Viên Ngọc Thần Mèo Mun Và Bọ Rùa / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Bọ Rùa (Cánh Cam) Ăn Gì? Sống Ở Đâu? Cách Phân Biệt Bọ Rùa Lợi &Amp; Hại

Bọ rùa hay bọ cánh cam là loài côn trùng hiền lành, màu sắc đẹp, dễ thương, lại có ích lợi đối với nhà nông. Cùng Vương Quốc Loài Vật tìm hiểu thêm về loài côn trùng đáng yêu này qua bài viết sau!

Tương truyền trước kia, ở các nước châu Âu, có một thời kỳ mùa màng bị tàn phá nghiêm trọng bởi các loài côn trùng có hại.

Những người nông dân đã đồng loạt cầu xin Đức mẹ Maria để mùa màng tốt hơn.

Đáp ứng lời khẩn cầu tha thiết của họ, Đức Mẹ đã ban xuống trần gian loài bọ rùa hay còn gọi là bọ cánh cam. Loài bọ này là “thiên địch” giúp tiêu diệt những con côn trùng gây hại.

Vì vậy, chúng còn được biết đến với cái tên “Bọ cánh cứng của Đức Mẹ”. Đó chính là nguồn gốc bọ rùa.

🔔🔔🔔 TÌM HIỂU THÊM: Bọ Xít

Bọ rùa hay bọ cánh cam là loài côn trùng hiền lành, có ích, sở hữu vẻ ngoài bắt mắt nên rất được mọi người yêu quý. Chúng còn được xuất hiện trong bộ phim hoạt hình “Bọ rùa và mèo mun” nổi tiếng dành cho trẻ em.

Bọ rùa là loài côn trùng có cánh, chân khớp, tên tiếng anh là Coccinellidae. Trên thế giới hiện nay có khoảng 5000 loại bọ rùa, nhưng hầu hết chúng đều sở hữu thân hình tròn trịa, màu sắc tươi sáng.

Sáu chiếc chân nhỏ, ngắn, mỗi chân có 4 đốt. Cánh bọ rùa cứng, bình thường ôm trọn lấy phần thân và thường có đốm đen bên trên. Cũng có một số loài cánh trơn hoặc có sọc.

Vào mùa đông, bọ rùa thường trú ẩn trong những góc kín đáo, khuất gió và ngủ đông. Đến mùa xuân, thời tiết ấm áp, chúng mới thức dậy.

Đây cũng là mùa rệp sinh sản và phá hoại cây trồng, và bọ rùa sẽ tiêu diệt chúng giúp người nông dân.

💝💝💝 NÊN XEM: Cách chữa bọ cạp chích

Bọ rùa có nguồn gốc từ châu Âu, đây cũng là nơi sinh sống của phần lớn bọ rùa trên thế giới. Chúng ưa sống tại các khu vực có thời tiết ôn đới, khí hậu hài hòa, không quá nóng hay lạnh.

Ngoài ra, một số lượng lớn bọ rùa cũng sinh sống ở Bắc Mỹ do đầu thế kỷ XX, con người đã vận chuyển chúng qua đây để tiêu diệt các loài côn trùng gây hại, phá hoại mùa màng.

Bọ rùa thường đẻ 1 ổ khoảng 15 quả trứng trên mặt sau của lá cây. Trứng của chúng hình thoi, màu vàng nhạt, dài khoảng 0,1 cm, có chất kết dính để không bị rơi ra khỏi lá cây.

Chúng có thể mang màu đen hoặc nâu nhạt tùy loài hòa trộn với các vân đỏ. Chúng diệt rệp để phát triển, khoảng từ 10 – 20 con/ngày.

Ấu trùng sẽ lột xác 3-4 lần trước khi trưởng thành. Cho đến khi phát triển hoàn thiện, khoảng 30 – 60 ngày, chúng có thể ăn tới 1000 con rệp, giúp nhà nông gìn giữ hoa màu đáng kể.

💠💠💠 NÊN ĐỌC: Rận Mèo sợ gì

Thức ăn chủ yếu của bọ rùa là các loại rệp, côn trùng phá hoại mùa màng. Tuy thân hình nhỏ bé nhưng 1 con bọ trưởng thành có sức ăn khá khủng khiếp, có thể lên đến 50 con rệp một ngày.

Vì vậy, bọ rùa được xem là người bạn thân thiết của nhà nông.

Để phân biệt được chúng, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm như:

Ấu trùng của chúng sẽ có hình tròn, kích cỡ khá lớn, cánh có màu sắc sặc sỡ xen lẫn các chấm đen tròn trên cánh.

Chúng bám trên mặt sau lá và chuyên ăn các loài sâu rầy, ấu trùng sâu non để phát triển. Một số loài bọ rùa có ích nổi bật như:

Loài bọ này còn có tên tiếng anh là Charidotella sexpunctata, sống tập trung ở khu vực Bắc Mỹ. Kích cỡ chúng cũng vô cùng nhỏ bé, chỉ dài khoảng 0,5 cm.

Ngoài ra, hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể còn giúp chúng biến đổi màu sắc dễ dàng, từ vàng sang đỏ có chấm đen.

Bọ rùa đỏ là người bạn thân thiết của nhà nông, giúp tiêu diệt rệp, sâu non phá hoại cây trồng. Chúng hiện đã có mặt tại hầu hết châu lục trên thế giới.

🎆🎆🎆 BẠN BIẾT GÌ VỀ: Cà Cuống

Ấu trùng của chúng có hình dáng tương tự các loài có ích nhưng nhạt màu hơn, không sặc sỡ bằng. Cánh chúng cũng hơi giáp hơn.

Chúng ăn lá cây để sinh sống, chỉ chừa lại phần gân lá, gây hại đáng kể cho cây trồng như bầu, bí, ngô, lúa, khoai, sắn,…

Ngoài ra, chúng cũng ăn ngọn cây và các loại quả, gây hại sầu riêng, dưa chuột, cà chua,…

Cắt bỏ phần lá, ngọn, quả đã bị bọ rùa ăn để tập trung chất dinh dưỡng cho các phần khác.

Bắt và loại bỏ bọ rùa bằng phương pháp thủ công.

Nếu thấy mật độ bọ rùa gây hại quá nhiều, bạn hãy phun một số loại thuốc trừ sâu như Pyrinex, Sherpa, Fenbis, Polytrin.

Ngộ Độc Thuốc Trị Bọ Chét Và Ve Ở Mèo

Ngộ độc Pyrethrin và Pyrethroid ở mèo

Một phản ứng bất lợi với bất kỳ độc tố nào trong số này sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của mèo, sự dẫn truyền natri kéo dài đảo ngược trong các sợi thần kinh, và dẫn đến sự tiết dịch thần kinh liên tục. Những phản ứng này xảy ra thường xuyên ở mèo hơn ở chó do độ nhạy cảm cao hơn. Những con mèo con, mèo già, mèo ốm yếu, hoặc suy nhược cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Ngoài ra, những phản ứng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu mèo bị hạ thân nhiệt (nhiệt độ thấp).

Triệu chứng và phân loại

Mèo đặc biệt nhạy cảm với pyrethroid. Khi được điều trị bằng các sản phẩm có chứa permethrin đậm đặc được chỉ định sử dụng trên chó, chúng thường phát triển các tình trạng run cơ, không có sự phối hợp, co giật, tăng thân nhiệt, và tử vong trong vòng vài giờ nếu tình trạng ngộ độc không được điều trị. Sản phẩm phenothrin dùng tại chỗ có thể dẫn đến các dấu hiệu lâm sàng tương tự nhưng ít nghiêm trọng. Rất nhiều trong số các sản phẩm này đã bị ngưng sử dụng vì những phản ứng thông thường như vậy. Các triệu chứng khác thường dựa trên loại phản ứng của mèo, chẳng hạn như:

Phản ứng dị ứng — nổi mề đay, sung huyết, ngứa, quá mẫn cảm, sốc, suy hô hấp, tử vong (rất hiếm)

Các phản ứng đặc ứng — tương tự như phản ứng ngộ độc ở liều thấp hơn nhiều

Phản ứng nhẹ — tiết nước bọt quá mức, co giật bàn chân, co giật tai, trầm cảm nhẹ, nôn mửa, tiêu chảy

Phản ứng trung bình đến nghiêm trọng — nôn mửa và tiêu chảy kéo dài, trầm cảm, không có sự phối hợp, rung cơ (phải được phân biệt với co giật bàn chân và co giật tai)

Nguyên nhân

Mèo nhạy cảm với những loại thuốc diệt côn trùng này hơn chó; chúng có đường trao đổi chất kém hiệu quả hơn, thói quen chải chuốt quá mức và bộ lông dài có thể giữ lại một lượng lớn sản phẩm được bôi tại chỗ.

Mèo có nhiệt độ cơ thể thấp bất thường, chẳng hạn như xảy ra sau khi tắm, hôn mê hoặc an thần, cũng dễ mắc phải các dấu hiệu lâm sàng của ngộ độc.

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho mèo, xem xét lịch sử các triệu chứng và các sự cố có thể dẫn đến tình trạng này.

Các câu hỏi có thể bao gồm: Mèo của bạn có tiếp xúc với những chất này không? Bao nhiêu và khi nào? Mèo có ở gần những động vật khác đã được điều trị với chúng không? Các triệu chứng trở nên rõ ràng khi nào?

Có thể khó phát hiện các dạng thuốc diệt côn trùng này trong các mô hoặc chất dịch của mèo. Do đó, những câu hỏi này là cách tốt nhất để xác định danh sách các chất kích thích có thể có.

Điều trị

Các phản ứng bất lợi như tiết nước bọt, rung bàn chân và co giật tai thường nhẹ và tự giới hạn. Nếu mèo bị ướt sũng bởi các sản phẩm phun xịt, hãy lau khô nó bằng khăn ấm và bàn chải. Nếu các triệu chứng nhẹ vẫn tiếp tục, hãy tắm cho mèo ở nhà bằng chất tẩy rửa đồ bếp loại nhẹ.

Nếu các triệu chứng tiếp tục xảy ra và tiến triển thành run rẩy và không có sự phối hợp, mèo của bạn sẽ cần được chăm sóc và nhập viện ngay lập tức. Mèo bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ cần được ổn định, bao gồm hỗ trợ truyền dịch, kiểm soát co giật và duy trì thân nhiệt bình thường. Khi mèo đã ổn định, việc tắm với nước tẩy rửa đồ bếp và nước ấm là rất quan trọng.

Bác sĩ thú y cũng có thể kê thuốc để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giúp giải độc cơ thể mèo.

Chăm sóc

Chứng tăng tiết nước bọt có thể tái phát trong vài ngày sau khi sử dụng sản phẩm trị bọ chét trên động vật. Điều này đặc biệt đúng đối với mèo, bởi vì chúng chải chuốt toàn bộ cơ thể bằng miệng và bàn chân của chúng. Hầu hết các dấu hiệu lâm sàng từ nhẹ đến nghiêm trọng đều trong vòng từ 24 đến 72 giờ.

Phòng ngừa

Điều quan trọng là không cho mèo sử dụng các sản phẩm chỉ dành cho chó. Việc sử dụng đúng các sản phẩm trị bọ chét sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ phản ứng bất lợi; do đó, hãy theo sát tất cả các hướng dẫn được liệt kê trên các sản phẩm trị bọ chét mà bạn sử dụng.

Liều lượng chính xác cho hầu hết các thuốc xịt là từ một đến hai lần bơm bình phun xịt thông thường cho mỗi pound trọng lượng cơ thể; mèo nhạy cảm với thuốc xịt thậm chí cần có liều lượng thấp hơn. Xịt Pyrethrin hoặc Pyrethroid lên bàn chải chải lông, và chải đều khắp lớp lông. Hãy cẩn thận không để vô tình phun sản phẩm vào miệng của mèo.

Nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm này ở dạng lỏng, thường được gọi là nhúng thuốc, không được nhấn chìm thú cưng trong chất lỏng. Thay vào đó, đổ chất lỏng trên cơ thể, sử dụng một miếng bọt biển để làm ướt những khu vực còn khô.

Với các sản phẩm để xử lý nhà ở và bãi cỏ, không bôi tại chỗ (lên da). Sau khi xử lý nhà ở hoặc sân, không cho mèo ở trong khu vực “được xử lý” cho đến khi sản phẩm đã khô và môi trường đã được thông gió.

Bởi vì mèo thường xuyên chải chuốt cho nhau, nếu bạn đang phải điều trị cho nhiều con vật, hãy tách các con vật ra cho đến khi sản phẩm khô hoàn toàn, để tránh tình cờ nuốt phải khi chải chuốt

Giống Mèo Mun Ấn Độ (Bombay)

Đặc điểm ngoại hình

Thật kỳ lạ, giống mèo mun Ấn Độ có kích thước trung bình, tầm vóc tốt và trông khá trần tục như một con mèo con. Bộ lông đen satin óng ả, đôi mắt vàng tuyệt đẹp và những đặc điểm kỳ lạ khác chỉ xuất hiện trên giống mèo này từ khi chúng được bốn tháng tuổi.

Đặc điểm tính cách

Giống mèo mun Ấn Độ rất thân thiện với trẻ em và thích được ở gần con người hơn. Trên thực tế, chúng không chỉ biểu hiện tình cảm và gắn bó với một thành viên nhất định trong gia đình, mà còn với tất cả các thành viên khác. Tuy nhiên, chúng chỉ gây chú ý một cách nhẹ nhàng, lịch sự và không gây phiền hà cho bất cứ ai. Những chú mèo thông minh này cũng thích chơi đùa và khám phá.

Nguồn gốc

Người ta cho rằng, một nhà lai tạo người Mỹ tên Nikki Horner đã tạo ra mèo mun Ấn Độ đầu tiên vào cuối những năm 50. Mục tiêu của bà là nuôi một con mèo trông giống như một con báo nhỏ có bộ lông màu đen bóng loáng và đôi mắt vàng. Tuy nhiên, bà cũng muốn nó có một số đặc điểm của mèo Miến Điện.

Mặc dù thất bại trong lần đầu tiên lai giống mèo Miến Điện với mèo Mỹ lông ngắn màu đen nhưng bà vẫn tiếp tục kiên trì. Cuối cùng, Horner đã thành công khi bà lai mèo đực Mỹ lông ngắn màu đen để lấy được gen màu mắt phong phú với một chú mèo Miến Điện vô địch.

Đáng buồn thay, Horner phát hiện ra là các Hiệp hội mèo khác nhau tỏ ra miễn cưỡng trong việc chấp nhận sáng tạo của mình và đã bị từ chối cấp quyền tham gia cuộc thi vô địch. Nhưng Homer vẫn tiếp tục nỗ lực. Vào năm 1976, cuối cùng thì Hiệp hội những người yêu mèo (CFA) đã chấp nhận đăng ký cho giống mèo này. Sau gần 18 năm đấu tranh, giống mèo mun Ấn Độ được cấp phép thi đấu trong các cuộc thi giành giải vô địch vào ngày 1 tháng 5 năm 1986.

Bọ Chét Chó Sợ Mùi Gì? Cách Phòng Tránh Bọ Chét Hiệu Quả

Đặc điểm của ve chó

Ve chó còn được biết đến với tên gọi bọ chét. Đây là loài vật nguy hiểm bám trên da của thú cưng, nhất là chó.

Ve chó là con gì?

Có rất nhiều loại ve chó với kích thước, màu sắc đa dạng. Trung bình 1 con ve chó có kích thước khá nhỏ, dài dưới 5mm, sống ẩn dật dưới lông động vật nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi hút nhiều máu, chúng sẽ phình to ra và dễ nhìn thấy hơn.

Nguồn gốc ve chó

Ve chó thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa xuân – hạ, khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Vậy bọ chét chó sợ mùi gì ?

Sau khi giao phối cùng ve đực, ve cái sẽ rời khỏi cơ thể chủ, tìm nơi thoáng mát, không có ánh sáng chiếu vào để đẻ trứng. Mỗi lần, chúng có thể đẻ lên tới 4000 quả trứng, những quả trứng này sẽ nở ra ve chó.

Ve chó sống được bao lâu?

Sau khi trứng nở, ve chó mới sinh sẽ tiếp tục tìm cơ thể động vật và sống kí sinh, hút máu để tồn tại. Nếu không có máu để hút, chúng chỉ có thể sống được vài ngày.

Nếu tìm được cơ thể động vật và sống tại đó, ve chó có thể hút máu nuôi dưỡng cơ thể, tuổi thọ của bọ chét có thể lên đến 1 tháng.

Tác hại của ve với chó

Bọ chét sống kí sinh trên cơ thể chó và hút máu, khiến chúng bị ngứa, mất máu dẫn tới mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.

Nếu chủ nhân không phát hiện và tìm cách diệt bọ chét trên người chó kịp thời, chúng sẽ hút máu vật nuôi của bạn cho đến chết.

Bọ chét sợ gì nhất? Rận chó cắn người có sao không?

Ve chó hay bọ chét là kí sinh trùng nguy hiểm, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về chúng để biết cách phòng và điều trị tận gốc.

Bọ chét sợ gì nhất?

Bọ chét chó sợ mùi gì ? Có rất nhiều thứ khiến ve chó sợ hãi. Nếu biết được điều này, bạn có thể tận dụng để xua đuổi, phòng ngừa chúng như: bình xịt côn trùng, mùi xăng, mùi giấm, mùi rượu, nhựa thông,… Nếu ngửi thấy những mùi này, chúng sẽ tự động tránh xa.

Tác hại của bọ chó với người

Không chỉ hút máu động vật, ve chó cũng có thể truyền sang con người khi bạn ôm thú cưng. Chúng cắn người, chích máu, khiến da ngứa, xuất hiện các nốt sần dày khoảng 0,1 – 0,2 cm. Nếu nặng, người bị đốt còn bị phỏng rát, khó thở.

Cách phòng tránh ve chó hiệu quả

Vứt bỏ ve chó

Sau khi đã bắt hết những con ve chó ra khỏi cơ thể thú cưng. Bạn cần cho chúng ngay vào lọ cồn và đậy nắp lại. Cồn sẽ giết chết chúng sau vài giờ.

Không nên cho chúng vào bồn cầu và xả nước. Bởi khi làm như thế, chưa chắc chúng đã bị tiêu diệt. Sau khi lũ ve đã chết, bạn có thể vứt chúng vào thùng rác.

Đưa thú cưng tới bác sĩ thú y

Ve chó có thể mang nhiều mầm bệnh cho chú chó của bạn. 1 trong những bệnh đó là bệnh Lyme. Vậy nên sau khi đã loại bỏ ve chó cho thú cưng, bạn nên đưa chó tới bác sĩ thú y để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Nếu có 1 vài con ve chó, bạn hãy mang đến cho bác sĩ để họ dễ dàng quan sát và đánh giá các nguy cơ lây truyền bệnh dễ dàng hơn.

Thường xuyên kiểm tra ve chó trên người thú cưng

Ve chó có rất nhiều giống loài khác nhau. Tùy từng vùng mà thời gian chúng xuất hiện cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi cho chó đi dạo hoặc chơi ở những nơi có bụi cây, cỏ mọc cao thì khi về nhà, bạn nên kiểm tra xem thú cưng có bị ve chó bám vào hay không.

Sử dụng vòng cổ phòng tránh ve chó

Loại vòng cổ này có thể giúp chó không bị ve bọ bám vào trong khoảng 3 tháng. Sản phẩm này tìm mua khá dễ dàng ở các petshop hoặc trên những trang thương mại điện tử, mua bán online.

Phòng tránh ve chó cho nhà

Phòng tránh ve chó cho thú cưng thôi là chưa đủ. Nếu ve chó xuất hiện quanh nhà của bạn, trong những bụi cây quanh vườn thì chúng sẽ lại bám vào thú cưng khi chúng chạy nhảy. Vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Rào sân vườn

Những loài động vật như chuột, chồn, cáo… cũng bị ve bọ bám vào để ký sinh. Khi những con vật này lẻn vào sân vườn nhà bạn, chúng có thể để lại ve bọ. Nên hãy rào sân lại để chúng không có cơ hội lẻn vào.

Dọn dẹp lại sân vườn

Ve bọ đặc biệt yêu thích những bụi cây, đống lá khô, dưới những tán cây có bóng râm… Đó là thiên đường của chúng. Hãy dọn dẹp lại thật sạch sẽ sân nhà bạn. Không để lá khô chất thành đống, cắt tỉa gọn gàng cây cối, gia tăng diện tích ánh sáng mặt trời có thể chiếu đến trong sân nhà bạn… Làm như vậy là bạn đã khiến cho lũ ve chó không còn nơi trú ngụ an toàn.

Dọn dẹp lại nhà cửa

Quần áo chất đống, những rèm cửa, thảm trải sàn… cũng đều là nơi trú ngụ an toàn của ve chó.

Hãy nhân dịp này để dọn dẹp lại nhà cửa, giặt giũ toàn bộ những đồ vải mà ve chó có thể trú ngụ. Và lau chùi lại nhà cửa thật kỹ lưỡng.

Sử dụng thuốc chống ve bọ

Đây là cách hữu hiệu để phòng tránh ve chó. Hãy chọn những loại thuốc an toàn cho sức khỏe của con người cũng như thú cưng. Hoặc bạn có thể nhờ đến dịch vụ bên ngoài với chi phí không quá cao.