Vì Sao Mèo Hay Bị Nấm / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Viec.edu.vn

Vì Sao Mèo Bị Nấm ? Cách Chữa Bệnh Nấm Ở Mèo Ít Người Biết.

Mình thường nhận được các câu hỏi của Sen về Boss bị nấm và có nhiều Sen mới nuôi Mèo lần đầu khi gặp trường hợp này chưa biết làm như thế nào để trị căn bệnh này và nguyên nhân từ đâu vẫn là dấu hỏi chấm lớn.

Các căn bệnh nấm phổ biến hiện nay ở Mèo chủ yếu do Microsporum canis gây nên ngoài ra, các loại Epidermophyton và Trichophyton cũng gây ra bênh nấm ở Mèo.

Nấm rất dễ lây lan đặc biệt qua con đường tiếp xúc giữa các Mèo với nhau, nếu phát hiện các Bé xung quanh bị nấm việc đầu tiên các Sen hãy hạn chế cho Bé tiếp xúc để không bị lây bệnh. Phần lớn bệnh Nấm thường xuất hiện ở các Mèo nhỏ nhiều hơn các Mèo trưởng thành vì sức đề kháng, hệ miễn dịch còn yếu.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MÈO BỊ NẤM

Những Bé khi mới bị bệnh sẽ thường xuyên trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, phần da bị thường bị tróc da và rụng lông. Vùng da có thể bị đỏ ửng và có lớp mài (da cứng), nếu bóc lớp mài này đi sẽ xuất hiện lớp mài khác và tốc độ lây lan qua vùng khác cực kỳ nhanh. Các bạn hãy thường xuyên kiểm tra cổ, tay, chân, lưng, miệng và đuôi Bé để phát hiện kịp thời và chữa trị nha

ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM NHƯ THẾ NÀO?

Khi chữa Nấm cho Bé các bạn hãy kiên trì và lưu tâm 2 nguyên tắc: Không để Mèo liếm vết thương và sử dụng thuốc hợp lý

Đầu tiên, các bạn phải xác định vị trí Mèo bị Nấm và rụng lông để tiến hành cạo lông phần bị nấm để khoanh vùng bị bệnh tránh lây lan qua vùng khác trên cơ thể. Sau đó các bạn có thể chọn các giải pháp sau:

Sử dụng loa chống liếm đầu

Bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở các tiệm thú cưng để các Bé không liếm được vết thương và hạn chế sự lây lan của Nấm

Có hai trường hợp khi Mèo bị bệnh

Khi bị nấm nhẹ trên cơ thể chỉ xuất hiện vào đốm rụng lông nhỏ, da đỏ và ngứa. Trước khi bôi thuốc các bạn hãy vệ sinh sạch chỗ bị nấm sau đó bôi một trong các loại thuốc sau: Thuốc 7 màu, Nirozal, Gentisone, Tomax, Fucidin

Nấm mèo không phải là loại có thể chữa trị khỏi hoàn toàn trong ngày 1, ngày 2, nên các bạn cần hết sức kiên nhẫn với bé.

Bị Nấm Tai Vì Đi Bơi, Lấy Ráy Tai

25-07-2011

Nấm tai, hay còn gọi nhiễm nấm tai ngoài (bao gồm loa tai và ống tai), là bệnh thường gặp ở xứ nhiệt đới có khí hậu nóng và ẩm, trong đó có Việt nam. Nguồn gây bệnh gồm hai dòng nấm: Aspergillus spp, chiếm 90% các trường hợp (ví dụ: Aspergillus. fumigates, Aspergillus niger…) và loại Candida spp, chiếm 10% (ví dụ: Candida. Albicans, Candida. tropicalis).

Bỗng dưng ù tai, nghe kém

– Ống tai ngoài có những đặc điểm đặc biệt như thường xuyên bị ẩm ướt, da ống tai mỏng; là nơi dễ bị những tác động gây cọ xát như dụng cụ ngoáy tai, lấy ráy tai bằng kim loại hoặc bông gòn, que tăm hoặc thậm chí que nhang… Ống tai cũng là nơi đặt máy trợ thính cho bệnh nhân bị giảm thính (điếc, nghễnh ngãng…); là nơi dễ bị các bệnh viêm da do dị ứng, mụn trứng cá… Những yếu tố này tạo thuận lợi để vi khuẩn hoặc nấm mọc và phát triển. Ngoài ra, bệnh nấm tai cũng hay gặp ở những người có hệ thống miễn dịch yếu như mắc một số bệnh lý đường hô hấp, bệnh HIV/AIDS… Những người thường xuyên đi tắm ở các bể bơi cũng có nhiều nguy cơ, do khi bơi khó tránh khỏi nước vào tai; nếu không làm khô, vệ sinh tai sạch sẽ thì đây là cơ hội tốt cho các loại nấm sinh trưởng trong tai. Đặc biệt, quá trình thăm khám ghi nhận bệnh nấm tai gặp nhiều nhất ở những người trẻ, trung niên thích lấy ráy tai khi hớt tóc ngoài đường, chợ.

– Khi bị nấm tai, bệnh nhân có cảm giác rất khó chịu ở tai và hay than phiền ngứa tai, đau tai. Bỗng dưng thấy ù tai và nghe kém. Khám bệnh, thường thấy nhất là ống tai bị hẹp, đỏ và có hình ảnh giống như bụi trắng của phấn trong ống tai hoặc giống như chất bột nhão rải rác trong ống tai, thậm chí che lấp không thấy được màng nhĩ.

Thận trọng khi tự dùng thuốc trị nấm tai

– Để điều trị nấm tai, có thể nhỏ một số dung dịch (NaCl 0,9% hoặc kháng sinh), sau đó làm sạch ống tai bằng cách hút hết những chất bám trong ống tai, giữ cho ống tai khô. Thuốc kháng sinh (nhóm Macrolide, cephalosporine, Doxyciline…) dùng khi có bội nhiễm vi trùng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng nấm dạng uống như Fluconazole (Mycosyst, Forcan, Fluconazole…) Đối với thuốc nhỏ tai vừa diệt nấm vừa diệt vi trùng, sử dụng phổ biến là Candibotic (Cloramphenicol BP 5% có tính kháng khuẩn; Beclometasone Dipropionate BP 0,025% có tính kháng viêm tại chỗ, giảm sưng; Clotrimazole USP 1% có tác dụng kháng nấm; Lidocaine Hydrochloride BP 2% có tác dụng giảm đau…), nhỏ tai 4 – 5 giọt/lần với 3 – 4 lần/ngày, kéo dài từ 1 – 2 tuần; hoặc cồn Boric 3% (axít boric 300mg), nhỏ tai 4 – 5 giọt/lần, với 2 lần/ngày, kéo dài từ 1 – 2 tuần.

– Khi tự ý dùng thuốc cần lưu ý, thuốc chống nấm Ketoconazol theo đường uống phải thận trọng, đặc biệt đối với người bị bệnh gan. Cũng cần nói thêm, ngày 8.6.2011 cơ quan quản lý dược phẩm Pháp đã ra lệnh ngưng cấp phép lưu hành cho thuốc viên Nizoral có hoạt chất Ketoconazol. Ngày 1.7.2011, cục quản lý dược Việt Nam cũng ra văn bản tương tự về việc sử dụng Ketoconazol. Không dùng thuốc nhỏ tai có chứa hoạt chất Aminoglycosid (neomycin, streptomycin) để điều trị kết hợp chống nhiễm khuẩn cho những trường hợp bị thủng màng nhĩ, vì thuốc sẽ gây độc nặng cho tai và dẫn đến điếc không hồi phục, chỉ được dùng cho những bệnh tai ngoài có màng nhĩ lành.

TS.BS NGUYỄN TRỌNG MINH (Theo SGTT)

Vì Sao Chó Hay Cắn Nhau

tapchichomeo.com-Điều gì đã khiến cho chú chó hiền lành Charles đột nhiên trở thành một con quái vật giống như con chó điên Cujo? Những con chó thường có những lý do hợp lý cho riêng chúng để gây chiến. Nếu bạn biết một vài lý do phổ biến, bạn có thể ngăn những cuộc chiến đó xảy ra ngay trong lần đầu tiên.

Những sự khác biệt, bất đồng và ẩu đả trong thế giới của loài chó thỉnh thoảng xảy ra, và may mắn là thường chỉ có những cuôc gây lộn nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi những cuộc chiến nghiêm trọng cũng xảy ra. Những con chó thường có những lý do hợp lý cho riêng chúng để gây chiến. Nếu bạn biết một vài lý do phổ biến, bạn có thể ngăn những cuộc chiến đó xảy ra ngay trong lần đầu tiên.

Chó đang lo lắng

Nếu chú chó của bạn có xu hướng gầm gừ, lao tới và hành động như thể chú ta muốn giết những con chó khác, rất có khả năng chú ta gặp phải vấn đề lo lắng tiềm ẩn. Những chú chó đáng tin cậy nói chung là những người bạn kiên định và điềm tĩnh, chúng phải có một lý do thật sự hợp lý để bắt đầu một cuộc chiến. Những chú chó luôn muốn gây chiến thường dễ sợ hãi và cảm thấy những con chó khác như là mối đe dọa. Theo Hiệp hội bệnh viện thú y Hoa Kỳ, lý do tiềm ẩn có thể là thiếu mối liên hệ cần thiết với các con chó khác và không có khả năng đọc những tín hiệu giao tiếp của chúng.

Chó muốn thể hiện quyền sở hữu

Trong thế giới của loài chó, vật sở hữu thường là lý do dẫn tới những cuộc chiến. Thức ăn, đồ chơi, xương và thậm chí những thứ khó có thể xác định rõ ràng như nơi ngủ, cơ hội tiếp cận với chủ và bạn tình có thể gây ra một cuộc chiến tồi tệ. Về cơ bản, bất cứ thứ gì được coi là có giá trị đều có thể được chúng bảo vệ. Một vài con chó có thể có tính chiếm hữu cao hơn các con khác, và vì vậy sẵn sàng bày ra tư thế tấn công để bảo vệ những gì chúng coi trọng.

Chó bị bắt nạt

Một vài con chó huênh hoang có thể thách thức những con chó khác và chiến đấu cho đến khi những con chó kia ngừng lại và có dấu hiệu nhượng bộ, thậm chí ngay cả khi những con chó đó không lùi bước. Một vài con chó có thể trở lên hiếu chiến hơn những con chó khác khi chúng đến tuổi trưởng thành, điều này thường đưa tới những con chó đồng tính. Những con chó tham gia bắt nạt không phải là bản sao của những chú chó lang thang ngoài công viên, và trong một vài trường hợp nghiêm trọng có thể yêu cầu sự can thiệp từ chuyên gia hành vi của chó.

Chó thể hiện sự thách thức

Khi những chú cún con trở thành một chàng chó trưởng thành, lượng testosterone tăng lên và chú ta có thể bắt đầu những thử thách cho bản thân. Những con chó lớn hơn sẽ đưa những con chó con về chỗ của chúng. Sau một vài cuộc ẩu đả ồn ào, đồng loại của chúng hầu hết nhận ra ranh giới của nhau và làm thế nào để giao tiếp theo một cách thức được xã hội chấp nhận.Điều thú vị là nhiều khi một vài chú chó con có thể làm cho những con chó lớn hơn rút lui.

Chó đang chuyển hướng tấn công

Đã bao giờ bạn nhìn thấy một vài con chó bất chợt sủa lớn sau một hàng rào và sau đó đánh lộn với nhau? Kiểu gây chiến này được biết đến như “sự chuyển hướng gây hấn” và có xu hướng tăng cao khi bị kích thích. Những con chó bị thua và không có khả năng để phản công lại những con chó này liền chuyển hướng sự thất vọng vào nhau và kết quả cuối cùng là gây ra một cuộc chiến thực sự.

Và những lý do khác

Sự che chở của tình mẫu tử được thể hiện một cách rõ ràng khi một con chó mẹ sẵn sàng bảo vệ những đứa con nhỏ khỏi những con chó khác. Một vài con chó cũng sẽ chiến đấu khi những con chó khác xâm lược đến của cải của nó hay đến quá gần với chủ của nó. Do hình phạt và thuốc có thể làm suy giảm mức độ chịu đựng của chó, nên đó không phải là ý kiến tồi để đưa chú chó thân thiện của bạn đến gặp bác sĩ thú y nếu như chú ta gây chiến với những con chó khác một cách quyết liệt và không lý giải được.

loading…

This website is a gift for my Tun the golden retriever. Visit our personal blog at http://ngoctun.com

Vì Sao Mèo Bị Nôn?

1. Nguyên nhân khiến mèo bị nôn

Nguyên nhân gây nôn cấp tính ở mèo:

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Nhiễm độc, nhiễm virut

Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán,…)

Chế độ ăn kiêng ( đột ngột thay đổi chế độ ăn kiêng, mèo không tiêu hóa được thức ăn)

Mèo ăn phải ngoại vật

Suy gan cấp, suy thận cấp

Viêm túi mật, viêm tụy

 Dị ứng với thuốc điều trị

v…v…

Một số nguyên nhân gây nôn mãn tính ở mèo:

Viêm đại tràng, viêm dạ dày hoặc viêm tụy

Suy thận, suy gan

Thoát vị hạch

Rối loạn thần kinh

Tắc ruột

Loát ống tiêu hóa

Táo bón

Ưng thư dạ dày

Nhiễm giun, sán hoặc bị virus tấn công ( Ví dụ: Care virus).

v…v…

2. Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi mèo bị nôn

Tiêu chảy

Mất nước (Biểu hiện của mất nước là da mất đi tính đàn hồi, mắt khô, cơ thể mệt mỏi,…)

Nôn ra máu

Sụt cân

Thay đổi thói quen ăn uống

3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ thú y

4. Kinh nghiệm chăm sóc mèo bị nôn

Không cho mèo ăn thức ăn và uống nước khi chứng nôn vẫn đang tiếp diễn. Sau 2 giờ kể từ khi chứng nôn chấm dứt mới cho mèo ăn uống.

Loại bỏ những thức ăn cứng, khó tiêu trong thực đơn. Hãy cho mèo ăn những thức ăn mềm và dễ tiêu như khoai tây luộc, thịt gà nấu chín không da.

Bạn có thể sử dụng thuốc chống nôn nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

Khi mèo bị nôn thể ăn uống như bình thường. Dẫn đến lượng dinh dưỡng nạp vào không đủ. Bạn có thể dùng biện pháp tiêm truyền để đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể mèo thông qua đường máu.

Trong quá trình chăm sóc mèo bị nôn, nếu gặp bất cứ khó khăn gì, bạn có thể chia sẻ với chúng tôi. Dreampet luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Mèo Bị Nấm: Phòng Trị Ra Sao?

Do nấm Microsporum canis gây ra trên mèo. Ngoài ra còn một số loại khác: Trichophyton & Epidermophyton.

Do chăm sóc bộ lông cho mèo kém, khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm phù hợp cho nấm phát triển, mèo ít được tắm nắng, sau khi tắm cho mèo không sấy khô lông, mèo nghịch bẩn, không được vệ sinh sạch sẽ….

Triệu chứng mèo bị nấm.

Bệnh nấm trên mèo gặp ở mèo mọi lứa tuổi và mọi giống mèo. Thường gặp với mèo dưới 6 tháng tuổi và mèo lông dài.

Bệnh nấm mèo gây ra tình trạng ngứa, gãy sợi lông hoặc rụng lông thành từng mảng.

Khu vực rụng lông thường đỏ hình tròn, hoặc bình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng xung quanh.

Trường hợp mèo bị nấm nặng, lây lan toàn thân có thể thấy rụng lông mảng lớn, da dày tăng sinh, viêm da… Lâu ngày dẫn tới nhiễm trùng máu, có thể gây tử vong.

Bệnh nấm mèo lây lan trong cả đàn mèo và có thể lây sang người, đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc người mới đến khu vực, những người mẫn cảm với mèo.

Mèo bị nấm dễ lây lan khi nhốt chung với các con khác hoặc lây lan khi mèo mới đẻ.

Mèo bị nấm dễ nhầm lẫn với ghẻ. Để chẩn đoán chính xác tốt nhất nên cạo 1 mảng da & lông khu vực bị và soi kính để chẩn đoán.

Điều trị mèo bị nấm

Bệnh nấm trên mèo thường khó điều trị, nếu lây sang người, nên loại bỏ.

Một số loại thuốc điều trị nấm: Nizoral, Ketoconazol, Flucinazol – dùng từ 1-2 lần/ ngày

Dùng cùng kháng sinh đề phòng bội nhiễm.

Không tắm bằng xà phòng trong quá trình điều trị. Vệ sinh & làm sạch khu vực trước khi bôi thuốc bề mặt. Hạn chế tình trạng mèo liếm thuốc bôi ngoài da.

Phòng bệnh nấm trên mèo.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo khu vực nuôi mèo.

– Sấy khô lông cho mèo sau khi tắm.

– Những ngày độ ẩm cao, nồm giữ cho mèo ở nơi khô ráo.

– Những mèo có biểu hiện ngứa cân cách ly, chăm sóc, theo dõi đặc biệt.

– Không tiếp xúc với mèo nghi bị nấm hoặc khi tiếp xúc phải đeo găng tay.

– Chọn mua mèo có nguồn gốc rõ ràng, kiểm tra sức khỏe đầy đủ.