Mèo Uống Nước Đường / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Cho Chó Uống Nước Đường Có Tác Dụng Gì?

Cho chó uống nước đường, đặc biệt là chó con giúp chống lại việc chó bị hạ đường huyết. Các giống chó nhỏ và chó siêu nhỏ (Small Dog và Toy dog) có tỷ lệ bị hạ đường huyết rất cao, và để điều trị tình trạng bị hạ đường huyết thì nước đường là phương pháp được chỉ định.

Chó bị hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu của chó thấp, đây là một bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho chó của bạn. Mức đường thấp có thể khiến chó của bạn co giật, nặng thì tử vong.

Biểu hiện khi chó bị hạ đường huyết

Chó bị hạ đường huyết thường yếu đuối, rung rẩy, bị mất khả năng nhận định không gian nên không định hướng được.

Tại sao cho chó uống nước đường được chỉ định là giải pháp điều trị hạ đường huyết ở chó?

” class=”wp-image-3731″>

Nước đường được sử dụng trong việc điều trị hạ đường huyết ở chó bởi nước đường sẽ giúp điều hòa glucose trong máu của chó.

Chó con là đối tượng dễ bị hạ đường huyết nhất bởi hệ thống của cơ thể chưa trưởng thành để có thể đo lường và điều hòa lượng glucose trong máu của cún. Chó dưới 4 tháng tuổi có thể cần nước đường bổ sung trong chế độ ăn uống để phòng tránh hà đường huyết.

Lượng đường pha nên sử dụng là 2 thìa cà phê pha với nửa cốc nước.

Các bạn nuôi các giống chó nhỏ như chó Chihuahua, chó Yorkshire, phốc hươu, phốc sóc… nên chú ý vấn đề này để có hướng giải quyết tránh trường hợp bị thiếu đường đến mức co giật và tử vong.

Người Tiểu Đường Có Uống Được Sữa Tươi Không Đường?

Sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết và được sử dụng rộng rãi ở mọi lứa tuổi để cung cấp dưỡng chất mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe cụ thể, mỗi người được khuyên nên sử dụng các sản phẩm sữa khác nhau. Vậy người tiểu đường có uống được sữa tươi không đường không hay cần thay thế bằng sản phẩm nào? Hãy để giúp bạn giải đáp thắc mắc này thông qua nội dung sau đây.

Uống sữa tươi không đường có tốt không?

Sữa tươi không đường là các sản phẩm sữa được làm từ nguyên liệu sữa bò thô, thông qua phương pháp xử lý tiệt trùng hoặc thanh trùng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng nhưng không được thêm đường để tạo vị ngọt. Trên thực tế, người dùng đang có xu hướng thay đổi thói quen sang việc sử dụng sữa tươi không đường để giảm bớt lượng đường sử dụng hàng ngày. Điều này vừa có lợi cho sức khỏe vừa hạn chế nguy cơ tăng cân, béo phì.

Trong sữa tươi không đường có chứa đa dạng thành phần dinh dưỡng khác nhau như: Cacbonhydrat, các loại vitamin bao gồm: vitamin A, vitamin B, vitamin D,…cùng nhiều khoáng chất khác như kali, canxi, magie, photpho,…tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, người suy nhược cơ thể và người cao tuổi cần bổ sung dinh dưỡng. Uống sữa tươi còn hỗ trợ xương chắc khỏe, tránh loãng xương, chắc răng, tăng cường năng lượng, cải thiện căng thẳng.

Sữa có giúp cải thiện bệnh tiểu đường?

Người tiểu đường có uống được sữa tươi không đường? Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng sữa có thể làm cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Loại sữa chủ yếu được đề cập đến trong các nghiên cứu chủ yếu thuộc sữa ít béo, tách béo, không đường hoặc sữa chua.

Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra, nếu hấp thu nhiều sữa hơn trong độ tuổi niên thiếu sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành. Chế độ dinh dưỡng ít đường, ít dầu mỡ hàng ngày cũng ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn ưu tiên cung cấp lượng chất béo bão hòa có trong sữa và các sản phẩm từ sữa còn rất hiệu quả trong việc phòng chống bệnh tiểu đường tuýp 2.

Người tiểu đường có uống được sữa tươi không đường?

Giá trị dinh dưỡng từ sữa tươi được đánh giá cao trong việc tăng cường sức khỏe cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, lượng carbohydrate (lactose) chứa trong thành phần của sữa là một loại đường tạo ra sự lo ngại cho người sử dụng. Cụ thể, cứ mỗi 250ml sữa sẽ có đến 12 gram carbohydrate, trong khi đó, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên chỉ nên cung cấp từ 10 đến 25 gram carbohydrate mỗi ngày khi mắc bệnh tiểu đường.

Nếu lượng carbohydrate quá cao, rất dễ gây ra những tổn thương cho hệ thần kinh, hệ thống mạch máu cũng như làm tăng sự nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, lượng canxi cao có trong sữa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó, khi uống sữa, bệnh nhân tiểu đường cần chọn lựa loại thích hợp và nên uống đúng liều lượng.

Người tiểu đường nên uống sữa như thế nào?

Chọn sữa ít béo, ít ngọt

Người tiểu đường có uống được sữa tươi không đường hay không? Như đã nói, sữa vừa có lợi vừa tạo ra những ảnh hưởng nhất định cho căn bệnh tiểu đường. Chính vì thế, mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 đến 2 cốc sữa và cần cân bằng dinh dưỡng từ sữa với các thực phẩm khác. Và tất nhiên, sử dụng sữa không đường sẽ tốt hơn nhiều so với sữa có đường hoặc ít đường.

Ngoài ra, người dùng cũng nên chú ý ưu tiên chọn mặt hàng sữa ít béo, tách béo thay cho sữa nguyên chất để giảm đi lượng chất béo không cần thiết. Trên cơ bản, hầu hết các loại sữa bò đều bao gồm thành phần carbohydrate, để an toàn, tốt hơn hết nên chú ý cân nhắc đến thành phần này khi sử dụng. Ngoài ra, cần ưu tiên các dòng sản phẩm thay thế là sữa bột dành riêng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Ngoài sữa, cơ thể cần bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng khác như chất xơ, đạm, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh lý, giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Và khi mắc chứng đái tháo đường, tham gia các môn vận động, thể thao là điều rất cần thiết để tăng cường miễn dịch, giúp hoạt huyết, dẻo dai.

Tiểu Đường Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Cảm nhận của cô Thích 81 tuổi, ở Quận 2, HCM điều trị thuốc Tây 7 năm không hiệu quả

“Cô Thích 81 tuổi, cô mắc bệnh tiểu đường 7 năm, sức khỏe kém nên ngày trước cô không thể ngồi chơi lâu, sau 3 tháng sử dụng Bepharin cô khỏe mạnh, bỏ hết thuốc Tây, có thể thoải mái ngồi chơi trò chuyện với mọi người, đường huyết của cô giờ chỉ dưới 7 chấm…”

Cảm nhận của anh Vượng 36 tuổi, mua Bepharin điều trị tiểu đường cho mẹ là cô Ninh

“Cô Ninh 58 tuổi, mắc bệnh tiểu đường đã 2 năm, người luôn trong trạng thái mệt mỏi, khát nước và đi tiểu nhiều. Cô Ninh thăm khám và uống nhiều thuốc khác nhau kể cả Thuốc Tây loại nặng nhưng đường không giảm, sức khoẻ ngày một xấu đi, Được biết đến Bepharin, Cô Ninh đã ổn định đường 6.0 mmol/l, sau 2 tháng sử dụng sản phẩm”.

Cảm nhận của anh Chung 45 tuổi, ở Quận 5 Hồ Chí Minh

“Anh Chung năm nay 45 tuổi, mắc bệnh tiểu đường 5 năm, bất đắc dĩ phải sử dụng thuốc Tây nhưng đường huyết không ổn định. Tác dụng phụ của thuốc Tây làm anh mệt mỏi, Cao huyết áp, yếu thận,.. Nhờ em gái của mình anh biết đến BEPHARIN và ổn định đường huyết 5-6 chấm”

Cảm nhận của chị Phượng, 36 tuổi ở Hồ Chí Minh mua thảo dược BEPHARIN cho ông trị tiểu đường, loại bỏ biến chứng.

“Chị Phượng, 36 tuổi (TP.HCM), mua sản phẩm thuốc Nam điều trị Tiểu đường cho ông của mình, chia sẻ cảm nhận sau 5 tháng sử dụng sản phẩm hiệu quả.”

Cảm nhận của anh Phúc, 39 tuổi ở Bình Dương, rất lo lắng vì còn trẻ mà bác sĩ kết luận Tiểu Đường:

“Anh Phúc là một trong nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng nhiều phương thuốc điều trị tiểu đường nhưng không kết quả. Sau đó anh sử dụng thuốc Nam và đạt kết quả rất tốt…”

TƯ VẤN MIỄN PHÍ CHO BẠN VỀ SẢN PHẨM HIỆU QUẢ:

√ Gọi trực tiếp ngay đến hotline 093 878 6025 hoặc 032 657 1357 (hỗ trợ 24/7) để được chuyên gia hỗ trợ ngay lập tức.

√ “ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ” bằng cách nhập vào Mẫu sau:

ĐẶC BIỆT: CÓ THỂ KẾT THÚC TRONG HÔM NAY

Giảm ngay 200.000đ cho 30 khách hàng đầu tiên trong ngày sử dụng liệu trình 1 tháng BEPHARIN trị Tiểu đường.

Lưu ý: Công ty chỉ bán thuốc theo liệu trình, và sẽ không bán thuốc khi chưa tư vấn kĩ càng, tránh trường hợp không đạt hiệu quả trị bệnh như mong muốn, và cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của công ty.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công Ty Cổ Phần NESFACO

Địa chỉ: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 878 6025 – 1900 633 004

Website: Nesfaco.com

Email: info@nesfaco.com

Từ khoá tìm kiếm:

Tiểu đường có uống được sữa tươi không đường

Tiểu đường có uống được sữa tươi không đường không

Tiểu đường có uống được sữa tươi không đường

Tiểu đường có uống được sữa tươi không đường Type 2

Vì Sao Mèo Không Uống Nước

Một chú mèo mạnh khỏe cần khoảng 50ml đến 60ml nước ngọt mỗi 1kg thể trọng. Điều này có nghĩa là ví dụ mèo nhà bạn nặng 4kg, chú ta cần ít khất 200ml nước mỗi ngày để duy trì cơ thể, lượng nước này bằng 2/3 lon coca cola, 1 ly trà sữa size bé và nếu bạn có bát uống nước cho mèo, thì nó vừa bằng dung tích của một bát ăn cỡ trung. Tất nhiên, có những yếu tố ngoại cảnh tác động vào lượng nước hàng ngày mèo sẽ uống.

Mèo có cần nhiều nước không?

Thời tiết nóng – lạnh.

Thức ăn trong bữa ăn chính của mèo.

Tình trạng sức khỏe hiện tại: ví dụ khi mèo bị nôn mửa nhiều, bị tiêu chảy. Mèo sẽ mất nước nhanh chóng và cần uống nhiều nước hơn.

Độ tuổi – mèo cần uống nhiều nước hơn khi đã già.

Mèo không uống nước thì sao?

Mèo bỏ uống nước là một chuyện đáng lưu ý. Một chú mèo khỏe mạnh tồn tại được mà không uống nước tối đa trong 4 ngày, trong khi mèo ốm chỉ chịu được chưa đến 2 ngày không có nước. Nguy hiểm nhất, việc một chú mèo bỏ không chịu uống nước có thể do mất máu giảm sức khỏe nghiêm trọng, bị sốc hoặc cảm nắng – nếu không phải vì những lý do đặc biệt này thì ta không cần quá lo lắng.

Mèo ít uống nước hoặc không uống nước lâu ngày sẽ gây ra bệnh thận, đau bao tử và có cả vấn đề răng miệng, lâu dài gây ra những tác động xấu đến cơ thể mà khó chữa lành được.

Cách kiểm tra mèo có uống đủ nước chưa.

Để biết mèo có thiếu nước không, các dấu hiệu sau là rõ ràng, dễ nhận biết:

Độ đàn hồi của da – Nhẹ nhàng lấy 2 ngón tay kéo phần da ở gáy mèo, khi thả ngón tay ra nếu da đàn hồi tốt, trở lại như ban đầu ngay lập tức. Thì không cần lo lắng gì cả.

Mèo thường đi tiểu 2 đến 3 lần mỗi ngày. Kiểm tra chậu cát và để ý số lượng vùng bẩn và vón cục do nước tiểu, kích thước vùng vón cục đó có bình thường hay không.

Da và lông. Nếu da mượt, lông sáng bóng không có các sợi lông khô, dễ rụng thì mèo có đủ nước.

Ngoài ra khi mèo uống quá ít nước, bạn thỉnh thoảng vài hôm lại kiểm tra những dấu hiệu trên để yên tâm mèo hoàn toàn có đủ nước.

Vì sao mèo ít uống nước, mèo không chịu uống nước?

Ngoài 2 trường hợp kinh dị hiếm gặp ở trên, có nhiều lý do thông thường khiến mèo không uống đủ lượng nước cần thiết và có thể cần hỗ trợ:

Lý do thường gặp khiến mèo không uống đủ nước.

1) Sở thích.

Khi mèo mắc tính kén chọn, bé có thể mong muốn được uống thứ nước có mùi vị khác. Người nuôi mèo nhiều lúc lấy làm lạ vì mèo uống nước trong phòng tắm, dưới vòi nước ở bồn rửa bát.. trong khi bát nước của nó đầy nguyên và mới tinh. Có những khi chính kích thước của bát đựng nước khiến mèo không đồng ý, bát quá cao hoặc không vững chãi, bát quá nhỏ khiến mèo bị cọ râu vào thành bát, hoặc có trường hợp thì mèo nhìn thấy bóng của nó và không thích như vậy. Hoặc mèo thích uống nước từ vòi chảy ra, mèo đã học được rằng nước trong vòi chảy ra bao giờ cũng mát lành hơn là nước bị để lâu dưới trời nóng.

Tất cả những đề cập trên bắt nguồn từ sở thích của mèo, mỗi đứa một kiểu và chúng ta chỉ biết được thông qua việc để ý thái độ khi mèo tiếp xúc với nguồn nước.

2) Mèo muốn nước sạch.

Phần lớn mèo khó tính, kĩ tính. Cũng giống như khó khăn khi đổi thức ăn cho mèo, nước bẩn cũng là lí do khiến mèo không muốn uống, nó lo lắng về hạt thức ăn rơi trong bát nước, hay lông hoặc côn trùng đều là lý do khiến mèo tránh xa nguồn nước đó.

Có nhiều cách để mèo chịu uống nước, có thể ta sẽ thử lần lượt các thủ thuật nhỏ để tìm ra sở thích của mèo và biết cách cho mèo uống nước nhiều hơn.

Thuyết phục mèo uống nước.

1) Khi mèo không tự uống nước, cho mèo ăn pate hoặc cơm tự nấu có nhiều nước thay vì thức ăn hạt.

Khi mèo lười uống nước, có thể hạt chỉ chứa độ ẩm khoảng 10% sẽ gây tác động xấu hơn cho cơ thể, thay đổi pate chứa tới 70% nước giúp trơn tru hệ thống tiêu hóa và bù nước vào quá trình trao đổi chất đang khó khăn. Nếu không thích phương án pate, bạn chọn những công thức tự nấu và bổ sung tỉ lệ nước nhiều hơn, lợi thế của phương pháp này là tiện lợi, nhanh chóng vì mèo luôn ham thích pate.

2) Nhiều nước xung quanh nhà.

Ví dụ khi mèo thử uống nước từ vòi, ta cũng không ngăn cản, ngược lại còn để thêm nhiều bát nước khác nhau ( khác nhau ở hình dáng, kích thước và vật liệu) ở những vị trí mèo hay tiếp xúc, việc thử cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau cho mèo cũng giúp tìm ra sở thích của bé nhanh chóng.

Lúc này bạn cũng cần để ý, mèo thích uống nước ở chỗ nào nhất, nó uống ở đâu nhiều hơn. Ta đem dọn bỏ dần những vị trí đặt nước mà mèo không quan tâm nhiều.

3) Giữ bát nước sạch sẽ và thay nước hàng ngày.

Thay nước hàng ngày để tránh các vết bẩn khiến mèo khó chịu.

Vẫn là từ sở thích của mèo, nhiều đứa thích khu vực ăn uống gần khay cát, khay vệ sinh. Nhưng nhiều đứa ngược lại sẽ không muốn ăn khi bát thức ăn quá gần khu vực chậu cát, ta thử di chuyển bát nước để chắc chắn cách sắp xếp khu nhà chuồng đã phù hợp.

5) Giúp mèo uống thêm nhiều nước bằng cách dùng Catnip.

Catnip (lá cỏ bạc hà) được phần lớn mèo thích thú và nó tốt cho mèo, nếu mèo nhà mình có tiền sử thích cỏ bạc hà, ta lấy bát nước sạch đặt trước mặt mèo và nghiền nhỏ catnip cho thơm rồi thả vào thì thấy mèo lao vào uống thử ngay.

6) Thêm mùi vị và dinh dưỡng cho nước.

Bằng cách chuẩn bị các loại nước hầm mèo có thể thích như nước gà, nước luộc cá… sau đó chia ra khay bỏ tủ đá, mỗi ngày sau khi thay nước thì cho 1 viên đá vào nước cho mèo.

7) Dùng vòi nước lạnh khuyến khích mèo uống hoặc sử dụng đài phun nước cho mèo.

Mèo bị thu hút mạnh bởi nước chảy, đó là lí do khiến mèo ra thử uống nước xả chảy ra từ máy giặt, hay nhảy lên liếm nước nhỏ giọt từ vòi nước ở bếp. Khi thử khuyến khích mèo tiếp xúc với vòi nước ta chỉ mở vòi chảy nhỏ giọt, bế mèo lên đặt bên cạnh vòi nước đang chảy để xem phản ứng của mèo. Sau vài lần làm quen, một con mèo bắt đầu thử uống nước từ vòi bằng cách … đưa tay ra nghịch nước trước. Bạn cũng có thể đặt mèo ngồi nhìn vòi nước, lấy tay hứng một chút nước từ vòi và bôi vào lòng bàn chân để mèo biết đó là nước uống được.

Hiện nay lượng nước về hộ gia đình sử dụng bị cho là càng ngày càng ô nhiễm, thỉnh thoảng lại nồng nặc mùi clo. Đây cũng là lí do để mèo đột nhiên chê không uống nước. Chủ nuôi mèo thử lấy nước ra để phơi ngoài trời nắng khoảng 2 tiếng cho bay hơi bớt clo, sau đó mới đóng chai cho vào tủ lạnh cho mèo uống dần – đây là phương án dễ dàng nhất để cải thiện chất lượng nước uống cho mèo.

Uống Nhiều Nước Có Tốt Không?

Theo tiến sĩ Wolfgang Liedtke – nhà tâm thần học tại Trung tâm Y tế đại học Duke cho biết: “Tế bào não nằm trong hộp sọ cứng, nhưng khi uống quá nhiều nước chúng sẽ phải chia sẻ không gian với nước, máu và dịch tủy, điều này dẫn đến các tế bào bị o ép gây sưng tấy và phù nề”. Kết quả có thể dẫn đến chứng động kinh, hôn mê hoặc gặp các vấn đề về hô hấp, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày người phụ nữ bình thường nên uống từ 1.5 – 2.2 lít chất lỏng (bao gồm nước, canh, súp và các chất lỏng khác). Riêng nam giới số lượng chất lỏng nạp vào mỗi ngày là 3 lít. Nếu uống đủ nước, khi đi tiểu sẽ có màu vàng nhạt và bạn sẽ không cảm thấy khát.

Riêng phụ nữ mang thai và những người bị nôn mửa, sốt cao phải uống nhiều nước, tuy nhiên phải dựa trên nhu cầu cơ thể để uống, không uống theo số lượng.

Gây kích ứng dạ dày

Uống quá nhiều nước sẽ làm mất cân bằng chất điện giải, sự mất cân bằng này dẫn đến dạ dạy bị kích ứng. Đây là giai đoạn đầu của triệu chứng giảm natri trong máu.

Gặp các vấn đề về gan

Trường hợp này xảy ra khi uống quá nhiều nước có chứa hàm lượng sắt cao. “Quá tải” sắt sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về gan như: suy gan, ung thư gan và nhiều vấn để sức khỏe khác: rụng tóc, mệt mỏi, liệt dương, giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể…

Phải đi tiểu nhiều

Khi uống quá nhiều nước nếu cơ thể không ra mồ hôi, nước sẽ giữ lại bên trong cơ thể, điều này đồng nghĩa với việc sẽ phải đi tiểu nhiều lần, gây hại cho thận, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của bạn. Ngoài ra, việc đi tiểu nhiều lần sẽ giảm khả năng hấp thu chất lỏng của cơ thể.

Uống đủ và đúng: Uống bao nhiêu nước là đủ?

Nước chiếm 70% cơ thể, nó đóng vai trò là chất vẫn chuyển chất dinh dưỡng thiết yếu cho các tế bào. Thiếu nước sẽ dẫn đến hôn mê, mệt mỏi, nguy hiểm hơn có thể khát quá mức dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, lượng nước cần thiết phụ thuốc vào nhiều yếu tố như: môi trường sống, mức độ hoạt động của mỗi người. Với những phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị sốt cao, người bị nôn mửa, tiêu chảy cần uống nhiều nước hơn người bình thường.

Để nhận biết cơ thể đã uống đủ nước hay không chỉ cần kiểm tra màu sắc nước tiểu, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không màu, bạn không cảm thấy khát nghĩa là cơ thể đã được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

Khi nào thì nên uống nước:

Uống sau khi vận động và tâp thể dục: Sau khi vận động và tập thể dục mồ hôi ra nhiều, cơ thể rất cần bổ sung nước và chất điện giải. Do đó, sau mỗi buổi tập hoặc làm việc nặng, cần uống nước để bù lượng nước đã mất do ra quá nhiều mồ hôi.

Khi đi ngoài trời nắng gắt: Trời nắng nóng sẽ khiến bạn mất nhiều nước, thiếu nước sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể bị ngất xỉu. Vì thế, khi đi dưới trời nắng gắt nên mang theo một chai nước dự trữ. Thỉnh thoảng nhấp một ngụm, nhớ không uống quá nhiều, quá nhanh sẽ bị sốc nước.

Ngoài ra, nên uống nước theo nhu cầu của cơ thể, không cần để ý đến số lượng nước nạp vào là bao nhiêu, khi khát thì uống. Ngoài nước, bạn có thể uống nước trái cây, ăn súp, canh cũng cung cấp nước đáng kể cho cơ thể.

Hạ Vi

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn