Heo rừng hay còn gọi là lợn rừng là loài động vật hoang dã ngoài tự nhiên, được con người thuần chủng và nuôi khá nhiều tại Việt Nam. Được biết đến là loài thịt sạch, với lượng mỡ thấp, chất thịt ngon và có hương vị của rừng núi.
Kỹ thuật nuôi lợn rừng không khó, nhưng cần bỏ nhiều thời gian và công sức. Trong bài viết này #wikiohana sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi lợn rừng đúng cách, hiệu quả kinh tế cao.
1. Chuẩn bị trước khi nuôi heo rừng
– Thịt lợn đầu ra cần phải đạt chất lượng thương phẩm tốt. Là thịt an toàn trong quá trình sản xuất, và đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Lợn phải nuôi với nguồn thức ăn gần như tự nhiên nhất: ngô, khoai, sắn, giun quế, … Cùng với đó là lợn cần được vận động trong môi trường rộng lớn, thoáng mát gần giống tự nhiên.
– Tạo ra được số lượng con giống kế tiếp chất lượng tốt. Đàn lợn rừng con sinh ra cần phải khỏe mạnh, linh hoạt. Cùng với đó là được tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đảm bảo phòng ngừa sớm các loại bệnh tật.
– Liên tục sàng lọc lợn rừng giống bố mẹ. Để cho chất lượng đàn đời sau tốt hơn đời trước: khỏe mạnh hơn, đẻ mắn hơn, lợn con sinh ra mang tính hoang dã hơn.
– Lợn đực giống cần mua về lúc chúng được khoảng 6 tháng tuổi. Và chỉ sử dụng khi chúng đạt ít nhất 7-8 tháng tuổi. Không nên sử dụng lợn đực giống non vì ảnh hưởng đến chất lượng đời sau.
Mặt dài, lưng thẳng, đầu thanh, bụng thon đều không bị sệ.
4 chân đều thẳng, cao và vững chắc. Phần lông bờm dựng đứng, đồng thời chạy dài từ cổ tới lưng.
Phần tinh hoàn lộ rõ, to và cần phải cân đối, có độ đàn hồi cao.
Lợn đực giống cần phải mang tính hung hãn, dữ tợn.
– Chọn mua đàn lợn nái hậu bị khi chúng được 4-6 tháng tuổi. Từ đàn lợn nái hậu bị này, bà con tiến hành sàng lọc kiểm tra để chọn ra lợn nái sinh sản.
Phần cơ quan sinh dục: lợn nái giống cần có cơ quan sinh dục phát triển bình thường, bình thường cả về hình dáng và hoạt động.
Tuyến vú: Cần chọn những con có đủ số vú để nuôi đàn đông con. Bình thường lợn rừng có 5 đôi vú xếp đều đặn mỗi bên. Những con có vú cong vênh, lệch, khô sẽ không được ưu tiên chọn.
Khung xương: Phần khung xương và 4 chân cần phải chắc khỏe, linh hoạt và nhanh nhẹn. Không nên chọn những con có chân yếu, khung xương nhỏ sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi con sau này.
2. Làm chuồng nuôi heo rừng
2.1 Chuẩn bị trước khi làm chuồng
– Bà con có thể sử dụng nứa, tre, gỗ hoặc dây thép quây B40 để làm chuồng.
– Nên xây chuồng lợn rừng theo hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Không nên quay theo hướng Bắc, sẽ bị gió mùa đông bắc thổi vào. Cần đảm bảo chuồng nuôi ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
– Cùng với đó là chọn vị trí cao ráo, tránh ngập úng đọng nước vào mùa mưa.
Chuồng heo sinh sản và hậu bị
Nên làm chuồng kiểu bán tự nhiên, cần có nhiều cây xanh che phủ, tạo thành không gian hơi tối nhưng khô ráo. Cần phải thiết kế chuồng dễ cho ăn, đảm bảo vệ sinh. Chuồng cần thoáng mát, không khí lưu thông thuận lợi. Giảm thiểu tác động của môi trường xung quanh tới chuồng nuôi.
Sử dụng lưới B40 để vây thành các ô có diện tích khoảng 300 mét vuông. Sử dụng các cọc sắt hoặc cọc bê tông làm trụ đỡ. Các cọc này vừa có tác dụng làm khung, vừa có tác dụng chống đỡ.
Khoảng cách giữa các cọc khoảng 1,5m. Phần cọc và chân bờ rào cần phải chôn sâu khoảng 30cm để hạn chế khả năng đào hang của heo rừng. Chiều cao so với mặt đất khoảng 1,2 – 1,5m.
Trong ô nuôi đó, cần phải xây dựng 1 nhà dài có mái che và có khả năng chắn mưa gió tạt, tránh nắng cho lợn rừng vào trú. Có thể đổ nền xi măng, nhưng cần cho một ít cát vào nền nhà.
Phần nền nhà cũng cần phải được tôn cao hơn so với mặt đất khoảng 20cm, mục đích để tránh đọng nước. Cùng với đó là lót cỏ khô, rơm vào nền nhà để trống trơn trượt. Phần diện tích nhà khoảng 15-20 mét vuông, để lợn nghỉ ngơi sau khi kiếm ăn và chạy nhảy.
Ngoài ra, trong ô nuôi cũng cần xây dựng hố nước hay hố bùn nông để lợn tắm bùn làm mát.
– Về nguyên tắc chung, chuồng nuôi lợn sinh sản cũng được quây lưới B40 như chuồng lợn hậu bị. Khác một chút là do nuôi 1 con / chuồng nên diện tích khoảng 30 – 35 mét vuông. Một lưu ý nhỏ là mắt lưới B40 hơi lớn so với lợn con, nên bà con cần phải rào nhỏ phần bên dưới hoặc sử dụng lưới có mắt nhỏ hơn.
– Phần bên trong, cần xây nhà nhỏ có diện tích 8-10 mét vuông để làm ổ đẻ cho lợn. Sử dụng rơm khô, lá khô hay cành cây vứt vào là lợn sẽ tự làm ổ đẻ. Phần ổ đẻ cần phải cao ráo hơn, tránh ẩm ướt.
– Phần máng ăn uống cần thiết kế ở phía đầu chuồng, cũng là nơi thấp nhất trong chuồng. Mục đích giúp cho việc dọn dẹp dễ dàng, máng luôn ở trạng thái sạch sẽ.
– Phần máng ăn cần có độ cao hơn khoảng 15-20cm tùy theo độ cao đàn lợn. Chiều dài của máng trong khoảng 2,0 – 2,2m, độ rộng lòng máng 20-30cm. Nếu máng cố định thì cần xây cao hơn so với mặt đất 5-7cm để tiện cho việc vệ sinh.
3. Lợn rừng ăn gì? Thức ăn cho lợn rừng
Thức ăn rau xanh cho lợn rừng khá đa dạng, có thể kể đến như thân cây ngô, cây chuối, các loại rau, đu đủ, quả su su, … Cùng với đó, bà con có thể sử dụng các loại cây thuốc nam để cho lợn rừng ăn giúp hạn chế bệnh tật. Các loại lá cây thuốc nam có thể kể đến như: Cây hoàng ngọc, cây cỏ voi, cây nhọ nồi, cây khổ sâm, cây phèn đen, …
Một số bài thuốc nam cho lợn
Khi mới sinh ra lợn chưa biết ăn dễ bị ốm, tiêu chảy. Bà con có thể sử dụng bài thuốc: 5 lá búp ổi non, 1 nhúm lá khổ sâm, 1 ít lá nhọ nồi, 1 ít lá phèn đen cho vào một chén nước giã nhỏ. Thực hiện giã nát và cho lợn con uống nước.
Nếu lợn con đã biết ăn, hoặc lợn mẹ bị tiêu chảy cần cho ăn trực tiếp lá khổ sâm, lá ổi và một ít lá nhọ nồi để lợn nhanh khỏi bệnh.
Thức ăn khô cho lợn rừng khá đa dạng. Thức ăn tinh bột gồm ngô, khoai sắn, cám gạo, …
Thức ăn bổ sung nguồn đạm bao gồm: đậu các loại, giun quế, các loại cá khô.
Thức ăn cần đảm bảo an toàn trước khi cho heo ăn. Cụ thể như không bị ẩm mốc, không bị sâu mọt, không có mùi lạ hay không vón cục. Các thành phần thức ăn trước khi đươc phối trộn cần được nghiền nhỏ.
4. Phòng trừ bệnh cho lợn rừng
Bị thay đổi điều kiện sống nhanh, đột ngột, ảnh hưởng stress, .. Hay thay đổi môi trường nuôi, vận chuyển trên quãng đường dài.
Thức ăn cũng như nước uống cho lợn không hợp vệ sinh.
Vi khuẩn xâm nhập cơ thể, cùng với đó là vi trùng sống kí sinh.
Cần phải thường xuyên tẩy rửa, khử uế chuồng nuôi. Chuồng nuôi cần chia làm 2 ngăn, khi vệ sinh ta lùa heo sang ngăn còn lại. Sau khi đã vệ sinh, rửa khô ta lùa heo lại và vệ sinh nửa chuồng còn lại.
Sau mỗi lứa nuôi, cần vệ sinh sạch sẽ chuồng và để chuồng nghỉ ngơi 3-5 ngày trước khi thả lứa tiếp theo.
Một lưu ý nữa là lợn mới mua về cần phải nhốt ở khu vực riêng khoảng nửa tháng trước khi cho nhập đàn. Cùng với đó là hạn chế người và vật lạ vào khu vực nuôi, tránh làm lợn hoảng loạn và cũng ngăn đưa mầm bệnh vào trong chuồng nuôi.
– Sau khi tiến hành tiêm vắc xin, lợn chưa có khả năng miễn dịch ngay. Khoảng 7-21 ngày sau mới có thể miễn dịch (tùy từng loại vacxin).
– Mỗi loại vacxin chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian nhất định. Nên bà con cần định kỳ tiêm nhắc lại.
– Trước khi lợn sinh khoảng 1 tháng, thực hiện tiêm vacxin Ecoli phù đầu lần 1 để phòng chống lợn con bị đi ngoài. Nếu 25 ngày sau mà lợn chưa đẻ thì bà con tiêm nhắc lại lần 2.
– Lợn con mới sinh xong, cần cho uống lactomin (men tiêu hóa) 1 gói / đàn.
Chúc bà con thành công với đàn heo rừng nhanh lớn!
Cập nhật 16/06/2020