Phim Hoạt Hình Cái Tết Của Mèo Con / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Viec.edu.vn

Cái Tết Của Mèo Con

Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi… ơi Bống đâu rồi?”

Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

– Bà ơi, bà mua quà gì cho cháu đấy?

– Mày hư lắm, chẳng trông nhà cho bà, để gà nó vào bới tung cả bếp. Bà giận, bà chẳng cho quà đâu.

Bống buồn quá. Bà mắng đúng rồi. Bà dặn Bống trông nhà cẩn thận, nhưng bà vừa đi khỏi một tí, các bạn đến gọi: “Bống ơi, sang chơi rồng rắn”. Thế là cái chân Bống nó cứ cuống lên chạy đi, không giữ được nữa. Bây giờ phải nhịn quà rồi!

Bống nhìn cái thúng đậy vỉ buồm [1]. Chắc là trong ấy có cái bánh đa đường. Hay là một gói kẹo bột.

Bỗng cái vỉ buồm nó động đậy, lục đục. Ngheo… Bống mở tròn mắt. Ngheo… “A! Con mèo, con mèo! Bà ơi! Bà cho cháu nhá!”.

Trong thúng, hai con mắt xanh sợ hãi, nhìn lên hấp háy. Hai cái tai có đốm đen mượt như nhung động đậy. Chú mèo trắng nằm cuộn tròn kêu “ngheo, ngheo”.

– Nào. Miu ra với chị nào!

Bống bế chú mèo trên tay nựng nịu. Bà cười bảo:

– Con đem nó vào bếp, buộc nó vào cái kiềng gãy vài hôm cho nó quen đi. Con khéo chăm cho nó chóng lớn để bắt chuột. Nhà dạo này lắm chuột quá!

Chú Mèo Con chẳng chịu ăn gì cả. Thấy sợi dây buộc vướng chân, Mèo Con chạy lồng ra lại bị giật lại. “Ngheo ngheo, sao tôi lại không chạy được nữa thế này?” Chú Mèo nằm giơ cái chân bị buộc lên cố giãy, nhưng chẳng ăn thua gì. Một lúc lâu Mèo Con mệt, nằm rúc vào đống tro ấm.

Bống đem đĩa cơm vào dỗ: “Miu ơi, ăn đi”.

Mèo Con vẫn không chịu ăn.

– Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi.

Gần tối mẹ Bống về, vào bếp hỏi:

– Con Mèo Con ở đâu thế Bống?

– Đừng con ạ, cứ để nó dưới bếp, nó kêu cho chuột sợ.

Ừ, sắp Tết rồi, có con mèo cho chuột nó đỡ phá. Thế là đêm hôm ấy, Mèo Con phải ở một mình trong cái bếp lạ.

2. Cái Tết của Mèo Con – Đêm đầu tiên trong bếp

Cả nhà đã ngủ say. Bếp tối om, có hai chấm sáng xanh lè. Đấy là hai mắt chú Miu. Chú ta ngheo ngheo mãi đã mệt, bây giờ nằm im, nghe ngóng.

Trong bóng tối, bỗng ngân một tiếng bùng boong. Bác Nồi Đồng nằm trên chạn bếp ồm ồm hỏi:

– Ai đấ… ấy?

Mèo Con sợ quá, đứng thót lên xù lông và phì một tiếng. Bác Nồi Đồng to người nhưng nhát. Bác cũng hoảng hồn lên:

– Ái ái, kìa chú làm gì thế? Bùng boong, tôi vừa mới chào chú mà chú đã làm dữ!

Có tiếng soẹt soẹt, đấy là chị Chổi đứng ở góc bếp đang rũ ra cười.

– Soẹt, soẹt, úi giời ơi, tôi cười chết mất! To đầu định bắt nạt trẻ con, ai ngờ hóa ra bị một mẻ mất hồn.

Bác Nồi Đồng hậm hực:

– Thôi khéo chị, cứ cười đi, rồi chốc nữa tôi mách ông Chuột Cống ông ấy nhay cho nát ra mới biết thân.

Chị Chổi nghe nói đến Chuột Cống thì nín thít. Mèo Con hỏi:

– Ngheo. Chuột Cống là đứa nào mà ác thế?

– Thôi, chú đừng hỏi nữa, lúc nữa khắc biết.

Chị Chổi thở dài, không nói gì nữa.

Cả gian bếp im phăng phắc. Mèo Con nằm hồi hộp, không ngủ được.

Gần nửa đêm, bỗng chung quanh bếp rúc rích hết cả. Mèo Con nhỏm dậy, mắt càng xanh lè. Chín mười thằng Chuột Nhắt ở đâu chui qua cái lỗ thủng ở chân vách, chạy túa vào.

– Ối eo ôi, có mèo!

Một con Chuột Nhắt ngã lăn đùng ra, kêu choe chóe.

Một con chuột già bảo thế. Rồi nó chùi mấy sợi ria, hai mắt như hai hột đỗ đen nhìn Mèo Con chế giễu: “Tí nữa, rồi chú mày sẽ biết tay ông Chuột Cống, hả!”

Vừa lúc ấy, xông lên một mùi hôi nồng nặc. Cổ họng chú Mèo Con cứ sít lại không kêu được nữa.

Từ cái lỗ ở chân vách chui vào một con vật đen sì lù lù bằng cái bắp chuối, mõm nhọn hoắt, đuôi dài, lông ướt ròng ròng nước cống. Nó trợn mắt, nhe ra những chiếc răng nhọn, cười mũi:

Miu con lùi mãi vào sát vách, bốn chân chú run cả lên.

Chuột Cống bò đến gần, nghếch mõm cười ngất:

– Chú mình sắp đái dầm rồi hay sao thế? Thôi, biết điều thì đứng yên đấy, ta tha chết. Hễ ngọ nguậy, ta chỉ đớp một răng là mày ngoẻo không kịp ngáp.

Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ [2]: “Kìa, chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”

Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại cỏ một bát cá kho! Cá rô kho khế, vừa dừ [3] vừa thơm.

Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”

Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong, ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống, không vỡ cũng bẹp chết mất!”

Cá đám chuột đánh chén no nê. Chuột Cống bụng căng lên, vừa ôm bụng vừa khịt khịt đến bên chị Chổi quát:

– Cái con này, sao thấy mỗ [4] mà dám chống nẹ [5] đứng đấy hả! Mày láo thật!

Chuột Cống cắn luôn chị Chổi, giật ngã xuống, rồi vừa nhay chị vừa kéo đi xềnh xệch. Chị Chổi vừa kêu vừa rủa:

– Tao làm gì mà mày nhay tao hở Chuột Cống kia? Mày ác thế thì có ngày mày phải tội với giời!

– Hì hì, khịt khịt, giời nào tớ chẳng biết, hẵng cho đằng ấy tắm nước cống chơi cái đã.Chuột Cống tha chị Chổi đến tận cái rãnh bẩn sau bếp, dìm chị xuống đấy. Rồi mặc cho chị kêu, nó lại vào bếp.

3. Cái Tết của Mèo Con – Chuột Cống và đám đàn em

Cả bọn chuột, thằng nào thằng nấy mép béo nhờn.

Chuột Cống gật gù lim dim mắt kể lại cho đám đàn em:

– Hừ, cái nhà này, ngày xưa không bao giờ tao thèm mò đến. Nhà nó nghèo lắm. Thế mà mấy năm nay, có Nồi Đồng, cơm trắng, cá kho, thóc lúc nào cũng lưng lửng cót. Mà tao xem trong làng hầu hết nhà nào cũng khá lên, nhất là từ ngày họ đi làm chung với nhau. Chẳng bù với cái nhà giàu ở đầu làng, chỗ hai cây thông, trước đây là nhà gạch hai tầng, không biết bao nhiêu thóc lúa. Cái bếp nhà ấy thì… chậc chậc… cứ nghĩ lại cũng đủ rỏ dãi ra. Thế mà rồi chỉ còn có đống gạch vụn.

Lũ chuột con mắt thao láo:

– Thế à! Thế à!

Đám chuột thằng nọ cắn đuôi thằng kia thành một vòng tròn. Chuột Cống đứng giữa vểnh ria lên, khoái chí lắm. Lũ Chuột Nhắt vừa nhảy vừa hát.

Chít chít, chúng ta là họ Chuột!Chúng ta chỉ thích đi ăn đêmTường dẫu cao Chuột vẫn chui quaCót dẫu dày mà ta vẫn khoétLoài người làm ra bao thức ănChúng ta cứ phá hết, chén hết! Hễ người ngủ là chuột chui lênKhông phải làm mà tha hồ chénCái đời ăn vụng sướng hơn tiên! Đuôi chúng ta dài, răng nhọn hoắtCá thịt hay thóc lúa ngô khoai,Họ Chuột ta đây đều ăn tuốt!

Ha ha! Chít chít! Ăn tuốt! Ăn tuốt! Đám chuột vỗ bụng cười, rồi lại múa đuôi nhảy vòng quanh.

Ha ha! Sướng hơn tiên! Hơn tiên! Chít chít! Khoái quá! Đàn chuột hát vang to hơn:

Ha ha! Phá hết! Chén hết! Chít chít! Đàn chuột vỗ bụng, múa đuôi cười reo to: “Nào, Chuột Cống, ông anh hát đi! Hát đi cho chúng em nghe!”

Chuột Cống phình bụng khệnh khạng vuốt ria, ngoáy đuôi, rồi cất tiếng rè rè:

Cả đàn Chuột đập đuôi xuống đất. reo to: “Hô hô! Hô hô!” Chuột Cống vỗ bụng hát tiếp:

Cả đàn chuột cười bò ra. Hay, hay quá! Hô hô! Vẫn còn chua no! Phải rồi, đã no sao được! Chuột còn chén nữa! Hô hô! Chuột Cống cũng cười lăn ngửa ra mặt đất. Nó vỗ bốn chân bình bịch vào cái bụng trắng hếu. Hô hô!

Một lúc, Chuột Cống nhỏm dậy:

Đàn chuột lục tục kéo nhau đi hết. Trong bếp lại im phắc. Mèo Con vẫn đứng ở sát vách. Hai mắt nó vẫn sáng xanh lè. Nhưng lúc này nó không run run nữa mà xấu hổ và tức giận. Lũ chuột! Chúng mày cười hô hô rồi sẽ có lúc chúng mày khóc hu hu. Ngheo. Mèo Con kêu lên một tiếng, trời vừa sáng.

4. Cái Tết của Mèo Con – Góc sân và khoảng trời

Bà Bống bước vào bếp, thấy cái vung nồi cơm rơi dưới đất, vội đến xem. Thôi chuột nó ăn và vục hỏng cả rồi! Bà cụ nhìn quanh, kêu lên:

– Lại còn cái chổi mới, chuột nó tha đâu mất rồi?

Bống cũng ở trên nhà chạy xuống:

– Thế con Miu của cháu có sao không hả bà?

– Ngheo…

Mèo Con vẫy đuôi, ngẩng đầu chào Bống. Bà cụ gắt:

– Con Miu chẳng được tích sự gì cả. Chết thật. Tết nhất đến nơi rồi, cái bọn giặc chuột nó phá thế này thì đồ ăn thức đựng cất đâu cho được!

Bống đến bế Mèo Con lên, hỏi:

– Miu, sao mày không đuổi chuột?

– Ngheo.

Mèo Con chỉ kêu, không biết trả lời thế nào. Nhưng cái Bống không giận Mèo Con. Nó lấy cơm và ít cá kho còn vãi lại trong nồi cho chú mèo. Chú đã đói mềm đánh một mạch, hết veo.

Bống cởi dây, Mèo Con chạy vụt ra sân.

Mặt trời đã lên cao. Mèo Con tìm được một chỗ nắng ấm, nằm sưởi. Nó giũ lông một hồi, cho hết bụi tro, rồi nằm liếm mình, liếm chân, tỉ mỉ, cho đến lúc trắng nõn hết cả. Xong nó nằm im lim dim mắt, gừ gừ, nghĩ lại chuyện đêm qua. Và chú Mèo Con ngủ một giấc lúc nào không biết.

Soẹt, soẹt, soẹt. Một cái gì đập vào đầu Mèo Con, làm chú ta choàng tỉnh dậy. “Ngheo. Cái gì đấy?

A, chào chị Chổi, thằng Chuột Cống hôm qua nó lôi chị đi tận đâu?”

Soẹt, soẹt, chị Chổi vẫn quét trên sàn, không trả lời. Mèo Con nhảy chồm lên, vờn chung quanh, thò vuốt ra rứt rứt mấy sợi rơm khô của chị Chổi.

– Nhãi con, xê ra cho tao quét!

Chị Chổi đập một cái vào lưng Mèo Con làm chú đau điếng.

– Gớm, chị khỏe thế, sao hôm qua không đập cho thằng Chuột Cống một cái?

– Xê ra nào!

Chị Chổi lại loẹt xoẹt quét qua. Mèo Con nghĩ thầm: “Tại chị Chổi chị ấy sợ thằng Chuột Cống quá đấy thôi, cũng như mình yếu bóng vía thành ra cứ rúm cả người, đến nỗi không kêu được nữa”.

Lúc này Mèo Con thích chí lắm. Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo Con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, Mèo Con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động – nó rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, Mèo Con chồm ra. Hụt rồi!Bướm đập cánh bay lên cao, cười: “Ê, ê, tẽn chửa!”

Mèo Con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộn tròn lăn lông lốc giữa sân, cho đến lúc chạm bịch vào gốc cau. “Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về thế?”. Cây cau lắc lư chỏm lá trên cao tít hỏi xuống. “Rì rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào!” Mèo Con ôm ngay lấy thân cây cau trèo nhanh thoăn thoắt. “Rì rào, rì rào, ừ chú trèo khá đấy!” Mèo Con ngứa vuốt, cào cào thân cau sồn sột. “Ấy ấy, chú làm xước cả mình tôi rồi. Để vuốt sắc mà bắt chuột chứ!” Mèo Con tiu nghỉu, cụp tai lại, tụt xuống đất. Rì rào, rì rào chỏm cau vẫn lắc lư trên cao.

Mèo Con lại nằm dài sưởi nắng và ngẫm nghĩ.

Kìa kìa, một con bọ gì đang lủi nhanh qua sân. Mèo Con vút đến, chặn một chân lên lưng nó và ghé mũi phập phồng đánh hơi.

– Xì, anh chàng nào mà hôi thế này?

– Úi, úi, em là Gián đất đấy! Anh tha cho em.

Gián đất giãy giụa. Mèo Con nhấc chân lên. Gián đất nhìn trước nhìn sau rồi lại cắm đầu lủi. Nhưng Mèo Con lại nhảy theo:

– Khoan đã! Ban ngày ban mặt anh đi đâu mà lấm lét thế?

Gián đất ngẩng lên, khua hai sợi râu dài:

– Ơ anh này rõ ngây ngô. Cái thân phận vừa nhỏ vừa yếu như tôi mà không lủi khéo thì sống yên thân thế nào được. Mình bé thì phải sợ kẻ nào lớn hơn mình. Anh đến hỏi cậu Cóc tía kia mà xem.

Mèo Con ngoái đầu nhìn theo phía Gián đất vừa trỏ. Thừa dịp ấy, Gián lủi mất.

Cậu Cóc tía bằng nửa nắm tay đang ngồi nghiến răng cạnh hàng rào. Thấy Mèo Con đi tới, cậu lồi hai mắt ra, nhìn trân trân.

– À, ra cậu là Cóc tía, cậu ông giời đấy! Cậu bé thế, có sợ tôi không?

– Việc gì mà sợ.

– Thảo nào, người ta bảo cậu có cái gan to lắm.

Cóc tía nhếch cái miệng rộng đến mang tai cười:

– Gan ta có gì mà to.

– Thế sao cậu không sợ? Gián đất hắn bảo ai mà nhỏ yếu thì phải sợ kẻ khác kia mà?

– Cái thằng ấy nó chỉ rúc vào các xó xỉnh mà ăn bẩn cho nên gặp ai nó cũng khiếp! Còn như ta, ngày ngày ta đi bắt muỗi, trừ sâu, ta sống ngay thẳng việc gì mà sợ ai. Vả lại cứ sợ thì ngồi mà nhịn đói. Như trong vườn này có thằng Hổ Mang rất ác, chả lẽ ta không dám vào vườn bắt sâu à? Nó gian ác, nó mới phải sợ ta.

Cóc tía nói xong, ung dung nhảy qua khe hàng rào vào vườn.

5. Cái Tết của Mèo Con – Cuộc chiến với rắn Hổ Mang

Mấy hôm sau, Mèo Con đã thuộc tất cả các ngóc ngách từ trên nhà xuống bếp, từ trong sân đến ngoài vườn. Đến chỗ nào cũng có những cuộc gặp gỡ, những câu chuyện làm cho Mèo Con ngẫm nghĩ. Cả ngày, chú chạy chơi cho đến lúc nào nghe Bống gọi: “Miu Miu về ăn cơm”.

Bữa trưa ấy, Mèo Con lại nằm lim dim mắt sưởi nắng trên thềm nhà. Mẹ Bống đang xay cối thóc ù ù, rào rào. Mấy chú gà con chiêm chiếp xúm xít đến nhặt những hạt thóc vãi.

Bỗng trong chuồng gà nghe quác một tiếng thật to. Quác quác, gà mẹ từ trong chuồng kêu thất thanh, xòa cánh nhảy tót ra ngoài, kêu te tái. Mèo Con vút một cái đã băng mình đến.

“Quác quác, chết chết”. Gà mẹ mắt long lên, đuôi và cánh xù to, cuống quýt. Mèo Con bỗng lạnh người. Một con rắn đang bạnh to cổ, lắc lư cất cao cái đầu, trườn mình lên ổ trứng gà đang ấp.

“Quác quác! Cậu Miu ơi! Cậu Miu cứu lấy ổ trứng của tôi!”

Miu không kịp suy nghĩ gì, nhảy chồm lên giữa mình Hổ Mang. Phịch, cả hai con rơi xuống đất.

Hổ Mang cổ càng bạnh to, mắt như hai hòn lửa, lưỡi thè ra hằn học: “Thằng ranh, mày muốn chết sẽ được chết”.

Vút, cái đầu rắn lao thẳng tới.

Mèo Con quật đuôi, nhảy sang bên tránh được: “Phì, tao sẽ bẻ gãy xương sống mày”. Mèo Con thấy phun dữ tợn, lông dựng đứng lên, răng nanh nhe ra, vuốt nhọn thủ sẵn ở cả bốn chân. Vút, rắn lại lao cái nữa, Mèo Con lại vừa vặn tránh được.

“Quác quác, cậu phải nhảy vòng tròn thì nó mới không mổ kịp”. Gà mẹ ở ngoài, kêu to lên. Mèo Con được mách nước, cứ chồm chồm nhảy tròn xung quanh. Hổ Mang cố xoay theo, cái đầu lắc lư, nhưng nó không mổ được cái nào nữa.

Bỗng chát một tiếng, Hổ Mang gục đầu xuống, quằn quại định chuồn đi. Chát một tiếng nữa, Hổ Mang đã gãy sống lưng nằm thẳng đờ. Mẹ Bống tay cầm cái đòn gánh nện cho cái nữa giập đầu con rắn độc. Hổ Mang hết ngọ ngoạy.

Gà mẹ lục cục nhảy lên chuồng, xem ổ trứng có việc gì không.

Bống ở trên nhà chạy xuống, bế Mèo Con lên:

– Úi chào, tí nữa rắn nó mổ chết Miu của chị.

Mẹ Bống bảo:

– Con Miu này thế mà gan, nó đánh nhau mãi với con rắn đấy!

6. Cái Tết của Mèo Con – Đêm trước của cuộc chiến

Sau bữa con Miu đánh nhau với Hổ Mang, bác Nồi Đồng có vẻ nể chú ta lắm. Bữa cơm sáng ấy, nhà đi vắng cả, Mèo Con nằm ngủ trong đống tro ấm. Bác Nồi Đồng bắt chuyện:

– Bùng boong, này cậu Miu có dám đánh nhau với Chuột Cống không?

– Đánh chứ!

– Ghê nhỉ!

Bác Nồi Đồng nhắm mắt lại rùng mình.

– Cậu Miu ơi, hôm nay bà Bống đi chợ Tết đấy! Chỉ chiều nay là tôi đầy ắp thịt kho, cá kho, ngoài ra lại còn giò mỡ, giò thủ và nhiều thức ăn ngon lắm.

– Sao lại nhiều thế hở bác?

– Kìa, Tết đến nơi, cậu không biết à?

– Tết là cái gì?

– Bùng boong. Tết là Tết chứ còn là cái gì. Rõ chán!

Mèo Con vẫn không hiểu ra sao cả. Chị Chổi cười rũ ra, giảng thêm:

– Chú ấy còn bé quá, đã qua Tết nào đâu mà biết! Tết là ngày đầu năm, chú hiểu chưa? Ai cũng nghỉ, mặc quần áo đẹp đi chơi, nhà nào cũng luộc bánh chưng, gói giò, nấu chè, trồng cây nêu để mừng năm mới. Tết vui lắm, đấy rồi vài hôm nữa chú sẽ thấy.

– Ngheo, thế thì thích nhỉ! Nhưng hôm nọ, thằng Chuột Cống đã hẹn gần Tết là nó quay về làm một mẻ kia mà!

– Ối ối, cậu nói làm tôi sợ toát cả mồ hôi rồi!

Bác Nồi Đồng bưng mặt, mồ hôi rỏ giọt tong tong. Mèo Con bảo:

– Không sợ. Lần này chúng nó đến, tôi sẽ không để yên. Nhưng mà cả bác, cả chị Chổi cũng phải đánh nhau với chúng nó chứ. Bác to nặng thế, đánh được đấy, còn chị Chổi thì hôm nọ chị giáng cho tôi một đòn đau khiếp ấy. Tại mình cứ sợ, nó mới làm ngang ngược vậy.

Chị Chổi có vẻ suy nghĩ. Bác Nồi Đồng thì phùng cái miệng tròn của bác và nói nước đôi:

– Ừ để tôi xem đã…

7. Cái Tết của Mèo Con – Cuộc chiến với Chuột Cống

Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo Con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng Chuột Cống sẽ đến. Có lúc Mèo Con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau. Nhưng có lúc Mèo Con lại rợn. Thằng Chuột Cống ấy to quá, và nó già lõi, khôn lắm. lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình Mèo Con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng nó không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai bênh Mèo Con đâu!

… Gió vẫn thổi, mưa vẫn rơi lộp độp. Chít chít. Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đầy bếp, chạy lung tung. “A, a, chít chít, hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy vật cái thằng Nồi Đồng trước đã!” Bác Nồi Đồng run lập cập trên cái chạn cao.

– Ngoao! – Mèo Con kêu một tiếng dữ tợn. khác hẳn mọi khi.

Lũ chuột con hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

– Ngoao! Gừ!

– Ối, nó là mèo thật rồi!

Lũ chuột vỡ chạy toán loạn.

– Khịt, khịt, cái gì thế, mấy cái thằng này!

Mùi hôi xông đến nồng nặc. Chuột Cống lù lù bò vào. Lũ chuột lâu la [8] thấy có tướng đến thì hoàn hồn lại và xôn xao cả lên:

Chuột Cống rung đuôi, tiến lại:

– Thế nào, chú mày đấy à? Muốn sống thì ra khỏi bếp ngay, tao làm phúc tha cho. Lúc nào chúng tao ăn xong, tao sẽ gọi vào chia cho mày một góc cá kho mà ăn Tết. Còn nếu mày bướng thì tao cắn cổ mày chết ngay. Mày hỏi con mẹ Chổi và thằng Nồi Đồng kia mà xem, tao đã cắn cổ chết mấy thằng mèo còn to hơn mày kia!

Bác Nồi Đồng trên chạn nói vọng xuống:

– Đúng đấy, hừ hừ, đúng đấy cậu Miu ạ.

– Ngoao, thằng ăn cắp, mày dám dụ dỗ ta làm cái việc bẩn thỉu của mày à? Mày hối lỗi đi, rồi tao cho mày về chầu ông vải [9].

Mèo Con khép đuôi, giơ một chân lên, thò vuốt ra, đầu nghiêng rình miếng.

Chuột Cống cười nhạt, rụt đầu lại, nhe ra hàm răng nhọn như dao, lùi lũi tiến đến giáp lá cà [10].

Mèo Con biết kẻ thù to khỏe hơn, nếu vật giáp lá cà thì không thể chống lại nổi. Nhớ lại miếng võ học được hôm đánh rắn Hổ Mang, Mèo Con tát một cái đúng mõm Chuột Cống rồi nhảy chồm vọt qua.

Chuột Cống bị vuốt mèo cào rách một miếng da, mũi chảy máu. Nhưng đã quen nhiều trận. Chuột Cống không hề nao núng cứ lùi lũi xông đến.

Hai bên càng đánh càng hăng. Mèo và Chuột quần nhau tung cả tro bếp bụi mù. Chuột Cống đứng lù lù, rình lúc nào Mèo Con hở cơ, nó chỉ cắn đúng cổ một cái là phải chết tươi. Mèo Con thì thoăn thoắt, nhảy bên này, vọt bên kia, đánh nhiều đòn trúng vào mõm kẻ địch và cào nó sây sát. Chuột Cống đã say đòn, máu me bê bết cả mõm, nó càng như điên lên. Mèo Con cũng đã bị mấy răng, chảy máu ở mình, loang lổ cả lông trắng.

Nguy rồi, Mèo Con vấp phải một thanh gộc tre, loạng choạng. Chuột Cống đã thấy ngay, nó lao đến,

Mèo Con bị vật ngã ngửa ra. Bọn chuột con rú hết cả lên, nhảy cẫng:

– Thôi thằng Mèo chết rồi! Chết rồi!

– Ngoao!

Mèo Con co hai chân sau cố đẩy mõm Chuột Cống ra. Chuột Cống nhe răng nhọn hoắt cười khà:

“Khịt khịt, thôi, mày chạy đằng giời con ạ!”

Bốp bốp. Một cái gì giáng xuống lưng Chuột Cống làm nó giật nảy mình. Chị Chổi từ nãy vẫn nín thở đứng ở góc bếp, hồi hộp theo dõi trận đánh nhau. Thấy chú Miu nguy quá, chị quên cả sợ, lấy hết sức quật thằng kẻ cướp một cái. Bác Nồi Đồng trên chạn cũng lao ngay vung xuống. Loảng xoảng, loảng xoảng.

Trong lúc Chuột Cống hoảng hốt, Mèo Con đã nhanh như cắt thò vuốt nhọn, móc thật mạnh vào cái bụng trắng hếu của Chuột Cống và vùng dậy.

– Khịt khịt, thôi chết tôi rồi!

Chuột Cống bị móc thủng bụng, lảo đảo. Mèo Con kêu một tiếng to, tát luôn mấy cái nữa, Chuột Cống lăn kềnh.

Bùng boong, bùng boong! Bác Nồi Đồng múa lên trên chạn. Ngoao ngoao! Mèo Con quắc mắt.

Chuột Cống cố ngóc đầu dậy toan chạy, nhưng bị một cái tát nữa, những vuốt sắc cắm vào mặt nó.

Chuột Cống gục hẳn.

Mèo Con thò vuốt quắp được luôn một thằng Chuột Nhắt nữa.

Ngoao, ngoao! Mèo Con đuổi mãi lũ chuột chạy bán sống bán chết.

8. Cái Tết của Mèo Con – Cái Tết đầu tiên

Sáng mồng một Tết, trời mát, Bống bế con Miu trong lòng, lấy cái dây băng đỏ, tết một cái nút hoa chung quanh cổ chú Mèo.

– Nào chị tết hoa đỏ cho Miu nào, để chị còn theo mẹ đi viếng mộ bố ở nghĩa trang liệt sĩ chứ!

– Ngheo ngheo.

Bà Bống cười bảo:

Lúc đi qua bếp, Mèo Con gọi to:

– Ngheo! Bác Nồi Đồng, chị Chổi ở nhà tôi đi chơi nhá.

– Ừ, đi thì đừng có chạy rông mà lạc. Hôm nay đông người lắm đấy!

– Tiểu thuyết: Xung kích, Vỡ bờ.– Tập thơ: Người chiến sĩ, Bài thơ Hắc Hải, Dòng sông xanh, Tia nắng– Ca khúc: Diệt phát xít, Người Hà Nội

Mẹ Bống dắt tay Bống ra đường. Gió thổi, bướm bay hoa nở. Những bụi tre xào xạc. Lúa non dưới ruộng phấp phới vẫy. Một đám người đi giữa đồng theo một lá cờ đỏ có ngôi sao vàng bay phần phật.

Ối chao, ngày Tết sao mà đẹp và vui thế. Mèo Con nằm trên khoanh tay của Bống, nghển đầu nhìn xung quanh, kêu ngheo ngheo.

Chú giải trong truyện Cái Tết của Mèo Con

[1] Vỉ buồm: đồ dùng để đậy thúng, rá, đan bằng cói.

[2] Bộ hạ (từ cũ): đám quân lính dưới quyền điều khiển của một viên tướng, một người chỉ huy. Ở đây chỉ đám chuột đi theo Chuột Cống.

[3] Dừ: nhừ (thức ăn nấu chín kĩ).

[4] Mỗ (từ cũ): ta, tôi (dùng để tự xưng); cũng còn dùng để thay thế cho một tên riêng, khi nói thẳng ra (ví dụ: ông Mỗ – cũng như hiện nay viết ông X, ông Y).

[5] Chống nẹ: chống nạnh (chống hai tay vào hông, tỏ vẻ kiêu hãnh hoặc thách thức đối phương).

[6] Khoắng: (kẻ trộm) vơ vét của cải, đồ đạc (ở đây chỉ việc bọn chuột đến phá phách, ăn vụng).

[7] Túy lúy: say rượu lắm; một bữa túy lúy: một bữa chén no say.

[8] Lâu la: đám quân của một tướng cướp.

[9] Chầu ông vải (khẩu ngữ): chết (ông vải hoặc ông bà ông vải: tổ tiên).

[10] Giáp lá cà: quân hai bên hoặc hai đối thủ xáp vào nhau để đánh bằng vũ khí cá nhân hoặc tay chân.

Nguyễn Đình Thi – Tác giả câu chuyện Cái Tết của Mèo Con

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003), quê ở làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, Hà Nội, thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực văn nghệ: làm thơ, viết truyện, kịch, soạn nhạc, viết phê bình lý luận văn học…

Năm 1996, Nguyễn Đình Thi được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).

Các tác phẩm nổi tiếng, gồm:

Truyện Cái Tết của Mèo Con viết cho thiếu nhi của Nguyễn Đình Thi từng được đưa vào sách giáo khoa lớp 6 để giảng dạy và được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích.

Truyện Cái Tết Của Mèo Con

Bà đi chợ về, vào đến sân nhà, bà gọi to: – Bống ơ… ơi! Cái Bống đâu rồi! Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm, nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà: – Bà ơi, bà mua quà gì cho cháu đấy? – Mày hư lắm, chẳng trông nhà cho bà để gà nó vào bới tung cả bếp. Bà giận bà chẳng cho quà đâu. Bống nhìn cái thúng đậy vỉ buồm. Chắc là trong ấy có cái bánh đa đường… Bỗng cái vỉ buồm động đậy. Ngheo… Bống mở tròn mắt… Ngheo… A! Con mèo, con mèo! Bà ơi, bà cho cháu nhá! Trong thúng, hai con mắt xanh sợ hãi, nhìn lên hấp háy. Chú mèo trắng nằm cuộn tròn kêu: “Ngheo, ngheo!” – Nào, Miu ra với chị nào! Bà cười bảo: – Con đem nó vào bếp, buộc vào cái kiềng gãy, vài hôm cho nó quen đi. Con khéo chăm cho nó chóng lớn để nó bắt chuột. Nhà dạo này lắm chuột quá Chú mèo con chẳng chịu ăn gì cả. Thấy sợi dây buộc vướng chân, mèo con chạy lồng ra lại bị giật lại bị giật lại: “Ngheo, ngheo, sao tôi lại không chạy được thế này!” Gần tối, mẹ Bống về, vào bếp hỏi: – Con mèo con ở đâu thế Bống? – Đừng con ạ, cứ để nó dưới bếp, nó kêu cho chuột sợ. Ừ, sắp Tết rồi, có con mèo cho chuột đỡ phá. Thế là đêm hôm ấy, mèo con phải ở một mình trong cái bếp lạ. Cả nhà đã ngủ say. Bếp tối om. Trong bóng tối, bỗng ngân lên một tiếng bùng boong. Mèo con sợ quá, đứng thót lên, xù lông và phì lên một tiếng. – Ái, ái, kìa chú làm gì thế! Tôi vừa chào chú mà chú đã làm dữ. – Bác Nồi Đồng ồm ồm nói. Chị Chổi đứng ở góc bếp đang rũ ra cười. Bác Nồi đồng hậm hực: – Thôi khéo chị, cứ cười đi, rồi chốc nữa tôi mách ông Chuột Cống, ông ấy nhay cho nát mới biết thân. – Ngheo, Chuột Cống là đứa nào mà ác thế? – Thôi, chú đừng hỏi nữa, lúc nữa khắc biết. Mèo con nằm hồi hộp không ngủ được. Gần nữa đêm, bỗng chung quanh bếp rúc rích hết cả. Chín mười thằng Chuột Nhắt chui qua cái lỗ thủng ở chân vách chạy túa vào. – Ôi, eo ôi, có mèo! Vừa lúc ấy xông lên một mùi hôi nồng nặc. Từ cái lỗ ở chân vách chui vào một con vật đen sì, lù lù bằng cái bắp chuối, mõm nhọn hoắt, lông ướt ròng ròng nước cống. Nó trợn mắt, nhe ra những chiếc răng nhọn, cười mũi: Miu con lùi mãi vào sát vách, bốn chân chú run cả lên. Chuột cống bò đến gần, nghếch mõm cười ngất: – Chú mình sắp đái dầm rồi hay sao thế? Thôi, biết điều thì đứng yên đấy, ta tha chết. Hễ ngọ nguậy, ta chỉ đớp một răng là mày ngoẻo không kịp ngáp. Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: – Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng có gì chén được không? Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại, húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra: – Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế, vừa dừ vừa thơm! – Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất! Cả đám chuột đánh chén no nê. Chuột Cống bụng căng lên, khịt khịt đến bên chị Chổi quát: – Cái con này, sao thấy mỗ mà dám chống nạnh đứng đấy hả? Mày láo thật! Chuột Cống cắn luôn chị Chổi giật ngã xuống. Chị Chổi vừa kêu vừa rủa: – Tao làm gì mày mà mày nhay tao hả Chuột Cống kia? Mày ác thế rồi có ngày phải tội với giời! Cả bọn chuột, thằng nào thằng nấy mép béo nhờn. Chuột Cống đứng giữa vểnh ria lên khoái lắm. Lũ chuột Nhắt vừa nhảy vừa hát: Chít chít, chúng ta là họ chuột Đuôi chúng ta dài răng nhọn hoắt Cá thịt hay thóc lúa ngô khoai Họ Chuột ta đây đều ăn tuốt – Nào, Chuột Cống, ông anh hát đi! Hát đi cho chúng em nghe! – Đàn chuột vỗ bụng múa đuôi cười reo to. Chuột Cống phình bụng, khệnh khạng vuốt ria, ngoáy đuôi rồi cất tiếng rè rè: Ta là chuột cống Mõm nhọn lông xù Đời ta hôi thối Nhưng cái bụng ta to! Hô hô! Một lúc, Chuột Cống nhỏm dậy: Đàn chuột lục tục kéo nhau đi hết. Trong bếp lại im phắc. Hai mắt Mèo Con vẫn sáng xanh lè. Nhưng lúc này nó không run nữa mà xấu hổ và tức giận. Lũ chuột! Chúng mày cười hô hô rồi có lúc chúng mày khóc hu hu. Ngheo. Mèo con kêu lên một tiếng, trời vừa sáng. Bà Bống bước vào bếp và kêu lên: – Thôi, Chuột nó ăn vục hỏng cả rồi! Bóng cũng ở trên nhà chạy xuống: – Thế con miu của cháu có sao không hả bà? – Con Miu chẳng được tích sự gì cả. Chết thật! Tết nhất đến nơi mà cái bọn giặc chuột nó phát thế này thì đồ ăn thức đựng cất đâu cho được! – Bà cụ gắt. Ngheo! Mèo con chỉ kêu, không biết trả lời thế nào. Nhưng cái bống không giận Mèo Con. Nó lấy cơm và ít cá kho còn vãi lại cho Mèo. Chú đã đói mềm, đánh một mạch hết veo. Bống cởi dây, Mèo con chạy vụt ra sân. Mặt trời đã lên cao, mèo con tìm một chỗ nắng ấm nằm sưởi. Nó lim dim mắt, gừ gừ, nghĩ lại chuyện đêm qua… Xoẹt, xoẹt. Một cái gì đập vào đầu Mèo Con làm chú ta choàng tỉnh dậy: – Ngheo… Cái gì đấy? À, chào chị Chổi, thằng Chuột Cống hôm qua nó lôi chị đi tận đâu? Mèo con nhảy chồm lên, vờn chung quanh, thò vuốt ra rứt rứt mấy sợ rơm khô của chị Chổi. – Nhãi con, xê ra cho tao quét. – Gớm, chị khỏe thế sao hôm qua không đập cho thằng chuột cống một cái? – Xê ra nào! Chị Chổi lại loẹt xoẹt quét qua. Mèo con nghĩ thầm: “Tại chị Chổi chị ấy sợ thằng Chuột Cống quá đấy thôi, cũng như mình yếu bóng vía thành ra cứ rúm ró cả người, đến nỗi không kêu được nữa.” Chạy chán, Mèo con lại rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Mèo con chồm ra. Hụt rồi! Bướm đập cánh bay lên cao, cười: – Ê, ê, tẽn chưa! Mèo con nhảy một cái thật cao theo rồi cuộn tròn lăn lông lốc giữa sân, cho đến lúc chạm bịch vào gốc cau. – Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về thế? – Cây Cau lắc lư chỏm lá trên cao tít hỏi xuống. – Rì rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào! Mèo con ôm ngay lấy thân cau trèo nhanh thoăn thoắt. Rồi chú ngứa vuốt, cào cào thân cau sồn sột. – Ấy, ấy, chú làm xước cả mình tôi rồi. Để vuốt sắc mà bắt chuột chứ! – Cây Cau kêu lên. Mèo con tiu nghỉu cúp tai lại tụt xuống đất. Mèo con lại nằm dài sưởi nắng và ngẫm nghĩ… Kìa kìa, một con bọ gì đang lủi nhanh qua sân. Mèo con vút lên, chặn một chân lên lưng nó và ghé mũi phập phồng đánh hơi. – Xì, anh chàng nào mà hôi thế? Ban ngày ban mặt anh đi đâu mà lấm lét vậy? – Úi úi, em là Gián Đất đây! Anh tha cho em. Cái thân phận vừa nhỏ vừa yếu như em mà không lủi khéo thì sống yên thân thế nào được! Mình bé thì mình phải sợ kẻ nào lớn hơn mình. Anh đến hỏi cậu Cóc Tía kia mà xem. Cậu Cóc Tía bé bằng nửa nắm tay đang ngồi nghiến răng cạnh hàng rào. Thấy Mèo con đi tới, cậu lồi hai mắt ra, nhìn trân trân. – À, ra cậu là Cóc Tía, cậu ông Giời đấy! Cậu bé thế, có sợ tôi không? – Việc gì mà sợ! – Thảo nào, người ta bảo cậu có cái gan to lắm – Gan ta có gì mà to? – Thế sao cậu không sợ? Gián Đất hắn bảo ai mà nhỏ yếu thì phải sợ kẻ khác cơ mà? – Cái thằng ấy nó chỉ rúc vào các xó xỉnh mà ăn bẩn cho nên gặp ai nó cũng khiếp! Còn như ta, ngày ngày ta đi bắt muỗi trừ sâu, ta sống ngay thẳng việc gì mà sợ ai. Vả lại cứ sợ thì ngồi mà nhịn đói. Như trong vườn này có thằng Hổ Mang rất ác, chả lẽ ta không dám vào vườn bắt sâu à? Nó gian ác, nó mới phải sợ ta chứ! Mấy hôm sau, Mèo con đã thuộc tất cả các ngóc ngách từ trên nhà xuống bếp, từ trong sân ra đến ngoài vườn. Đến chỗ nào cũng có những cuộc gặp gõ, những câu chuyện làm cho Mèo con ngẫm nghĩ. Cả ngày chú chạy chơi cho đến lúc nào nghe Bống gọi: – Miu Miu về ăn cơm. Bữa trưa ấy, Mèo con lại nằm lim dim mắt sưởi nắng trên thềm nhà. Mẹ Bống đang xay cối thóc ù ù, rào rào. Mấy chú gà con chiếp chiếp xúm xít đến nhặt những hạt thóc vãi. Bỗng trong chuồng gà nghe quác một tiếng thật to. Quác Quác, gà mẹ từ trong chuồng kêu thất thanh, xòa cánh nhảy tót ra ngoài. Mèo con bỗng lạnh người. Một con rắn đang bạnh to cổ, lắc lư cất cao đầu, trườn mình lên ổ trứng gà đang ấp. Gà mẹ mắt long lên, đuôi và cánh xù to, cuống quýt: – Quác quác! Cậu Miu ơi! Cậu cứu lấy ổ trứng của tôi. Miu không kịp suy nghĩ gì, nhảy chồm lên giữa mình Hổ Mang. Phịch, cả hai con đều rơi xuống đất.

Hổ Mang cổ càng bạnh to, lưỡi thè ra hằn học: – Thằng ranh, mày muốn chết sẽ được chết! Vút, cái đầu rắn lao thẳng tới Mèo con quật đuôi, nhảy sang bên tránh được: – Phì, tao sẽ bẻ gãy xương sống mày. Mèo con lông dựng đứng lên, răng nanh nhe ra, vuốt nhọn thủ sẵn ở cả bốn chân. Vút, rắn lại lao cái nữa. Mèo con lại vừa vặn tránh được. – Quác, quác, cậu phải nhảy vòng tròn thì nó mới không mổ kịp. Gà mẹ ở ngoài kêu to lên. Mèo con được mách nước, cứ chồm chồm nhảy tròn xung quanh. Hổ Mang cố xoay theo, đầu lắc lư, nhưng nó không mổ được cái nào nữa. Bỗng chát một tiếng, Hổ Mang gục đầu xuống, quằn quại định chuồn đi. Chát một tiếng nữa, Hổ Mang đã gãy sống lưng, nằm thẳng đờ. Mẹ Bống tay cầm cái đòn gánh nện cho cái nữa giập đầu con rắn độc. Gà mẹ lục cục nhảy lên chuồng xem ổ trứng có việc gì không Bống ở trên nhà chạy xuống, bế Mèo con lên: – Úi chao, tí nữa rắn nó mổ chết Miu của chị. Mẹ Bống bảo: Con Miu này thế mà gan, nó đánh nhau mãi với con rắn đấy! Sau bữa mèo con đánh nhau với Hổ Mang, bác Nồi Đồng có vẻ nể chú ta lắm. – Bùng boong, này cậu Miu có dám đánh nhau với Chuột Cống không? – Đánh chứ! – Ghê nhỉ! – Cậu Miu ơi, hôm nay bà Bống đi chợ Tết đấy. – Tết là cái gì? – Bùng boong, Tết là Tết chứ còn là cái gì. Rõ chán! Chị Chổi cười rũ ra, giảng thêm: – Chú ấy còn bé quá, đã qua Tết nào đâu mà biết. Tết là ngày đầu năm chú hiểu chưa? Ai cũng nghỉ, mặc áo đẹp đi chơi, nhà nào cũng luộc bánh chưng, gói giò, nấu chè, trồng cây nêu để mừng năm mới. Tết vui lắm! Đấy rồi vài hôm chú sẽ thấy. – Ngheo, thế thì thích nhỉ! Nhưng hôm nọ thằng Chuột Cống nó đã hẹn gần Tết nó quay về làm một mẻ kia mà! – Ối ối! Cậu nói làm tôi sợ toát cả mồ hôi rồi! – Bác Nồi Đồng bưng mặt, mồ hôi nhỏ giọt long tong. Mèo con bảo: – Không sợ. Lần này chúng nó đến, tôi sẽ không để yên. Nhưng mà cả bác, cả chị Chổi cũng phải đánh nhau với chúng nó chứ. Tại mình cứ sợ, nó mới làm ngang ngược vậy. Chị Chổi có vẻ suy nghĩ. Bác Nồi Đồng thì nói nước đôi: – Ừ, để tôi xem đã… Tối hôm sau. Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng Chuột Cống sẽ đến. Có lúc Mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau. Nhưng lại có lúc Mèo con lại rợn. Thằng Chuột Cống ấy to quá, và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình Mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh Mèo con đâu! Gió vẫn thổi, mưa vẫn rơi lộp độp. Chít chít… Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đầy bếp, chạy lung tung. – A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng Nồi Đồng trước đã. Bác Nồi Đồng run lập cập trên cái chạn cao. – Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi. Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia. – Ngoao! Gừ! – Ối, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn – Khịt khịt, cái gì thế, mấy cái thằng này? Mùi hôi xông lên nồng nặc. Chuột Cống lù lù bò vào. Lũ chuột lâu la thấy có tướng đến thì hoàn hồn lại và xôn xao cả lên: Chuột Cống rung đuôi tiến lại: – Thế nào, chú mày đấy à? Muốn sống thì ra khỏi bếp ngay, tao làm phúc tha cho. Lúc nào chúng tao ăn xong, tao sẽ gọi vào chia cho mày một góc cá kho mà ăn tết. Còn nếu mày bướng thì tao cắn cổ mày chết ngay. Mày hỏi con mẹ Chổi và thằng Nồi Đồng kia xem, tao đã cắn cổ chết mấy thằng mèo còn to hơn mày kia! Bác Nồi Đồng trên chạn nói vọng xuống: – Đúng đấy, hừ hừ, đúng đấy cậu Miu ạ. – Ngoao, thằng ăn cắp, mày dám dụ dỗ ta làm cái việc bẩn thỉu của mày à? Mày hối lỗi đi, rồi tao tha cho mày về chầu ông vải. Mèo con biết kẻ thù to khỏe hơn, nếu vật giáp lá cà thì không thể chống lại nổi. Nhớ lại miếng võ học được hôm đánh rắn Hổ Mang, Mèo con tát một cái đúng mõm Chuột Cống rồi nhảy chồm vọt qua. Chuột Cống bị vuốt mèo cào rách một miếng da, mũi chảy máu. Nhưng đã quen nhiều trận, Chuột Cống không hề nao núng, quay lại cứ lùi lũi xông lên. Hai bên càng đánh càng hăng. Mèo và Chuột quần nhau tung cả gio bếp bụi mù. Chuột Cống đứng lù lù, rình lúc nào Mèo con hở cơ, nó chỉ cắn đúng cổ một cái là phải chết tươi. Mèo con thì thoăn thoắt, nhảy bên này, vọt bên kia, đánh nhiều đòn trúng vào mõm kẻ địch và cào nó xây xát. Chuột cống đã say đòn, máu me bê bết cả mõm, nó càng như điên lên. Mèo con cũng đã bị mấy răng, chảy máu ở mình loang lổ cả lông trắng. Nguy rồi, Mèo con vấp phải một cái gộc tre, loạng choạng. Chuột Cống đã thấy ngay, lao đến. Mèo Con bị vật ngã ngửa ra, bọn Chuột con rú hết cả lên, nhảy cẫng: – Thôi, thằng Mèo chết rồi! Chết rồi! – Ngoao! Mèo con co hai chân sau cố đẩy mõm Chuột Cống ra. Chuột Cống nhe răng nhọn hoắt cười khà: – Khịt khịt, thôi mày chạy đằng giời con ạ! Bỗng bốp. Một cái gì giáng xuống lưng Chuột Cống làm nó giật nảy mình. Chị Chổi từ nãy vẫn nín thở đứng ở góc bếp. Thấy chú Miu nguy quá, chị quên cả sợ, lấy hết sức quật thằng kẻ cướp một cái. Bác Nồi Đồng trên chạn cũng lao ngay vung xuống, loảng xoảng, loảng xoảng. Liền hai đòn bất ngờ làm cho Chuột Cống lúng túng. Trong lúc Chuột Cống hoảng hốt, Mèo con đã nhanh như cắt thò vuốt nhọn, móc thật mạnh vào cái bụng trắng hếu của Chuột Cống. – Khịt khịt, thôi chết tôi rồi! Chuột Cống bị móc thủng bụng, lảo đảo. Mèo con ngoao một tiếng to, tát luôn mấy cái nữa. Chuột Cống lăn kềnh. Bùng boong, bùng boong. Bác Nồi Đồng múa ở trên chạn. Ngoao, ngoao! Mèo con quắc mắc. Chuột Cống cố ngóc đầu dậy toan chạy. Nhưng nó lại bị Mèo con cho một cái tát nữa, những vuốt sắc cắm vào mặt, khiến Chuột Cống gục hẳn. Ngoao ngoao! Mèo con đuổi mãi, lũ chuột chạy bán sống bán chết. …… Sáng mồng một Tết, trời mát. Bống bế con Miu trong lòng, lấy dây băng đỏ tết một cái nút hoa chung quanh cổ chú Mèo. – Nào, chị tết hoa đỏ cho Miu nào, để chị còn theo mẹ đi viếng mộ bố ở nghĩa trang liệt sĩ chứ! – Ngheo, ngheo! Bà Bống cười bảo: Lúc đi qua bếp, Mèo con gọi to: – Ngheo! Bác Nồi Đồng, chị Chổi ở nhà, tôi đi chơi nhá! – Ừ, đi thì đừng có chạy rông mà lạc. Hôm nay đông người lắm đấy! Mẹ Bống tay dắt Bống ra đường. Gió thổi, bướm bay, hoa nở. Những bụi tre xào xạc. Lúa non dưới ruộng phấp phới vẫy. Một đám người đi giữa đồng theo một lá cờ đỏ có ngôi sao vàng bay phần phật. Ối chao, ngày Tết sao mà đẹp và vui thế! Mèo con nằm trên tay Bống, nghển đầu nhìn xung quanh, kêu ngheo ngheo.

Từ “Cái Tết Của Mèo Con” Tới Cái Tết Của… Nguyễn Đình Thi :: Suy Ngẫm &Amp; Tự Vấn :: Chúngta.com

Giản dị nhưng trong trẻo và đầy cảm xúc, Cái Tết của mèo con là tác phẩm duy nhất mà cố nhà văn Nguyễn Đình Thi viết tặng thiếu nhi trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Ít ai biết, câu chuyện được đưa vào SGK này đã lấy “nguyên mẫu” từ một chú mèo thật, với những con người thật…

50 năm sau khi Cái Tết của mèo conra đời, TT&VH tìm gặp nhà văn Nguyễn Đình Chính, con trai cố tác giả, để nghe anh kể về câu chuyện này:

1. Cha tôi viết cuốn truyện đồng thoại này khi về ăn Tết tại Hải Phòng năm 1961. Khi đó, ông sống tại Hà Nội với dì, còn ba anh em chúng tôi được bà nội nuôi tại Hải Phòng. Nhà rất rộng, đủ cả sân vườn, ao cá, lại có một gian bếp lớn với chạn bát, chổi bếp, nồi đồng và là nơi tung hoành của một đàn chuột khổng lồ – hệt như những gì được nhắc tới trong Cái Tết của mèo con.

Ngày cha về, bà tôi ra chợ mua một con mèo tam thể. Tối, mèo được buộc vào chạn bếp để đuổi chuột. Để rồi, hôm sau, nồi thức ăn vẫn bị chuột làm tung tóe, mèo ta chúi vào một góc, run lẩy bẩy hàng giờ. Tôi cáu, đá mèo rồi mắng: Ăn hại! Cha cười: Nó còn bé quá thôi. Lớn lên, con mèo này bắt chuột ác lắm đây… Mọi người không tin, nhưng Thùy Như em gái tôi vốn yêu mèo nên vẫn bồng nó lên, quấn quýt tới hết ngày.

Tối, cha cặm cụi ngồi viết. Mỗi lần về nhà, ông vẫn đều đặn dành thời gian ngồi bên bàn làm việc như vậy. Chỉ 2 hôm sau, ông gọi chúng tôi lại rồi đọc câu chuyện đồng thoại vừa hoàn thành. Chuyện kể về một chú mèo con về nhà mới trong dịp cuối năm. Từ lúc nhìn cảnh vật và cái Tết sắp đến bằng đôi mắt trong veo ngơ ngác, dần dần, cũng tới lúc mèo ta “người lớn” hơn, biết yêu ghét rõ ràng, biết vượt qua nỗi sợ của bản thân để căm thù cái ác…

Nghe chuyện, cả nhà nhận ra khung cảnh của ngôi nhà mình với những mèo con, nồi đồng, cây cau, đàn chuột… Anh em chúng tôi thích lắm, nhất là Thùy Như, bởi mỗi đoạn nhắc tới em bé gái trong nhà của mèo con, cha tôi lại dừng và cắt nghĩa: Đấy, cái Như. Chỉ có bà nội tôi chê: Bố mày là nhà văn nên khéo đặt chuyện, mèo nhà mình đã bắt chuột bao giờ…

Nhà văn Nguyễn Đình Thi, tác giả của Cái Tết của mèo con

2. Vài tháng sau, Cái Tết của mèo conđược in tại NXB Kim Đồng. Cha tôi lại kì cạch gửi từ Hà Nội xuống cho mỗi con một quyển. Rồi mãi tới những năm sau này, trong những lần tái bản, cha tôi đều tặng sách cho các con, các cháu trong nhà. Trẻ nhỏ trong gia đình thích lắm, mỗi lần gặp ông nội đều cầm cuốn sách ấy lên bập bẹ đánh vần…

50 năm, Cái Tết của mèo con đã được NXB Kim Đồng in lại nhiều lần, thậm chí từng được đưa vào sách giáo khoa lớp 6 để giảng dạy. Dựa theo câu chuyện, năm 1965, đạo diễn Ngô Mạnh Lân cũng đã dựng bộ phim hoạt họa đen trắng Mèo con tại xưởng phim hoạt họa Việt Nam và giành một số giải thưởng quốc tế.

Cha và bà nội tôi đã mất từ lâu, cô em gái Thùy Như đến giờ cũng đã ở tuổi về hưu sau nhiều năm làm kỹ sư bưu điện. Nhưng thường trực trong tôi là câu hỏi: Cơ duyên nào khiến cha lần đầu tiên và duy nhất viết cho thiếu nhi trong suốt đời cầm bút của mình? Những năm đó, ông đang làm Tổng thư ký Hội Nhà văn VN và thường xuyên trong tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng vì những diễn biến trong đời sống văn học. Yêu trẻ con, nhưng cha tôi gần như không bao giờ có dịp sống cùng các con kể từ năm 1945. Phải chăng, những ngày Tết 1961 là cơ hội hiếm hoi để ông thấy ấm áp, thư thái khi ngồi trong gia đình và có đủ rung cảm để viết nên câu chuyện ấy?

Cái tết của mèo con Nguyễn Đình Thi

Bà đi chợ về, vào đến sân nhà, bà gọi to:- Bống ơ… ơi! Cái Bống đâu rồi!

Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm, nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà:

– Bà ơi, bà mua quà gì cho cháu đấy?

– Mày hư lắm, chẳng trông nhà cho bà để gà nó vào bới tung cả bếp. Bà giận bà chẳng cho quà đâu.

Bống nhìn cái thúng đậy vỉ buồm. Chắc là trong ấy có cái bánh đa đường… Bỗng cái vỉ buồm động đậy. Ngheo… Bống mở tròn mắt… Ngheo…

– A! Con mèo, con mèo! Bà ơi, bà cho cháu nhá!

Trong thúng, hai con mắt xanh sợ hãi, nhìn lên hấp háy. Chú mèo trắng nằm cuộn tròn kêu: “Ngheo, ngheo!”

– Nào, Miu ra với chị nào!

Bà cười bảo:

– Con đem nó vào bếp, buộc vào cái kiềng gãy, vài hôm cho nó quen đi. Con khéo chăm cho nó chóng lớn để nó bắt chuột. Nhà dạo này lắm chuột quá

Chú mèo con chẳng chịu ăn gì cả. Thấy sợi dây buộc vướng chân, mèo con chạy lồng ra lại bị giật lại bị giật lại: “Ngheo, ngheo, sao tôi lại không chạy được thế này!”

Gần tối, mẹ Bống về, vào bếp hỏi:

– Con mèo con ở đâu thế Bống?

– Đừng con ạ, cứ để nó dưới bếp, nó kêu cho chuột sợ. Ừ, sắp Tết rồi, có con mèo cho chuột đỡ phá.

Thế là đêm hôm ấy, mèo con phải ở một mình trong cái bếp lạ.

Cả nhà đã ngủ say. Bếp tối om. Trong bóng tối, bỗng ngân lên một tiếng bùng boong.

Mèo con sợ quá, đứng thót lên, xù lông và phì lên một tiếng.

– Ái, ái, kìa chú làm gì thế! Tôi vừa chào chú mà chú đã làm dữ. – Bác Nồi Đồng ồm ồm nói.

Chị Chổi đứng ở góc bếp đang rũ ra cười. Bác Nồi đồng hậm hực:

– Thôi khéo chị, cứ cười đi, rồi chốc nữa tôi mách ông Chuột Cống, ông ấy nhay cho nát mới biết thân.

– Ngheo, Chuột Cống là đứa nào mà ác thế?

– Thôi, chú đừng hỏi nữa, lúc nữa khắc biết.

Mèo con nằm hồi hộp không ngủ được. Gần nữa đêm, bỗng chung quanh bếp rúc rích hết cả. Chín mười thằng Chuột Nhắt chui qua cái lỗ thủng ở chân vách chạy túa vào.

– Ôi, eo ôi, có mèo!

Vừa lúc ấy xông lên một mùi hôi nồng nặc. Từ cái lỗ ở chân vách chui vào một con vật đen sì lù lù bằng cái bắp chuối, mõm nhọn hoắt, lông ướt ròng ròng nước cống. Nó trợn mắt, nhe ra những chiếc răng nhọn, cười mũi:

Miu con lùi mãi vào sát vách, bốn chân chú run cả lên. Chuột cống bò đến gần, nghếch mõm cười ngất:

– Chú mình sắp đái dầm rồi hay sao thế? Thôi, biết điều thì đứng yên đấy, ta tha chết. Hễ ngọ nguậy, ta chỉ đớp một răng là mày ngoẻo không kịp ngáp.

Chuột Cống chùi bộc râu và gọi đám bộ hạ:

– Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng có gì chén được không?

Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại, húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra:

– Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế, vừa dừ vừa thơm!

– Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!

Cả đám chuột đánh chén no nê. Chuột Cống bụng căng lên, khịt khịt đến bên chị Chổi quát:

– Cái con này, sao thấy mỗ mà dám chống nạnh đứng đấy hả? Mày láo thật!

Chuột Cống cắn luôn chị Chổi giật ngã xuống. Chị Chổi vừa kêu vừa rủa:

– Tao làm gì mày mà mày nhay tao hả Chuột Cống kia? Mày ác thế rồi có ngày phải tội với giời!Cả bọn chuột, thằng nào thằng nấy mép béo nhờn. Chuột Cống đứng giữa vểnh ria lên khoái lắm. Lũ chuột Nhắt vừa nhảy vừa hát:

Chít chít, chúng ta là họ chuộtĐuôi chúng ta dài răng nhọn hoắtCá thịt hay thóc lúa ngô khoaiHọ Chuột ta đây đều ăn tuốt

– Nào, Chuột Cống, ông anh hát đi! Hát đi cho chúng em nghe! – Đàn chuột vỗ bụng múa đuôi cười reo to.

Chuột Cống phình bụng, khệnh khạng vuốt ria, ngoáy đuôi rồi cất tiếng rè rè:

Ta là chuột cốngMõm nhọn lông xùĐời ta hôi thốiNhưng cái bụng ta to! Hô hô!

Một lúc, Chuột Cống nhỏm dậy:

Đàn chuột lục tục kéo nhau đi hết. Trong bếp lại im phắc. Hai mắt Mèo Con vẫn sáng xanh lè. Nhưng lúc này nó không run nữa mà xấu hổ và tức giận. Lũ chuột! Chúng mày cười hô hô rồi có lúc chúng mày khóc hu hu. Ngheo. Mèo con kêu lên một tiếng, trời vừa sáng.

Bà Bống bước vào bếp và kêu lên:

– Thôi, Chuột nó ăn vục hỏng cả rồi!

Bóng cũng ở trên nhà chạy xuống:

– Thế con miu của cháu có sao không hả bà?

– Con Miu chẳng được tích sự gì cả. Chất thật! Tết nhất đến nơi mà cái bọn giặc chuột nó phát thế này thì đô ăn thức đựng cất đâu cho được! – Bà cụ gắt.

Ngheo! Mèo con chỉ kêu, không biết trả lời thế nào.

Nhưng cái bống không giận Mèo Con. Nó lấy cơm và ít cá kho còn vãi lại cho Mèo. Chú đã đói mềm, dánh một mạch hết veo.

Bống cởi dây, Mèo con chạy vụt ra sân. Mặt trời đã lên cao, mèo con tìm một chỗ nắng ám nằm sưởi. Nó lim dim mắt, gừ gừ, nghĩ lại chuyện đêm qua…

Xoẹt, xoẹt. Một cái gì đập vào đầu Mèo Con làm chú ta choàng tỉnh dậy:

– Ngheo… Cái gì đấy? À, chào chị Chổi, thằng Chuột Cống hôm qua nó lôi chị đi tận đâu?

Mèo con nhảy chồm lên, vờn chung quanh, thò vuốt ra rứt rứt mấy sợ rơm khô của chị Chổi.

– Nhãi con, xê ra cho tao quét.

– Gớm, chị khỏe thế ao hôm qua không đập cho thằng chuột cống một cái?

– Xê ra nào!

Chị Chổi lại loẹt xoẹt quét qua. Mèo con nghĩ thầm: “Tại chị Chổi chị ấy sợ thằng Chuột Cống quá đấy thôi, cũng như mình yếu bóng vía thành ra cứ rúm ró cả người, đến nỗi không kêu được nữa.”

Chạy chán, Mèo con lại rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Mèo con chồm ra. Hụt rồi! Bướm đập cánh bay lên cao, cười:

– Ê, ê, tẽn chưa!

Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm rồi cuộn tròn lăn lông lốc giữa sân, cho đến lúc chạm bịch vào gốc cau.

– Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về thế? – Cây Cau lắc lư chỏm lá trên cao tít hỏi xuống.

– Rì rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào!

Mèo con ôm ngay lấy thân cau trèo nhanh thoăn thoắt. Rồi chú ngứa vuốt, cào cào thân cau sồn sột.

– Ấy, ấy, chú làm xước cả mình tôi rồi. Để vuốt sắc mà bắt chuột chứ! – Cây Cau kêu lên. Mèo con tiu nghỉu cúp tai lại tụt xuống đất.

Mèo con lại nằm dài sưởi nắng và ngẫm nghĩ…

Kìa kìa, một con bọ gì đang lủi nhanh qua sân. Mèo con vút lên, chặn một chân lên lưng nó và ghé mũi phập phồng đánh hơi.

– Xì, anh chàng nào mà hôi thế? Ban ngày ban mặt anh đi đâu mà lấm lét vậy?

– Úi úi, em là Gián Đất đây! Anh tha cho em. Cái thân phận vừa nhỏ vừa yếu như em mà không lủi khéo thì sống yên thân thế nào được! Mình bé thì mình phải sợ kẻ nào lớn hơn mình. Anh đến hỏi cậu Cóc Tía kia mà xem.

Cậu Cóc Tía bé bằng nửa nắm tay đang ngồi nghiến răng cạnh hàng rào. Thấy Mèo con đi tới, cậu lồi hai mắt ra, nhìn trân trân.

– À, ra cậu là Cóc Tía, cậu ông Giời đấy! Cậu bé thế, có sợ tôi không?

– Việc gì mà sợ!

– Thảo nào, ngừoi ta bảo cậu có cái gan to lắm

– Gan ta có gì mà to?

– Thế sao cậu không sợ? Gián Đất hắn bảo ai mà nhỏ yếu thì phải sợ kẻ khác cơ mà?

– Cái thằng ấy nó chỉ rúc vào các xó xỉnh mà ăn bẩn cho nên gặp ai nó cũng khiếp! Còn như ta, ngày ngày ta đi bắt muỗi trừ sâu, ta sống ngay thẳng việc gì mà sợ ai. Vả lại cứ sợ thì ngồi mà nhịn đói. Như trong vườn này có thằng Hổ Mang rất ác, chả lẽ ta không dám vào vườn bắt sâu à? Nó gian ác, nó mới phải sợ ta chứ!Mấy hôm sau, mèo con đã thuộc tất cả các ngóc ngách từ trên nhà xuống bếp, từ trong sân ra đến ngoài vườn. Đến chỗ nào cũng có những cuộc gặp gõ, những câu chuyện làm cho Mèo con ngẫm nghĩ. Cả ngày chú chạy chơi cho đến lúc nào nghe Bống gọi:

– Miu Miu về ăn cơm.

Bữa trưa ấy, mèo con lại nằm lim dim mắt sưởi nắng trên thềm nhà. Mẹ Bống đang xay cối thóc ù ù, rào rào. Mấy chú gà con chiếp chiếp xúm xít đến nhặt những hạt thóc vãi.

Bỗng trong chuồng gà nghe quác một tiếng thật to. Quác Quác, gà mẹ từ trong chuồng kêu thất thanh, xòa cánh nhảy tót ra ngoài.

Mèo con bỗng lạnh người. Một con rắn đang bạnh to cổ, lắc lư cất cao đầu, trườn mình lên ổ trứng gà đang ấp.

Gà mẹ mắt long lên, đuôi và cánh xù to, cuống quýt:

– Quác quác! Cậu Miu ơi! Cậu cứu lấy ổ trứng của tôi.

Miu không kịp suy nghĩ gì, nhảy chồm lên giữa mình Hổ Mang. Phịch, cả hai con đều rơi xuống đất.

Hổ Mang cổ càng bạnh to, lưỡi thè ra hằn học:

– Thằng ranh, mày muốn chết sẽ được chết!

Vút, cái đầu rắn lao thẳng tới

Mèo con quật đuôi, nhảy sang bên tránh được:

– Phì, tao sẽ bẻ gãy xương sống mày.

Mèo con lông dựng đứng lên, răng nanh nhe ra, vuốt nhọn thủ sẵn ở cả bốn chân.

Vút, rắn lại lao cái nữa. Mèo con lại vừa vặn tránh được.

– Quác, quác, cậu phải nhảy vòng tròn thì nó mới không mổ kịp.

Gà mẹ ở ngoài kêu to lên. Mèo con được mách nước, cứ chồm chồm nhảy tròn xung quanh. Hổ Mang cố xoay theo, đầu lắc lư, nhưng nó không mổ được cái nào nữa.

Bỗng chát một tiếng, Hổ Mang gục đầu xuống, quằn quại định chuồn đi. Chát một tiếng nữa, Hổ Mang đã gãy sống lưng, nằm thẳng đờ. Mẹ Bống tay cầm cái đòn gánh nện cho cái nữa giập đầu con rắn độc.

Gà mẹ lục cục nhảy lên chuồng xem ổ trứng có việc gì không

Bống ở trên nhà chạy xuống, bế Mèo con lên:

– Úi chao, tí nữa rắn nó mổ chết Miu của chị.

Mẹ Bống bảo: Con Miu này thế mà gan, nó đánh nhau mãi với con rắn đấy!

Sau bữa mèo con đánh nhau với Hổ Mang, bác Nồi Đồng có vẻ nể chú ta lắm.

– Bùng boong, này cậu Miu có dám đánh nhau với Chuột Cống không?

– Đánh chứ!

– Ghê nhỉ!

– Cậu Miu ơi, hôm nay bà Bống đi chợ tết đấy.

– Tết là cái gì?

– Bùng boong, Tết là Tết chứ còn là cái gì. Rõ chán!

Chị Chổi cười rũ ra, giảng thêm:

– Chú ấy còn bé quá, đã qua tết nào đâu mà biết. Tết là ngày đầu năm chú hiểu chưa? Ai cũng nghỉ, mặc áo đẹp đi chơi, nhà nào cũng luộc bánh chưng, gói giò, nấu chè, trồng cây nêu để mừng năm mới. Tết vui lắm! Đấy rồi vài hôm chú sẽ thấy.

– Ngheo, thế thì thích nhỉ! Nhưng hôm nọ thằng Chuột Cống nó đã hẹn gần Tết nó quay về làm một mẻ kia mà!

– Ối ối! Cậu nói làm tôi sợ toát cả mồ hôi rồi! – Bác Nồi Đồng bưng mặt, mồ hôi nhỏ giọt long tong.

Mèo con bảo:

– Không sợ. Lần này chúng nó đến, tôi sẽ không để yên. Nhưng mà cả bác, cả chị Chổi cũng phải đánh nhau với chúng nó chứ. Tại mình cứ sợ, nó mới làm ngang ngược vậy.

Chị Chổi có vẻ suy nghĩ. Bác Nồi Đồng thì nói nước đôi:

– Ừ, để tôi xem đã…

Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng Chuột Cống sẽ đến. Có lúc Mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhưng lại có lúc Mèo con lại rợn. Thằng Chuột Cống ấy to quá, và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình Mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh Mèo con đâu!

Gió vẫn thổi, mưa vẫn rơi lộp độp. Chít chít… Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đầy bếp, chạy lung tung.

– A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng Nồi Đồng trước đã.

Bác Nồi Đồng run lập cập trên cái chạn cao.

– Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

– Ngoao! Gừ!

– Ối, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn

– Khịt khịt, cái gì thế, mấy cái thằng này?

Mùi hôi xông lên nồng nặc. Chuột Cống lù lù bò vào. Lũ chuột lâu la thấy có tướng đến thì hoàn hồn lại và xôn xao cả lên:

Chuột Cống rung đuôi tiến lại:

– Thế nào, chú mày đấy à? Muốn sống thì ra khỏi bếp ngay, tao làm phúc tha cho. Lúc nào chúng tao ăn xong, tao sẽ gọi vào chia cho mày một góc cá kho mà ăn tết. Còn nếu mày bướng thì tao cắn cổ mày chết ngay. Mày hỏi con mẹ Chổi và thằng Nồi Đồng kia xem, tao đã cắn cổ chết mấy thằng mèo còn to hơn mày kia!

Bác Nồi Đồng trên chạn nói vọng xuống:

– Đúng đấy, hừ hừ, đúng đấy cậu Miu ạ.

– Ngoao, thằng ăn cắp, mày dám dụ dỗ ta làm cái việc bẩn thỉu của mày à? Mày hối lỗi đi, rồi tao tha cho mày về chầu ông vải.

Mèo con biết kẻ thù to khỏe hơn, nếu vật giáp lá cà thì không thể chống lại nổi. Nhớ lại miếng võ học được hôm đánh rắn Hổ Mang, Mèo con tát một cái đúng mõm Chuột Cống rồi nhảy chồm vọt qua.

Chuột Cống bị vuốt mèo cào rách một miếng da, mũi chảy máu.

Nhưng đã quen nhiều trận, Chuột Cống không hề nao núng, quay lại cứ lùi lũi xông lên.

Hai bên càng đánh càng hăng. Mèo và Chuột quần nhau tung cả gio bếp bụi mù. Chuột Cống đứng lù lù, rình lúc nào Mèo con hở cơ, nó chỉ cắn đúng cổ một cái là phải chết tươi.

Mèo con thì thoăn thoắt, nhảy bên này, vọt bên kia, đánh nhiều đòn trúng vào mõm kẻ địch và cào nó xây xát.

Chuột cống đã say đòn, máu me bê bết cả mõm, nó càng như điên lên. Mèo con cũng đã bị mấy răng, chảy máu ở mình loang lổ cả lông trắng.

Nguy rồi, Mèo con vấp phải một cái gộc tre, loạng choạng.

Chuột Cống đã thấy ngay, lao đến.

Mèo Con bị vật ngã ngửa ra, bọn Chuột con rú hết cả lên, nhảy cẫng:

– Thôi, thằng Mèo chết rồi! Chết rồi!

– Ngoao!

Mèo con co hai chân sau cố đẩy mõm Chuột Cống ra. Chuột Cống nhe răng nhọn hoắt cười khà:

– Khịt khịt, thôi mày chạy đằng giời con ạ!

Bỗng bốp. Một cái gì giáng xuống lưng Chuột Cống làm nó giật nảy mình. Chị Chổi từ nãy vẫn nín thở đứng ở góc bếp. Thấy chú Miu nguy quá, chị quên cả sợ, lấy hết sức quật thằng kẻ cướp một cái.

Bác Nồi Đồng trên chạn cũng lao ngay vung xuống, loảng xoảng, loảng xoảng.

Liền hai đòn bất ngờ làm cho Chuột Cống lúng túng.

Trong lúc Chuột Cống hoảng hốt, Mèo con đã nhanh như cắt thò vuốt nhọn, móc thật mạnh vào cái bụng trắng hếu của Chuột Cống.

– Khịt khịt, thôi chết tôi rồi!

Chuột Cống bị móc thủng bụng, lảo đảo. Mèo con ngoao một tiếng to, tát luôn mấy cái nữa. Chuột Cống lăn kềnh.

Bùng boong, bùng boong. Bác Nồi Đồng múa ở trên chạn.

Ngoao, ngoao! Mèo con quắc mắc. Chuột Cống cố ngóc đầu dậy toan chạy.

Nhưng nó lại bị Mèo con cho một cái tát nữa, những vuốt sắc cắm vào mặt, khiến Chuột Cống gục hẳn.

Ngoao ngoao! Mèo con đuổi mãi, lũ chuột chạy bán sống bán chết.…

Sáng mồng một tết, trời mát. Bống bế con Miu trong lòng, lấy dây băng đỏ tết một cái nút hoa chung quanh cổ chú Mèo.

– Nào, chị tết hoa đỏ cho Miu nào, để chị còn theo mẹ đi viếng mộ bố ở nghĩa trang liệt sĩ chứ!

– Ngheo, ngheo!

Bà Bống cười bảo:

Lúc đi qua bếp, Mèo con gọi to:

– Ngheo! Bác Nồi Đồng, chị Chổi ở nhà, tôi đi chơi nhá!

– Ừ, đi thì đừng có chạy rông mà lạc. Hôm nay đông người lắm đấy!

Mẹ Bống tay dắt Bống ra đường. Gió thổi, bướm bay, hoa nở. Những bụi tre xào xạc. Lúa non dưới ruộng phấp phới vẫy. Một đám người đi giữa đồng theo một lá cờ đỏ có ngôi sao vàng bay phần phật.

Ối chao, ngày Tết sao mà đẹp và vui thế! Mèo con nằm trên tay Bống, nghển đầu nhìn xung quanh, kêu ngheo ngheo.

Phim Hoạt Hình Về Mèo Dễ Thương Nhất Của Disney Không Thể Bỏ Qua

Bộ phim kể về câu chuyện của bốn mẹ con mèo quý tộc: Duchess, Marie, Berlioz, Toulouse và gã mèo hoang Thomas O Malley. Chuyện kể rằng tại một lâu đài sang trọng nọ ở thành phố Paris cổ kính, có một nữ bá tước sống cô đơn một mình. Người duy nhất ở với bà là gã quản gia Edgar. Thế nhưng nữ bá tước không hề thấy buồn chán vì đã có 4 chú mèo mà bà yêu thương , chăm sóc như cho con ruột làm bạn. 4 chú mèo quý tộc này sống một cuộc sống xa hoa và có cốt cách như những quý tộc thực thụ: Biết chơi đàn, vẽ tranh,… và chỉ ăn những món ăn được Edgar chế biến rất công phu.

Ảnh bìa của phim The Aristocats (1970)

Câu chuyện thì đơn giản thôi. Qúy bà Adelaide Bonfamille là một nữ triệu phú già neo đơn sống tại Paris, vào năm 1910. Những mầm sống duy nhất vui vầy cùng bà mỗi ngày là cô mèo của bà, Duchess và các con của cô mèo này, Toulouse, Marie và Berlioz, cũng như người quản gia đáng tin cậy, Edgar.

Qúy bà Adelaide Bonfamille đích thị là con Sen quý tộc chính hiệu.

Khi luật sư của quý bà, ông Georges, ghé qua để viết lại di chúc của quý bà, Edgar đã nghe lén những kế hoạch của bà ấy. Bà ấy muốn chuyển hết gia sản của mình lại cho gia đình mèo, rồi chúng sẽ được Edgar chăm sóc thật tốt và sau khi chúng qua đời, số gia sản còn lại mới được trao cho Edgar. Để rồi vô cớ, Edgar tức điên lên, đánh thuốc và bắt cóc gia đình mèo rồi bỏ chúng lại ở miền đồng quê nước Pháp, cách nhà hàng dặm. Ở đó chúng gặp được chú mèo Thomas O’Malley, một chú mèo lang thang giúp chúng trở về nhà, mà cái chính là bởi vì cô mèo mẹ Duchess.

Không chỉ có mèo mà các con vật trong phim đều cực kì dễ thương.

Các nhà làm phim chắc hẳn cũng mê mèo bởi vì họ vẽ hoạt động và thói quen của mèo vô cùng chính xác.

Đây là một bộ phim hoạt hình về mèo cực kì dễ thương mà bất kì một con sen yêu mèo nào cũng không nên bỏ qua. Chắc chắn đã có rất nhiều bạn từng xem bộ phim này lúc nhỏ và đã từng hâm mộ cô mèo con Marie điệu đà. Thậm chí Marie còn là cô nhóc mèo nổi tiếng một thời được in trên cặp sách, áo quần, hình dán , đồ dụng cụ học tập của trẻ em ngày xưa.

Marie từng là chú mèo hoạt hình vô cùng nổi tiếng.

Nếu như bạn là một người yêu mèo, bạn đang là con sen chăm sóc mèo và đang có một cuối tuần rãnh rỗi không biết làm gì ? Hãy xem The Aristocats và tận hưởng trọn vẹn bộ phim siêu phẩm về mèo của Disney năm 1970, vừa cảm nhận được sự chi tiết và công phu của kĩ thuật dựng phim hoạt hình 2D ngày xưa của Disney, vừa trầm trồ thán phục sự nghiên cứu trong cách thể hiện hoạt động của loài mèo chính xác đến từng cử chỉ của nhà làm phim, đây chắc chắn là một bộ phim không nên để lãng quên vào quá khứ.

Bạn có còn nhớ bộ ba dễ thương này không ?

Top 7 Sự Thật Thú Vị Về Tom And Jerry, Tập Phim Phim Hoạt Hình Của Tuổi Thơ

Tom không phải là tên của chú mèo đầu tiên

Cái tên “Tom và Jerry” chỉ xuất hiện khi chính họa sỹ của phim giành chiến thắng trong một cuộc thi nhằm tìm ra tựa đề phù hợp nhất cho phim. Với phần thưởng này, John Carr chỉ bỏ túi chừng 50 dollar.

Bà giúp việc bí ẩn đã có những thời gian “lộ mặt”

Nhiều người nhận định rằng việc che giấu khuôn mặt của người hầu gái là hành động phân biệt chủng tộc nhưng hai bạn nhà sáng lập William Hanna và Joseph Barbera lại nhận định rằng hành động này đơn thuần chỉ nhằm tăng tính tò mò và sự hấp dẫn cho chúng tôi nhiên, đã có thời điểm từng danh tính của Mammy two shoes bị “bại lộ” khi một số người theo dõi kịp chụp lại khuôn mặt nhân vật này.

Đọc 7 bộ phim hoạt hình “không phải Disney” cực hấp dẫn để xem cùng cả nhà 3

Không phải lúc nào Tom và Jerry cũng coi nhau là kẻ thù

Họ cùng nhau ăn uống, khám phá mọi nơi và chơi thể thao …. Rất may, câu truyện này không kéo dãn và hai nhân vật nhanh chóng quay trở lại với những màn trêu đùa thú vị.

Jerry đã thắng 123 lần còn Tom chỉ thắng… 8 lần

Ngoài ra, có 32 lần họ “team up” để chiến đáu với những nhân vật khác và chiến thắng 20 lần. Và ngạc nhiên hơn nữa, 163 tập phim này chỉ có duy nhất tập… đầu tiên là dài tới 9 phút 8 giây. Nếu như bạn để ý, hiếm có tập phim Tom and Jerry nào dài ra hơn nữa 5 phút cả.

Cả Tom và Jerry đều đã từ tử … và không thành công

Đọc 7 phim trẻ em mà khiến cả người lớn cũng phải khóc “thút thít”

Đó là một tập phim mô tả tình bạn giữa mèo Tom và chuột Jerry. Khi Tom sa vào lưới tình của một ả mèo trắng rồi bị kẻ tình địch giàu có là Butch nẫng tay trên. Thất bại trong tình trường, Tom uất ức ngồi giữa đường tàu hỏa tự vẫn.

Vào thời khắc Jerry buồn thương cho bạn mình thì cậu cũng phát hiện ra, bạn nữ đã và đang… cưới chuột khác giàu hơn. Đau khổ tột cùng, Jerry cũng ra ngồi cạnh Tom và sẵn sàng làm bạn sát cánh đồng hành với chú mèo.

Tom và Jerry từng xuất hiện ở một tập phim hoàn toàn khác

Sau cùng, hai nhân vật này đã được góp mặt vào một số dự án phim khác ví như tác phẩm nhạc kịch Anchors Aweigh, ra mắt vào năm 1945 với nhiều phân cảnh chú chuột Jerry cùng Gene Kelly cùng nhau khiêu vũ một cách vui vẻ.

Ban đầu Tom di chuyển bằng cả 4 chân

Đọc 7 bộ phim hoạt hình hay nhất năm 2023 bạn không thể bỏ lỡ

Về sau, ngoại hình của mèo Tom được chỉnh sửa lại cho dễ thương và đáng yêu, ngờ nghệch và giống người hơn.

Nguồn: Trí Thức Trẻ