo của bạn không bị bệnh về thể chất, thì lo lắng hoặc trầm cảm có thể là lý do khiến mèo không ăn. Những thay đổi trong nhà có thể gây khó chịu cho những con mèo nhạy cảm, và đôi khi những người mới hoặc những thay đổi trong lịch trình quen thuộc có thể ảnh hưởng đến tình cảm của mèo. Hoặc, con mèo của bạn có thể chỉ là một kẻ ăn uống tinh vi. Xin lưu ý rằng mèo nói chung phải mất nhiều thời gian để thích nghi với các loại thức ăn mới, vì vậy việc thay đổi chế độ ăn uống gần đây có thể là thủ phạm.

Việc mèo bỏ ăn cũng diễn ra thường xuyên, vì vậy bạn không cần phải lo lắng quá. Hãy bình tĩnh đưa mèo đến thú ý, để được khám và đưa ra kết luận chính xác nhất. Chúc những chú mèo của bạn luôn khỏe mạnh!

Chó Bỏ Ăn, Mệt Mỏi

Nguyên nhân chó bỏ ăn, mệt mỏi

Thường thì chó bỏ ăn nằm một chỗ, mệt mỏi và ủ rũ do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính bệnh lý và tâm lý.

Chó biếng ăn do bệnh lý

Nguyên nhân do bệnh lý: Khi chó bỏ ăn, mệt mỏi đi kèm với nhiều triệu chứng đặc biệt khác là do một căn bệnh nào đó- gây ra cảm giác mệt mỏi và chán ăn ở chó.

Nguyên nhân do bệnh lý cần được các bác sỹ chẩn đoán thông qua thăm khám và xét nghiệm. Khi chó chán ăn, mệt mỏi đi kèm với biểu hiện tiêu chảy ra máu, nôn ói kéo dài có thể là triệu chứng của bệnh Care hoặc bệnh Parvo ở chó – 2 trong nhiều căn bệnh cướp đi sinh mạng của hàng nghìn chú chó mỗi năm.

Điều bạn cần làm ngay chính là đưa chó tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chó bỏ ăn, ủ rũ cũng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chó như viêm đường ruột, bệnh Care, bệnh Parvo … Đây là 3 bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của cún nếu không được chữa trị kịp thời.

Ngoài Parvo hoặc Care, chó cũng có thể mắc giun sán vì chưa được tẩy giun định kỳ. Việc giun sinh sôi nhanh trong ruột của chó và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng khiến chó bỏ ăn, mệt mỏi.

Tuy nhiên trường hợp mắc giun rất hiếm khi xảy ra bởi tình trạng này chỉ diễn ra với những chú chó con.

Một số loại thuốc tẩy giun cho chó tốt nhất trên thị trường như Heartgard Plus, Thenium Closylate, Espisprantel, Mebendazole…

Nguyên nhân do tâm lý, thói quen: Khi nuôi chó, bạn không tập luyện thói quen ăn uống khiến chó tạo thành một phản xạ có điều kiện, gây ra chán ăn và mệt mỏi.

Một phần nguyên nhân của việc chó bỏ ăn, mệt mỏi lại nằm ở chính cách dậy cún của bạn. Việc quá nuông chiều và ngó lơ thời gian ăn uống của Boss khiến chúng ngày càng “chảnh” và khó bảo hơn rất nhiều.

Ví dụ khi mới nuôi bạn cho cún ăn nhiều thức ăn ngon và dinh dưỡng, một ngày đẹp trời nào đó, bạn cho chúng ăn cơm, ăn các thức ăn không giống trước. Chó sẽ chán thậm chí bỏ ăn, chỉ uống nước để phản đối và đòi bạn phải mua hàng “hịn” như trước đây. Chính điều này là nguyên nhân gâ ra việc bỏ ăn, mệt mỏi ở cún.

Ngoài ra cú sốc tâm lý cũng khiến chó bỏ ăn, ví dụ như sau tai nạn của chủ nhân hoặc sau cái chết của chủ, chú chó cảm thấy thiếu vắng và nhớ nhung hình bóng quen thuộc hàng ngày. Chúng quên đi thói quen ăn và cảm giác ăn ngon như trước.

Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn cần cung cấp một chế độ ăn khoa học và bắt cún tuân thủ những nguyên tắc của mình.

Cách xử lý khi chó bỏ ăn, mệt mỏi, nằm im một chỗ

Để điều trị chứng biếng ăn do bệnh lý, cách duy nhất là bạn phải chữa khỏi bệnh đó cho cún hoàn toàn. Chúng tôi khuyên bạn nên đưa cún tới bác sỹ thú y để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

Đối với những chú chó biếng ăn do thói quen, bạn nên ép chúng vào một khuôn khổ nhất định. Đưa chó tới bác sỹ để được tiêm thuốc kích thích tiêu hóa để điều trị tình trạng biếng ăn của cún.

Ngoài 2 nguyên nhân trên, việc chó bỏ ăn, mệt mỏi còn là triệu chứng sau những ca phẫu thuật, điều trị vết thương dài ngày.

Để giúp cún có thể hồi phục nhanh chóng bạn có thể mua các loại gel dinh dưỡng có bán tại nhiều cửa hàng thú cưng. Đây là thực phẩm hỗ trợ cho chó chứa nhiều dinh dưỡng.

Chỉ cần sử dụng 2 lần 1 ngày, bạn đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho chó.

Việc xác định khẩu phần ăn của cún là hết sức cần thiết. Bạn có thể sử dụng cách làm sau đây được Blog yêu chó mèo sưu tầm

– 1 ngày bạn lấy 100gram thức ăn cho cún, nếu chúng không ăn và bỏ đi, bạn đổ thức ăn.

– Bữa thứ 2 trong ngày, bạn giảm 1/2 khẩu phần ăn và tiếp tục đánh giá khẩu phần ăn. Nếu chúng không ăn hãy đổ đi, ngược lại chúng có dấu hiệu bắt đầu quan tâm và ăn. Hãy xác định mức độ thèm ăn của chúng

Rất thèm ăn, tức là chúng đã rất đói, bạn tiếp tục duy trì chế độ ăn này cho tới ngày thứ 2 để chó làm quen với cảm giác không có gì để ăn.

Ăn hờ hững, không mấy phấn khởi, bạn tiếp tục đánh giá sang ngày tiếp sau với khẩu phần ăn như vậy.

Bỏ đi không ăn, bạn tiếp tục đổ thức ăn cũ và giảm 1/2 lượng thức ăn.

Chó Bị Nôn Mửa, Bỏ Ăn

Chó bị nôn ra thức ăn, bỏ ăn có rất nhiều nguyên nhân có thể do thức ăn không hợp, môi trường không vệ sinh hoặc cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh gây ra cái chết hàng loạt.

Việc phát hiện và chẩn đoán, sơ cứu kịp thời có thể cứu sống cún cưng của bạn khỏi những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy khi phát hiện ra những dấu hiệu này trên cún nhà, bạn cần xử lý nhanh chóng để có thể xử lý nhanh chóng.

Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng chó bị nôn bỏ ăn

Phản ứng sau khi tẩy giun

Phản ứng phụ của việc tẩy giun cho chó con theo lịch có thể là nguyên nhân dẫn tới việc chó nôn hoặc bỏ ăn. Thường thì đây là triệu chứng bình thường, chỉ cần để cún nghỉ ngơi và bù nước đầy đủ cho chúng.

Tuy nhiên nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra trong 24h tiếp theo. Hãy mang cún ngay tới các bác sĩ thú y để được thăm khám.

Bạn có thể đem cún đi tẩy giun tại các phòng khám, hoặc mua thuốc để thực hiện tại nhà. Quá trình tẩy giun tại nhà cần được sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Bạn có thể tham khảo chi tiết về cách tẩy giun cho cún cưng tại nhà qua bài viết:

Nhiễm khuẩn, viêm đường ruột

Đây là chứng bệnh cún của bạn nhất định phải gặp ít nhất một lần trong đời. Với thói quen đánh hơi, tò mò với những thứ kỳ lạ trên đường. Chó liếm phải các thức ăn lạ. Đặc biệt là chó con – hệ tiêu hóa và sức đề kháng còn yếu.

Bạn cũng không cần phải quá lo lắng cho cún khi chó bị viêm ruột. Bạn chỉ cần tuân thủ nguyên tắc, dừng mọi thức ăn cho cún và bù nước lại cho chúng. Việc nôn quá nhiều khiến chó ủ rũ, mệt mỏi.

Thay đổi chế độ, khẩu phần ăn

Đây cũng được xem là vấn đề khá nhiều người khi nuôi chó gặp phải đặc biệt là các bạn khi đón cún về nhà mới. Việc thay đổi khẩu phần ăn từ nhà cũ sang nhà mới sẽ khiến cún chưa kịp thích nghi. Chúng sẽ có các dấu hiệu như chán ăn, bỏ ăn.

Vì vậy khi đón cún về nên thay đổi khẩu phần ăn từ từ, bằng cách trộn thức ăn quen thuộc với thức ăn cũ và thay đổi hoàn toàn thức ăn mới sau 1 – 2 tuần. Điều này sẽ khiến cún kịp thích nghi. Ngoài ra, mình cũng hạn chế cho cún ăn thức ăn sống, chủ yếu là hạt và ăn chín, thức ăn qua chế biến.

Nuốt phải dị vật

Trường hợp này cũng xảy ra khá nhiều, đặc biệt là khi bạn cho chó ăn xương quá lớn, một chút lơ đãng khiến dị vật mắc kẹt ở cổ. Chó khạc nhưng không được, chúng sẽ nôn khan, với trường hợp xương chắn ngang cổ họng, bạn đưa cún tới ngay phòng khám thú y nha.

Bạn muốn hiểu thêm về cách sơ cứu chó bị hóc xương hay mắc dị vật ở cổ có thể tham khảo bài viết.

Say xe, sốc nhiệt

Trường hợp tiếp theo có thể xảy ra là say xe và sốc nhiệt. Trường hợp say xe do chó chưa quen với việc ngồi trên xe lâu, chỉ cần để cún nghỉ ngơi.

Sốc nhiệt xảy ra và mùa nắng nóng, đối tượng chủ yếu là những chú chó hoạt động nhiều trong thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ môi trường tăng cao đột ngột. Một trong nhiều biểu hiện là chó bị ói, mửa…

Cách giải quyết

Đưa chúng vào bóng râm ngay lập tức, xịt phun sương hoặc cho chúng tự uống nước mát, tuyệt đối không dùng nước đá lạnh.

Những biểu hiện chó bị sốc nhiệt và cách sơ cứu đều được mình chia sẻ trong bài viết: Biểu hiện chó bị sốc nhiệt và cách sơ cứu ngay tại nhà.

Các nguyên nhân cực kỳ nguy hiểm khác

Viêm tụy, viêm mật.

Hậu quả sau phẫu thuật, ảnh hưởng của thuốc trong quá trình điều trị.

Do mắc phải các loại virus nguy hiểm đặc biệt là bệnh Care và Parvo ở chó. Đây là 2 nguyên nhân chính cực kỳ nguy hiểm với biểu hiện ban đầu là nôn ói, ủ rũ, bỏ ăn.

Một số chẩn đoán khi chó bị nôn bỏ ăn

Khi chó bị nôn ra thức ăn chưa tiêu, có thể chó đã bị ngộ độc hoặc do khẩu phần ăn quá nhiều gây ra khó tiêu.

Khi có máu tươi có thể là hiện tượng xuất huyết dạ dày.

Nôn kèm mật có thể chó đã bị viêm tụy hoặc viêm ruột.

Đây chỉ là chẩn đoán ban đầu, việc kết luận bệnh chính xác còn phải phụ thuộc vào các kết quả xét nghiệm trong quá trình thăm khám.

Cách xử lý trong trường hợp chó bị nôn ra thức ăn

Khi phát hiện chó bị nôn ra thức ăn bạn cần loại bỏ triệt để các loại thức ăn mà cún đã từng ăn trước đây. Những loại thức ăn này có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nôn mửa kéo dài.

Trường hợp cún nhà bạn dừng nôn thì không cần phải chuyển tới thú y. Tuy nhiên nếu cún có những dấu hiệu xấu đi thì bạn cần đưa cún tới ngay các bác sỹ để làm những xét nghiệm để xác định bệnh từ đó đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.

Tuyệt đối không cho chó ăn thêm bất cứ thức ăn nào trong thời gian này bởi cho ăn sẽ khiến tình trạng của cún ngày càng nghiêm trọng.

Những cơn nôn mửa thông thường, không kéo dài

Cho chó uống nước pha đường cát.

Khi thấy cún ổn định trở lại mới cho ăn nhẹ để đánh giá tình trạng nôn mửa. Sau đó có thể trở lại ăn bình thường vào ngày tiếp theo.

Ngoài những biện pháp sơ cứu đơn giản tại nhà. Chủ chó cũng có thể sử dụng các loại thuốc uống đặc trị như kháng sinh đường ruột, chống viêm theo sự chỉ định của bác sỹ

Biện pháp phòng ngừa chó bị nôn, bỏ ăn

Hạn chế và tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn một cách đột ngột cho cún.

Không để chó cắn hoặc ăn, nuốt những đồ chơi, dị vật gây nguy hiểm cho dạ dày và hệ tiêu hóa của chó, nhiều chủ cún cho rằng việc gặm xương sẽ tốt cho chúng tuy nhiên đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm.

Sử dụng dọ mõm và những đồ dùng ngăn cản việc cún ăn phải các thức ăn lạ ngoài đường.

Bình tĩnh và xử lý các tình huống nhanh chóng, kịp thời, đưa ngay tới bác sỹ trong các trường hợp nguy hiểm.

Tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó để tạo ra sức đề kháng tốt hơn cho chúng.

Tất cả các hành động xử lý tình trạng nôn ói của chó tại nhà cần được đeo găng tay và sát trùng thật cẩn thận để tránh lây truyền các bệnh dịch truyền nhiễm như Care và Parvo – 2 căn bệnh khó điều trị và làm chó tử vong nhanh chóng.

Mèo Bị Tiêu Chảy Bỏ Ăn

Trường hợp tiêu chảy nhẹ, mèo lười ăn – Đây là trường hợp phổ biến khi môi trường đột ngột thay đổi khiến mèo bị căng thẳng, gây ức chế hệ thống tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, bỏ ăn. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài lâu mà mèo có thể tự khỏi khi đã thích nghi.

Trường hợp tiêu chảy nặng, liên tục, bỏ ăn – Nếu như nguyên nhân không đến từ các tác nhân bên ngoài, rất có thể mèo đã nhiễm phải các căn bệnh nguy hiểm do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Trong trường hợp này phương án xử lý tốt nhất chính là đưa mèo đến cơ sở thú y để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cho mèo uống thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo đơn kê của bác sĩ

Cung cấp đủ nước sạch, chế độ ăn uống phù hợp theo khuyến nghị của bác sĩ

Quan sát tiến độ phục hồi của mèo

Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ cũng như chú ý theo dõi các biểu hiện của mèo:

2. Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy bỏ ăn

Khả năng mắc các bệnh virus

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo FPV – Mèo sẽ có triệu chứng tiêu chảy, nôn, bỏ ăn, xuất huyết. Đặc biệt, ở mèo con tỷ lệ tử vong cao tới 90%.

Bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm FIP – Bệnh gây rối loạn tuần hoàn, khiến cơ thể mèo không cấp đủ dịch nuôi mô bào, gây mất nước, thiếu máu và tiêu chảy. Cuối cùng là suy gan, thận và nguy cơ tử vong cao.

Bệnh bạch cầu ở mèo FeLV – Gây sốt, tiêu chảy, ung thư hạch. Mèo con bỏ ăn khiến cơ thể yếu ớt, kiệt sức và có nguy cơ tử vong cao

Bệnh suy giảm miễn dịch FIV – Với triệu chứng viêm hạch lâm ba, viêm loét da do thiếu máu cục bộ, tiêu chảy do mèo liếm các dịch viêm.

Tiêu chảy bỏ ăn là một trong những triệu chứng phổ biến của các bệnh lý nguy hiểm được gây ra bởi virus và vi khuẩn. Một số căn bệnh phổ biến như:

Việc thay đổi thức ăn đột ngột đối với một số giống mèo nhạy cảm sẽ khiến mèo bị căng thẳng và áp lực, dẫn đến việc tiêu chảy và bỏ ăn.

Thức ăn không phù hợp với độ tuổi cũng là một trong những nguyên nhân. Ví dụ mèo con với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nhưng ăn cơm, thức ăn khô hạt cứng gây khó tiêu, đau thắt dạ dày sẽ khiến các bé không dám ăn hoặc không tiêu hóa được dẫn đến tiêu chảy.

Thay đổi thức ăn đột ngột và không phù hợp với mèo

Trước khi thay đổi thức ăn cần cho mèo ăn thử và theo dõi. Việc thay đổi cần được áp dụng từ ít nhất 4 – 5 ngày để thêm dần thức ăn mới vào chế độ ăn của mèo, đồng thời cắt giảm thức ăn cũ.

Tiêm phòng và tẩy giun đầy đủ để phòng tránh các bệnh do virus gây ra. Nếu mèo chưa được tiêm vắc-xin hoặc đã tiêm nhưng chưa đủ 3 mũi thì nên hạn chế cho mèo đi lang thang hoặc tiếp xúc với mèo có nguy cơ nhiễm bệnh.

Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mèo mất nước nhiều hơn bình thường, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, luôn cần cung cấp nước sạch cho mèo.

Thường xuyên khử trùng, dọn dẹp khu vực ăn uống, vệ sinh của mèo.

Theo dõi tình trạng của mèo để có biện pháp xử lý kịp thời khi có triệu chứng bất thường.

3. Lưu ý cần biết để tránh mèo bị tiêu chảy và bỏ ăn