Video Con Mèo Hát / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Mèo Tom Hát Cô Thắm Không Về Phát Hồ X Jokes Bii X Sinike Ft Dinhlong Official Music Video

© Bản quyền Video thuộc về NTV Official © Copyright by NTV Official ☞ Do not Reup

*** DOANH THU VIEW SẼ ĐƯỢC CHIA CHO NGHỆ SĨ KHI BÀI HÁT ĐƯỢC ĐĂNG TẠI NTV OFFICIAL ***

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – Lyrics:

-Melody Phát Hồ:

Từng là hơi ấm bên đời…giờ là cơn gió ngang trời….

Mọi người xung quanh thay nhau cho tôi biết, Cô Thắm không về nữa đâu!

Đặt trọn niềm tin sai người…giờ này ai khóc ai cười…

Thề hẹn làm chi…để rồi bỏ đi…

Tôi cố đem tình vun đắp mây hoá ngang trời che lấp

Tôi vẫn nơi này, đợi chờ cô về với tôi

Là vì tôi quá ngốc nghếch

Hay là do gia cảnh tôi nghèo

Gốc đa chỉ còn mình tôi ngồi nhìn trăng lên

Bao nhiêu kí ức 1 thời…giờ thành cay đắng 1 đời

Nhà cao xe sang, váy cưới lộng lẫy sớm tối có người đón đưa

Hình dung theo gió mây ngàn…ngồi ôm thương nhớ bẻ bàng

Phận đời ngang trái…giờ biết nói cùng với ai!

Dẫu biết phận mình cay đắng…nhưng cớ sao lòng vẫn buồn

Làm phu..làm thuê…làm sao, mơ cho được ngọc ngà

Cô Thắm ngày nào bên tôi..nay khuất xa dần mất rồi

Đành thôi…tôi phải quên

-Rap JokeS Bii:

Tôi còn nhớ ngày cô đi, mưa lâm râm nặng hạt

Cô vội trao chiếc nhẫn cỏ, gương mặt cô lạnh nhạt

Thề hẹn xưa nay còn đâu, khi tôi đã không còn cạnh cô

Áo gấm lụa đào, cô cất bước đi giữa chốn phù phiếm nơi thành đô

Cô Thắm ơi! Mỗi 1 ngày thiếu điều, tôi nhớ cô lắm

Ánh đèn vàng, thành phố xa hoa đã cướp mất đi cô Thắm

Túp lều tranh, nay chỉ lẻ bóng đơn điệu trong đó 1 trái tim

Chỉ biết đợi chờ cô về, trong nổi tuyệt vọng bóng ai dưới mái hiên

Tui lau! Giọt nước mắt, sau còn động 2 hàng mi

Đã bao lần, tui nắm lấy thứ tình cảm phai tàn đi

Con sông xưa, mà vẫn khúc Bồi, giờ đây lòng người chỉ Lỡ

Sao nỡ quên đi, thứ ân tình xưa là cả 1 đời tui ghi nhớ

Chờ cô về, chờ chiếc hôn, chờ 1 vòng tay ấm áp

Chờ cô nói: ” Cô nhớ tui ” chỉ là câu nói thấm thoát

Câu hỏi đó, nợ tình duyên, liệu cô có trả lời?

Cô bắt tui chờ, và chờ bao giờ hay tui phải chờ đến chờ đến cả đời

-Melody Phát Hồ:

Từng là hơi ấm bên đời…giờ là cơn gió ngang trời….

Mọi người xung quanh thay nhau cho tôi biết, Cô Thắm không về nữa đâu

Đặt trọn niềm tin sai người…giờ này ai khóc ai cười…

Thề hẹn làm chi…để rồi bỏ đi

Bao nhiêu kí ức 1 thời…giờ thành cay đắng 1 đời

Nhà cao xe sang, váy cưới lộng lẫy sớm tối có người đón đưa

Hình dung theo gió mây ngàn…ngồi ôm thương nhớ bẻ bàng

Phận đời ngang trái…Giờ biết nói cùng với ai!

-Rap Sinike:

Một tiểu thư đài các, cô không còn là Cô Thắm xưa

Nơi đô thành tấp nập, cuộc sống cô giờ êm ấm chưa?

Sao buồn vương trên mắt, sao đôi lần khóc ướt mi

Tôi vẫn luôn dõi theo từ cái ngày cô bước đi

Cô xa nơi mái chèo bến sông nhỏ ta thường qua

Cô xa nơi đồng cỏ mái tranh nghèo cạnh vườn hoa

Ánh trăng kia còn đợi, nhưng bóng người giờ nơi đâu

Tôi chỉ biết mượn hơi men, tâm sự cùng trăng cho vơi sầu.

source: https://keshadaily.com

Nghe thêm các bài viết Xử Lý Chất Thải: https://keshadaily.com/category/xu-ly-chat-thai

Hát Vỗ Tay Theo Lời Ca “Gà Trống, Mèo Con Và Cún Con”

Hát vỗ tay theo lời ca “Gà trống, mèo con và cún con”

– Trẻ thuộc bài hát, hát to rõ ràng đúng theo giai điệu bài hát.

– Trẻ vận động vui vẻ, hồn nhiên nhí nhảnh theo giai điệu bài hát, rèn kỷ năng vận động vỗ tay theo lời ca.

– Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng, sáng tạo trong vận động.

– Trẻ chơi trò chơi hứng thú, đoàn kết giữa các tổ

– Nhạc giai điệu bài hát ” Gà trống, mèo con và cún con, Gà gáy le te”

– Một số nhạc cụ phục vụ cho tiết dạy

– Video về một số con vật nuôi trong gia đình

* Hoạt động 1: Trò chuyện, Gây hứng thú

– Cho trẻ xem video về một số con vật nuôi trong gia đình

– Trò chuyện về nội dung video

– Có 1 bài hát đã nói về những con vật này, các con có biết đó là bài hát gì không?

+ Cô mở 1 đoạn nhạc dạo của bài hát “Gà trống, mèo con và cún con ” để trẻ đoán.

* Hoạt động 2: Dạy trẻ hát vỗ tay theo lời ca

– Cô mời cả lớp cùng hát vơi cô bài hát “Gà trống, mèo con và cún con ” nào!

– Trẻ vui hát “Gà trống, mèo con và cún con “.

Hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa thể hiện xong bài gì? ( Gà trống, mèo con và cún con)

– Nội dung bài hát nói về những con vật gì? ( Trẻ trả lời theo hiểu biết)

– Những con vật này như thế nào?

– Với bài hát này, các con có cách vận động nào hay không?

– Để bài hát được hay hơn, sôi nổi hơn cô sẽ hướng dẫn các con cách vỗ tay theo lời ca: (cứ 1 lời ca của bài hát là một tiếng vỗ tay. nghĩa là các con hát vào từ nào thì các con vỗ tay vào từ đó)

– Cô hát và vận động vỗ tay theo lời ca lần 1

– Lần 2 có nhạc.

– Cả lớp cùng hát và vỗ tay theo lời ca bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt”

– Cô mời phần thể hiện của tổ ” Chim non”

– Tiếp theo xin mờ tổ ” Thỏ trắng”

Hoạt động 3: Nghe hát “Gà gáy le te”

– Cô hát cho trẻ nghe lần 1 ( Không nhạc)

– Cô hát cho trẻ nghe lần 2 ( kết hợp với nhạc)

Hỏi trẻ: Cô vừa thể hiện xong bài gì?- Do ai sáng tác?

– Các con ơi! Được biết tại trường mầm non Đức Thịnh, hôm nay có tổ chức cuộc thi tiếng hát họa my rất hay, các con có muốn tới đó tham gia không nào?

– Trẻ vui hát Gà gáy le te Di chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.

* Xin nhiệt liệt chào đón các em nhỏ đã có mặt trong cuộc thi ” Tiếng hát họa my” của lớp Lớn B của chúng ta ngày hôm nay.

– Để mở đầu cho chương trình hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các ca sỹ nhí đến từ đội ” Chim non” ( Gọi tên 5 bạn – cầm đàn biểu diễn)

– Tiếp theo ( Gọi tên 4 bạn – cầm xắc xô, hát vận động)

– Gọi tên 3 bạn – cầm bộ gõ hát vận động

– Mời 1 bạn lên biểu diễn ( Múa)

– Mời 1 bạn lên biểu diễn( Nhún)

– Bây giờ là phần thể hiện của đoàn nghệ thuật đến từ tập thể lớp Lớn B ( Trẻ vui hát ” Gà trống mèo con và cún con” di chuyển về hình chữ U.

Các cháu ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta không chỉ được hát, múa..mà chúng ta còn dược chơi những trò chơi rất hay nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ mang đến cho lớp chúng mình trò chơi mang tên “Bao nhiêu bạn hát” các cháu có thích không?

– Cô nêu luật chơi, các chơi.

– Cho trẻ chơi 2 – 3 lần tùy hứng thú của trẻ

– Trẻ vui hát ” Gà trống mèo con và cún con” và ra sân chơi.

– Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành vận động thoải mái

+ Các con hãy nhìn xem sân trường của chúng ta hôm nay như thế nào?

+ Nhờ có ai mà sân trường được sạch sẽ như vậy?

+ Chúng mình phải làm gì để giữ cho môi trường xanh sạch đẹp?

– Cô giới thiệu và hướng dẫn trẻ cách xếp con mèo, con trâu bằng lá chuối lá mít cho trẻ.

– Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi

– Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

3, Chơi tự do.

– Chơi với bóng, chong chóng, câu cá, cát, đồ chơi ngoài trời….

– Cô nhận xét tuyên dương.

* Cô đố: ” Con gì cục tác cục ta

Nó để cái trứng nó khoe trứng tròn” ( Con gà mái).

– Cô kể trẻ nghe câu chuyện sáng tạo.

– Cô vừa kể vừa chiếu các slide về hình ảnh vòng đời phát triển của con gà.

” Gà con được sinh ra từ những quả trứng tròn do mẹ gà ấp ủ. Gà mẹ không quản ngại ngày đêm mưa nắng đã ấp ủ những quả trứng và dành hết tình yêu thương của mình cho các con. Đến ngày chào đời, quả trứng nứt vỏ, gà con tự mổ quả trứng và chui ra ngoài, những chú gà con khác lại tiếp tục mổ quả trứng và chui ra ngoài thành một đàn gà con xinh xắn, dễ thương. Đôi mắt tròn xoe ngơ ngác của các chú ngắm nhìn cuộc sống mới xung quanh. Và lúc nào gà mẹ cũng ở bên cạnh con, dẫn con đi ăn, dạy con cách tìm mồi và che chở cho con.

Kêu lên chiếp chiếp chiếp”.

– Và vòng đời của các chú gà lại tiếp tục diễn ra, diễn ra liên tục như vậy để duy trì giống loài của mình cho đến ngày nay”.

– Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung câu chuyện.

+ Được mẹ gà ấp ủ, đến ngày chào đời gà con làm gì?

+ Được mẹ gà che chở và được chăm sóc gà con như thế nào?

+ Vòng đời của con gà diễn ra như thế nào? ( Trứng à gà mẹ ấp trứng à nở thành gà con à phát triển thành gà choai à trưởng thành gà trống, gà mái à đẻ ra trứng tròn……..) (Cô chiếu slide vòng đời phát triển của con gà cho trẻ xem).

– Cho trẻ nói lại vòng đời của gà cho cả lớp nghe.

– Đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ và tính cách nhân vật: mèo anh mê ngủ, mèo em ham chơi.

– Rèn KN đọc thơ, thể hiện được âm điệu, vần điệu, nhịp điệu 2/2 phù hợp với nội dung.

– Rèn kỹ năng vẽ hình bằng cách phối hợp các hình hình học và nét vẽ đơn giản , tạo sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương theo khiếu thẩm mỹ của trẻ .

– Phát triển ngôn ngữ văn học, trí nhớ có chủ định, khả năng cảm thụ văn học, tư duy, tưởng tượng,

– Giáo dục trẻ về ích lợi của việc nuôi mèo.

– Hình chó và mèo , bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, tập TH vui và bút màu cho trẻ…

– Cô cho trẻ hát và VĐ theo nhạc bài “Gà trống, mèo con và cún con” …

+ Những con vật nào được nói đến trong bài hát?

+ Những con vật ấy được mô tả thế nào?

– Cô gợi ý cho trẻ so sánh con chó và con mèo:

+ Chó và mèo có giống nhau không? … Giống nhau ở điểm nào?

+ Con mèo có gì khác ? … Mèo có tài gì ?

+ Món ăn nào mà mèo thích nhất nhỉ ? … Nuôi mèo có ích lợi gì?

– Giới thiệu bài thơ “Mèo đi câu cá” của Thái Hoàng Linh , cô đọc cho trẻ nghe …

– Nếu đa số trẻ chưa biết bài thơ, cô có thể đọc lần 2 kết hợp trích dẫn và đàm thoại gợi mở:

+ Cô đọc 6 câu thơ đầu ( anh em …. quá chừng ) Theo các bạn, Mèo anh sẽ làm gì?

+ Cô đọc 4 câu thơ tiếp theo ( mèo anh … có em rồi ) Mèo em có câu cá không?

+ Cô đọc tiếp 8 câu tiếp theo ( mèo em … vui chơi ) Rồi chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?

+ Cô đọc tiếp 8 câu thơ còn lại ( lúc ông mặt trời … meo meo ) Vì sao anh em mèo bị đói vậy?

– Cho trẻ đọc bài thơ vài lần cho thuộc: chung, nhóm, vài cá nhân … ( nếu đa số trẻ đã thuộc thơ thì tổ chức cho trẻ thi đọc thơ nối tiếp hay luân phiên … )

– Chuyển tiếp với TC ” Một con mèo – Có một cái mũi – Hai cái tai – Và một cái đuôi. Hai con mèo – Có hai cái mũi – Bốn cái tai – và hai cái đuôi ” …

– Tổ chức cho trẻ thực hành ” Vẽ con mèo nhà bé” trong tập TH vui …

+ Gợi ý trẻ vẽ theo cách lắp ghép các hình : cho trẻ xem các mẫu vẽ trên bảng …

+ Khuyến khích trẻ sáng tạo hình ảnh con mèo ở các tư thế : nằm dài ra ngủ, đang chơi với bóng hay rình bắt mồi …

– Cho trẻ sao chép các từ minh họa hình ảnh con mèo mà trẻ vẽ : viết bên cạnh hay bên dưới hình vẽ ( cô viết lên bảng và chỉ cho trẻ đọc qua vài lần … )

10 Mẹo Tối Ưu Video Trên Facebook

Ngày nay, các mạng xã hội đã ưu tiên người dùng sử dụng video để thể hiện nội dung. Theo báo cáo của HubSpot, mỗi ngày Facebook có 8 tỷ lượt xem video. Tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng đạt 80% nếu trang Landing pages có chứa video. Thậm chí nếu trong tiêu đề của bạn có chứa từ “video” cũng tăng tỉ lệ mở bài viết. Rõ ràng, người dùng mạng xã hội đang cực kì “thích thú” với hình thức thể hiện nội dung mới mẻ này.

1. Tập trung vào duy nhất 1 thông điệp

Hãy tập trung vào chỉ 1 thông điệp trong Video trên Facebook. Nếu video của bạn đang chuyển cảnh rất tốt mà bạn đang lưỡng lự không biết nên cắt bỏ gì, thì hãy thử tách Video của bạn làm 2 video riêng biệt và hãy thử nghiệm chúng song song để chọn ra cái tốt nhất. Mục tiêu là giữ cho cảnh quay ngắn gọn và hấp dẫn, hãy cắt bỏ những thứ rườm rà gây loãng với người xem.

2. Thêm phụ đề cho video

Khi lướt dòng thời gian, người dùng Facebook sẽ dừng lại xem nếu video gây ấn tượng cho họ. Nhưng hãy nhớ rằng, họ có thể xem video trong môi trường không có âm thanh. Do đó phụ đề là cách tuyệt vời để đảm bảo người xem hiểu hết nội dung của video. Khi ấy, video của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với đối tượng khiếm thính, người cao tuổi hoặc người dùng không phải người bản ngữ.

3. Chèn phụ đề bằng cách sáng tạo hơn:

4. Chọn 1 tiêu đề thật thu hút:

Một tiêu đề thu hút là tiêu đề mô tả chính xác nội dung video đồng thời kích thích trí tò mò của người xem. Có 3 loại tiêu đề luôn thu hút người đọc là tiêu đề bằng chứng chứng thực (“Điều gì khiến hơn hơn 27000 chủ shop Bizweb đến tham dự chương trình Vietnam Mobile Day 2017”, tiêu đề đe dọa (“Có phải con của bạn thường xuyên gặp vấn đề với hô hấp như thế này?”) và tiêu đề lợi ích (“Còn ai muốn giảm cân nhan mà an toàn không?”)

5. Chèn tiêu đề vào thẳng video

Ví dụ:

6. Đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu

Khi video của bạn đã hoàn thiện vô cùng sắc nét và đẹp đẽ, bộ lọc sẽ làm cho sản phẩm trở nên rất nặng. Tốt nhất nên lựa chọn màu sắc của video phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ sử dụng 1 bộ lọc thông suốt cả video và không chuyển đổi các bộ lọc giữa các clip khác nhau.

7. Chọn hình thu nhỏ ấn tượng

Ví dụ:

8. Thêm nút kêu gọi hành động (Call-to-action)

Hãy nhấp vào hình để xem đầy đủ video:

10. Hãy đảm bảo rằng video của bạn được tối ưu với thiết bị di động (điều quan trọng nhất!)

Cuối cùng, hãy nhớ rằng Facebook ưu tiên hiển thị với các video dạng vuông trên các thiết bị di động. Khi lướt Facebook bằng các ứng dụng, video dạng vuông hoặc dọc ưu tiên hiển thị toàn bộ màn hình. Hiệu suất xem video có thể giảm nếu video không được tối ưu.

Giáo Án Pttm : Hát Vđ Bài “Vì Sao Con Mèo Rửa Mặt”

Hoạt động 1: Trò chuyện

– Mèo anh xuất hiện chào các bạn mèo

– Tạo tình huống đi tìm mèo em và đóng 1 đoạn kịch ngắn.

– Giới thiệu bài hát “Vì sao con mèo rửa mặt”

Hoạt động 2: Hát vận động bài “Vì sao con mèo rửa mặt”

*Cô và cả lớp cùng hát

+ Vừa hát bài hát gì?

+ Do ai sáng tác?

– Các bạn thấy giai điệu bài hát này như thế nào?

– Các bạn ơi giai điệu bài hát rất vui nhộn, cômời các bạn cùng hát và vận động minh họa theo lời bài hát.

– Cả lớp hát vận động (2 lần)

+ Bài hát nói về điều gì? ( nói về con mèo rửa mặt vì sợ bị đau mắt)

– Giáo dục trẻ học tập chú mèo hàng ngày phải rửa mặt sạch sẽ để giữ gìn vệ sinh.

– Cả lớp hát vận động (2 lần)

– Thi đua giữa 2 đội mèo đỏ- mèo vàng

– Nhóm hát

– Cả lớp hát vận động (2 lần)

– Cá nhân trẻ hát và vận động

– Cô chú ý sửa sai cho trẻ.

Hoạt động 3: Nghe hát “Con mèo trèo cây cau”

– Các chú mèo rất đáng yêu, thông minh và tinh nghịch. Điều đó được thể hiện qua bài hát mang tên “Chú mèo trèo cây cau” của nhạc sỹ Lê Thương theo giai điệu bài Lý đất rồng. Dân ca Nam Bộ.

– Cô hát lần 1 theo nhạc

– Cô vừa hát bài gì?

– Bài hát nói về điều gì?

– Bài hát được chị An Nghi thể hiện rất tuyệt vời mời các bé các chú mèo cùng thưởng thức.

– Lần 2 cho trẻ nghe đĩa.

– Tổ chức cho trẻ vận động vũ điệu của họ hàng nhà mèo.

* Kết thúc: Cô khuyến khích động viên thưởng các chú mèo một chuyến dạo chơi.