Mèo Trong Phong Thủy / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Mèo Phong Thủy Là Gì? Ý Nghĩa Của Mèo Trong Phong Thủy?

Là vật phẩm được trưng bày rất phổ biến trong các cửa hiệu kinh doanh, quán ăn hay trung tâm thương mại, Mèo Phong Thủy là linh vật rất dễ bắt gặp và chiếm được nhiều cảm tình của vô số chủ nhân.

Mèo Phong Thủy Là Gì?

Mèo Phong Thủy là vật phẩm rất phổ biến ở các quốc gia Đông – Nam Á (như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Singapore…).

Ngoài tên gọi Mèo Phong Thủy, vật phẩm này còn có các cách gọi khác nhau như: Mèo Thần tài, Mèo may mắn, Mèo vẫy tay; riêng trong tiếng Nhật, chú được gọi tên là Maneki Neko (nghĩa là Mèo vẫy gọi).

Với sự đa dạng từ chất liệu, màu sắc và ý nghĩa phong thủy sâu sắc (nhất là chiêu tài, khai vận) đây là vật phẩm chiêu tài rất được ưa chuộng và được nhiều chủ nhân tìm kiếm cho bản thân và gia đình.

Ý Nghĩa Của Linh Vật Mèo Trong Phong Thủy

Trong 12 con giáp, Mão (Mèo) là linh vật đứng thứ 4. Trong quan niệm dân gian, Mão (Mèo) biểu trưng cho sự cẩn trọng, đài các, luôn thận trọng trong mọi động thái.

Trong phong thủy, ý nghĩa của Mèo Thần tài hết sức đa dạng, tùy vào điệu bộ, màu sắc mà nội hàm của linh vật này cũng có sự dị biệt.

Chân vẫy bên phải: Với Mèo Phong Thủy chân vẫy bên phải sẽ chiêu tài vận và may mắn với khách hàng là phái mạnh. Các cửa hàng bán dụng cụ thể thao, phòng tập thể hình hay bán phục trang cho nam giới…sẽ đặc biệt để trưng bày Mèo Phong Thủy với chân vẫy bên phải.

Mèo Phong Thủy vẫy cả hai chân: Hình tượng này biểu trưng cho gia tăng lợi nhuận, ngừa họa tiểu nhân và loại bỏ hung khí cho chủ nhân.

Các bạn cần hết sức lưu ý: Khi chọn Mèo Phong Thủy vẫy cả hai tay, ta cần chọn linh vật với 2 tay vẫy ở hai độ cao khác nhau. Trường hợp 2 tay giơ bằng nhau , đây là tư thế “đầu hàng”, không cát lợi cho chủ nhân hay việc kinh doanh.

Cạnh đó, màu sắc khác nhau của Mèo Phong Thủy cũng hàm ý các sắc độ ý nghĩa không giống nhau:

Tam thể: Biểu trưng cho may mắn, tài lộc, thịnh vượng hay sung túc cho chủ nhân.

Trắng: biểu trưng cho sự trong trẻo và hạnh phúc.

Đen: Đưa lại sự an tâm, thư thái.

Đỏ: Biểu trưng cho may mắn, đẩy lui bệnh tật cho các em nhỏ.

Hồng: Biểu tượng cho ái tình và sự lãng mạn.

Xanh lá cây: Mang ý nghĩa cải thiện sức khỏe.

Vàng : Đại diện cho tài vận và bổng lộc.

Ngoài ra, các phụ kiện đi cùng Mèo Phong Thủy cũng biểu trưng cho những ý nghĩa khác nhau:

Hồ lô: Tiêu trừ bệnh tật.

Đồng Koban: chủ về tài lộc.

Cá Koi (cá chép): thi cử may mắn, kinh doanh hanh thông, khai tài.

Trống, rìu, quạt, câu đối: chiêu tài, đón lộc

Rùa: bình an, vượng phát.

Cẩm thạch hay đá quý: thu hút tiền tài, đại diện cho sự thông thái.

Truyền Thuyết Về Mèo Trong Phong Thủy

Một trong các truyền thuyết nổi bật nhất, gắn liền với Mèo Phong Thủy xuất phát từ Nhật Bản – quê hương của chú mèo Maneki – Neko.

Theo đó, một một người đàn ông nghèo đã cưu mang một chú mèo trong khi chú đã rất yếu vì bị bỏ đói. Hàng ngày, ông đều gắn bó với chú và xem chú như một người bạn của mình.

Ông vốn có một cửa hiệu kinh doanh nhỏ, nhưng việc buôn bán không mấy phát đạt. Từ ngày cưu mang chú mèo, hàng ngày chú đều đứng trước cửa hiệu, vẫy chi trước mời gọi khách bộ hành, mời mua hàng…

Chẳng bao lâu, nhờ sự trợ giúp của chú mà việc kinh doanh của ông hết sức khởi sắc, với rất nhiều bứt phá; sau cùng, ông trở thành một ông chủ giù có và thành đạt.

Xuất phát từ tích đó, chú mèo được gọi là Maneki – Neko. “Neko” trong Nhật ngữ, nghĩa là mèo, còn “Maneki” nghĩa là mời chào. Ngày nay, Mèo Phong Thủy hay Mèo may mắn là tên thường gặp nhất gắn liền với linh vật này.

Cách Thỉnh Đặt – Bài Trí Gà Tối Ưu Về Phong Thủy

Lưu Ý Về Lựa Chọn Mèo Phong Thủy Theo Tuổi

Để thỉnh đặt linh vật này tối ưu nhất về phong thủy, các bạn cần cân nhắc xem người sở hữu có tuổi phù hợp hay không.

Theo đó, Mão (Mèo) thuộc ” Tứ hành xung ” Tý – Ngọ – Mão – Dậu. Do đó, các tuổi Tý, Ngọ, nhất là thân chủ tuổi Dậu hết sức thận trọng khi thỉnh đặt Mèo Phong Thủy cho mình.

Lưu Ý Về Cách Khai Nhãn

Bởi là linh vật mang chức năng chiêu tài, khai vận, nên để tối ưu năng lượng phong thủy, linh vật này cần được khai quang điểm nhãn bởi các Sư thầy trụ trì hay các Thầy Phong Thủy với cách thức phù hợp.

Các Nguyên Tắc Bài Trí Mèo Phong Thủy Tối Ưu

Về vị trí: Mão thuộc hướng Đông, nên các hướng Đông và Đông Nam sẽ phù hợp nhất để bày linh vật này. Các bạn chú ý, không bày linh vật Mèo ở hướng Tây vì Tây thuộc Kim, khắc với Mộc, bất lợi cho chủ nhân và tài vận.

Ở cửa hiệu kinh doanh, nên bày Mèo Phong Thủy hướng mặt và tay về phía cửa chính. Lưu ý giữa cửa chính và Mèo Phong Thủy không có vật cản hay tấm chắn để tối ưu công năng “chiêu tài, khai cát” của linh vật này.

Một Vài Kiêng Kỵ Khi Thỉnh Đặt Mèo Phong Thủy

Không nên đặt tượng mèo ở vị trí bên phải dương trạch, dễ gây ra xung kỵ. Theo quan niệm phong thủy, bên phải nhà thuộc về hướng Bạch Hổ – một trong “tứ trấn” của nhà ở.

Người tuổi Dậu tránh bài trí biểu tượng con mèo trong nhà vì Mão – Dậu tương xung.

Hình ảnh mèo phong thuỷ

Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia , các bạn không chỉ lý giải được các khía cạnh: ” Mèo Phong Thủy là con gì? Ý nghĩa và các chú ý khi bài trí Mèo Phong Thủy?” mà còn có thêm các thông tin hữu ích để lựa chọn linh vật này sao cho phù hợp nhất với bản thân mình.

Để có thêm các thông tin đặc sắc về Mèo Phong Thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0858.111.999

Đá Mắt Mèo Và Ý Nghĩa Trong Phong Thủy

Nguồn gốc của đá mắt mèo

Theo người Hy Lạp cổ gọi đá chrysoberyl mắt mèo là cymophane, nghĩa là “ánh sáng di chuyển”. Trong nhiều nền văn hóa xưa, người ta cho rằng chrysoberyl mắt mèo có khả năng trị được các bệnh của mắt.Mắt của viên đá chrysoberyl mắt mèo sẽ nháy được khi bạn chiếu 2 nguồn sáng lên nó và rồi xoay viên đá. Khi xoay viên đá, mắt sẽ tách ra thành 2 dải sáng xa dần rồi sau đó chập lại. Hiệu ứng này gọi là “mở và khép”.

Khi nhìn vào viên cabochon chrysoberyl mắt mèo, ta thấy một dải rực sáng phản chiếu quét ngang qua phần vòm làm cho viên đá giống y mắt của một con mèo. Cùng một họ hàng với alexandrite thay đổi màu, loại đá quý nhóm chrysoberyl này là một điển hình nổi tiếng nhất về hiệu ứng mắt mèo, hiệu ứng này có được do ánh sáng tác động lên các bao thể li ti hình kim bên trong viên đá (do đó đá mắt mèo thường không trong suốt).

Những sản phẩm từ đá mắt mèo

Để thấy được hiệu ứng mắt mèo thì phải mài viên chrysoberyl theo dạng tròn hoặc ovan, phần mặt trên hình vòm, láng mịn, gọi là kiểu cabochon như những mẫu vòng tay đá mắt mèo. Cũng có một loại đá chrysoberyl trong suốt, có màu vàng đến màu vàng kim – mật ong. Những đá này thường được mài giác và làm ta nhớ đến các đá quý cũng có màu vàng và trong như saphia, topaz hay citrine.

Màu của chrysoberyl mắt mèo từ nâu “mật ong” cho đến lục “táo”, trong đó màu vàng kim có giá cao nhất. Loại chrysoberyl mắt mèo đẹp thường có hiện tượng “sữa và mật ong”. Khi chiếu sáng theo chiều thẳng góc với mắt, hướng vào hông viên đá, thì một bên mắt sẽ có màu trắng sữa, bên kia vẫn giữ màu vàng kim đến nâu. Khi xoay viên đá, màu lại xoay theo.

Để mua đá mắt mèo phong thủy nên chọn đá mắt mèo có độ mạnh, sự sắc nét và đối xứng của mắt khi nhìn vào đá.tượng trưng cho cái nhìn sâu sắc, tăng cường sức mạnh thể chất, khuyến khích sự sáng tạo thể hiện (tuyệt vời cho các nhạc sĩ, diễn viên.

Người làm nghệ thuật,hay trong các công việc yêu cầu sự sáng tạo,trong đời sống học tập), giúp tinh thần minh mẫn và tập trung.Nên lựa chọn mua đá mắt mèo hợp mạng mình để phát huy hiệu quả trong phong thủy mang lại.

Quả cầu đá mắt mèo ngũ sắc hoặc quả cầu đá thạch anh là vật khí có năng lượng thúc hỗ trợ vô cùng mạnh mẽ cho những ai theo đuổi việc học hành cũng như thúc đẩy bạn quan tâm, chú ý hơn đến việc học hành. Các công ty làm ăn phát đạt thường có hình quả cầu đá vì trong phong thủy quả cầu phong thủy đảm bảo công việc kinh doanh trôi chảy, phát đạt.

Ý Nghĩa Của Con Chim Cú Mèo Trong Phong Thủy Báo Hiệu Điềm Gì?

Tìm hiểu về con cú mèo

Chim Cú Mèo bay vào nhà là điềm gì? Một loại chim được nhiều người biết đến và ghét chúng, vì nhiều người cho rằng chúng mang lại nhiều điều xui xủi, chết chóc, tang thương. Hầu hết những loài cú mèo thường có khuông mặt nhìn đáng sợ, thường nhìn đồ vật một cách chằm chằm, và thường có mùi hôi tanh.

Chim Cú mèo thường có màu nâu, màu xam, ở phần bụng vào mặt có lông màu nhạt hơn. Chúng thường hoạt động vào ban đên, ăn các loại côn trùng và động vật không có xương sống khác. Chúng có mắt khá là tinh quái, bay lượng mạnh mẽ với đôi cánh dàu và hẹp. Chúng thường sống di cư theo các mùa để tìm kiếm nguồn thức ăn.

Cú mèo thường làm tổ trên các cành cây cao, trên các nóc nhà, thức ăn của chúng chủ yếu là chuột, côn trùng và các loại chim nhỏ khác. Việc cú mào làm tổ trên nóc nhà khiến nhiều người lo lắng và khiếp sợ. Đặc biệt là tiếng kêu của chim cú mèo.

Chim cú mèo bay vào nhà có sao không?

Quan niệm ở Phương Đông

Con cú mèo bay vào nhà là điềm gì? Không may mắn như các loài chim khác khi chim cú mèo bay vào nhà là điềm gì cũng như tiếng kêu của chim Cú Mèo thường bị con người ghét và xua đuổi. Thậm chí giết chúng khi bắt được. Dân gian thường cho rằng cú mèo là một con vật xui xẻo, vào nhà nào hoặc đậu trên mái nhà người đó kêu thì nhà đó sẽ có chuyện không may. Vậy nên nó thường bị ném đá hoặc bị bắn chết.

Không có một khoa học nào chứng minh cú Mèo mang đến những điềm xui rủi. Theo quan niệm xa xưa từ những nước khác trên thế giới cho rằng, ngoài những ngày giờ, tuổi tác, phong thủy, khắc hợp, kiêng cử còn có một số yếu tố tự nhiên báo cho bạn biết sẽ gặp một điềm nào đó. Đặc biệt trong đó co những loại chim sẽ báo trước cho bạn điềm lành hay điềm dữ.

Đới với loài cú mèo: Nuôi cú mèo có tốt không? Khi có tiếng kêu gần nhà, hoặc bay vào nhà thì người bị bệnh nặng trong nhà đã gần kế cái chết. Nếu nhà có trẻ con thì không nên cho trẻ đi đâu ra khỏi nhà.

Tất nhiên là chuyện ấy không phải không có. Con chim cú, chim lợn phải sanh ra làm chim cú, chim lợn? Là vì ác nghiệp của nó, người ta gọi là con “cú” và đâu có ai ưa con cú. Cũng thế, con chim lợn,con quạ không ai người ta ưa cả. Vì ác nghiệp mà chúng phải sinh ra đọa làm những loài này. Nên chúng đi đến đâu không phải nó mang điềm xấu đến, mà do nó tương ứng với cái nghiệp của nhà mình vậy. Ví như nhà mình sắp sửa có người mất thì sẽ chiêu cảm con chim cú đến để mọi người đánh đuổi nó, ghét bỏ nó. Vậy là do nghiệp mà chiêu cảm con chim này đến chứ không phải nó mang nghiệp đến cho nhà mình. Vì nghiệp của nó là bị người ta ghét bỏ, bị người ta đánh đuổi, nên ở đâu cũng bị đánh đuổi. Nên thường những nhà có nghiệp xấu như thế thì chiêu cảm chúng đến, nên chúng ta không nên đánh đuổi nó mà quay lại đánh đuổi cái nghiệp của mình. Cho nên nhà nào có chim cú, chim lợn đến như thế thì nên phát tâm quy y Tam Bảo, bắt đầu tu phúc hành thiện thì dần dần chim cú đến cũng vui vẻ thôi không vấn đề gì cả. Đừng đổ lỗi cho con chim, nó đâu có lỗi gì đâu.

Quan niệm ở Phương Tây khi cú mèo bay vào nhà

Chim cú mèo bay vào nhà là có điềm gì, có xui không? Tuy nhiên ở phương tây như Hoa kỳ, người ta quan niệm chim cú mèo đến nhà là điềm lành. Ở một số nước Đông Phương thì quan niệm chim cú mèo đến nhà kêu là điềm xấu. Nếu nó không kêu thì tốt đấy. Có thể sinh con quý tử.

Cây Lưỡi Mèo Phong Thủy

Lưỡi mèo cũng có khả năng cung cấp nhiều oxy vào ban đêm nên thích hợp trồng trong phòng ngủ để đem đến giấc ngủ sâu.

Cây Lưỡi mèo có Tên khoa học: Sansevieria trifasciata var. hahnii Hort. Thuộc họ Agavaceae có xuất xứ từ

Cũng giống như lưỡi hổ, lưỡi mèo có thân rất ngắn và mọc ngầm dưới đất với dáng lùn, nhỏ, sống lâu năm, chiều cao chỉ khoảng 15-30cm. Lá lưỡi mèo hình bầu dục, nhọn ở đầu, lá nhẵn, cứng và bóng, mọng nước. Các lá xếp thành hình hoa thị trông cây từ trên xuống như một bông hoa. Lưỡi mèo có hai giống lá màu xanh xám với những sọc màu xanh đậm chạy ngang và loại lá xanh đậm hòa trộn với màu kem. Thân và lá lưỡi mèo đều cứng cáp tuy nhiên khi rách sẽ rách theo chiều dọc cả lá, nên cần cẩn thận .Hoa lưỡi mèo màu xanh trắng mọc thành cụm thon dài, có mùi thơm, tuy nhiên rất ít gặp hoa. Quả tròn, nhỏ, màu cam.

Cây lưỡi mèo thủy sinh là loại cây trồng trong các cốc, bình thủy tinh, trồng trong nước phô ra hết được toàn bộ thân cây từ thân, lá, rễ…làm chúng ta có cái nhìn tổng thể về vẻ đẹp của cây.

Cây lưỡi mèo thuộc loại cây khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc, đôi khi không cần gì cây cũng phát triển, nảy mầm.

Ánh sáng: lưỡi mèo không ưa nắng sáng chiếu trực tiếp mà chịu bóng hoàn toàn hoặc bán phần.

Nếu để cây bị nắng chiếu trực tiếp làm cháy lá.

Nhiệt độ: lưỡi mèo ưa mát, nhiệt độ ưa thích của cây từ 18-26oC, tuy nhiên cây vẫn chịu được nóng, chịu rét kém nhưng sống tốt trong môi trường điều hòa.

Để tạo chậu thủy sinh lưỡi mèo bạn chỉ cần rửa rễ, thân lá sạch sẽ rồi cho vào bình thủy tinh có nước. Hàng ngày thay nước cho bình trong vòng 1 tuần tránh làm úng, hỏng rễ, thối rễ. Sau đó hòa dung dịch thủy sinh vào cốc thủy tinh rồi chuyển cây sang. 10-15 ngày thay dung dịch, rửa lá, rễ cây một lần thế là chúng ta đã có cây lưỡi mèo thủy sinh.Nếu bạn thích trang trí thêm bằng các loại hạt thủy sinh màu sắc rực rỡ thì chỉ cho thêm vào nước thế là xong.

Nhân giống lưỡi mèo đơn giản bằng cách tách bụi.

Ứng dụng cây lưỡi mèo thủy sinh

Cây lưỡi mèo thủy sinh hình dáng nhỏ nhắn, có vẻ đẹp sang trọng và lạ mắt rất dễ trang trí ở bất kỳ không gian nào trong nhà: từ phòng khách, kệ ti vi, bàn ăn, bàn làm việc, quầy lễ tân, bàn học, kệ giá, cửa sổ đặc biệt là các văn phòng công sở mang đến màu xanh mát mắt, sinh động và thu hút.