Uống Nước Râu Mèo / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Bà Bầu Uống Nước Râu Ngô Có Tốt Không?

Từ xưa đến nay trong dân gian rất hay dùng râu ngô để nấu nước uống giải mát nhưng liệu nước râu ngô này có tốt cho bà bầu hay không? Hôm nay camnang.online có giới thiệu bài viết Bà bầu uống nước râu ngô có tốt không? Để trả lời những thắc mắc cho nhiều chị em.

Trong dân gian hay kết hợp giữa râu ngô và mã đề để giải nhiệt và cũng là phương thức trị một số bệnh, nhưng đối với sức khỏe hết sức nhạy cảm của mẹ bầu thì bài thuốc này liệu có an toàn hay không?

1. Công dụng của râu ngô

Trước khi đi tìm hiểu việc bà bầu có nên uống nước râu ngô hay không thì chúng ta nên tìm hiểu những công dụng của râu ngô đối với sức khỏe:

Uống nước râu ngô có tác dụng tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật

Uống nước râu ngô hàng ngày thay cho nước trà có tác dụng cho những bệnh nhân đang có vấn đề về mật như ứ mật và sỏi túi mật

Nước râu ngô có tác dụng cầm máu cho những bệnh nhân dễ bị chảy máu và xuất huyết tử cung

Uống nước râu ngô có tác dụng hạ đường huyết, màu máu nhanh đông.

Nhưng đối với bà bầu thì sao, râu ngô có tác dụng như thế nào?

2. Bà bầu có nên uống nước râu ngô hay không?

Theo nhiều bác sĩ cho biết râu ngô có tác dụng giống như một loại thần dược giúp giảm viêm đường tiết niệu ở bà bầu, giúp loại bỏ những vi khuẩn ra khỏi đường niệu đạo. Bạn có thể bỏ mía vào nấu chung với râu ngô để có vị ngọt tự nhiên và dễ uống hơn.

Ngoài ra, râu ngô có tác dụng chữa bệnh xuất huyết, có nhiều mẹ bầu thường xuyên bị chảy máu cam và chảy máu chân răng, vì vậy râu ngô có tác dụng hạn chế chảy máu, tiểu tiện ra máu. Phương pháp uống một ly nước râu ngô để hạn chế những hiện tượng chảy máu thay cho các loại thuốc kháng sinh.

Như vậy bạn đã thấy được những tác dụng hữu hiệu từ thành phần râu ngô. Vậy thì bà bầu đã yên tâm chưa nào?

Râu Mèo, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Râu Mèo

Râu mèo

Tên khác

Tên thường gọi: Râu mèo, Cây bông bạc, mao trao thảo

Tên khoa học: Orthosiphon spiralis (Lour.) MeR.

Họ khoa học: Thuộc họ Hoa môi – Lamiaceae.

Cây Râu mèo

(Mô tả, hình ảnh Cây râu mèo, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5-1m. Thân vuông, thường có màu Râu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nom như Râu mèo. Bao phấn và đầu nhụy màu tím. Quả bế tư.

Bộ phận dùng:

Toàn cây – Herba Orthosiphonis.

Nơi sống và thu hái:

Loài cây miền Malaixia – Châu Ðại Dương, thường được trồng nhiều ở vùng đồng bằng và vùng núi, cây chịu ngập tốt. Trồng bằng hạt. Khi dùng làm thuốc, cắt cả cây, thu hái khi cây chưa có hoa, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học:

Cây chứa một glycosid đắng là orthosiphonin, tinh dầu, chất béo, tanin, đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối kali.

Tác dụng dược lý

Tăng và bài tiết nước tiểu: Theo các tác giả Chow chúng tôi J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tính mạch với liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl.

Lợi tiểu: Các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy – 3,6,7,4 tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tính mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140 phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120 phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm.

Về tác dụng kháng khuẩn đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudômnas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus là những chủng có thể gây nhiễm đường tiết niệu, kết quả cho thấy cả 3 flovon sinensetin, tetramethylsutellarein và 3’ – hydroxy -3, 6, 7, 4’ tetramethoxyflavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng đã nêu. Về dược l{ lâm sàn, theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích theo đều trị bệnh thận và phù thüng.Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.

Vị thuốc Râu mèo

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát;

Tác dụng

Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp.

Râu mèo làm tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy sự bài tiết urê, các chlorua và acid uric. Có tác dụng tốt đối với các chứng rối loạn đường tiêu hóa, bệnh thấp khớp, Đau lưng, đau nhức khớp xương. Còn có tác dụng tốt đối với bệnh xung huyết gan và bệnh đường ruột. Hiệu quả của nó là do tác dụng kết hợp của glycosid với các muối kiềm, các chất giống như tanin của dầu thơm và của một saponin. Dịch chiết bằng nước giàu hoạt chất hơn (28,8%).

Kiêng kỵ

Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ứng dụng lâm sàng của Râu Mèo

Trị sỏi tiết niệu loại sỏi nhỏ:

Râu mèo 6 – 10g khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà. Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 – 30 phút. Uống nóng, uống liên tục 10 ngày, nghỉ 4 ngày, lại uống tiếp đợt khác.

Hoặc cỏ râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, sắc còn 250ml, uống trong ngày, trước khi ăn, lúc còn nóng. Dùng 5 -10 ngày một liệu trình.

Điều trị đái tháo đường:

 Râu mèo tươi 50g, khổ qua (dây, lá, quả non, tươi) 50g, cây mắc cỡ (sao vàng) 6g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước sắc còn 250ml, uống trong ngày, dùng liên tục 1 tháng, sau đó kiểm tra lại lượng đường trong máu.

Trị tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt):

Râu mèo 40g, thài lài trắng 30g, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.

Trị tiểu ra sỏi, tiểu ra máu và tiểu buốt: 

Râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 – 7 ngày.

Trị viêm đường tiểu: 

Râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. Dùng trong một tuần lễ.

Trị viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột:

Râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g. Sắc nước uống. Dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần.

Trị viêm thận phù thũng:

Râu mèo, mã đề, bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30g sắc uống. Chú ý phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh của y học hiện đại đủ liều theo phác đồ.

Trị thận dương suy kém kèm theo hiện tượng bụng dưới đau tức:

Râu mèo 16g, mã đề 20g, rễ tranh 12g, tô mộc 12g, rễ cỏ xước 16g, rễ cây ruột gà 12g. Dược liệu khô, sắc với nửa lít nước 150 – 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

Trị viêm gan siêu vi, bệnh hoàng đản, da dẻ xanh xao vàng bủng, táo bón kinh niên:

Râu mèo30g, cỏ lưỡi rắn 30g, cây chó đẻ 30g, ac-ti-sô 20g, cỏ mực 30g. Dược liệu khô thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong vài ba tháng.

Trị táo bón kéo dài:

Bông bạc khô 30g, cỏ lưỡi rắn 30g, cây chó đẻ 30g, atisô 20g, cỏ mực 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong 1 tháng.

Trị đái tháo đường:

Râu mèo tươi 50g, khổ qua (dây, lá, trái non, tươi) 50g, cây mắc cỡ khô 6g. Dược liệu tươi rửa sạch, bằm nhỏ, mắc cỡ sao vàng, thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 để uống trong ngày, dùng liên tục 3 tháng đi thử máu lại.

Tham khảo

Râu mèo thường được dùng trị:

1. Viêm thận cấp và mạn, viêm bàng quang;

2. Sỏi đường niệu;

3. Thấp khớp tạng khớp. Liều dùng 30-50g, dạng thuốc sắc.

Ðơn thuốc:

1. Viêm thận phù thũng: Râu mèo, Mã đề, Lưỡi rắn trắng, mỗi vị 30g, sắc uống.

2. Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu: Râu mèo, Chó đẻ răng cưa, Thài lài, mỗi vị 30g, sắc uống.

Chú ý: Với liều lượng thông thường, cây râu mèo không thấy có tác dụng gây độc cấp tính.Tuy nhiên, do tác động trên sự cân bằng ion K+, Na+… và các phân hóa tố, vì vậy, không nên dùng thường xuyên và lâu dài râu mèo với liều cao.

Nơi mua bán vị thuốc Râu mèo đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Râu mèo ở đâu?

Râu mèo là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc Râu mèo được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc Râu mèo tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tag: cay rau meo, vi thuoc rau meo, cong dung rau meo, Hinh anh cay rau meo, Tac dung rau meo, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Uống Nhiều Nước Có Tốt Không?

Theo tiến sĩ Wolfgang Liedtke – nhà tâm thần học tại Trung tâm Y tế đại học Duke cho biết: “Tế bào não nằm trong hộp sọ cứng, nhưng khi uống quá nhiều nước chúng sẽ phải chia sẻ không gian với nước, máu và dịch tủy, điều này dẫn đến các tế bào bị o ép gây sưng tấy và phù nề”. Kết quả có thể dẫn đến chứng động kinh, hôn mê hoặc gặp các vấn đề về hô hấp, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày người phụ nữ bình thường nên uống từ 1.5 – 2.2 lít chất lỏng (bao gồm nước, canh, súp và các chất lỏng khác). Riêng nam giới số lượng chất lỏng nạp vào mỗi ngày là 3 lít. Nếu uống đủ nước, khi đi tiểu sẽ có màu vàng nhạt và bạn sẽ không cảm thấy khát.

Riêng phụ nữ mang thai và những người bị nôn mửa, sốt cao phải uống nhiều nước, tuy nhiên phải dựa trên nhu cầu cơ thể để uống, không uống theo số lượng.

Gây kích ứng dạ dày

Uống quá nhiều nước sẽ làm mất cân bằng chất điện giải, sự mất cân bằng này dẫn đến dạ dạy bị kích ứng. Đây là giai đoạn đầu của triệu chứng giảm natri trong máu.

Gặp các vấn đề về gan

Trường hợp này xảy ra khi uống quá nhiều nước có chứa hàm lượng sắt cao. “Quá tải” sắt sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về gan như: suy gan, ung thư gan và nhiều vấn để sức khỏe khác: rụng tóc, mệt mỏi, liệt dương, giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể…

Phải đi tiểu nhiều

Khi uống quá nhiều nước nếu cơ thể không ra mồ hôi, nước sẽ giữ lại bên trong cơ thể, điều này đồng nghĩa với việc sẽ phải đi tiểu nhiều lần, gây hại cho thận, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của bạn. Ngoài ra, việc đi tiểu nhiều lần sẽ giảm khả năng hấp thu chất lỏng của cơ thể.

Uống đủ và đúng: Uống bao nhiêu nước là đủ?

Nước chiếm 70% cơ thể, nó đóng vai trò là chất vẫn chuyển chất dinh dưỡng thiết yếu cho các tế bào. Thiếu nước sẽ dẫn đến hôn mê, mệt mỏi, nguy hiểm hơn có thể khát quá mức dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, lượng nước cần thiết phụ thuốc vào nhiều yếu tố như: môi trường sống, mức độ hoạt động của mỗi người. Với những phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị sốt cao, người bị nôn mửa, tiêu chảy cần uống nhiều nước hơn người bình thường.

Để nhận biết cơ thể đã uống đủ nước hay không chỉ cần kiểm tra màu sắc nước tiểu, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không màu, bạn không cảm thấy khát nghĩa là cơ thể đã được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

Khi nào thì nên uống nước:

Uống sau khi vận động và tâp thể dục: Sau khi vận động và tập thể dục mồ hôi ra nhiều, cơ thể rất cần bổ sung nước và chất điện giải. Do đó, sau mỗi buổi tập hoặc làm việc nặng, cần uống nước để bù lượng nước đã mất do ra quá nhiều mồ hôi.

Khi đi ngoài trời nắng gắt: Trời nắng nóng sẽ khiến bạn mất nhiều nước, thiếu nước sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể bị ngất xỉu. Vì thế, khi đi dưới trời nắng gắt nên mang theo một chai nước dự trữ. Thỉnh thoảng nhấp một ngụm, nhớ không uống quá nhiều, quá nhanh sẽ bị sốc nước.

Ngoài ra, nên uống nước theo nhu cầu của cơ thể, không cần để ý đến số lượng nước nạp vào là bao nhiêu, khi khát thì uống. Ngoài nước, bạn có thể uống nước trái cây, ăn súp, canh cũng cung cấp nước đáng kể cho cơ thể.

Hạ Vi

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày

Có thể nói rằng không có nước thì con người không thể sống được. Nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể con người nhằm duy trì sự sống và đảm bảo sức khỏe. Cơ thể cần được cung cấp nước hàng ngày để hoạt động tốt. Vậy, mỗi ngày bạn cần uống bao nhiêu nước và uống như thế nào để tốt cho sức khỏe? Bài này sẽ cho bạn lời giải đáp.

Nước là thành phần chính của cơ thể con người. Phần lớn nước trong cơ thể nằm ở bên trong các tế bào. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể chúng ta cần nước để sống. Theo một nghiên cứu của H.H. Mitchell đăng trên Journal of Biological Chemistry, 158, khối lượng nước trong não và tim là 73%, trong phổi là 83%, trong da là 64%, trong cơ và thận là 79% và ngay cả trong xương cũng chứa nhiều nước (34%).

Cơ thể trẻ em có tỷ trọng nước cao hơn so với người lớn, và người lớn có tỷ trọng nước cao hơn so với người già. Thông thường, cơ thể đàn ông chứa nhiều nước hơn cơ thể phụ nữ. Cơ thể càng nhiều cơ bắp thì càng chứa nhiều nước. Cơ thể càng nhiều mỡ thì càng chứa ít nước.

Nguồn: chúng tôi Tỷ trọng nước trong cơ thể của trẻ em khoảng 75%, của người lớn khoảng 60% và của người già khoảng 50%.

Nguồn: water.usgs.gov

Trong cuốn sách ” YOU’RE NOT SICK, YOU’RE THIRSTY! WATER for Health, for Healing, for Life” (tạm dịch là ” BẠN KHÔNG BỊ BỆNH, BẠN BỊ KHÁT NƯỚC! NƯỚC CHO SỨC KHỎE, ĐỂ CHỮA LÀNH, CHO CUỘC SỐNG” ) bác sĩ F. BATMANGHELIDJ cho biết các vai trò của nước đối với sức khỏe như sau:

Các quá trình hoạt động bên trong cơ thể, vận động cơ thể và tác động của điều kiện môi trường xung quanh khiến cơ thể bạn mất nước. Bạn cần uống đủ nước sạch hàng ngày để bù đắp số lượng nước mất đi. Người đang trong giai đoạn phát triển cần uống nhiều nước hơn người trưởng thành nếu tính theo tỷ trọng cơ thể.

Thông thường, thể tích nước sạch hàng ngày mỗi người cần uống được tính theo công thức sau:

Ví dụ: Một người lớn nặng 50 kg thì người đó cần uống ít nhất khoảng 2000 ml (2 lít) nước mỗi ngày, chia ra 5 -6 lần hoặc theo nhu cầu / hoàn cảnh cá nhân.

Ví dụ: Một em bé nặng nặng 20 kg thì cần uống ít nhất khoảng 1200 ml (1,2 lít) nước mỗi ngày, chia ra 5 – 6 lần hoặc theo nhu cầu / hoàn cảnh cá nhân.

Công thức trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, oi bức, bạn vận động và ra mồ hôi nhiều thì cần phải uống nhiều nước hơn. Lượng nước tính theo công thức trên chỉ bao gồm nước sạch hoặc trà thảo dược loãng, không bao gồm cà-phê, trà đặc, nước ép trái cây, nước ở trong thức ăn loãng (canh, súp, …).

Ads by Adpia

Bạn nên uống nước từng ngụm và nuốt từ từ, không nên uống ừng ực, kể cả khi bạn rất khát nước.

Vào sáng sớm không nên uống nước lạnh hơn nhiệt độ phòng. Tốt nhất là uống nước ấm, khoảng bằng nhiệt độ cơ thể (~ 37 độ C).

Nếu bạn uống 1) Tonic III để chữa ung thư hoặc diệt các khối u thì cần uống nhiều nước hơn so với bình thường để giúp cơ thể thải độc. Có thể bạn cần uống gấp 1,5 ÷ 2 lần so với công thức V = trọng lượng (kg) x 40 ml.

2) Nếu nguồn nước của bạn sạch và an toàn (không bị nhiễm kim loại nặng, vi khuẩn, chất hữu cơ nguy hại hòa tan, các muối khoáng có hại cho sức khỏe (Nitrate, Nitrite), dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,…) thì có thể uống trực tiếp mà không cần phản đui sôi. Tuy nhiên đại đa số nguồn nước giếng, nước máy hiện nay đều không đủ an toàn để uống trực tiếp. Do đó cần dùng máy lọc nước. Bạn có thể chọn máy lọc nước Kangaroo. Có nhiều máy lọc khác nhau theo mức giá và công suất lọc để bạn chọn phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Giao hàng khắp cả nước. Nếu bạn sống ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội thì có thể chọn chế độ giao hàng nhanh trong vòng 2 giờ khi đặt hàng. Bạn nên chọn máy lọc nước có thể uống trực tiếp để buổi sáng mới thức dậy bạn có thể mở vòi nước và uống liền. Theo kinh nghiệm của tôi thì đối với các máy lọc nước uống liền có bộ tạo khoáng thì sáng sớm bạn nên mở vòi nước và để nước chảy khoảng 5 – 10 giây rồi mới lấy nước vào ly để uống.