Tại Sao Mèo Bị Dại / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Tại Sao Mèo Bị Đi Ngoài

1. Mèo bị đi ngoài do hệ tiêu hoá có vấn đề

Với một số giống mèo háu ăn hoặc hay tò mò, nhặt nhạnh thì các món đồ xung quanh rất dễ gặp các triệu chứng đi ngoài. Chủ yếu do hệ tiêu hoá của mèo không tiêu hoá được, các nguyên nhân giải thích tại sao mèo bị đi ngoài có thể kể đến như:

Ngộ độc cấp tính: Nếu mèo chẳng may ăn phải động thực vật có độc hoặc có chất hóa học cũng sẽ có nguy cơ cao bị đi ngoài.

Hệ đường ruột yếu: Đặc biệt mèo con với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và còn yếu. Lúc này, nếu vật nuôi ăn phải nhiều thức ăn có dầu mỡ hoặc quá tanh sẽ khiến chúng dễ dàng bị tiêu chảy.

Không dung nạp được lactose: Một số mèo con bị thiếu hụt enzyme lactase từ khi mới sinh. Thiếu hụt enzyme này không thể phá vỡ lactose thành các loại đường mà cơ thể mèo có thể tiêu hóa và hấp thụ. Đường không được hấp thụ sẽ hút nước từ ruột nên khiến mèo con sẽ đi ngoài.

Ăn phải dị vật: Hạt nhựa, vật dụng sinh học cơ thể mèo không đào thải được, khiến đường ruột bị tổn thương.

Cách xử lý

Nếu mèo khỏe nhưng vẫn bị đi ngoài thì bạn không nên cho mèo ăn trong vòng 24 tiếng. Khi dạ dày mèo rỗng 12 – 24 giờ, ruột sẽ được nghỉ, có thời gian lành viêm sưng và ruột sẽ không có gì để đẩy ra.

Cần đảm bảo có sẵn nước sạch. Sau khi cho mèo nhịn ăn một ngày, bạn có thể áp dụng chế độ ăn nhạt cho mèo, ví dụ như thịt gà nấu chín và cơm trắng. Cho mèo ăn như vậy trong 2 – 3 ngày đến khi phân cứng lại.

Nếu thấy mèo có vẻ yếu, ngủ lịm hay suy kiệt cần mang ra thú y để chữa trị kịp thời.

2. Do thức ăn, chế độ ăn không đảm bảo

Thức ăn không đảm bảo, chế độ ăn uống không bình thường là một trong những nguyên nhân khiến mèo dễ bị đi ngoài. Đặc biệt là đối với mèo con do hệ tiêu hoá của chúng lúc này còn khá yếu và chưa hoàn thiện. Chẳng hạn ăn quá nhiều thịt hoặc nhiều món ăn lạ đều có thể khiến cho mèo bị tiêu chảy do ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hoặc các nguyên nhân khác như:

Nguồn thực phẩm: Nguồn thức ăn cung cấp cho mèo có thể đã bị ôi thiu hoặc bị nấm mốc. Hoặc cũng có thể thức ăn bạn mua cho mèo bị nhiễm độc, thuốc trừ sâu,…

Do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp: Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển, mèo sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Nếu mèo trưởng thành ăn đồ ăn của mèo con (thức ăn khô của mèo con thường có nhiều đạm) cũng dễ bị đi ngoài. Hoặc ngược lại, cho mèo con ăn thức ăn của mèo trưởng thành khiến ruột non của chúng không tiêu hóa được.

Khẩu phần ăn không phù hợp: Khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo hoặc chất đạm protein như gan, tim, thịt đỏ nên mèo không tiêu hóa hết được.

Vấn đề vệ sinh: Khay thức ăn của mèo không thường xuyên được dọn dẹp, khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, nhiều vi khuẩn có hại cho cơ thể mèo.

Dị ứng với thức ăn: Trong trường hợp nghi ngờ mèo dị ứng với đồ ăn, bạn cần thay đổi loại thực phẩm mới. Sự nhạy cảm với thức ăn (dị ứng) xảy ra ở mèo và có thể dẫn đến đi ngoài.

Mèo ăn quá nhiều: Khi mèo tiếp nhận một lượng thức ăn quá lớn và lạ sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Đối với mèo con lại càng phải cẩn thận vì cấu tạo của chúng vẫn chưa được hoàn thiện.

Cách xử lý

Thay đổi chế độ ăn phù hợp như theo độ tuổi, không quá nhiều đạm, chất béo và bổ sung thêm chất xơ.

Cung cấp nhiều nước. Tình trạng mất nước có thể trở nên nghiêm trọng đi kèm với tiêu chảy và mèo của bạn có thể bị thiếu hụt nước.

Chia bữa ăn cho mèo thành nhiều phần nhỏ với thức ăn hạt khô hoặc thịt nếu được.

Dọn dẹp vệ sinh khay ăn uống của mèo thường xuyên.

Uống Chlorocid chống rối loạn tiêu hoá: 1/2 viên Chlorocid 250mg với mèo < 1kg, cả viên đối với mèo trên 1kg.

Nếu mèo mệt mỏi, hôn mê, tiêu chảy không giảm thì cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y.

3. Căng thẳng do môi trường, thời tiết

Căng thẳng khiến chức năng sinh lý của đường ruột có tính kiềm nhiều hơn (đường ruột có tính axit tốt cho lợi khuẩn), khiến ruột của mèo khó xử lý thức ăn, dễ dẫn đến tình trạng đi ngoài. Một số yếu tố khiến mèo bị căng thẳng như:

Cách xử lý

Tình trạng đi ngoài do mèo căng thẳng do môi trường thường không quá nguy hiểm. Khi mèo thích ứng sẽ tự động hết sau 1 – 2 tuần.

Từ từ áp dụng chế độ ăn mới cho mèo. Dành ít nhất 4 – 5 ngày để thêm dần thức ăn mới vào chế độ ăn của mèo và cắt giảm thức ăn cũ. Cách này giúp hệ vi sinh vật đường ruột hỗ trợ tiêu hóa có thời gian thích nghi.

4. Do nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Đặc biệt mèo con dưới 2 tháng tuổi khả năng nhiễm rất cao gây nôn, tiêu chảy, to bụng, tỷ lệ tử vong tới 40%- 60% nếu không tẩy giun kịp thời. Nguyên nhân là do:

Ăn phải thức ăn nhiễm trứng giun, ký sinh trùng.

Tiếp xúc với mèo bệnh thông qua đường ăn uống, vệ sinh.

Cách xử lý

Nếu phát hiện mèo đi ngoài, bụng căng cứng, đôi khi phân ra ngoài cùng trứng và giun thì cần ngay lập tức xổ giun cho mèo.

Để đảm bảo nên đến thú y để xổ theo liều lượng của bác sĩ.

5. Do nhiễm vi khuẩn, virus

Nhiễm vi khuẩn, virus là một trong những nguyên nhân khiến mèo tử vong cao nhất hiện nay nếu không được chữa trị kịp thời. Đặc biệt khi đa phần các căn bệnh do virus hiện nay đều không có thuốc đặc trị hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Nguyên nhân khiến mèo nhiễm các căn bệnh này chủ yếu do:

Nhiễm virus do tiếp xúc với mèo bệnh: một số virus có tính lây nhiễm rất nhanh. Một trong số đó có thể kể đến khi bệnh giảm bạch cầu, viêm đường ruột, bạch cầu,…

Cơ thể mèo có độc tố hoặc các virus bạch cầu: Thường thì do mèo mẹ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non, trong đó hệ bạch huyết và tủy rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Mèo con có thể bị nhiễm virus ngay từ 2 – 3 tuần tuổi và chết hàng loạt trong vài ngày.

Mèo đi đến những nơi giết mổ, nơi có nhiều chất thải và phủ tạng mèo. Đây là địa điểm dễ tạo thành ổ dịch với nhiều mầm mống bệnh nguy hiểm.

Cách xử lý

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh không thể chữa tại nhà, thời gian phát triển rất nhanh. Sau khi phát bệnh 2 – 3 ngày thì hầu như tất cả các mô trong cơ thể đều chứa một số lượng lớn virus. Sau thời gian này nếu không chữa trị kịp thời thì nguy cơ mèo tử vong là rất cao.

Làm Sao Để Biết Mèo Của Tôi Bị Bệnh Dại

1

Bệnh dại là một loại virus ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của động vật, vì vậy những thay đổi trong hành vi ở mèo là điển hình của bệnh này. Tùy thuộc vào độ tuổi của con mèo và nơi con vật bị nhiễm bệnh cắn con mèo của bạn, các triệu chứng có thể biểu hiện trong khoảng từ bốn đến sáu tuần.

2

Một khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh dại sẽ xuất hiện theo ba giai đoạn, trong giai đoạn đầu tiên có thể kéo dài một vài ngày, con mèo có thể biểu hiện tất cả hoặc một số triệu chứng sau:

Sốt

Những thay đổi quan trọng trong tính khí và hành vi: lo lắng, hung hăng, bồn chồn. Những con mèo hung dữ nhất có thể trở nên ngoan ngoãn một cách đột ngột và những con ngoan ngoãn hoàn toàn hoang dã

Chảy nước dãi quá mức

Thay đổi âm thanh của meo và phát âm quá mức

Cái nhìn hung hăng

Chán ăn và chán nản

3

Giai đoạn thứ hai của bệnh này được gọi là giai đoạn giận dữ, trong giai đoạn này , mèo bị bệnh dại có thể biểu hiện những triệu chứng sau:

Đi bộ và chạy không mục đích và bắt buộc

Ngứa trong cơ thể dẫn đến cắn

Sự tích cực của giai đoạn trước tiếp tục

Thiếu sự phối hợp và co giật

4

Ở giai đoạn cuối, con mèo bị bệnh dại sẽ xuất hiện:

Hình thành bọt trong mõm

Tê liệt

Khó thở

Ngạt và tử vong

5

Bệnh dại là một căn bệnh chết người đối với mèo và đối với bất kỳ động vật có vú nào, vì vậy một khi đã mắc bệnh, sẽ rất khó để cứu thú cưng, tuy nhiên, việc cách ly nó với những con vật và những người sống trong nhà là điều cần thiết truyền bệnh này cho bất kỳ con người hoặc vật nuôi.

Cách duy nhất để phòng bệnh dại là tiêm vắc-xin cho mèo lúc sáu tháng tuổi chống lại vi-rút này. Ngoài ra, việc tăng cường hàng năm của vắc-xin này phải được áp dụng để đảm bảo sức khỏe của bạn.

Tại Sao Chó Dại Cắn Người Xong Nó Lại Lăn Ra Chết?

Trong cuộc sống ta thường nghe, hoặc gặp những trường hợp chó dại cắn người rồi một thời gian sau thì con chó lăn ra chết. Nhiều người thắc mắc tại sao sau khi chó dại cắn người thì con chó chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Trong bài viết này, Y Dược 365 sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề này.

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, thường gặp nhất là ở loài chó.

Chó dại là gì?

Chó dại là những con chó nhà bị mắc bệnh dại, có biểu hiện các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công (cắn) và gây ra tử vong cho con người vì đã trực tiếp truyền virus dại.

Khi bị nhiễm virus dại, chó biểu hiện ở hai dạng là thể dại câm (bại liệt hay im lặng) và thể dại cuồng (hay thể dại điên). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả hai dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Nói chung, chó bị dại tính tình thường thay đổi, nằm yên một chỗ, lừ đừ hay kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn hay liệt chân, chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Nhưng chó không có triệu chứng dại cũng có thể mang siêu vi, nhất là chó con.

Tại sao chó dại cắn người xong nó lại lăn ra chết?

Một số nhà khoa học cho rằng virút có trong nước bọt của chó bị bệnh dại 03 ngày trước khi con vật có biểu hiện các biểu hiện của bệnh. Một số người khác cho rằng 7 ngày hoặc tới 13 ngày. Tuy nhiên đại đa số cho rằng thời gian này là 10 ngày.

Thời điểm con chó bị dại tấn công (cắn) người là nó đã mang virus dại (rabies virus) nhưng chưa có biểu hiện bệnh ra ngoài. Ở thời điểm này, con chó đã thay đổi tính tình, hay bị kích động, cắn xé hoảng loạn dẫn đến việc cắn người. Sau khi cắn người một thời gian thì con chó vào giai đoạn phát bệnh và chết.

Xử lý khi bị chó dại cắn

Xử trí tại chỗ bằng: Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Sau đó, đến cơ sở y tế để được tiêm vacxin dại càng sớm càng tốt.

Đối với người già, người có thai, người bị bệnh lao, bệnh thận, gan, tim mạch, sốt rét… cần hỏi bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi tiêm và có ý kiến về cách điều trị.

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

Sẽ phải tiêm phòng dại ngay nếu:

Vết cắn ở đầu, mặt, cổ.

Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.

Vết cắn gần hệ thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ tay) đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ hoặc có nhiều vết cắn, vết cắn sâu, chó lên cơn dại… cần phải tiêm kháng huyết thanh dại và vacxin trong vòng một ngày nhưng phải khác vị trí tiêm. Tiêm huyết thanh dại càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu chậm cũng không nên để quá 7 ngày sau khi bị cắn.

Chó lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.

Không theo dõi được con chó đã cắn.

Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Một số trường hợp không cần phải tiêm vắcxin là:

Bị chó cắn bóng, nghĩa là không đụng chạm gì tới người.

Bị chó cắn qua quần áo dày mà không xước da hoặc bị chó liếm vào chỗ da lành không có vết xước.

Những người đã tiếp xúc, sống chung với người bị bệnh dại, kể cả có ăn ngủ cùng phòng (trừ khi bị người lên cơn dại cắn có vết thương).

Lời kết:

Quan trọng là để phòng bệnh, không để chó chạy rông, tiêm chủng cho chó nếu nuôi trong nhà.

Không cho chó liếm vào các vết ghẻ lâu lành, đã có nhiều người chết vì dại, chỉ vì muốn chữa lành ghẻ.

Khi chưa có dịch phải hạn chế nuôi chó. Nếu đã nuôi thì phải xích, nhốt. Chó ra đường phải có rọ mõm.

Không để tình trạng chó chạy rông, chó vô chủ.

Tuyệt đối không bán chạy chó ở nơi đang có dịch sang vùng không có dịch, để ngăn chặn phát tán bệnh dại sang vùng chưa có dịch.

Những người tiếp xúc với chó mèo dại, những người bị chó mèo dại cắn phải đi tiêm phòng ngay càng sớm càng tốt.

Phòng tránh bằng tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó.

Cần lưu ý, khi con chó đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

Nguồn: TH theo wikipedia.

Tại Sao Mèo Bị Rụng Lông Chân Sau?

Có rất nhiều lí do để giải thích tại sao bé mèo của bạn bị rụng lông hoặc có những đốm hói ở chân sau. Ví dụ, rụng lông có thể là do dị ứng với bọ chét hoặc thức ăn, hoặc bé mèo của bạn có thể bị nhiễm khuẩn như viêm nang lông.

Cũng có thể bé mèo của bạn đang cảm thấy cực kì căng thẳng. Cho dù lý do là gì đi chăng nữa, nếu thú cưng của bạn bị rụng lông dưới bất kỳ hình thức nào, tốt nhất là nên đưa các bé đến bác sĩ thú y để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tại sao mèo lại rụng lông ở chân sau?

Rụng lông ở mèo có thể xảy ra trong rất nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm dinh dưỡng kém, bệnh tự miễn dịch, nhiễm nấm, dị ứng và ký sinh trùng. Nhiều người chủ của các bé thường nhìn thấy ở chân sau vì đây là một trong những nơi mèo thích liếm. Do đó, nếu có điều gì đó làm bé mèo của bạn phiền muộn, chân sau là nơi tự nhiên mà các bé để ý nhiều hơn.

Điều quan trọng nhất là bạn phải để ý tình trạng da của các bé. Da bị viêm, sần sùi hoặc đầy vảy có thể là dấu hiệu nghiêm trọng nói lên vấn đề sức khỏe của các bé, chứ không phải là hành động của các bé.

Căng thẳng và lo lắng

Thông thường, những bé mèo bị rụng lông ở chân sau đang gặp căng thẳng và lo lắng. Khi một bé mèo bị ám ảnh và liếm quá nhiều ở một vùng nhất định, nó được gọi là rụng lông do tâm lý. Nó được công nhận trên toàn cầu như một hành vi ám ảnh cưỡng chế, khi đó bé mèo liên tục “liếm quá nhiều” ở một khu vực.

Nhiều bé mèo mắc bệnh này ở bụng, hai bên người và chân của chúng. Dấu hiệu này đặc biệt phổ biến ở những bé mèo cái có tính cách lo hay lắng. Bé mèo của bạn có thể cần uống thuốc chống trầm cảm hoặc thay đổi môi trường, như tránh xa những vật nuôi khác hoặc sắp xếp một nơi ở trên cao cho bé nằm, để bé có một nơi yên bình để nghỉ ngơi.

Đau đớn

Mèo bị đau ở một khu vực cụ thể có thể phải tự liếm một cách bắt buộc và chuyện này diễn ra khá phổ biến ở những bé mèo bị viêm khớp. Thật dễ dàng nhầm lẫn điều này với hành vi cưỡng chế gây căng thẳng, đó là lý do tại sao chúng ta cần phải loại trừ các vấn đề sức khỏe trước tiên.

Rụng lông và hói đầu

Hói đầu, còn được gọi là rụng lông, không bình thường ở động vật, mặc dù có một số giống như chó Crested Trung Quốc không có lông. Bởi vì rụng lông thường không phổ biến ở vật nuôi, các đốm hói cần được chú ý và đưa đến bác sĩ thú y để kiểm tra kỹ lưỡng.

Ngứa cực độ, kết hợp với liếm, nhai và cắn, sẽ gây ra rụng lông (được gọi là rụng lông chấn thương), khiến cho phần lông chỗ đó bị ngắn đi và mọc lởm chởm.

Khi da trông bình thường và không bị ửng đỏ, bị viêm hay bị bất kì vấn đề gì khác, thì khả năng cao là do có sự mất cân bằng nội tiết tố khi bé chơi đùa. Ví dụ, suy giáp có thể ảnh hưởng đến mèo, nhưng nó phổ biến hơn ở chó. Bé mèo của bạn cũng có thể bị nhiễm giun đũa, đó là một bệnh nhiễm nấm khó nhằn, vì triệu chứng của nó rất khó phát hiện ở những bé mèo.

Cũng có những tác nhân gây hói đầu khác, như Eosinophilic Granuloma Complex (ECG). Đây là một tình trạng dị ứng ở da, thường có các vùng da ghẻ đi kèm. Thông thường, bạn sẽ thấy một vết thương lớn hoặc nốt ở mặt sau đùi của mèo, trên mặt hoặc thậm chí trong miệng của mèo. Loại nhiễm trùng này đặc biệt giới hạn ở mèo, có thể ở bất kì giống mèo nào. Nói chung, u hạt được tìm thấy ở những bé mèo nhỏ hơn 2 tuổi. Ở mèo già, con cái có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng hơn con đực.

Viêm nang lông

Viêm nang lông gây ra các vết sưng đỏ trên mặt và cơ thể ở mèo con và mèo lớn do phần nang lông bị tổn thương. Bệnh này có thể được xem là viêm da cơ hoặc dị ứng da.

Tình trạng này có thể gây ngứa, viêm và nhiễm trùng và bạn có thể thấy những vết sưng tấy, đỏ và đầy mủ hoặc trên da. Rụng lông thường là do bé mèo của bạn gãi tại chỗ.

Thông thường, viêm nang lông phát triển trong bệnh là triệu chứng thứ phát. Nếu hệ thống miễn dịch của bé mèo nhà bạn đang có vấn đề, các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như virus suy giảm miễn dịch ở mèo có thể xảy ra. Ngoài ra, các loại thuốc như steroid có thể gây ra phản ứng dị ứng da dẫn đến viêm nang lông.

Ký sinh trùng

Ký sinh trùng như bọ chét, ve Demodex và ve Notedres nổi tiếng là gây ngứa và khó chịu ở cả mèo và chó. Chẳng hạn, một bé mèo có bọ chét có thể cắn không ngừng vào bộ lông của chúng và liếm, nhai hoặc kéo mạnh vào khu vực đang làm phiền chúng. Điều này có thể gây ra các vấn đề khác như lở loét, rụng tóc và thậm chí là các mảng hói.

Dị ứng

Dị ứng thực phẩm cũng có thể là một phần lý do tại sao bé mèo của bạn bị hói. Bé mèo của bạn có thể bị dị ứng với cá hoặc lúa mì trong thức ăn, nấm mốc trong môi trường bé ở hoặc các yếu tố khác có thể gây ngứa, gãi và quá nóng.

Điều trị

Bất kể bé mèo nhà bạn có triệu chứng gì, điều quan trọng là phải đưa thú cưng của bạn đến bác sĩ thú y ngay lập tức nếu bé mèo của bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào. Rụng tóc vô cùng rắc rối, và mặc dù đây có thể là do hành vi của bé, tốt nhất là nên loại trừ các mối quan tâm về sức khỏe cho bé.

Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân thực tế. Ví dụ, kê thuốc theo toa để điều trị bệnh và loại bỏ bọ chét hoặc ve sẽ giúp giải quyết vấn đề đó. Nếu dị ứng là vấn đề, có thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống hoặc tìm nguồn gốc của nấm mốc.

Và, đối với các vấn đề về hành vi, việc giảm các tác nhân gây stress trong môi trường của mèo hoặc sử dụng thuốc xịt pheromone có thể tạo ra tác động đáng kể đối với bé.