Mèo Trong Văn Hóa Việt Nam / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Ý Nghĩa Của Mèo Trong Văn Hóa Ai Cập

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao bên cạnh những xác uớp pharaoh, xác ướp người cổ đại ở Ai Cập, người ta còn ướp cả xác mèo? Và tại sao không hề (hoặc cực kỳ ít) có xác ướp chó hay những con vật khác?

Ngày nay, khi nhắc tới loài mèo, người ta hay hình dung đến những chú mèo lười biếng sưởi nắng, vờn bướm, hay phá phách như những con boss lắm chiêu.

Tuy nhiên, trong thế giới quan của người Ai Cập cổ đại, mèo mang một ý nghĩa cao siêu hơn những gì chúng ta nghĩ. Theo tư duy về tôn giáo của người Ai Cập cổ, bên cạnh sự hữu ích của mình trong gia đình (đuổi rắn, bắt chuột), thì mèo còn gắn liền với các vị thần.

Các vị thần trong tôn giáo Ai Cập cổ thường gắn liền với hình ảnh những loài vật như chim ưng, bọ hung, chó… Và mèo được cho là hiện thân của nữ thần Mafdet và nữ thần Bastet trong tôn giáo Ai Cập.

Nữ thần Mafdet được thờ phụng để cầu mong sự bảo vệ khỏi nọc độc của các loài rắn và bọ cạp sa mạc. Đây đều là những loài mà mèo có thể săn và ăn được. Ở vùng Hạ Ai Cập, nữ thần Bastet cũng có ý nghĩa tương tự. Nữ thần này được cho là hiện thân của mặt trời, dưới hình dạng đầu mèo thân người.

Truyền thuyết cho rằng cả nữ thần Mafdet và Bastet đều có nguồn gốc từ Mau – một giống mèo rừng chuyên bảo vệ những cây thiêng trong rừng khỏi rắn hổ mang bằng cách vồ bắt và cắn đứt đầu con rắn.

Một nữ thần khác là Sekhmet – Nữ thần chiến trang, với nhân dạng là mình người đầu sư tử cái. Tên của Sekhmet có nghĩa là “Người mạnh mẽ” hoặc “Nữ thần của nỗi khiếp sợ”. Sekhmet được cho là hiện thân của Hathor, con gái thần Ra.

Vào thời cổ đại, mèo được coi là giải pháp tối ưu để chống lại chuột và rắn độc thường hay xuất hiện quanh những nơi có người sinh sống. Người dân bắt đầu để thức ăn xung quanh nhà mình để mèo thường xuyên lui tới. Dần dà, mèo hoang bắt đầu được thuần chủng và trở thành mèo nhà ở Ai Cập.

Loài mèo đạt tới cảnh giới tín được tôn sùng tới mức việc làm hại hay giết mèo sẽ bị quy là làm hại hoặc giết chết một vị thần. Và hình phạt cho hành động này chỉ có thể là cái chết!

Vì tính thần thánh của mình mà vào thời Ai Cập cổ đại, người dân thường không được phép nuôi mèo. Chỉ có những pharaoh vị trì Ai Cập – người được xem là hiện thân của thần linh trên trái đất – mới có thể nuôi mèo được mà thôi!

Offtrack Travel tổng hợp

Hình Tượng Mèo Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Văn Hóa Dân Gian

Trong 12 con giáp, con Mèo là một trong bảy loài vật thường được con người nuôi và gần gũi với con người nhất. Loài Mèo đã gắn bó với con người từ rất lâu đời, là một trong những loài vật được con người thuần chủng từ rất sớm. Do đó trong tình cảm của con người, mèo là con vật rất thân thuộc và gần gũi. Hiện nay, mèo đã trở thành con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới và trở thành người bạn thân thiết với trẻ em và người lớn. Ý nghĩa hình tượng mèo trong văn hoá các nước

Suốt 3.000 năm qua, kể từ khi lần đầu tiên được người Ai Cập cổ đại tôn sùng là con vật linh thiêng, mèo đã chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới.

Trong các truyện thần thoại, mèo được coi là vật có khả năng biến thành các thần linh siêu đẳng khi chúng chết. Có lẽ nguyên do là theo Phật giáo, thân thể mèo là nơi trú ngụ của hồn vía của người rất linh thiêng. Nói chung ở các nước phương Đông, ý nghĩa của mèo trong văn hoá dễ chịu hơn nhiều. Ngoài biển, mèo được trọng vọng chỉ vì chúng không những giết chuột trên tàu thủy, mà còn nhiều thủy thủ tin rằng mèo có thể dự báo được cơn bão tố.

Tại Nhật Bản, tuy mèo không nằm trong 12 con giáp, nhưng mèo lại là biểu tượng của sự may mắn, qua câu chuyện nổi tiếng về “Chú mèo vẫy tay” Tama đã cứu sống một vị lãnh chúa khỏi bị cây đổ do sét đánh. Và ngày nay tại Nhật Bản, ngôi đền thờ chú mèo Tama này vẫn còn tồn tại.

Ý nghĩa hình tượng mèo trong văn hoá Việt Nam

Ở nước ta, ý nghĩa hình tượng con mèo trong văn hoá cũng được thể hiện qua các dòng tranh dân gian rồi đi vào văn hóa nghệ thuật. Trong tranh Đám cưới chuột của làng tranh Đông Hồ, người ta bắt gặp hình ảnh tiến sĩ chuột vinh quy cưới vợ, nhưng vẫn phải biếu quà cho chú mèo đang ngồi quặp đuôi vẻ hiền lành, đưa tay ra nhận chút quà mọn trong tiếng trống, tiếng kèn.

Thế nhưng hình ảnh con mèo không chỉ xuất hiện ở trong tranh Tết Đông Hồ, mà người nghệ sĩ dân gian Việt Nam còn cho nó xuất hiện trên những bức chạm khắc ở những nơi chốn tôn nghiêm như đình làng Bình Lục- Quảng Ninh, cảnh mẹ con nhà mèo quây quần, chạm nổi ở bia chùa Linh Quang- Hải Phòng, đều đã phản ánh một nét tư duy của người xưa về con vật gần gũi này.

Bên cạnh những ý nghĩa của mèo trong văn hoá dân gian, ý nghĩa tượng mèo trong phong thuỷ cũng được để cao. Bắt nguồn từ hình ảnh mèo di chuyển mềm dẻo, kiên nhẫn và biết chờ thời cơ trước khi hành động, mèo được coi là loại linh thú cát tường có thể hóa giải sát khí, đem lại vận may cho gia chủ.

Ngày nay, rất nhiều người ưa chuộng bài trí trong nhà để tăng cát khí cho gia chủ đồng thời hút thêm may mắn, tài lộc. Đặc biệt, tượng mèo phong thủy rất phù hợp với những người sinh vào ngày Tuất thuộc hành Thổ, hay những người người sinh vào ngày Giáp Ất Mộc, ngày Dần Mão Mộc. Đặc biệt, những người tuổi Mèo càng thích hợp đặt tượng linh vật này.

Tuy nhiên, trong rất nhiều tượng mèo phong thủy được chế tác với các chất liệu khác nhau thì tượng mèo bằng đá tự nhiên được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất. Bởi không chỉ có thiết kế sinh động như thật mà tượng đá còn mang lại sự sang trọng, quý phái cho không gian trưng bày.

MAXI chính là đơn vị hàng đầu hiện nay cung cấp trang sức và vật phẩm Tượng Mèo Phong Thủy, bằng chất liệu tự nhiên cao cấp 100%. Với bề dày kinh nghiệm lâu đời chúng tôi tự tin trao tới tay khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, uy tín nhất. Khi khách hàng có bất cứ nhu cầu nào tìm hiểu thông tin về tượng mèo phong thủy nói chung và ợng phong th nói riêng thì có thể liên hệ ngay với hotline của chúng tôi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn.

– CS1: 229 Trần Quốc Hoàn – Cầu Giấy – Hà Nội

Email: lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

Phát Hiện Mèo Cẩm Thạch Trong Sách Đỏ Ở Việt Nam

Những người phát hiện quyết định tặng lại chú mèo này cho Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã của Vườn quốc gia Nam Cát Tiên để chú mèo được chăm sóc, nuôi dưỡng và về với thiên nhiên.

Trước đó, các công nhân của Khu Y tế kỹ thuật cao dọn dẹp mặt bằng để chuẩn bị cho công tác động thổ và xây dựng khu Trung tâm Ung bướu & Y học hạt nhân bên cạnh BV Gia An 115 thì phát hiện một con mèo “lạ” vì mèo nặng khoảng 5 kg, dài chừng 50 cm, có bộ lông đặc biệt. Sau đó, đội công nhân đã giao cho chủ đầu tư của Khu y tế Kỹ thuật cao.

Bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, đại diện BV Gia An 115 cho biết khi chủ đầu tư Khu y tế Kỹ thuật cao nhận được con mèo có bộ lông gấm lạ, hoa văn đốm nhìn rất hoang dã đã quay một đoạn quay clip cùng hình ảnh chú mèo gửi đến cơ quan bảo tồn động vật hoang dã quốc gia nhờ xác minh, kiểm tra gốc gác… Kết quả được biết đây là một giống mèo rừng hiếm và quý trong Sách đỏ, được gọi là mèo cẩm thạch mà trên thế giới chỉ còn khoảng 10.000 cá thể.

“Do đó, chúng tôi quyết định tặng lại chú mèo này cho Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã của Vườn quốc gia Cát Tiên để chú mèo được chăm sóc, nuôi dưỡng và về với thiên nhiên. Đồng thời để Vườn quốc gia Cát Tiên bảo tồn, phát triển giống loài này” – đại diện BV Gia An 115 nói.

Theo TS Bạch Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Cát Tiên, mèo gấm này có bộ lông đẹp nhất trong họ nhà mèo, thuộc chi Pardofelis, thường sinh sống ở các khu rừng Đông Nam Á. Loài mèo này có họ hàng với báo lửa, chúng cùng với mèo lửa xứ Borneo Pardofelis badia hợp thành chi Pardofelis.

“Chúng tôi tiếp nhận và sẽ theo dõi chăm sóc từ hai đến ba tuần đáp ứng được điều kiện môi trường, khí hậu ở vị trí mới, làm quen với môi trường mới trước khi tái thả” TS Hải nói.

Theo Quỹ thế giới bảo vệ động vật hoang dã (WWF), mèo rừng Việt Nam được đánh giá là một trong những loài khó tìm nhất trên thế giới. Chúng có tên gọi là mèo gấm, hay còn gọi là mèo cẩm thạch.

Điểm đặc biệt của mèo gấm là bộ lông tuyệt đẹp, cằm và dưới môi có màu trắng hoặc vàng nhạt, sau tai có đốm trắng. Mèo gấm có lớp lông dày, mịn, màu xám xanh hoặc xám nâu, nhiều hoa văn cẩm thạch xung quanh. Chân và đuôi của mèo gấm có nhiều đốm thẫm.

Kích thước của mèo gấm gần tương đương như mèo nhà. Chiều dài khoảng 60 cm, trọng lượng từ 2-5 kg và đặc biệt đuôi khá dài lên đến 55 cm.

Mèo rừng Việt Nam đang phải đứng trước nguy cơ bị giảm về số lượng vì nhiều người tìm cách săn bắt để lấy bộ lông sặc sỡ hoặc làm thú nuôi. Hiện nay, trên thế giới số lượng cá thể mèo gấm còn khoảng 10.000 con và vẫn đang tiếp tục giảm. Vì vậy, mèo gấm ở Việt Nam đã được đưa vào Sách đỏ.

Chó Mèo Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Tiêu Chảy Và Cách Xử Lý – Bệnh Viện Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Nguyên nhân khiến chó mèo bị rối loạn tiêu hóa tiêu chảy

Chó và mèo bị rối loạn tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng đến dạ dày và ruột của chó dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của chú chó của bạn đang nuôi nếu chó bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày mà không phát hiện ra để chữa trị kịp thời thì nó có thể biến chứng sang các bệnh khác như đường ruột, táo bón

Tiêu chảy thông thường

Một số nguyên nhân gây tiêu chảy thông thường:

– Stress: Thí dụ nếu chó không quen đi xe, khi mang tới thú y, cho chó vào lồng, có thể làm nó tiêu chảy. Thường bệnh sẽ qua rất nhanh.

– Thức ăn thừa: bị hư, nhiều mỡ, có vật lạ (ví dụ như mảnh xương cứng như xương gà) hoặc cho ăn quá nhiều,…Chó trưởng thành khi bị tiêu chảy thông thường có thể khống chế bằng cách cắt thức ăn. Khi dạ dày chó rỗng 12-24 giờ, ruột sẽ được nghỉ, có thời gian lành viêm sưng và  ruột sẽ không có gì để đẩy ra. Hiếm trường hợp chó trưởng thành bị hạ lượng đường máu khi bị cắt ăn. Nếu thấy chó có vẻ yếu, ngủ lịm hay suy kiệt có thể cho uống đường glucose hay mật ong trên nướu trong khi chuẩn bị đưa đến thú y.

Tiêu chảy nguy hiểm

khi tiêu chảy là biểu hiện của nhiều bệnh nghiêm trọng trên chó mèo như:

– Các bệnh do virus gây ra: Carré (Distemper), Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis),giảm bạch cầu ở mèo…

– Các bệnh do vi khuẩn gây ra: Leptospira, E.coli, Salmonella, …

– Bệnh do ký sinh trùng, nguyên sinh động vật gây ra hoặc cùng kết hợp như: giun đũa, giun móc, giun tóc, sán, cầu trùng, Giardia,…

Các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa tiêu chảy ở chó mèo

Mức độ Quá cấp

chó mèo bị đau quặn vùng bụng, thân thể lạnh, suy nhược nghiêm trọng (ở mức độ này thông thường chó mèo sẽ chết, khó cấp cứu thành công);

Mức độ Cấp

tình trạng chó mèo sốt cao trong ngày đầu, bỏ ăn, không vận động, niêm mạc tái nhợt;

Mức độ thường

khiến chó mèo nôn ra mật có bọt, phân có mùi thối khắm, đôi khi lẫn máu.

Khi bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa, Chó Mèo thường có các biểu hiện như bụng to lên; nôn mửa; phân dạng lỏng, chứa cả thức ăn chưa tiêu hóa; tiêu chảy nhiều lần… Việc đi phân lỏng dẫn đến chó mèo mất sức, sức khỏe suy yếu dần. Đặc biệt, có những trường hợp chó mèo đi phân ra máu do nhiễn ký sinh trùng từ môi trường xung quanh, liếm bộ lông của chúng dẫn tới việc chó mèo tử vong.

Cách chữa trị chó mèo bị rối loạn tiêu hóa tiêu chảy

Nếu như thấy chó mèo của bạn có những triệu trứng nêu trên thì cần tiến hành ngay biện pháp chữa trị. Thông thường, việc chữa trị sẽ kéo dài khoảng 10 ngày phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh tình và sự kiên nhân trong việc chăm sóc của bạn.

Đầu tiên, cần đưa mèo đến cơ sở thú y khám chữa bệnh chó mèo gần nhất. Trong trường hợp, nếu không có cơ sở khám chữa bệnh cho thú y, bạn cần ngưng cho ăn, chỉ cho uống và kiểm tra lại những nguyên nhân có thể gây bệnh (thức ăn, nước uống, thời tiết …). Tuyệt đối không được uống sữa, uống sữa sẽ làm tình trạng bệnh tình thêm nguy kịch. Tiếp theo cần vệ sinh nơi ở của chó mèo đảm bảo vệ sinh, tránh việc lây nhiễm sang vật nuôi khác cũng như tránh việc phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Khi thấy chó mèo của bạn có dấu hiệu phục hồi, bạn sử dụng các thực phẩm bổ trợ, trợ sức như các vitamin, cho ăn đồ ăn ít nhưng cần thái nhỏ, nấu chín, hạn chế đồ tanh (ví dụ ăn như thịt lơn chín thái nhỏ, thức ăn hạt…) tại thời điểm này tuyệt vẫn không nên cho ăn cá, sữa, trứng sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Nếu có điều kiện kinh tế, bạn mua thịt bò nấu chín thái nhỏ cho mèo ăn, ăn thịt bò sẽ giúp tăng hồng cầu trong máu, giúp mèo phục hồi nhanh hơn.

Nếu chó mèo mất nước: nhanh chóng bù nước.

– Mất nước nhẹ, không kèm ói có thể cấp nước bằng đường uống: Pha dung dịch điện giải. Nếu chó không uống, dùng ống tiêm bơm vào má nó 1-2 ml/kg thể trọng/giờ.

– Nếu tiêu chảy kèm theo ói: việc chó uống sẽ càng kích thích làm chó ói nhiều hơn nên phải cấp nước bằng đường tiêm truyền. Các đường tiêm truyền: Tiêm dưới da; Tiêm xoang bụng; Truyền tĩnh mạch

– Lượng truyền: trung bình 10-20 ml/ kg thể trọng (tùy tình trạng mất nước). Để chẩn đoán chính xác phải làm một số xét nghiệm, chú ý kiểm tra phân vì ký sinh trùng đường ruột thường là nguyên nhân khởi phát cho các bệnh đường tiêu hóa chó. Một số bệnh truyền nhiễm do virus gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, có thể sử dụng kháng sinh để kiểm soát tiêu chảy, phòng nhiễm trùng kế phát.

Các loại kháng sinh có thể chọn lựa và Thuốc trị triệu chứng vui lòng Liên hệ Hotline : 0392195389

Phòng Bệnh chó mèo bị rối loạn tiêu hóa tiêu chảy

Từ lúc chó mèo bị rối loạn tiêu hóa đến các biểu hiện xuất hiện ra ngoài thường diễn ra trong vòng vài ngày nên rất khó phát hiện chính vì thế mà người nuôi chó nên để ý đến hệ tiêu hóa của chó mèo và các biểu hiện của chó mèo thường xuyên hơn.

Tiêm phòng Vacxin

Tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo , ở chó tiêm phòng mũi 7 bệnh 3 lần mỗi mũi cách nhau 21 ngày . Ở mèo tiêm phòng mũi 4 bệnh 3 lần các mũi cách nhau 30 ngày . Quý độc giả có như cầu tiêm phòng cho chó mèo vui lòng tham khảo bài viết sau .

Chế độ ăn và thức ăn

Để phòng ngừa chó bị tiêu hóa các bạn nên chó chó mèo ăn đúng bữa, đủ chất, ăn thực phẩm sạch sẽ và được nấu chín, cho chó tập thể dục thường xuyên. Khi thả chó mèo nên chú ý không để chó mèo ăn các đồ vật linh tinh và vui đùa cùng các chú chó đang nhiễm bệnh.

Cho chó mèo ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, vi khuẩn E.coli. Không cho chó mèo ăn thức ăn ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.

Tẩy Giun

Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo cứ 2-4  tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.

Vệ sinh chuồng trại

Cọ rửa tẩy trùng nơi ở , chuồng , lồng trại của chó mèo để tiêu diệt bớt các virus vi khuẩn gây bệnh , và diệt sạch mầm bệnh .

Hi vọng qua bài viết các bạn có được những kinh nghiệm quý báu và các hướng xử lý cũng như cách xử lý kịp thời khi chó mèo nhà bạn gặp phải bệnh rối loạn tiêu hóa tiêu chảy.