Tiêm Vacxin Phòng Dại Cho Mèo / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Tiêm Phòng Dại Cho Chó Mèo

Khi nào nên bắt đầu tiêm phòng dại cho chó mèo?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vaccin, như vacxin 7 bệnh cho chó, vacxin 5 bệnh cho chó, vacxin phòng bệnh bạch cầu ở mèo, vacxin dại cho chó… Theo chuẩn của bác sĩ thú y quốc tế, nên bắt đầu lịch tiêm phòng cho chó khi từ 8 tuần tuổi trở đi. Riêng tiêm phòng dại cho chó nên được tiêm ngay khi chó được 3 tháng tuổi.

Sau khi đón thú cưng về nuôi, nếu chúng vẫn chưa được tiêm đầy đủ vacxin theo quy định thì không nên cho đi chơi và tiếp xúc với những vật nuôi khác. Việc này nhằm làm giảm các nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.

Nhiều người cho rằng nên tiêm phòng dại cho chó càng sớm càng tốt. Một số trang trại phối giống cũng thường tiêm dại sớm để bán nhằm thu lại lợi nhuận. Tuy nhiên tiêm phòng dại cho chó quá sớm sẽ không có hiệu quả hoàn toàn.

Tiêm phòng dại cho chó mèo quá sớm khiến cho miễn dịch bẩm sinh bị phá hủy. Chính bản thân vật nuôi vẫn chưa tạo đủ miễn dịch để phòng bệnh, từ đó dễ bị mắc các bệnh khác. Ngoài ra việc tiêm phòng quá sớm còn làm tăng nguy cơ bị phản ứng thuốc gây ra những sự cố tiêm phòng cho chó nguy hiểm. Không những không mang lại hiệu quả hơn nữa còn có thể gây ảnh hưởng cho chúng.

Không nên tiêm phòng dại cho chó có bầu vì phần lớn vacxin dại cho chó đều được chế từ virus còn sống. Có thể gây ảnh hưởng đến chó con, mèo con trong bụng. Nên lên kế hoạch tiêm vacxin dại cho chó ít nhất 2 – 4 tuần trước khi có bầu. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi tiêm.

Tại sao không nên tiêm phòng cho chó mèo mới mua về? Sau khi vừa mua chó mèo, nên chờ khoảng 5 – 7 ngày để chắc chắn rằng chúng không bị ủ bệnh nào. Như bài viết đã nói ở trên, vaccine được điều chế từ virus đã được làm suy yếu. Nếu chó mèo của bạn đã ủ bệnh từ trước đó, việc tiêm vaccine càng khiến cho chúng bị ốm nặng hơn.

Chỉ tiêm phòng dại cho chó mèo 1 mũi vacxin liệu có đủ?

Nếu chỉ duy nhất một mũi sẽ không đủ để kích thích miễn dịch một cách chắc chắn. Thông thường bác sĩ đều hẹn lịch đến để tiêm vắc xin nhắc lại nhằm kích thích miễn dịch. Với vacxin phòng bệnh sẽ phải tiêm tất cả là 3 mũi, mỗi mũi vắc xin cách nhau khoảng 3 – 4 tuần.

Đối với tiêm phòng dại cho chó, tiêm mũi đầu khi 12 tuần tuổi và nhắc lại mỗi năm 1 lần. Nếu chưa được tiêm vacxin đầy đủ thì chó vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh dại. Đặc biệt trong thời gian 1 năm đầu tiên. Một số loại vacxin dại cho chó cần phải tiêm nhắc lại hàng năm để đảm bảo miễn dịch cho thú cưng.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tiêm Vacxin Dại Cho Chó Mèo

Hiện nay rất nhiều các gia đình ở thành thị hay nông thôn đều đang sở hữu cho mình một thú cưng để làm cảnh hay để bầu bạn trong nhà. Cùng với đó là việc quan tâm đến sức khỏe của chúng, để tránh được các hiểm họa của bệnh tật gây ra thì chúng ta cần lưu ý đến việc tiêm vacxin phòng bệnh. Vô hình chung tiêm vacxin phòng bệnh dại cho chó mèo trở thành việc thiết yếu trong quá trình nuôi để đảm bảo an toàn cho thú cưng và cả mọi người trong gia đình. Bạn đã biết cách tiêm vacxin cho chó mèo nào đúng cách nhất chưa, cùng tìm hiểu những điều cần lưu ý khi tiêm vacxin phòng dại cho chó mèo sau đây.

Thời gian tiêm vacxin mũi 1 cho chó mèo

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vacxin phòng bệnh cho chó mèo, như vacxin 7 bệnh cho chó, vacxin 5 bệnh cho chó, vacxin phòng bệnh bạch cầu ở mèo, vacxin dại cho chó…

Theo chuẩn lời khuyên của bác sĩ thú y quốc tế, nên bắt đầu tiêm vacxin phòng bệnh mũi đầu tiên cho chó mèo khi chúng được từ 8 tuần tuổi trở đi. Riêng đối với vacxin phòng dại cho chó nên được tiêm ngay khi chó được 3 tháng tuổi.

– Không được phép tiêm vacxin khi thú cưng đang có biểu hiện bệnh lý hoặc khi chúng bị sốt… (bạn nên kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng cho thú cưng)

– Sau khi thú cưng được tiêm vacxin xong, bạn cần chăm sóc chúng tốt hơn. Đặc biệt, kiêng tắm cho thú cưng, kiêng các loại thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần sau khi tiêm.

– Tiêm không đúng cách vacxin sẽ mất hết có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng. Một số trường hợp tiêm phòng sai cách có thể làm chó mèo mắc bệnh.

– Bạn nên tẩy giun cho chó mèo sau khi tiêm phòng 1 tuần.

Tiêm phòng vacxin cho chó mèo là điều cần thiết nếu bạn đang sở hữu chúng trong nhà. Một số loại vacxin như vacxin dại cho chó cần tiêm lại hàng năm để bảo đảm hệ miễn dịch cho chúng và cũng tránh được những hậu quả khi bị chúng cắn.

Hiện nay các cơ sở thú y đều cung cấp dịch vụ tiêm vacxin cho thú cưng với các mức giá khác nhau ở mỗi cơ sở. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng bạn nên tìm những cơ sở đảm bảo uy tín, đừng tiếc rẻ mà lựa chọn những cơ sở không đảm bảo.

Có Nên Tiêm Phòng Dại Cho Mèo Hay Không?

Có nên tiêm phòng dại cho mèo hay không? Đây là cây hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Cũng như những loài động vật khác, bệnh dại ở mèo rất là nguy hiểm. Vì vậy, trước khi đón “Hoàng thượng” về nhà, Sen phải luôn đảm bảo tiêm phòng dại cho Boss đúng lịch.

Những nguy hiểm từ căn bệnh dại ở mèo

Bệnh dại vốn được biết đến là căn bệnh nguy hiểm. Một căn bệnh nhiễm virus đặc biệt nguy hiểm mà nơi chúng nhắm đến là não và hệ thần kinh, một trong những bộ phận quan trọng trên cơ thể. Bệnh được lây sang người thông qua nước bọt của các động vật bị nhiễm. Các động vật có khả năng lây bệnh dại chính ở người nằm trong số động vật có vú như: chó, mèo, dơi, dê, ngựa, thỏ, khỉ, gấu trúc, chồn hôi, chuột chũi…

Hiện nay, cách tốt nhất để ngăn ngừa được bệnh dại ở người là tiêm phòng dại cho vật nuôi, nhờ vậy mà khi bị cắn, bạn sẽ không bị nhiễm dại thông qua nước bọt lưu lại trên vết cắn.

Biểu hiện mèo bị mắc bệnh dại

Thông thường, mèo bị dại sẽ bao gồm 2 biểu hiện sau đây:

Mèo trở nên hung dữ, luôn cắn hoặc chụp vào bất cứ thứ gì chúng nhìn thấy, kèm theo đó là bị chảy nước dãi quá mức.

Mèo không còn cảm giác sợ con người, mất ý thức.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên quan sát thêm những biểu hiện khác của mèo như sợ ánh sáng, dáng đi chao đảo, không giữ được thăng bằng, mất phương hướng, xoay vòng vòng và hay cắn xé mọi thứ. Ngay khi thấy mèo có những biểu hiện như trên, dù chưa xác định mèo có bị nhiễm bệnh dại hay không, bạn cũng nên tránh xa và tìm người giúp đỡ ngay khi có thể.

Tại sao nên tiêm phòng dại cho mèo

Với những triệu chứng nghiêm trọng ở trên thì bạn đã chắc chắn rằng việc tiêm phòng cho mèo là một việc thực sự cần thiết. Tiêm vacxin diệt trừ bệnh dại hiện nay vẫn đang là một phương pháp được sử dụng nhiều trên thế giới. Theo nghiên cứu việc tiêm vacxin hạn chế tối đa sự có mặt của bệnh dại, điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ được gần như hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh dại ở người.

Hiện tại, vacxin hiện nay có thể áp dụng cho việc ngăn ngừa bệnh dại ở hầu hết các vật nuôi như chó, mèo, ngựa, các loại gia súc…

Những Điều Cần Biết Về Tiêm Phòng Dại

Khi đã nhiễm virus dại, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với cái chết rất đau đớn và thương tâm. Điều đáng nói, bệnh dại có thể ngăn ngừa được nếu người bệnh được tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.

86 người chết vì bệnh dại trong năm 2018

Câu chuyện bé trai Vũ Đức Duy (9 tuổi, dân tộc Nùng, ở thôn Đoàn Kết, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái), bị bại não, sống ở Yên Bái, bị 4 con chó nhà cắn thương tâm, nhập viện cấp cứu ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) ngày 11/2/2019 vừa qua trong tình trạng nát bộ phận sinh dục, trầy xước khắp cơ thể… khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Chị Phùng Thị Trang – mẹ bé Duy – đau xót kể lại sự việc: “Khi bố cháu đang chạy ra ngoài, cháu Duy nằm ở nhà 1 mình và tiểu tiện trong vô thức thì bị 4 con chó nhà nuôi xông vào cắn xé. Cháu chỉ biết đau đớn, khóc, không nói được. Khi bố cháu chạy về 4 con chó vẫn đang cắn mất toàn bộ da vùng mu, trơ xương mu, dương vật gần như cụt. Vết thương nghiêm trọng, nhưng may mắn là cháu được các bác sĩ tận tình điều trị và tiêm phòng sớm để phòng bệnh dại”.

Trường hợp một nữ bác sĩ thú y 24 tuổi ở Phú Thọ phát bệnh dại và tử vong vào tháng 6/2018 chỉ vì chủ quan không tiêm phòng bệnh dại sau 1 tháng bị chó cắn khi chữa bệnh cho chó chính là một bài học xót xa.

Cho rằng chó chỉ bị bệnh đường hô hấp, vị bác sĩ trẻ chỉ sơ cứu cho mình, rửa vết thương, sát trùng và băng lại. Chỉ đến khi bị đau nhức chỗ chó cắn và vùng vai phải, tê bì chân tay sau đó lan ra toàn thân, kèm cảm giác khó thở, sợ gió, sợ nước… bệnh nhân mới nhập viện. Khi đó, cô đã có biểu hiện điển hình của bệnh dại: tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng hốt hoảng, vật vã, sợ gió, sợ nước, có tiếng rít thanh quản khi uống nước, rối loạn thần kinh thực vật, nhịp tim nhanh.

Bệnh tiến triển rất nhanh. Chỉ 1 ngày sau nhập viện, bệnh nhân ngừng tim, ngừng tuần hoàn. Chỉ vì chủ quan, nữ bác sĩ thú y chết vì bệnh dại, trong khi hai người khác cũng bị con chó này cắn nhưng đã tiêm phòng dại và thoát chết.

Theo báo cáo của Cục y tế dự phòng – Bộ y tế, Việt Nam được xem là “điểm nóng” của bệnh dại, số ca tử vong do bệnh dại được ghi nhận đỉnh điểm trong giai đoạn 1990 – 2000 là hàng trăm trường hợp mỗi năm.

Năm 2018, số người chết vì bệnh dại là 86 người, tăng 12 người so với năm 2017. Số ca tử vong vì bệnh dại xuất hiện ở 26 tỉnh, thành phố, trong đó có tính chất ổ dịch tại ba tỉnh Lào Cai, Bắc Kạn và Cà Mau. Số phải điều trị dự phòng do chó, mèo cắn trên 400.000 người. Những con số này được công bố trong Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc do Cục Thú y tổ chức sáng 15/02/2019

Theo Viện Nghiên cứu, Hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng Vắc xin và Sinh phẩm y tế, bên cạnh nguồn lây bệnh từ động vật ăn thịt như khỉ, cáo, chồn, sóc, dơi…thì chó chính là động vật truyền bệnh dại phổ biến nhất. Ở Việt Nam, chó truyền bệnh dại chiếm đến gần 96%, mèo chỉ chiếm 3 – 4 %. Bệnh dại gây ra bởi khỉ và chuột rất hiếm. Ngựa, lừa khi bị dại trở nên hung hăng và cắn mạnh. Trâu, bò không cắn khi nhiễm bệnh dại.

Bệnh dại: Những cái chết được báo trước

Không bệnh truyền nhiễm nào đáng sợ như bệnh dại, một khi đã phát bệnh dại, nghĩa là đã cầm chắc án tử trong tay. Khi bị dại, bệnh nhân biết mình sẽ chết. Bác sĩ, người nhà đều đau lòng khi thấy chết mà không thể cứu. tất cả những người mắc bệnh dại khi “chết dần trong đau đớn vật vã” đều hối tiếc vì không tiêm phòng dại.

Anh P.V.H (35 tuổi, Phú Thọ) bị chính chó nhà cắn vào tay. Sau khi bị cắn, anh hoảng loạn dùng gậy đánh mạnh khiến con chó bỏ đi nên không theo dõi được, anh H. cũng chủ quan không tiêm vắc xin phòng dại. Chỉ 3 ngày sau, anh H. có triệu chứng mất ngủ, bồn chồn, kích động tăng dần. Được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng diễn biến nặng, xuất hiện những cơn co thắt hầu họng, rít lên từng hồi khó nhọc, không thể cứu chữa, anh H. được gia đình đưa về nhà lo hậu sự.

Theo chúng tôi Bùi Ngọc An Pha: “Hiện nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị, do vậy việc tiêm vacxin dại là biện pháp ngừa bệnh duy nhất nếu bị chó, mèo hoặc các động vật cắn. Với những động vật nuôi trong nhà, người dân càng không nên chủ quan khi bị cắn, cần phải đi tiêm vacxin dại ngay để tránh hậu quả thương tâm”.

Xem video: Sự đáng sợ của bệnh dại

Bệnh dại “ăn” vào não người như thế nào?

Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết trầy xước từ nước bọt của động vật bị dại sang cơ thể người. Sau khi xâm nhập, nếu không kịp thời tiêm vacxin dại, virus dại sẽ nhân nhanh số lượng ngay tại điểm cắn, di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến thẳng tới hệ thần kinh trung ương với tốc độ khoảng 12-24mm mỗi ngày để bắt đầu hành trình “tàn phá”.

Bệnh dại không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày, có thể kéo dài đến 1 năm. Vết thương càng nặng, càng gần các đầu mút thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngược lại, nếu vết thương nhẹ, xa thần kinh trung ương, “đoạn đường” di chuyển của virus lên đến não và thời gian ủ bệnh sẽ dài hơn.

Thể bại liệt ít gặp hơn, thể này khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiểu, rối loạn đại tiện, liệt tay, chân. Người bệnh sẽ tử vong ngay nếu liệt lan đến cơ hô hấp. Khi phát dại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết.

Làm gì để ngừa bệnh dại?

Theo chúng tôi Bùi Ngọc An Pha, nếu không may bị chó, mèo hoặc động vật hoang dã cắn, những việc cần phải làm là:

Rửa ngay vết thương dưới vòi nước chảy kết hợp với xà phòng liên tục trong 15 phút. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu.

Ngay cả đối với vết cắn nhẹ, người bệnh vẫn nên tiêm vacxin dại để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể. Sau đó nên theo dõi vật nuôi trong 15 ngày.

Nếu bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu ngón tay hoặc bất kể vùng gần hệ thần kinh trung ương, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để để tiêm phòng dại.

Các gia đình nuôi “thú cưng” hoặc động vật hoang dã, cần phải cho đi chích ngừa theo đúng lịch tiêm phòng dại. Nên rọ mõm, không thả rông vật nuôi ngoài đường.

Trước đây, các vacxin sử dụng trong tiêm phòng dại là vacxin thế hệ cũ, được sản xuất từ não chuột với độ tinh khiết không cao, còn tồn đọng nhiều tế bào tồn dư từ não chuột, gây ra các biến chứng về thần kinh, khiến người bệnh suy giảm trí nhớ.

Ngày nay, vacxin dại được cải thiện vượt bậc với sự xuất hiện của vacxin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab. Đây là vacxin được kiểm định an toàn và đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. Ngoài lợi ích tuyệt vời ngăn ngừa bệnh dại, vacxin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab hoàn toàn không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Phác đồ tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)

Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.

Tiêm nhắc lại: Sau 1 năm, 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn)

Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: Tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại như sau

Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vacxin hoàn nguyên như sau

Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 4 mũi: 0.1 ml/liều mỗi mũi tiêm, tiêm 2 mũi tại 2 vị trí tiêm khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.

Người đã tiêm dự phòng: Tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.

Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

Những thắc mắc thường gặp về bệnh dại và vacxin dại

Tiêm phòng dại cần kiêng gì?

Sau khi tiêm vacxin dại, người bệnh cần tránh làm việc quá sức, tuyệt đối không uống rượu và các chất kích thích, không được dùng các thuốc làm giảm miễn dịch như corticoid, ACTH trong vòng 6 tháng. Ngoài ra, bạn có thể ăn uống bình thường như một người khỏe mạnh. Việc đảm bảo các chất dinh dưỡng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cơ thể được phục hồi nhanh chóng.

Trong trường hợp phát hiện có thể có các phản ứng lạ sau khi tiêm vacxin như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu… người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Thuốc tây, thuốc lá, có chữa được bệnh dại?

Không có loại thuốc uống, bôi, đắp nào có thể chữa được bệnh dại. Biện pháp duy nhất để cứu người khi bị dại là tiêm vacxin dại và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong.

Thanh Hằng

Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vacxin phòng dại. Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vacxin chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vacxin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN