Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?
Trong cơ thể, máu có ba tế bào chính, trong đó có bạch cầu. Bạch cầu hay bạch huyết cầu (nghĩa là “tế bào máu trắng”, còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng tạo ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch.
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh máu trắng, hay còn gọi là bệnh care ở mèo, mà trong đó hệ bạch huyết và tủy rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Chúng tăng sinh ra ngoài tầm kiểm soát của cơ thể, lấn át hết các tế bào khiến máu không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh do virus FPV gây ra, đây là loại virus cực kỳ cứng đầu khi đề kháng với các chất sát trùng mạnh như cloroform, acid, nhạy cảm với Clorox và tồn tại ở nhiệt độ tới 56 độ C trong 30 phút. ĐIều này đồng nghĩa với việc chúng ta không thể sử dụng các chất sát trùng nêu trên để loại bỏ loại vi khuẩn này.
FPV thường đi vào theo đường miệng, việc nhiễm bệnh xảy ra đầu tiên ở mô lympho của vùng miệng-hầu (vùng hạch amidal) và lympho ruột. Sau 24 giờ nhiễm bệnh, virus hiện diện trong máu và phân bố khắp nơi trong cơ thể. Trong vòng hai ngày nhiễm bệnh, hầu như tất cả các mô trong cơ thể điều chứa một số lượng lớn virus. Khi kháng thể tuần hoàn xuất hiện, thì số lượng virus giảm dần. Nhưng vẫn còn một số lượng nhỏ virus thể tồn tại đến hàng năm trong một số mô, Nhưng nếu sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ đủ mạnh thì sẽ trung hòa hết virus trong lúc chúng lưu lại thì những mèo con bị nhiễm virus dai dẵng cũng không có khả năng lây lan bệnh
Ở mèo mẹ mang thai bị sảy thai hay đẻ non, mèo con có thể bị nhiễm vi rút ngay từ 2-3 tuần tuổi và chết hàng loạt trong vài ngày. Mèo ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng tỉ lệ tử vong rất cao. Từ 25-75% mèo chết trong các ổ dịch và gần 100% đối với mèo con. Ở mèo con mới sinh bị nhiễm bệnh, mô bị phá hủy nghiêm trọng là những mô có sự phân chia nhanh như tuyến ức và não tủy. Còn những mèo lớn thì những mô như lympho, tủy xương, và những tế bào bề mặt của ruột sẽ bị ảnh hưởng nghiêm thay vì mô tuyến ức và não tủy.
Ngoài ra, mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc cũng là nguy cơ lây lan bệnh dịch. Hay ở các nơi giết mổ, chất thải, phụ tạng mèo cũng là nguyên nhân lây lan bệnh dịch nên chúng ta cần phải đề phòng hơn nữa những mối nguy hại này.
Triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Ở giai đoạn nhẹ: Mèo vẫn nhanh nhẹn nhưng đi lại có biểu hiện loạng choạng, không còn giữ được thăng bằng, mặt lảo đảo, chậm chạp dần, miệng chảy dãi, có mùi khó chịu.
Ở giai đoạn nặng hơn: Triệu chứng dễ thấy nhất chính là bỏ ăn, mệt mỏi nôn ra dịch vàng có bọt, ỉa chảy lông tả tơi, miệng chảy dãi mạnh, mùi hôi và tanh, tai chảy nước và đầy ra chất bẩn màu đen. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở mèo con cao hơn rất nhiều. Mèo con có thể chết đột ngột mà không có dấu hiệu nào đi kèm, nếu có vài triệu chứng, chúng có thể tử vong sau 5 ngày mắc bệnh.
Giai đoạn cuối mèo bị tiêu chảy ra máu, không còn vận động và dẫn tới tử vong.
Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Việc chủng ngừa thực hiện khi mèo con được 8 đến 10 tuần tuổi. Việc tiêm chủng lần 2 nên tiến hành vào 4 tuần sau. Ở những vùng nơi mà việc nhiễm bệnh cao, và để có được sự bảo vệ tối ưu, việc tiêm chủng lần 3 nên tiến hành vào lúc 16 tuần tuổi.
Miễn dịch thụ động từ mèo mẹ qua sữa đầu phải được xem xét trước khi thiết lập chương trình tiêm chủng định kỳ. Sự can thiệp của miễn dịch thụ động tư mẹ là nguyên nhân phổ biến nhất của sự thất bại trong việc tiêm chủng. Có sự tồn tại mối tương quan trực tiếp giữa mức độ kháng thể FPV của mèo mẹ tại thời điểm sinh và thời gian của miễn dịch thụ động ở mèo con. Miễn dịch thụ động của mèo con, nếu đủ mạnh sẽ không những bảo vệ mèo con chống lại FPV có độc tính mà còn phản ứng với virus của vaccine và can thiệp vào việc tạo miễn dịch.
Khi đón mèo về nhà mới cần cách ly với đàn mèo trong nhà từ 15-20 ngày dù trước khi về nhà, mèo lang thang hay mèo hoang cũng sẽ được Trạm thú y kiểm tra sức khỏe.
Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khu vực nuôi mèo.
Một phần nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu xuất phát từ tập tính đi tìm bạn tình của mèo khi động dục vì vậy việc triệt sản cho mèo cái và thiến mèo đực được xem là một giải pháp giúp bạn có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh của mèo..
Cách cải thiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Đây là bệnh nguy hiểm rất dễ chết ở mèo, mèo chỉ mắc một lần trong đời sau đó sẽ tự miễn dịch, không bị lại (đối với mèo không tiêm phòng). Dịch bùng phát mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nồm, mầm bệnh có sẵn trong môi trường tự nhiên. Mèo trên 5 tháng tuổi, khả năng chữa khỏi cao hơn. Còn mèo dưới 2 tháng tuổi khả năng chữa được khá mong manh. Hiện nay, bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bỏ mặc chú mèo của mình. Vì khi bạn bỏ mặc chúng, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, và cái chết là không thể tránh khỏi, Vậy nên, khi gặp những dấu hiện nhận biết bệnh ở trên, bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất trong khoảng thời gian sớm nhất để có thể kịp thời cứu chữa.
Bệnh giảm bạch cầu mèo thường có tỷ lệ chết cao, nhưng nếu cố gắng, sự chăm sóc tốt thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm. Mục tiêu chính là giữ cho những mèo bị ảnh hưởng bệnh còn sống và sức khỏe tốt cho đến khi khả năng phòng vệ tự nhiên có thể đảm nhận được, như sự xuất hiện của kháng thể và sự gia tăng số lượng bạch cầu tuần hoàn. Kháng thể thường xuất hiện khoảng sau 3-4 ngày sau khi thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh, hai hoặc 3 ngày sau sự đáp ứng ngược lại ở bạch cầu có thể mong đợi xảy ra. Do đó nếu mèo bệnh được chăm sóc từ 5 đến 7 ngày sau cơn bệnh thì cơ hội hồi phục thường rất tốt.
Những chăm sóc về mặt thú y là nhằm vào việc giảm nôn mửa, tiêu chảy và mất nước gây mất cân bằng điện giải và nhằm vào việc phòng những bệnh vi khuẩn thứ phát có thể xảy ra.
3291 views