Mèo Tuxedo Lông Dài / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Mèo Ba Tư Lông Dài

Mèo Ba Tư là một giống mèo lông dài,có khuôn mặt tròn và mõm ngắn. Nó còn được gọi là “Mèo Ba Tư lông dài” tại các quốc gia nói tiếng Anh. Ở khu vực Trung Đông, chúng được biết đến rộng rãi với cái tên “mèo Shirazi” và ở Iran, chúng được gọi là “mèo Shiraz”. Tổ tiên của mèo Ba Tư được nhập khẩu vào Ý từ Iran (tên cũ là Ba Tư ở) vào khoảng năm 1620. Được công nhận bởi những người yêu mèo từ cuối thế kỷ 19, giống mèo này ban đầu được phát triển bởi người Anh, và sau đó chủ yếu là các nhà nhân giống người Mỹ sau Thế chiến thứ hai. Một số tiêu chuẩn giống của các tổ chức yêu mèo xếp mèo Himalaya và Exotic lông ngắn là các biến chủng của giống mèo này, trong khi những bên khác coi chúng là giống riêng biệt.

Việc nhân giống chọn lọc đã giúp phát triển nhiều loại màu lông khác nhau, nhưng cũng dẫn đến việc khuôn mặt của mèo Ba Tư ngày càng dẹt. Tuy được những người yêu mèo ưa chuộng, kiểu cấu trúc đầu này có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Như trường hợp của giống mèo Xiêm, một số nhà nhân giống đã nỗ lực để bảo tồn kiểu hình giống truyền thống, có mõm rõ hơn, phổ biến hơn với công chúng. Bệnh thận đa nang di truyền phổ biến ở giống mèo này, ảnh hưởng đến gần một nửa dân số ở một số quốc gia.

Vào năm 2015, nó đã được xếp hạng là giống phổ biến thứ hai ở Mỹtheo Hiệp hội những người yêu thích mèo. Đứng thứ hạng đầu tiên là giống Exotic.

Lịch sử

Nguồn gốc

Chưa xác định được thời điểm mèo lông dài xuất hiện lần đầu tiên, vì không tìm thấy mẫu vật lông dài nào của mèo rừng châu Phi – tổ tiên của giống mèo nhà.

Tổ tiên đầu tiên của mèo Ba Tư được nhập khẩu vào Ý từ Khorasan, Iran năm 1620, bởi Pietro della Valle và cũng trong khoảng thời gian đó, chúng được xuất khẩu từ Angora (nay là Ankara), Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) tới Pháp bởi Nicholas-Claude Fabri de Peiresc. Những con mèo Khorasan có bộ lông màu xám trong khi những con từ Angora có lông màu trắng. Từ Pháp, chúng sớm được đưa tới Anh.

Cuộc nghiên cứu di truyền gần đây chỉ ra rằng giống mèo Ba Tư ngày nay không bắt nguồn từ giống mèo từ Cận Đông mà là mèo Tây Âu. Các nhà nghiên cứu tuyên bố: “Theo thực tế, mặc dù giống mèo Ba Tư có nguồn gốc từ Ba Tư (Iran), nhưng con mèo Ba Tư hiện đại đã mất đi những đặc điểm di truyền vùng ban đầu”.

Quá trình phát triển Mèo Ba Tư và mèo Angora

Chú mèo Ba Tư đầu tiên được tham dự tại cuộc thi cat showdo Harrison Weir tổ chức vào năm 1871 tại Crystal Palace ở London, Anh. Khi các cá thể có ngoại hình gần giống với mèo Ba Tư ngày nay trở nên phổ biến hơn, con người lại muốn phân biệt chúng với Angora. Tiêu chuẩn giống đầu tiên (sau đó được gọi là danh sách các đặc điểm xuất sắc) được ban hành vào năm 1889 bởi nhà quảng bá cat show Weir. Ông tuyên bố rằng mèo Ba Tư khác với Angora ở các đặc điểm sau: đuôi dài hơn, lông xù hơn và thô hơn ở phần cuối, đầu to hơn, tai không nhọn bằng. Không phải tất cả những người yêu mèo đều đồng ý với sự phân loại này, và trong cuốn The Book of the Cat xuất bản năm 1903, Francis Simpson nói rằng “dường như không có mấy sự khác biệt giữa Angora và mèo Ba Tư, nên tôi có thể dễ dàng bỏ qua lớp mèo thường được gọi là Angora”.

Nhà vô địch Dorothy Bevill nêu lên sự khác biệt giữa hai loài trong cuốn Everybody’s Cat Book xuất bản năm 1909 như sau:

Những cá thể lông dài được nhập khẩu ngày nay chắc chắn là đã được lai giữa Angora và mèo Ba Tư; chúng có đầu tròn hơn giống trước đây và bộ lông cũng có chất lượng khá khác biệt.

Bell phân tích chi tiết hơn: bộ lông của mèo Ba Tư bao gồm một lớp lông ngắn ở trong và lớp lông ngoài dày và dài. Vào mùa hè, bộ lông lót sẽ rụng hết, chỉ còn lại lớp lông dài bên ngoài. Lông ở vai và phần trên của chân sau có phần ngắn hơn. Ngược lại, Angora có bộ lông rất khác biệt: lông dài và mềm, thường mọc theo lọn, “lọn hơi xoăn hoặc dợn sóng ởphần dưới của cơ thể”. Lông ở vai và chân sau của Angora dài hơn nhiều so với mèo Ba Tư – đặc điểm mà Bell coi là một sự cải tiến tuyệt vời. Tuy nhiên, Bell nói rằng Angora “thất bại trước mèo Ba Tư” vì chúng có phần mõm nhô ra phía trước còn mặt mèo Ba Tư lại tròn, mõm ngắn.

Bell cũng lưu ý rằng Angora và mèo Ba Tư đã được lai giống, dẫn đến sự cải thiện chọn lọc cho từng giống, nhưng bà tuyên bố rằng mèo lông dài năm 1909 có ảnh hưởng từ mèo Ba Tư nhiều hơn Angora.

Bà cũng than thở rằng những người yêu mèo ở Anh không phân biệt rõ ràng các giống mèo lông dài khác nhau, họ đã nhóm chúng thành một nhóm “Mèo Lông dài” vào năm 1887.

Mèo Ba Tư truyền thống

Mèo Ba Tư truyền thống hay còn gọi là mèo Ba Tư mặt búp bê, là những cái tên gần đây dành cho giống Ba Tư nguyên bản, không được phát triển các đặc điểm cực đoan.

Khi nhiều nhà nhân giống ở Mỹ, Đức, Ý và các nơi khác trên thế giới bắt đầu diễn giải tiêu chuẩn Ba Tư theo cách khác nhau, họ đã phát triển đặc điểm mũi dẹt của loài chó Bắc Kinh mà không thay đổi tên “mèo Ba Tư”. Một số tổ chức, bao gồm Hiệp Hội Những Người Yêu Thích Mèo (CFA), coi loại kiểu mặt chó Bắc Kinh là tiêu chuẩn hiện nay cho giống mèo Ba Tư. Do đó, từ khái niệm mèo Ba Tư truyền thống được tạo ra để chỉ chủng nguyên bản hiện vẫn được nhân giống, giống như giống mèo Xiêm nguyên bản được gọi là mèo Xiêm truyền thống hoặc mèo Thái Lan truyền thống, để phân biệt với giống hiện đại “mèo Xiêm”.

Không phải tất cả các tổ chức đều công nhận hoặc đặt tên cho mèo Ba Tư truyền thống. Tiêu chuẩn của TICA có một điều khoản tiêu chuẩn không dành cho chủng mặt dẹt.

Mặt dẹt Bắc Kinh và ultra-typing

Vào cuối những năm 1950, một sự đột biến tự phát ở giống mèo Ba Tư đỏ và đỏ tabby đã tạo ra giống Ba Tư “mặt dẹt Bắc Kinh”, được đặt theo tên của giống chó Bắc Kinh mặt dẹt. Nó đã được đăng ký như là một giống riêng trong CFA, nhưng đã không còn được ưa chuộng vào giữa những năm 1990 do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng; chỉ có 98 con được đăng ký từ năm 1958 đến năm 1995. Mặc dù vậy, các nhà nhân giống rất thích và bắt đầu nhân giống theo đặc điểm này. Việc nhấn mạnh quá mức các đặc điểm của giống bằng cách nhân giống chọn lọc (được gọi là extreme-typing hoặc ultra-typing) tạo ra kết quả giống mèo Ba Tư mẹt dẹt Bắc Kinh. Thuật ngữ mặt mặt dẹt Bắc Kinh đã được sử dụng để chỉ những cá thể mèo Ba Tư ultra-typing đỏ và đỏ taby mang đột biến. Nhiều người yêu thích mèo và giám khảo CFA coi sự thay đổi này là “sự đóng góp cho giống”.

Năm 1958, nhà nhân giống và tác giả P. M. Soderberg đã viết trong cuốn Pedigree Cats, Their Varieties, breeding and Exhibition như sau:

“Trong thời gian gần đây, tồn tại xu hướng nhấn mạnh quá mức kiểu mặt ngắn này, dẫn đến kết quả là một vài con mèo ở một số cuộc thi có kiểu khuôn mặt dẹt Bắc Kinh này. Đây là kiểu khuôn mặt chắc chắn được công nhận tại Mỹ và giúp thành lập một nhóm đặc biệt khi phân loại giống Ba Tư ở các cuộc thi. Khi khuôn mặt trở nên quá ngắn, chắc chắn sẽ tồn tại một số nhược điểm vì sự phóng đại này sẽ làm biến dạng tuyến lệ và chúng sẽ bị chảy nước mắt thường xuyên hơn. Khi chảy quá nhiều nước mắt, diện mạo của chúng sẽ bị ảnh hưởng lông ở hai bên mũi bị ố.Mũi ngắn là đặc điểm được khuyến khích, nhưng mũi không quá ngắn và hếch là sự kết hợp tuyệt hảo. Mũi của giống mặt dẹt này nhìn khá kỳ cục, không hấp dẫn, và có nguy cơ khiến chúng chảy nước mắt.”

Mặc dù ngoại hình của mèo Ba Tư có thay đổi, tiêu chuẩn của Hội đồng Mèo Ba Tư đối với giống này về cơ bản vẫn được giữ nguyên. Tiêu chuẩn giống của Ba Tư, về bản chất có phần hơi mở và tập trung vào đặc điểm đầu tròn, đôi mắt to tròn, đỉnh mũi dẹt, bằng với đáy mắt. Theo tiêu chuẩn,chúng có cơ thể ngắn, rắn chắc với đôi chân ngắn, xương chắc, ngực rộng và dáng tròn, tất cả các đặc điểm lý tưởng của mèo Ba Tư lý đều “tròn”. Mãi đến cuối những năm 1980, các tiêu chuẩn đã được thay đổi để hạn chế sự phát triển của các đặc điểm ngoại hình cực đoan. Vào năm 2004, tuyên chuẩn bổ sung rằng mõm không được nhô ra quá mức. Tiêu chuẩn đã được thay đổi một lần nữa vào năm 2007, bổ sung thêm điều khoản trán, mũi và cằm phải có độ cao bằng nhau.

Ở Anh, tiêu chuẩn đã được Governing Council of the Cat Fancy (GCCF)thay đổi vào những năm 1990 để loại bỏ những cá thể mèo Ba Tư có “phần da mũi nhô cao hơn mép dưới của mắt” khỏi danh sách Chứng nhận hoặc tước Giải nhất của Kitten Open Classes.

Trong khi những con mèo ultra-typing có ưu thế khi thi đấu, công chúng dường như thích các kiểu “mặt búp bê” hơn.

Các biến chủng

Mèo Himalaya

Vào năm 1950, mèo Xiêm đã được lai với mèo Ba Tư để tạo ra một giống có cơ thể của mèo Ba Tư và màu lông của mèo Xiêm. Giống này được đặt tên là Himalaya, giống tên các loài động vật có màu lông colorpoint khác như thỏ Himalaya. Ở Anh, giống mèo này được công nhận là Mèo lông dài Colorpoint. Himalaya là một giống riêng biệt ở Mỹ cho đến năm 1984, khi CFA sáp nhập nó với mèo Ba Tư, mặc dù bị hội đồng giống của cả hai giống phản đối. Một số nhà nhân giống mèo Ba Tư không hài lòng với việc sáp nhập giống lai này vào dòng mèo Ba Tư “thuần chủng” của họ.

CFA đã thiết lập đăng ký cho mèo Hymalaya theo cách mà các nhà nhân giống có thể phân biệt chúng với mèo Ba Tư chỉ bằng cách nhìn vào số đăng ký phả hệ. Việc này giúp các nhà nhân giống phân biệt được những cá thể Himalaya, ngay cả khi gen màu lông Colorpoint là gen lặn. Những con mèo Ba Tư có tổ tiên là mèo Himalaya có số đăng ký bắt đầu bằng số 3 và thường được các nhà nhân giống gọi là mèo mang gen colorpoint (CPC) hoặc mèo 3000-series, mặc dù không phải mọi cá thể đều mang gen lặn nàyy. Mèo Xiêm là khởi nguồn cho màu lông sô cô la và tím hoa cà ở mèo Ba Tư.

Mèo Exotic lông ngắn

Mèo Ba Tư đã được một số nhà nhân giống mèo Mỹ lông ngắn (ASH) bí mật sử dụng vào cuối những năm 1950 để “cải thiện” giống mèo của họ. Ngoại hình sau khi lai tạo được công nhận ở các cuộc thi, nhưng các nhà nhân giống khác không hài lòng với những thay đổi đã tạo nên tiêu chuẩn giống mới sẽ loại bỏ ASH có dấu hiệu lai tạo.

Một nhà nhân giống ASH đã nhận thấy tiềm năng của con lai giữa mèo Ba Tư và ASH, đã đề xuất, và cuối cùng đã thành công khi CFA công nhận chúng là một giống mới vào năm 1966, dưới cái tên Exotic lông ngắn. Việc lai xa thường xuyên với mèo Ba Tư đã khiến Exotic lông ngắn ngày nay giống với mèo Ba Tư về mọi mặt, bao gồm cả tập tính và hình thể, ngoại trừ bộ lông dày và ngắn của chúng. Nó thậm chí đã thừa hưởng cả các vấn đề sức khỏe của mèo Ba Tư. Việc chăm sóc lông cho giống mèo này đơn giản hơn so với mèo Ba Tư, nên Exotic lông ngắn được coi là “mèo Ba Tư của những người lười”.

Do việc sử dụng thường xuyên mèo Ba Tư để lai giống, một số cá thể Exotic có thể mang gen lông dài. Khi hai con mèo như vậy giao phối, có 25% con con sẽ là lông dài. CFA không công nhận Exotic lông dàilà mèo Ba Tư, trong khi đó,chúng được Hiệp Hội Mèo Quốc Tế chấp nhận. Các hiệp hội khác cũng công nhận chúng như một giống Exotic lông dài riêng biệt.

Mèo Chinchilla lông dài và mèo Sterling

Ở Mỹ, có những ý kiến cho rằng mèo Ba Tư màu bạc nên được phân thành một giống riêng, gọi là Sterling, nhưng ý kiến này không được chấp nhận. CFA công nhận những con mèo Ba Tư bạc và vàng. Ở Nam Phi, ý kiến này đã phần nào được chấp nhận: Hội Đồng Mèo Nam Phi (SACC) chấp nhận đăng ký mèo với năm thế hệ Chinchilla thuần chủng là Chinchilla lông dài. Chinchilla lông dài có chiếc mũi dài hơn một chút so với mèo Ba Tư, do đó, chúng có thể thở thoải mái hơn và ít chảy nước mắt. Lông của nó có màu trắng, có màu đen ở phần ngọn lông, một đặc điểm sẽ bị mất khi lai với những con mèo Ba Tư màu khác. Việc lai với giống khác cũng có thể dẫn đến mất viền mũi và môi, và đó được coi là một lỗi trong tiêu chuẩn giống Chinchilla lông dài. Một trong những điểm khác biệt của giống mèo này là chúng có mắt màu xanh ngọc hoặc xanh lục chỉ, còn mắt của mèo con có màu xanh dương hoặc xanh pha tím.

Mức độ phổ biến

Năm 2008, mèo Ba Tư là giống mèo phổ biến nhất ở Mỹ. Ở Anh, số lượng đăng ký đã giảm dần kể từ đầu những năm 1990 và vào năm 2001, mèo Ba Tư mất vị trí đứng đầu vào tay mèo Anh lông ngắn. Tính đến năm 2012, mèo Ba Tư là giống mèo phổ biến thứ 6, sau mèo Anh lông ngắn, Ragdoll, mèo Xiêm, Maine Coon và Burmese (mèo Miến Điện). Ở Pháp, mèo Ba Tư là giống duy nhất có số lượng đăng ký giảm trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2007, giảm hơn một phần tư.

Theo dữ liệu đăng ký CFA, các màu lông phổ biến nhất là Himalaya màu seal point, blue point, flame point and tortie point, tiếp theo là màu đen trắng, bạc mờ và tam thể.

Phân loại

Các tổ chức yêu mèo khác nhau có thể coi Himalaya và Exotic lông ngắn là các biến chủng của mèo Ba Tư, hoặc là các giống riêng biệt. Hiệp Hội Những Người Yêu Mèo (CFA) coi mèo Himalaya chỉ là một kiểu hoa văn màu của cả mèo Ba Tư và mèo Exotic – hai giống có các tiêu chuẩn riêng biệt nhưng gần như giống hệt nhau (khác nhau về chiều dài lông). Fédération Internationale Féline (FIFe) hoàn toàn đồng ý Himalaya chỉ là một màu lông khác của mèo Ba Tư và Exotic và hai giống này được coi là hai giống riêng biệt. Hiệp Hội Mèo Quốc Tế (TICA) coi cả hai là biến chủng của mèo Ba Tư. Liên Đoàn Mèo Thế Giới (WCF) coi mèo Ba Tư và Exotic là hai giống riêng biệt và Himalaya chỉ là màu lông khác của cả hai giống.

Trong số các tổ chức khu vực và quốc gia, Liên Đoàn Mèo Châu Âu coi cả ba là các giống riêng biệt. Hiệp hội Những NgườiYêu Mèo của Mỹ (ACFA) coi ba giống là các giống riêng biệt (kể cả những con Himalaya không có màu colorpoint). Liên Đoàn Mèo Úc (AFC) tuân theo thông lệ của FIFe. Liên Đoàn Mèo Canada (CCA-AFC) coi chúng là ba giống riêng biệt và thậm chí còn có các giống phụ là Exotic lông dài và Himalaya không có màu colorpoint.Governing Council of the Cat Fancy (Anh) (GCCF) cũng vậy.

Đặc điểm

Mèo Ba Tư quy chuẩn theo các cuộc thi sẽ có bộ lông cực dài và dày, chân ngắn, đầu rộng với đôi tai cách xa nhau, đôi mắt to và mõm cực ngắn. Giống này ban đầu có mõm ngắn, nhưng theo thời gian, đặc điểm này đã trở nên cực kỳ cường điệu, đặc biệt là ở Bắc Mỹ. Lông của mèo Ba Tư có đủ màu và hoa văn.

Mèo Ba Tư thường được mô tả là một con mèo yên tĩnh. Vì bản tính yên tĩnh, nó thích nghi khá tốt với cuộc sống căn hộ. Mèo Himalaya có xu hướng nhanh nhẹn hơn do có đặc điểm của mèo Xiêm. Trong cuộc nghiên cứu so sánh nhận thức của chủ về mèo của họ, mèo Ba Tư được đánh giá cao hơn so các giống mèo không thuần chủng về sự gần gũi và tình cảm với chủ, thân thiện với người lạ, sạch sẽ, tiên đoán, tiếng kêu và mức độ rối rít khi thấy thức ăn.

Màu sắc

Theo tiêu chuẩn giống của hầu hết các tổ chức, mèo Ba Tư có thể có tất cả các màu và hoa văn của mèo.

Hiệp Hội Những Người Yêu Mèo (CFA) của Mỹ chia giống này thành bốn nhóm lông: một màu, bạc và vàng (bao gồm biến chủng Chinchilla và shaded, và các biến thể xanh), shaded và khói (mỗi loại có vài biến thể khác và kiểu hình thứ ba được gọi là shell), tabby (classic, mackerel, và patched [spotted],với nhiều màu sắc khác nhau), màu parti (bốn lớp:tortoiseshell, blue-cream, chocolate tortie, lilac-cream, pha trộn với các màu khác), tam thể và nhị thể (trong khoảng 40 biến thể, được phân loại rộng rãi là tam thể, tam thể nhạt và nhị thể), và Himalaya (lông màu trắng hoặc nâu vàng nhạt, có colorpoint ở đầu , đuôi và tay chân với các sắc thái màu khác nhau). Màu cơ bản của CFA là trắng, đen, xanh, đỏ, kem, sô cô la và màu hoa cà. CFA công nhận khoảng 140 hoa văn lông đối với mèo Himalaya và 20 kiểu cho giống phụ của Himalaya. Những kiểu này bao gồm hầu hết các mẫu được CFA công nhận cho mèo nói chung. Vì TICA có hệ thống tiêu chuẩn chi tiết hơn, những cá thể mèo Ba Tư hợp lệ với tiêu chuẩn của TICA có thể sẽ được CFA chấp nhận với một cái tên chung hơn, mặc dù các tổ chức không công nhận chéo khi đã đăng ký ở tổ chức khác.

Chúng có thể có nhiều màu mắt, bao gồm xanh dương, đồng, mắt hai màu xanh và đồng, xanh lá cây, xanh dương pha lục và nâu nhạt. Một vài màu lông đi kèm với màu mắt cụ thể.

Sức khỏe

Dữ liệu bảo hiểm thú cưng từ Thụy Điển công bố tuổi thọ trung bình của mèo nhóm Ba Tư (Ba Tư, Chinchilla, Himalaya và Exotic) chỉ trên 12 năm rưỡi. 76% sống đến 10 năm trở lên và 52% sống đến 12 năm rưỡi trở lên. Dữ liệu phòng khám thú y ở Anh cho thấy tuổi thọ trung bình là của giống này vào khoảng 12 – 17 năm, trung bình là 14,1 năm.

Bệnh thận đa nang (PKD) gây suy thận ở mèo trưởng thành, mèo Ba Tư có tỷ lệ mắc vào khoảng 36 – 49. Những giống mèo được lai tạo, như mèo Anh lông ngắn và Himalaya đặc biệt dễ bị bệnh thận đa nang (ADPKD). U nang phát triển trong thận, thay thế các mô thận và khiến thận to lên. Suy thận phát triển khá muộn, trung bình là vào khoảng 7 tuổi (từ 3 đến 10 tuổi). Các triệu chứng bao gồm uống nước và đi tiểu nhiều, giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân và trầm cảm. Căn bệnh này có tính trội tự phát và sàng lọc DNA là phương pháp thích hợp để loại bỏ genbệnh. Nhờ xét nghiệm DNA, hầu hết các nhà nhân giống mèo Ba Tư có trách nhiệm hiện nay đều có những con mèo không còn mang gen PKD, do đó con của chúng cũng không có gen này. Trước khi biện pháp sàng lọc DNA tồn tại, siêu âm là biện pháp được sử dụng khi đó. Tuy nhiên, siêu âm chỉ vào thời kỳ đó và nhiều con mèo đã bị chẩn đoán sót khi chúng mang gen PKD. Chỉ khi sàng lọc DNA và nhân giống mèo âm tính với gen PKD mới tạo ra mèo con âm tính với gen, loại bỏ hiệu quả gen này khỏi nhóm mèo giống.

Bệnh cơ phì đại tim (HCM) là một bệnh tim phổ biến ở tất cả các giống mèo. Nó có khả năng di truyền ở mèo Ba Tư. Bệnh làm dày thành buồng tim trái, trong một số trường hợp, có thể dẫn đến tử vong đột ngột. Nó có xu hướng ảnh hưởng đến những cá thể đực, trung niên và mèo già. Tỷ lệ mắc bệnh ở mèo Ba Tư là 6,5%. Không giống như PKD, bệnh này có thể được phát hiện ngay cả ở những con mèo còn rất nhỏ, vì vậy, các biện pháp xét nghiệm HCM phải được thực hiện thường xuyên để theo dõi và loại bỏ những cá thể bị ảnh hưởng và con của chúng khỏi nhóm mèo giống.

Bệnh teo võng mạc tiến triển sớm là một bệnh thoái hóa mắt di truyền mang tính lặn tự phát ở mèo Ba Tư. Mặc dù một số nhà nhân giống tin rằng căn bệnh này chỉ xuất hiện ở các dòng màu sô cô la và Himalaya, nhưng không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa màu lông của mèo Ba Tư và sự phát triển của PRA. Ung thư biểu mô tế bào đáy là căn bệnh ung thư da thường xuất hiện ở đầu, lưng hoặc ngực. Mặc dù căn bệnh này thường lành tính, những trường hợp ác tính hiếm gặp có xu hướng xuất hiện ở mèo Ba Tư. Mèo Ba Tư màu xanh khói dễ mắc hội chứng Chédiak-Higashi. Mèo trắng, bao gồm cả mèo Ba Tư trắng, dễ bị điếc, đặc biệt là những cá thể mắt xanh. Mèo Ba Tư dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc trị giun đũa Griseofulvin.

Cũng như ở chó, chứng loạn sản xương hông ảnh hưởng đến các giống lớn hơn, chẳng hạn như Maine Coon và Ba Tư. Tuy nhiên, những giống nhỏ không vẫn có thể bị ảnh hưởng. Mèo Ba Tư dễ bị sai khớp cắn, có thể ảnh hưởng đến khả năng cắn, giữ và nhai thức ăn của chúng. Ngay cả khi không bị sai khớp cắn, khuôn mặt dẹt của mèo Ba Tư có thể khiến việc lấy thức ăn trở nên khó khăn, đến nỗi các công ty thức ăn cho thú cưng phải tạo ra những chiếc bát ăn có hình dạng đặc để hỗ trợ chúng.

Da liễu -tuyến bã nhờn nguyên phát, viêm thành mắt tự phát, viêm da cơ địa (giun đũa), Viêm mủ da mặt, viêm da mặt tự phát (hội chứng mặt bẩn), nhiều u nang ở biểu mô (mí mắt)

Mắt – tật khuyết võng mạc, nghẽn kênh dẫn nước mắt, u xơ giác mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh

Tiết niệu – sỏi tiết niệu canxi oxalate (bệnh đường tiết niệu dưới)

Sinh sản -tinh hoàn lạc chỗ

Tim mạch – thoát vị màng ngoài tim

Miễn dịch – lupus ban đỏ hệ thống

Thần kinh – alpha-mannosidosis (triệu chứng rối loạn lưu trữ lysosome)

Neoplastic – ung thư biểu mô tế bào đáy, u tuyến bã

Chảy nước mắt nhiều quá mức

Các bệnh về mắt như chứng mộng mắt

Nhạy cảm với nhiệt độ cao

Dễ bị nhiễm giun đũa, nhiễm nấm

Mặc dù những vấn đề sức khỏe này khá phổ biến, nhiều cá thể mèo Ba Tư không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ vấn đề nào trong số này.

Chăm sóc lông

Vì mèo Ba Tư có bộ lông dài và rậm mà chúng không thể làm sạch một cách hiệu quả, chúng cần được chải lông thường xuyên để tránh bị bết lông. Để giữ cho bộ lông của chúng ở trạng thái tốt nhất, chúng phải được chải thường xuyên. Một cách giải quyết khác là cạo lông. Mắt của chúng có cần được làm sạch thường xuyên để ngăn chặn sự tích tụ rỉ mắt và nước mắt.

Mèo Ba Tư trong nghệ thuật

Thế giới nghệ thuật và những người bảo trợ của nó từ lâu đã chấp nhận tình yêu của họ dành cho mèo Ba Tư bằng cách bất tử hóa chúng trong nghệ thuật. Một tác phẩm nghệ thuật có kích thước 6 x 8,5 feet, được coi là bức tranh mèo lớn nhất thế giới, được bán đấu giá với giá hơn 820.000 đô la. Bức vẽ sơn dầu cuối thế kỷ 19 có tên là “My Wife’s lover” (Người tình của vợ tôi), từng thuộc về một nhà từ thiện giàu có, người đã ủy thác cho một nghệ sĩ vẽ bức tranh khổng lồ về những chú mèo Angora và mèo Ba Tư của Thổ Nhĩ Kỳ. Các bức tranh vẽ mèo Ba Tư nổi tiếng khác bao gồm “White Persian Cat” (Mèo Ba Tư Trắng) của nghệ sĩ dân gian nổi tiếng Warren Kimble và “Two White Persian Cats Looking into a Goldfish Bowl”(Hai chú mèo Ba Tư Trắng nhìn vào bát cá vàng) của họa sĩ vẽ chân dung mèo Arthur Heyer. Giống mèo Ba Tư yêu quý đã được khắc họa trên những con tem khắp thế giới.

Mèo Anh Lông Ngắn, Lông Dài

Lý lịch của mèo Anh khá là phức tạp vì chúng bị chia thành 2 giống khác nhau. Mèo Anh lông ngắn còn có tên gọi là mèo Aln, loài mèo có lịch sử lâu đời nhất nước Anh. Chào đời nhờ sự phối kết hợp ngẫu nhiên của giống mèo Ai Cập cổ đại và những chú mèo đường phố ở Anh. Theo thông tin ghi chép lại, từng có một thời gian mèo Anh lông ngắn tưởng chừng như đứng bên bờ vực tuyệt chủng do việc nhân giống khó khăn và sự du nhập của các loài mèo khác. Nhưng thật may mắn, những người yêu mèo đã tìm cách bảo tồn loài mèo này, nỗ lực lai tạo và giữ gìn giống mèo Aln thuần chủng hiện nay. Mặc dù hiện nay mèo Aln khá phổ biến nhưng vì quá trình nhân giống cũng không hề đơn giản nên giá mèo Anh lông ngắn cũng khá đắt.

Cònmèo Anh lông dài thuần chủng thì sao? Tại sao lại đặt cho nó một cái tên như vậy? Cũng có nguồn gốc từ xứ sở sương mù xa xôi, mèo Anhlông dài xuất hiện sau các giống mèo khác trên thế giới khá lâu. Sự xuất hiện của mèo Anh lông dài là do phép lai giữa mèo Anh lông ngắn và mèo Ba Tư. Những chú mèo Anh lông dài thuần chủng (mèo Ald) thừa hưởng những nét tinh hoa của đời bố mẹ, ngoại hình tròn trịa của mèo Aln, bộ lông dài và dày của mèo Ba Tư.

Cả mèo Anh lông ngắn và mèo Anh lông dài thuần chủng đều rất được ưa chuộng, nhưng giống mèo Ald lại có vẻ không được yêu thích lắm trên chính quê hương của chúng.

2. Lý do nên nuôi mèo Anh

2.1 Ngoại hình

Về ngoại hình thì mèo Anh lông ngắn và mèo Anh lông dài sẽ có chút giống nhau vì mèo Anh lông dài được lai tạo ra từ chính mèo Aln nhưng sự khác biệt cũng trông thấy rất rõ.

Mèo Anh lông ngắn có cơ thể tương đối tròn trịa chứ không dài người, khung xương to kết hợp cùng với bộ ngực lực lưỡng khiến chúng trông thật săn chắc, khỏe khoắn. Tỷ lệ giữa chiều dài cơ thể và 4 chiếc chân lại khá chênh nhau. Mèo Aln sở hữu 4 chiếc chân ngắn cũn cỡn, với 4 quả măng cụt to tròn, phần đệm thịt rất dày và mềm. Nhờ vậy mà mỗi bước đi của chúng đều nhẹ nhàng, uyển chuyển hơn, không phát ra âm thanh. Phần đuôi được bao phủ bởi một lớp lông siêu dày. Miệng mèo lúc nào cũng chúm chím nhỏ xinh, má phúng phính như hai chiếc bánh bao được đắp lên mặt, đôi tai nhỏ và mỏng so với kích cỡ của đầu lúc nào cũng dựng đứng. Điểm ấn tượng nhất của mèo Anh lông ngắn nằm ở đôi mắt to tròn, long lanh hai màu xanh hoặc vàng đồng trông vô cùng dễ thương.

Màu sắc lông của mèo Anh lông ngắn khá đa dạng, hiện nay trên thị trường Việt Nam có một số màu phổ biến như: xám, xám xanh, vàng, lilac,… Ngoài ra còn xuất hiện các màu hiếm như tabby, bicolor, himalayan, đen, tam thể, vằn, golden hoặc silver,… Giá mèo Anh lông ngắn có màu lông đặc biệt sẽ cao hơn những chú có bộ lông màu cơ bản.

Lông của mèo Aln lúc nào cũng bóng bẩy, mượt mà. Cảm giác khi chạm vào, vuốt ve chúng như đặt tay lên một tấm thảm nhưng vậy. Trọng lượng trung bình một chú mèo Anh lông ngắn khi trưởng thành dao động từ 4 – 8,5 kg.

Với bộ lông dài, dày xù xì, những bé mèo Anh lông dài lúc nào cũng có vẻ to béo hơn so với các giống mèo khác. Bộ lông của chúng mượt mịn phủ lên trên cả cơ thể chắc nịch, bộ ngực nở nang. Mèo lông dài Anh có nhiều màu lông khác nhau: nâu vàng, xanh, kem, nâu socola, đen,… khá tương đồng với mèo Anh lông ngắn. Giống như tổ tiên của mình, mèo Ald có một cái đầu tròn, đôi mắt sáng ngời và hai chiếc tai ngắn. Phần chân của chúng cũng y hệt như mèo Aln, ngắn và mũm mĩm. Một chú mèo Anh lông dài cái có trọng lượng cơ thể từ 4 – 6 kg, trong khi đó con đực có thể nặng tới 8kg.

Cả hai hai giống mèo Anh đều có tuổi thọ trung bình khá cao, chúng có thể sống từ 14 – 20 năm tùy thuộc vào điều kiện sống và cách chăm sóc. Có nơi thì tuổi thọ mèo Anh được ghi nhận lại là ít vài năm so với con số trung bình kia nhưng tại Việt Nam chưa có thống kế chính thức. Vì khí hậu khá khác biệt nên việc chăm sóc mèo cũng cần được để ý nhiều hơn.

2.2 Tính cách

Những chú mèo Anh đều rất hiền tính, không thích sự ồn ào, náo nhiệt, đặc biệt là sống rất tình cảm. mèo Anh lông dài sống gần gũi với con người hơn mèo Anh lông ngắn. Cả hai giống mèo Anh đều quấn chủ, thích được ôm ấp, vuốt ve. Nếu hồi nhỏ có chút tinh nghịch thì khi trưởng thành, cả mèo Anh lông dài và lông ngắn chỉ thích nằm một chỗ tận hưởng không gian yên bình, lim dim đôi mắt và ngủ. Bản tính các “boss” là thích độc lập, vì thế nếu bạn bận rộn không có thời gian chơi cùng thì chỉ cần đưa ra một quả bóng chúng sẽ đùa nghịch cả ngày không biết chán. Tuy nhiên, một đặc điểm được coi là tính xấu của những chú mèo Anh đấy chính là lười vận động. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều chú mèo Anh bị béo phì. Những ai mua mèo Anh lông ngắn và lông dài đều phải thường xuyên rèn cho chúng có thói quen vận động nếu không muốn chúng bị thừa cân.

3. Cách nuôi mèo Anh

3.1 Mèo Anh ăn gì?

Những chú mèo Anhdễ hòa nhập và không quá kén ăn, tuy nhiên để nuôi một chú mèo trưởng thành, bạn vẫn cần phải lưu ý một số điểm sau:

Thức ăn mà mèo Anh lông dài và cả mèo Anh lông ngắn ăn được rất đa dạng, từ những món ăn ướt do bạn tự nấu cho đến đồ ăn khô như hạt, thức ăn đóng gói sẵn, chúng đều vô cùng yêu thích. Nhưng dù là loại thức ăn nào, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như protein, vitamin, chất xơ, tinh bột,… Thịt gà, thịt bò, nội tạng, trứng, phomai,… đều là những món ăn khoái khẩu của các “boss”.

Với loại thức ăn cho mèo đóng hộp/gói có sẵn trên thị trường thường có hàm lượng tinh bột khá cao. Vì vậy bạn nên lựa chọn những hãng thức ăn trong bảng thành phần chứa ít chất béo và tinh bột để tránh cho mèo không bị béo phì.

Với loại thức ăn ướt: pate và phomai là hai món ăn tốt cho sự phát triển của những chú mèo Anh. Bạn có thể mua ở ngoài hàng hoặc tự nấu để tiết kiệm hơn. Những món ăn tự nấu cần được đảm bảo nấu chín, không để lên men, không có sữa bò hoặc socola. Vì đây là những thứ gây ảnh hưởng không tốt tới tới hệ tiêu hóa của mèo.

Khẩu phần ăn một ngày của những chú mèo Anh cũng nên được chia theo quá trình phát triển để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, lượng calo mỗi ngày chúng nạp vào cơ thể. Mèo Anh rất ham nằm ì một chỗ nên mỡ thừa rất dễ tích tụ, nhẹ thì béo phì, nặng sẽ gây ra các bệnh về thận, tim mạch, làm giảm tuổi thọ.

3.2 Chăm sóc sức khỏe

Tiêm phòng cho mèo khi còn bé, đầy đủ 3 mũi tiêm và trước khi mèo 1 tuổi.

Thường xuyên đưa chúng đi khám định kỳ 6 tháng/lần

Không gian sống nên rộng rãi, sạch sẽ

Không chỉ nuôi mèo Anh mà bất kể giống mèo nữa đi nữa, bạn vẫn nên thực hiện tốt một số việc sau để sức khỏe của chúng luôn ở trạng thái tốt nhất:

Vệ sinh những vị trí dễ bám bẩn và vi khuẩn như như tai, mắt, mũi, miệng và cằm. Sử dụng dung dịch rửa, vệ sinh đặc biệt và duy trì công việc này khoảng 1 tuần/lần.

3.3 Chăm sóc lông

Bộ lông của mèo Anh tương đối dày, nhất là mèo Ald lại có bộ lông rất dài, chính vì thế bạn cần chải lông thường xuyên cho chúng để tránh bết dính, sạch chấy rận và bụi bẩn. Chải lông cho mèo Anh lông dài và mèo Anh lông ngắn trung bình 1 ngày/lần. Việc tắm rửa cũng nên diễn ra đều đặn 1 tuần/lần để loại bỏ mùi hôi, vi khuẩn bám trên lông của chúng. Mùa hè ở Việt Nam có nhiệt độ khá cao, bạn nên cạo lông cho mèo Anh lông dài để cơ thể chúng được thoáng mát hơn, tránh xảy ra hiện tượng sốc nhiệt.

4. Mua mèo Anh ở đâu?

Mua mèo Anh lông ngắn và mèo Anh lông dài ở đâu thì đảm bảo, yên tâm luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Trên thị trường hiện nay, bạn có thể dễ dàng sở hữu một bé mèo Aln, Ald khi tới các trại mèo hoặc tiệm bán thú cưng ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh,…. Một số địa chỉ bán mèo Anh lông ngắn và lông dài nổi tiếng như: Azpet, Dogily, Thú kiểng,… Đây là một số nơi bán mèo Anh lông ngắn và mèo Anh lông dài có tiếng trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các group mèo cảnh để tìm mua mèo Anh lông ngắn và mèo Anh lông dài thuần chủng.

5. Bảng giá mèo Anh

5.1 Giá mèo Anh lông ngắn

Những chú mèo Aln được phối giống trong nước sẽ có mức giá khá “hạt dẻ”, chỉ từ 4 – 7 triệu đồng. Chúng đều là mèo Anh lông ngắn thuần chủng nhưng sẽ không nhiều nơi có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ và gia phả. Vì nguồn cung vẫn còn khan hiếm nơi những nơi bán mèo Anh lông ngắn chưa thể nhân giống rộng rãi loài mèo này.

Mèo Anh lông ngắn nhập từ Thái Lan sẽ có mức giá nhỉnh hơn so với nhân giống trong nước. Ngay cả khi cùng là mèo nhập từ Thái Lan vẫn chia ra làm hai loại với hai mức giá khác nhau. Giá mèo Anh lông ngắn có đầy đủ giấy tờ của TICA, CFA và đã được tiêm phòng đầy đủ dao động từ 15 – 20 triệu đồng/con. Những bé không có giấy tờ giá sẽ thấp hơn, chỉ từ 8 – 12 triệu đồng/con. Mua mèo Anh lông ngắn nhập khẩu từ Thái Lan còn dễ hơn là mua tại các trại nhân giống trong nước.

Những bé mèo Anh lông ngắn được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu có giá khá “chát” lên tới 2000$. Tuy nhiên, chúng sẽ được đảm bảo về gia phả, giấy tờ đầy đủ, minh bạch, đạt tiêu chuẩn về độ thuần chủng, sức khỏe. Để mua được mèo Anh lông ngắn dòng này bạn cần liên hệ đặt trước với bên bán.

5.2 Giá mèo Anh lông dài thuần chủng

Giá mèo Anh lông dài khá là phức tạp, có nơi bán mèo Anh lông dài với mức giá chưa tới 3 triệu đồng. Nhưng thường đây là những bé đã lai tạp với các giống mèo khác. Mèo Anh thuần chủng sẽ có mức giá trung bình từ 4 – 7 triệu hoặc cao cấp hơn là từ 8 – 30 triệu, tùy vào hệ gia phả, màu sắc đặc biệt của lông và một số tính trạng khác.

Chỉ từ 4 – 7 triệu bạn có thể sở hữu một bé mèo Anh lông dài được nhân giống nước, có đầy đủ giấy tờ gia phả rõ ràng.

Những chú mèo Anh lông dài thuần chủng nhập khẩu từ các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, bạn cần bỏ ra một số tiền từ 4 – 7 triệu. Đây là những chú mèo đã được chọn lọc, có sức khỏe tốt, đầy đủ giấy tờ, độ thuần chủng cao hơn.

Giá bán mèo Anh lông dài nhập khẩu châu Âu dao động từ 7 – 30 triệu. Với những em mèo có màu lông như tabby, bicolor, golden, silver,… rất được ưa chuộng. Cộng thêm nhiều tính trạng trội, vì thế mà giá bán sẽ ở mức rất cao. Các em này đều là mèo Anh lông dài thuần chủng, có giấy tờ đầy đủ và gia phả rõ ràng, không bệnh tật.

Với mức độ phổ biến của giống mèo này tại Việt Nam, không khó để tìm được những nơi rao bán mèo Anh lông dài tại Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác trên cả nước.

Mèo Mỹ Lông Ngắn Và Mèo Mỹ Lông Dài

Ngày:10/05/2020 lúc 14:58PM

Mèo Mỹ khá phổ biến ở giới “sen” Việt nhờ ngoại hình khí chất, tính cách đáng yêu, thân thiện và khả năng thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Trong đó, mèo Mỹ lông ngắn và mèo Mỹ lông dài là 2 loại được ưa chuộng nhất.

Mèo Mỹ lông ngắn (American Shorthair)

Xét về cái nhìn đầu tiên, mèo Mỹ lông ngắn có nhiều nét tương đồng về ngoại hình với mèo mướp. 

Mèo Mỹ lông ngắn hay còn gọi là American Shorthair, American Domestic. Đây là giống mèo thuần chủng và cổ xưa được nuôi phổ biến bậc nhất tại Mỹ. Đặc điểm nổi bật nhất ở mèo Mỹ lông ngắn là vẻ ngoài cực cute, thân thiện và tình cảm với con người. Tại Mỹ và nhiều quốc gia khác, loài mèo này trở thành một người bạn thân thiết trong gia đình.

Ngoại hình

Mèo Mỹ lông ngắn có ngoại hình rất cân đối. Cân nặng phổ biến nhất trong khoảng 3 – 6 kg. Có nhiều con trưởng thành nặng tới 8kg. Giống mèo khá to nhưng nhờ tỉ lệ các bộ phận cân đối nên trông không quá đồ sộ.

Các boss có đôi mắt ấn tượng, tròn xoe và khá to. Chiếc đuôi hơi dài, thon và có chiều dài lông vừa phải. 

Màu lông của mèo Mỹ lông ngắn rất phong phú. Trong đó, có hơn 80 màu lông phổ biến nhất. Những màu lông được ưa chuộng nhất thường là đốm hoa, vân rùa, đen, bạc, tam thể…

Tính cách

Tuy là giống mèo thuần chủng quý tộc nhưng mèo Mỹ lông ngắn khá đằm thắm, dịu dàng và thân thiện. Chúng rất mến chủ, tình cảm và thích gần gũi con người. Được mệnh danh là “hoa hậu thân thiện”, boss còn hoà đồng với cả chó, chim, các giống mèo khác… Vì thế, môi trường trong gia đình thường rất đầm ấm, hạnh phúc. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, bạn có thể yên tâm vì mèo sẽ không cào cấu hay ăn hiếp con nít.

Em boss này cũng rất ngoan ngoãn, vui vẻ, hoạt bát và hay chơi đùa với chủ. Nếu bạn đang ngồi một mình, mèo Mỹ lông ngắn sẽ lại gần và cọ sát thân mình vào chân tay bạn. Mèo có thể nhận biết được lúc bạn buồn hay vui và sẽ có nhiều cử chỉ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Đừng sợ buồn bã hay cô đơn nếu bạn nuôi một em mèo tại nhà! 

Tuy nhiên, dù rất gần gũi con người nhưng mèo Mỹ lông ngắn lại sống khá độc lập. Chúng có những khoảng thời gian riêng tư, ngồi vào một góc phòng và nhìn xa xăm lãng mạn. Những lúc như thế, bạn cũng nên tôn trọng và đừng quấy rầy. Chỉ một lát sau, với bản tính sống tình cảm, chúng lại dụi đầu vào tay bạn ngay thôi.

Cách chăm sóc

Một người bận rộn và một ngôi nhà nhỏ cũng đủ để chăm sóc mèo Mỹ lông ngắn. Boss chỉ cần một nơi nhỏ xinh, ấm cúng là đã hài lòng. 

Loại mèo này khá dễ nuôi, không kén ăn, không cần nhiều dụng cụ ăn uống cho mèo và có sức khoẻ tốt. Nhờ đó, chủ ít gặp phiền toái hay tốn nhiều thời gian để chăm sóc, chiều chuộng như những loại “đỏng đảnh” khác. 

Mèo Mỹ lông ngắn khá linh hoạt, dẻo dai. Chúng là những diễn viên xiếc cừ khôi, minh tinh màn bạc, KOLs show truyền hình hay là vận động viên giành giải quán quân các cuộc thi dành cho thú cưng. 

Tuổi thọ trung bình của giống mèo này khá cao, từ 15 – 20 năm. Do đó, mèo Mỹ lông ngắn như một người bạn cùng lớn lên và trưởng thành với những đứa trẻ.

Với bộ lông ngắn gọn gàng, việc chăm sóc lông cho mèo khá đơn giản. Bạn chỉ cần chải lông để loại bỏ lông rụng, tắm rửa sạch sẽ cho mèo hàng tuần. Hầu như không cần phải đi spa để tạo kiểu lông.

Mèo Mỹ lông dài (Maine Coon)

Mèo Mỹ lông dài là một trong những giống mèo được nuôi phổ biến nhất thế giới. Giống mèo này khá lâu đời và đã từng thống trị thế giới mèo tại Mỹ trong thế kỷ 19.

Vẻ ngoài

Với cấu trúc xương lớn, bộ lông dài bồng bềnh, mèo Mỹ lông dài có ngoại hình rất quý tộc và bắt mắt. Giống này này thuộc loại to lớn nhất. Cân nặng của con đực thường nằm trong khoảng 6,8 – 11kg và con cái tư 4,5 – 6,8kg. Chiều cao trung bình của con trưởng thành đạt 25 – 41 cm. Chiều dài của những con to lớn nhất có thể lên đến 100cm bao gồm thân và đuôi. Bên cạnh to xác, mèo Mỹ lông dài còn có cơ bắp khá rắn chắc để đủ sức nâng cả thân người.

Điểm khác biệt của loại mèo này là độ tuổi trưởng thành về thể chất. Một con mèo Mỹ lông dài từ 3 – 5 tuổi mới phát triển kích thước tối đa. Trong khi đó, những giống mèo khác chỉ mất 1 năm tuổi. 

Màu lông của giống mèo này vô cùng phong phú. Thường thấy nhất là màu nâu với hoa văn dạng khoang. Bộ lông rất mềm và mượt. Bộ lông thay đổi theo mùa trong năm, mỏng vào mùa hè và dày hơn khi đông về. 

Xung quanh cổ mèo, cái sợi lông rất dài tạo thành một chiếc bờm vô cùng quý phái.

Tính cách

Mèo Mỹ lông dài được mệnh danh là biểu tượng trí tuệ loài mèo. Chúng vô cùng thông minh và giỏi hoà hợp với tính cách chủ nhân. Giống mèo này cũng hiền lành và thân thiện không thua kém gì mèo Mỹ lông ngắn. 

Loại mèo rất trung thành với chủ và cũng dễ huấn luyện vì chúng khá thông minh. Chúng khá thích chơi đồ chơi cho mèo, giỡn với con người và đồng loại. Đặc biệt, khi giỡn với nước thì mèo rất hứng thú vì tổ tiên của chúng thường xuyên sống trên tàu biển.

Mèo đực và mèo cái có đặc điểm khá khác nhau. Mèo đực khá quê kệch và vụng về trong khi mèo cái lại chín chắn và khéo léo. 

Cách chăm sóc

Tuy khá to lớn nhưng giống mèo Mỹ lông dài lại có nhiều bệnh. Phổ biến nhất có trương phình cơ tim mạch, loạn phát triển… Do đó, chăm sóc loài mèo này có thể sẽ vất vả và hay khiến chủ nhân đau lòng. Tuy nhiên, y học tiên tiến hiện nay đã có nhiều biện pháp giúp cải thiện và chữa trị những bệnh này. 

Giống mèo này thích nghi rất tốt với khí hậu lạnh nhờ bộ lông dài, dày và không thấm nước. Chúng chỉ cần cuộn tròn người là đã tự biến bộ lông thành một tấm nệm đủ ấm. 

Vì thân hình lớn nên mèo Mỹ lông dài có bộ móng sắc, dài để đủ sức giữ cơ thể khi di chuyển những nơi trơn, dốc. Do đó, khi nuôi tại nhà, bạn nên cắt tỉa móng cho mèo cẩn thận. 

Tuổi thọ bình quân của chúng trên 12,5 năm. Mèo hay mắc phải những chứng bệnh như trương phình cơ tim vì đặc điểm của tim mạch không khoẻ mạnh. Tình trạng này là do một tính trạng trội trong bộ gen trên nhiễm sắc thể thường. Mèo càng già thì càng dễ mắc bệnh và cũng trầm trọng hơn. 

Ngoài ra, mèo Mỹ lông dài còn mắc chứng teo cơ cột sống. Đây là bệnh di truyền, gây suy giảm số lượng tế bào thần kinh tủy sống. Do đó, khả năng điều khiển cơ phần thân, chi của mèo gặp hạn chế. 

Nhìn chung, mèo Mỹ lông ngắn và mèo Mỹ lông dài đều rất thân thiện, phù hợp để làm thú cưng và một người bạn trong gia đình. Tuy có sự khác nhau về thể hình, tuổi thọ và tính cách nhưng cả hai loài đều giúp chủ nhà cảm thấy vui vẻ hơn.

Cách Chăm Sóc Mèo Anh Lông Dài Để Lông Mượt, Đẹp

Mèo Anh lông dài thay lông vào mùa xuân và mùa thu, vì vậy bạn có rất nhiều việc cần làm với bộ lông của chúng. Những con mèo thuộc giống này sẽ thay một bộ lông gần như hoàn toàn mới. Mèo sẽ rũ bỏ bộ lông mùa đông khi nhiệt độ ngoài trời bắt đầu tăng lên.

Mèo sẽ khoác lên mình bộ lông mùa hè nhẹ nhàng nhưng vẫn đủ để bảo vệ mèo khỏi tia cực tím và nhiệt độ cao. Tương tự, bộ lông mùa đông của mèo Anh lông dài sẽ dày hơn, cách được nhiệt và bảo vệ mèo khỏi giá lạnh và ẩm ướt.

Nhưng trên hết, những sợi lông sẽ rụng theo chu kỳ. Đây là giai đoạn anagenous – giai đoạn lông mọc một cách tự nhiên.

Tiếp theo là giai đoạn catagenous – một giai đoạn chuyển tiếp. Sau đó, lông ngừng mọc hoàn toàn và đây gọi là giai đoạn telogenous. Mỗi giai đoạn sẽ có cách chăm sóc mèo Anh lông dài khác nhau phù hợp với tình trạng lông của mèo.

Những con mèo ít vận động sẽ dễ rụng lông hơn. Điều này có nghĩa là nhiệt độ trong nhà dường như không thay đổi nên mèo không phải điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để thích nghi với môi trường.

Một số con mèo phản ứng với môi trường nhân tạo bằng việc rụng lông mọi lúc, đặc biệt là mèo Anh lông dài. Vào mùa xuân, hiện tượng này càng dễ xảy ra.

Xác định nguyên nhân gây ra vấn đề về lông

Bộ lông của mèo Anh lông dài rất khó chăm sóc và dễ mắc phải những vấn đề oái ăm. Bạn có thể phát hiện ra lông mèo vương vãi khắp nhà hoặc thấy lông của thú cưng không còn bóng mượt, thậm chí còn bị hói. Nếu mèo nhà bạn gặp phải những vấn đề này, bạn phải tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề. Các nguyên nhân mà mèo Anh lông dài dễ mắc phải bao gồm:

Do chế độ ăn uống hoặc do thay đổi thức ăn

Mèo cần được cho ăn theo chế độ cân bằng và phù hợp với thể trạng của chúng. Chế độ ăn đơn giản ví dụ như chỉ bao gồm thức ăn khô có thể có tác động tiêu cực đến lông của mèo.

Những ký sinh trùng có thể gây nguy hiểm cho mèo!

Bên cạnh việc mèo bị bọ chét, ve ký sinh thì những con mèo hoang và mèo lạ cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho mèo Anh lông dài.

Rận chim là sinh vật dễ xuất hiện dưới lớp lông của mèo. Rận chim giống loài rận thông thường, chúng có kích thước chỉ 1 milimet. Rận chim không hút máu mèo mà chúng ăn vảy, dịch tiết từ các tuyến và lông mèo. Rận chim sinh đẻ nhanh chóng vì con cái có thể đẻ một ổ trứng dưới lớp lông mèo cứ sau hai hoặc ba ngày.

Những con mèo đi lạc sẽ dễ bị nhiễm rận chim, đặc biệt vào mùa đông khi hệ miễn dịch của mèo yếu hơn mùa hè.

Rận chim đặc biệt thích ký sinh trong những bộ lông dài và dày. Nếu gặp môi trường thích hợp, chúng sẽ sinh trưởng và phát triển tới mức khủng khiếp.

Nếu nguyên nhân làm mèo rụng lông không phải những nguyên nhân nêu trên, cách duy nhất là xét nghiệm máu của mèo một cách kỹ lưỡng để làm rõ vấn đề.

Trước khi hiểu rõ về cách chăm sóc mèo Anh lông dài, bạn cần hiểu kĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bé mèo để có thể có phương pháp chăm sóc hiệu quả.

Chọn đúng loại thức ăn cho mèo

“Bạn là những gì bạn ăn” – đây là câu nói rất phổ biến trong cuộc sống của con người. Và loài mèo cũng không phải ngoại lệ. Thực phẩm tốt và lành mạnh sẽ giúp cho bộ lông của mèo dày và đẹp. Mèo là động vật ăn thịt, vì vậy điều quan trọng khi lựa chọn thức ăn cho mèo là thức phải có tỷ lệ thịt cao để mèo dễ tiêu hóa.

Điều này có nghĩa là hai phần ba thức ăn của mèo là thịt. Hệ thống tiêu hóa của mèo nhà chủ yếu hỗ trợ tiêu hóa thịt và protein trong thức ăn.

Thịt cũng chứa taurine – một loại axit amin quan trọng mà mèo không thể tự sản xuất. Khi mèo được ăn theo chế độ ăn tự nhiên và chất lượng cao, bộ lông của chúng sẽ khỏe mạnh hơn. Nếu các thành phần được liệt kê trên bao bì thì bạn có thể đánh giá chất lượng của sản phẩm!

Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể biến việc chăm sóc lông thành một phần của thói quen hằng ngày. Chú mèo Anh lông dài của bạn sẽ vô cùng biết ơn bạn vì đã mang lại cho chúng bộ lông tuyệt đẹp này.

Bạn cần tìm một căn phòng yên tĩnh để mèo không bị phân tâm. Sau đó đặt mèo trước mặt bạn – bạn nên để bé ở trên bàn (nhưng hãy chắc chắn rằng mèo được nằm trên một miếng vải).

Sau đó, bạn vuốt ve mèo một lúc trước khi bắt đầu chải lông. Bạn sẽ chải lông từ đầu đến đuôi mèo theo hướng lông mọc.

Bạn chỉ được dùng bàn chải lông để chải đuôi cho mèo Anh lông dài chứ không được dùng lược vì lược dễ lông đuôi của chúng đứt ra.

Ngoài ra, mèo không thích bị lật ngửa bụng lại. Vì vậy, hãy đặt mèo lên bàn và chải lông bụng của chúng từ dưới lên. Hoặc bạn có thể đặt mèo lên một cánh tay, giữ hai chân trước và dùng tay còn lại chải lông cho mèo.

Mèo càng tin tưởng bạn thì mèo càng sẵn lòng cho phép bạn chăm sóc bộ lông của chúng. Hãy thưởng cho mèo sau khi chải lông, và dần dần mèo sẽ hiểu ra rằng ngồi yên khi chải lông là việc chúng nên làm. Do đó, cách chăm sóc mèo Anh lông dài sẽ dễ dàng hơn khi mèo quấn bạn.

Bộ lông đẹp sau khi được chải là phần thưởng xứng đáng sau mọi nỗ lực của cả chủ và mèo, đồng thời cũng là một cách để làm mối quan hệ chủ mèo thêm gần gũi.

Mèo cũng là sinh vật thích nghi với thói quen nên chúng dần dần sẽ tận hưởng việc chải lông hằng ngày với bạn. Vì vậy, hãy cố gắng dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để chải lông cho chú mèo Anh lông dài của bạn.

Nếu bạn ít chải lông cho chú mèo Anh lông dài của mình, việc chải lông sẽ ngày càng khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn. Bạn thậm chí có thể nhìn thấy cả phần lông dày và rối nằm sát da của chúng.

Không chải lông thường xuyên có thể làm làn da nhạy cảm của mèo bị tổn thương vĩnh viễn. Mèo có thể mắc bệnh chàm, bị ngứa, bị viêm và những tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng.

Trước khi bắt đầu chải lông, hãy chọn thời điểm mà mèo đang thư giãn. Hãy chải lông ở khu vực yên tĩnh và đừng đổi địa điểm quá nhiều.

Cách chăm sóc mèo Anh lông dài nên được thực hiện khi mèo còn nhỏ để bé dễ dàng quen với các dụng cụ chăm sóc lông của chúng ta. Điều quan trọng là hãy ghi nhớ đặc điểm tính cách của mèo nhà bạn . Không nên ép buộc mèo làm bất cứ điều gì mà chúng không muốn. Đây cũng là điều đương nhiên dù mèo còn bé hay đã già.

Khi sống với mèo, bạn sẽ rèn luyện được sự kiên nhẫn. Bạn nên dành ra ít nhất khoảng 15 phút mỗi ngày cho việc chải lông mèo hoặc hai ngày chải lông cho mèo một lần – nếu bạn không có thời gian.

Nhưng chải lông thường xuyên cho mèo sẽ tốt hơn vì bộ lông của mèo Anh lông dài rất dễ bị rối. Nếu bạn nuôi mèo con thì đó là cơ hội tuyệt vời để cho bé làm quen với việc chăm sóc cơ thể hằng ngày bằng những cách thú vị.

Cũng như những chiếc lược dành cho con người, bạn nên chọn bàn chải lông được làm từ lông tự nhiên (ví dụ như lông heo rừng hoang dã) nếu muốn mèo nhà mình có một bộ lông bóng mượt.

Chuẩn bị tất cả các dụng cụ cần thiết (bàn chải, lược, khăn ẩm, khăn giấy ướt, …) trước khi bắt đầu chải lông cho mèo. Bạn nên cho tất cả các dụng cụ vào một chiếc giỏ cho tiện.

Bạn cũng nên dùng một chiếc lược tròn kim loại hoặc bàn chải nhựa có phần răng là những chấm tròn nhỏ để tiện mát xa luôn cho mèo. Hãy chịu khó tìm mua xung quanh mình những dụng cụ cần thiết để chăm sóc lông cho mèo ví dụ như:

Cách chăm sóc mèo Anh lông dài sẽ hiệu quả hơn khi bạn chăm sóc kỹ một số vị trí khuất trên cơ thể mèo. Đằng sau tai, dưới nách, chân phía trong và phần dưới cơ thể mèo là những nơi nhạy cảm của chúng. Bạn nên xử lý trước những vùng này bằng bột hoặc bọt chăm sóc cơ thể mèo.

Bạn cũng có thể tìm mua những chai xịt gỡ rối cho những vùng lông quá rối. Xịt vào những chỗ đó, từ từ gỡ rối và chải lông mèo như bình thường.

Ngoài ra còn có các loại dầu dùng cho những con mèo lông dài.

Bạn nên chọn những sản phẩm chiết xuất từ tự nhiên và đi đôi với chất lượng. Mèo có thể phản ứng với những sản phẩm tổng hợp và chúng có khứu giác cực kỳ nhạy cảm. Mùi mà chúng ta thích có thể làm mèo cảm thấy kinh khủng.

Mèo về bản chất rất ngại tiếp xúc với nước (trừ một số trường hợp). Chỉ có chủ nuôi mới là người hiểu mèo nhất nên họ có thể biết mèo nhà mình có thích việc đi tắm hay không.

Khi tắm cho mèo, hãy sử dụng sữa tắm cho mèo. Bạn chỉ có thể dùng sữa tắm của người để tắm cho mèo trong những trường hợp bất khả kháng chẳng hạn như khi mèo vừa bị tiêu chảy, tiếp xúc với chất độc hoặc quá bẩn vì nhiều lý do khác.

Mèo sợ tắm là do phòng tắm làm mèo căng thẳng. Việc tẩy rửa thường xuyên cũng có thể làm mèo gặp những vấn đề về da. Ngoài ra, bạn nên cẩn thận làm sạch những khu vực bị bẩn hoặc bị rối lông bằng nước ấm. Bạn nên dùng khăn lau (loại không mùi) để vệ sinh cẩn thận bên trong tai mèo. Nếu khóe mắt mèo bị đóng cặn, hãy lấy khăn ẩm và nhẹ nhàng lấy cặn mắt ra.

Cả mèo lông dài và lông ngắn đều không thích tắm (mặc dù có một số ngoại lệ). Điều này có nghĩa là bạn chỉ nên tắm cho mèo khi chúng thực sự quá bẩn. Nhưng trước tiên hãy xem xem việc cắt tỉa lông cho mèo có phải là sự lựa chọn tốt hơn không.

Cách chăm sóc mèo Anh lông dài thế nào với việc cắt tỉa lông cho bé? Nếu không còn sự lựa chọn nào khác, bạn cần phải cắt bỏ một ít lông mèo bằng những chiếc dao đặc biệt, hay tốt hơn là những chiếc kéo đầu tròn.

Hãy dùng kéo cẩn thận vì mèo không thể đứng yên hoàn toàn. Hãy chèn một chiếc lược giữa phần da và mớ lông rối của mèo trước khi bạn bắt đầu cắt để không cắt vào da mèo.

Bên cạnh việc chải lông, bạn cần tỉa những sợi lông dài xung quanh mông mèo. Bởi vì đây là khu vực mà phân dễ bám vào làm mèo bốc mùi.

Khi bộ lông bị rối và không thể chải được nữa, bạn nên đưa mèo tới chỗ bác sĩ thú y. Khi đó, bác sĩ sẽ cho mèo dùng một liều thuốc gây tê nhẹ. Mèo cần dùng thuốc tê vì chúng không bao giờ đứng yên được lâu nên rất dễ bị thương trong quá trình cắt lông.

Trải qua toàn bộ quá trình cắt lông không phải điều dễ dàng cho mèo vì thuốc gây tê làm thần kinh mèo căng thẳng. Mèo cũng phải mất một thời gian để lông của chúng mọc lại như xưa.

Cắt lông sẽ kích thích sự phát triển của lông. Khi lông mèo đã mọc lại, chải lông cho mèo là điều bắt buộc phải làm. Sau khi cắt hết lông cho mèo, bạn cần bắt đầu xây dựng lại quy trình chăm sóc lông hợp lý cho chúng. Điều quan trọng là đừng để mèo bị rối lông lại.

Không nên dùng lược nhựa vì nhựa có thể tích lũy điện tích và làm bạn và mèo giật mình vì bị điện giật nhẹ.

Áp lực về thời gian! Mèo sẽ để ý ngay khi bạn không có đủ thời gian để chải lông cho chúng như bình thường.

Phòng quá ồn. Âm thanh ồn ào sẽ gây khó chịu cho mèo chẳng hạn như khi bạn bật tivi hoặc nghe nhạc khi chải lông cho chúng. Tiếng nói chuyện lớn và tiếng trẻ em la hét cũng làm mèo sợ và làm việc chải lông đổ bể.

Kết luận

Để bắt đầu, hãy sử dụng một chiếc lược kim loại nhưng các răng lược không quá sắc. Bạn có thể gỡ những mớ lông nhỏ một cách cẩn thận – đặc biệt quanh tai và cổ mèo.

Nếu bạn phải cắt những mớ lông cứng đầu, hãy dùng kéo đầu tròn hoặc một con dao đặc biệt. Tiếp theo dùng bàn chải hút lông để lông mèo mượt mà hơn, để lộ ra những khoảng rối và những sợi lông dài phủ lên những khu vực đó.

Phấn em bé có thể hữu ích trong việc chải lông cho mèo vì nó có thể điều trị hiệu quả các vùng da nhờn và xơ cứng của mèo Anh lông dài. (hãy sử dụng những sản phẩm nguyên chất từ tự nhiên).

Việc chải lông sẽ chuyển từ “nghĩa vụ” thành “niêm vui” với cả mèo và chủ nuôi. Chải lông cho mèo nhẹ nhàng theo hướng lông mọc sẽ đồng thời mát xa cho cơ thể mèo. Khi đó mèo sẽ được thư giãn và công cuộc trải lông sẽ thành công mỹ mãn.

Hãy thưởng cho mèo sau khi chải lông cho chúng bằng cách âu yếm hoặc vuốt ve mèo, chơi với mèo hoặc cho mèo ăn bánh thưởng.

Lời khuyên cuối của người viết bài về cách chăm sóc mèo Anh lông dài để lông đẹp là bạn hãy tận hưởng thời gian của bản thân khi chải lông cho mèo. Chú mèo Anh lông dài của bạn sẽ có một bộ lông mượt mà, khỏe mạnh và mối quan hệ chủ mèo sẽ trở nên khăng khít hơn nếu bạn chải lông cho chúng đúng cách.

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.