Vua Mèo Hoàng A Tưởng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Dinh Vua Mèo Hoàng A Tưởng

Xưa kia, Hoàng Yến Chao, người dân tộc Tày, là thổ ti cai trị xứ Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), dân trong vùng quen gọi là “Vua Mèo” đã cho xây dựng dinh thự tại châu Bắc Hà để khẳng định uy quyền và sự giàu của mình. Gần 100 năm trôi qua, dinh Vua Mèo vẫn đứng sừng sững giữa bao la núi đồi, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà.

Khởi công năm 1914 song đến năm 1921 dinh Vua Mèo mới được hoàn thành. Chủ nhân của đinh là cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng. Hoàng A Tưởng cũng là một thổ ti ở Bắc Hà cho đến ngày Lào Cai được giải phóng. Vì thế, ngoài cái tên dinh vua Mèo, người ta còn gọi đây là dinh Hoàng A Tưởng.

Tương truyền, dinh thự vua Mèo Hoàng A Tưởng đươc thầy Tàu về xem thế đất theo phong thủy. Dinh tọa lạc trên một quả đồi rộng ở châu Bắc Hà, nay là trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà, phía sau và hai bên đều có núi, phía trước có một dòng suối uốn lượn và có núi thế mẹ bồng con. Thế đất “tựa sơn đạp thủy” vững chãi, với mong muốn dòng họ được quyền quý, con cháu đời sau vinh hiển. Khu dịnh thự vua Mèo đã đạt đến trình độ thiết kế tinh xảo và nổi lên với quy mô đồ sộ tại vùng núi cao xa xôi, hùng vĩ như Bắc Hà.

Dinh Hoàng A Tưởng được hoàn thành từ năm 1921.

Mặt tiền dinh Hoàng A Tưởng.

Cầu thang đi lên sảnh chính.

Từ ban cong dinh Hoàng A Tưởng nhìn ra là một vùng đồi núi.

Cổng chính vào dinh Hoàng A Tưởng.

Cửa sổ tròn hình bông hoa có chức năng lấy ánh sáng.

Sân chính trong khu dinh Hoàng A Tưởng.

Khu dinh thự vua Mèo là một kết cấu kiến trúc khá đặc biệt so với kiến trúc các dinh thự khác tại Việt Nam thời bấy giờ. Dinh vừa là nơi để ở của cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng song cũng là nơi làm việc và còn có chức năng pháo đài bảo vệ. Toàn bộ dinh có kiến trúc hình chữ nhật liên hoàn khép kín, với tổng diện tích 4000m2, có tường rào bảo vệ, bốn phía tường đều có lỗ châu mai như pháo đài và có lính canh giữ.

Dinh được hai kiến trúc sư người Pháp và người Trung Quốc thiết kế. Vì vậy, kiến trúc của dinh có sự hòa quyện giữa kiến trúc Pháp hồi thế kỉ 17 -18 và kiến trúc phương Đông. Trong đó nổi lên là các nét kiến trúc phương Tây được thể hiện trong những chi tiết như họa tiết cành nguyệt quế đắp nổi trên các cửa vào, biểu tượng cho hạnh phúc và thịnh vượng; cửa lan can trổ ra hình vòm, cột nhà thanh thoát, lan can, cầu thang vòng, hành lang lát gạch…

Hệ thống cửa vòm, cột tròn và họa tiết trang trí hình lá nguyệt quế theo kiểu Pháp.

Khu nhà ở dành cho người giúp việc.

Mái lợp ngói âm dương cổ kính.

Hành lang lộ thiên nối các dãy nhà với nhau.

Một quầy bán hàng lưu niệm ở Khu dinh Hoàng A Tưởng.

Đi Du Lịch Sapa Viếng Dinh Vua Mèo Hoàng A Tưởng

Dinh thự vua Mèo được xây dựng từ năm 1914 và được hoàn thành vào năm 1921 do Hoàng Yến Chao người dân tộc Tày là thổ ti cai trị xứ Bắc Hà tỉnh Lào Cai được người dân trong vùng gọi là vua Mèo xây dựng tại Châu Bắc Hà để khẳng địn uy quyền cũng như sự giàu có của mình. Gần hơn 100 năm trôi qua những dinh vua Mèo vẫn đứng sừng sững giữa núi đồi rộng lớn và trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà.

Hoàng Yến Chao có 3 người vợ và có tổng cộng 7 người con trong đó có 2 người con trai và 5 người con gái. Vợ cả của ông là người Tày đến với ông bằng tình yêu chân chính và lấy ông khi ông còn chưa được thực dân Pháp sử dụng, bà sinh cho ông được 3 người con, 2 người con trai và một người con gái, con trai cả là Hoàng A Tiến và con trai thứ là Hoàng A Tưởng. Sau đó ông lấy thêm vợ hai, bà sinh cho ông được 2 người con gái và ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ . Sau khi bà hai mất ông đã lấy thêm bà ba người gốc Hoa sang làm ăn buôn bán nhưng bà này kinh doanh giỏi vốn lại thích tự lập nên sống 1 thời gian ở khu biệt thự và ra ngoài sống độc lập.Lý do Dinh thự Vua Mèo hay còn gọi là dinh Hoàng A Tưởng theo các già làng nơi đây kể lại thì ngày đó từ khi còn nhỏ ông Hoàng A Tưởng đã thông minh sắc sảo hơn người và được cha Hoàng Yến Tchao vô cùng yêu mến về sau mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do con trai thứ Hoàng A Tưởng đảm nhiệm vì thế mà dinh thự này còn có tên gọi là dinh thự Hoàng A Tưởng mà không phải đặt theo tên gọi của con trai trưởng. Họ còn kể lại rằng gia tộc họ Hoàng là gia tộc có quyền thế nhất thời bấy giờ , ông Hoàng Yên Tchao là thổ ty vùng Bắc Hà là một quan chức ở vùng dân tộc thiểu số trước đây, những vùng đất tốt nhất màu mỡ nhất đều do ông cướp đoạt của nông dân và chiếm giữ , ngoài ra ông còn bắt nông dân ở những vùng khác phục dịch hầu hạ theo thời gian nhất định. Đặc biệt ông còn dựa vào đặc quyền đặc lợi mà Pháp ban cho ông còn độc quyền buôn bán muối, hàng tiêu dùng và khai thác thổ sản, buôn bán thuốc phiện cho Pháp, cung cấp lương thực thực phẩm cho thực dân Pháp và tay sai đó là lý do mà gia tộc họ Hoàng lại là gia tộc có quyền lực nhất ở Bắc Hà ngày đó.

Dinh thự Hoàng A Tưởng được 2 kiến trúc người Pháp và người Trung Quốc thiết kế vì vậy dinh thự có sự hòa quyện giữa 2 kiến trúc Pháp hồi thế kỉ 17-18 và kiến trúc Phương Đông trong đó nổi lên là những nét kiến trúc Phương Tây được thể hiện những chi tiết họa tiết như cành cây nguyệt quế đắp nổi lên ở các cánh cửa ra vào đây là biểu tượng của sự thịnh vượng sự hạnh phúc., cột nhà thanh thoát cửa lan can trổ ra hình vòm, cầu thang vòng và hành lang lát gạch.

Kết cấu bên trong của dinh thự khá đẹp. Sau khi đi qua cửa chính sẽ đến 1 khu rộng ở bên trong, đây là nơi ngày xưa diễn ra các hoạt động chính của thổ ty. Còn khu nhà chính phía cuối sân có 2 tầng với diện tích rộng từ 420m2 các cửa nhà hình vòm, tuy các cửa cao thấp không bằng nhau nhưng cân đối và hành lang có lan can. Trước các cửa đều được đắp pháo nổi, cả 2 tầng nhà chính đều có 3 gian mặt chính được trang trí với nhiều họa tiết công phu, hai bên phải trái có đắp nổi 2 câu đối mang nội dụng chúc gia đình gia tộc hiển vinh.

Hai bên tả hưu là 2 dãy nhà ngang với bố cục và kiến trúc giống nhau, mỗi dãy đều có 2 tầng mỗi tầng có diện tích 300 m2, với 3 gian nhưng thấp hơn nhà chính. Nằm cạnh 2 dãy nhà còn có 2 nhà phụ có diện tích là 180 m2 bao gồm 2 tầng nhưng kiến trúc đơn giản dùng để làm nhà kho và là nơi để phu và lính ở.

Đọc Ngay: Bí Ẩn Gia Đình Hoàng A Tưởng Tại Bắc Hà

Mỗi lần nhắc tới cao nguyên trắng Bắc Hà chắc hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến màu trắng của hoa mận Tam Hoa.

Nhưng có lẽ Bắc Hà không chỉ nổi tiếng với hoa mận mà còn khiến ta không thể quên được khi ngay giữa trung tâm thị trấn lại có một ngôi biệt thự vô cùng bề thế, mang nét cổ kính của kiến trúc châu Âu. Đó chính là dinh thự Hoàng A Tưởng, còn gọi là dinh thự “Vua Mèo” .

Trước đây đã có không ít luồng thông tin về dinh thự Hoàng A Tưởng cũng như về gia đình chủ nhân cũ, đến thăm dinh thự hầu hết ai ai cũng tò mò và  muốn tìm hiểu về gia đình của gia tộc đầy quyền uy nhưng cũng đầy bí ẩn này. Để giải đáp cho những tò mò và thắc mắc đó, chúng tôi quyết định đi tìm hiểu về những bí ẩn xoay quanh ngôi nhà này. 

Đến Bắc Hà trong một ngày mùa đông mưa phùn lạnh, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dinh thự giữa lòng Bắc Hà như toát lên một vẻ đẹp không chỉ cổ kính mà còn uy nghi đến lạ kì. May mắn được gặp một số vị già làng đang ngồi nhâm nhi chén rượu ngô trong tiết trời giá lạnh, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị và tìm hiểu được rất nhiều thông tin bổ ích. Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, chủ nhân là Hoàng Yến Tchao dân tộc Tày, cha đẻ của Hoàng A Tưởng.

Lý do mà dinh thự này được đặt tên là dinh Hoàng A Tưởng theo như các vị già làng kể lại thì đó là vì ngay từ khi còn nhỏ ông Hoàng A Tưởng đã thông minh sắc sảo hơn người và được cha Hoàng Yến Tchao vô cùng yêu mến, về sau mọi việc lớn nhỏ trong gia đình ông đều giao cho con trai thứ là Hoàng A Tưởng tiếp quản và ngôi nhà cũng được đặt theo tên của ông. Họ còn kể lại rằng gia tộc họ Hoàng là gia tộc quyền lực nhất ở Bắc Hà thời bấy giờ. Hoàng Yến Tchao là thổ ty vùng Bắc Hà, là một chức quan ở vùng dân tộc thiểu số trước đây. Các vùng đất tốt nhất, màu mỡ nhất đều do ông chiếm giữ và cướp đoạt của nông dân, ngoài ra thổ ty còn bắt nông dân ở các bản phục dịch hầu hạ theo thời gian nhất định. Đặc biệt dựa vào đặc quyền, đặc lợi mà Pháp ban cho, Hoàng Yến Tchao độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, khai thác lâm thổ sản, thuốc phiện bán cho Pháp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho đồn binh lính Pháp và tay sai. Đó là lí do tại sao ta nói gia tộc họ Hoàng có quyền lực bậc nhất tại Bắc Hà ngày đó. 

Gia đình trước dinh thự

  Hoàng Yến Tchao có ba bà vợ và có tổng cộng bảy người con. Trong đó có hai người con trai và năm người con gái. Vợ cả của ông Hoàng Yến Tchao là người Tày, bà đến với ông TChao bằng tình yêu và lấy ông Tchao khi ông này còn chưa được thực dân Pháp sử dụng. Bà cả sinh cho ông TChao được ba người con, hai người con trai và một người gái. Con trai cả là Hoàng A Tiển và thứ hai là Hoàng A Tưởng. Bà hai là người tội nghiệp nhất, lấy chồng giàu chưa hưởng được vinh hoa phú quý thì đã bị bệnh và mất sớm, không có một chút tài sản nào và cũng chẳng mấy ai biết là bà có tồn tại, bà hai sinh cho ông Tchao được hai cô con gái và ra đi khi tuổi đời vẫn còn trẻ.

Ông Hoàng Yến Tchao cùng vợ cả

Tuy nhiên bà hai mất không đươc bao lâu thì ông Hoàng Yến TChao cũng nhanh chóng rước bà thứ ba về làm vợ, bà ba là người gốc Hoa. Bà ba sang Bắc Hà làm ăn, với những nét đẹp sắc sảo của con gái Trung Hoa, ngoại hình của bà ba đã nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của “Vua Mèo”. Bà ba là người thích sống tự lập và làm ăn buôn bán rất giỏi. Lấy ông TChao một thời gian, sinh cho ông hai cô con gái thì bà không thích sống trong dinh thự của ông Chao mà ra ngoài ở riêng và tự làm ăn buôn bán chứ không phụ thuộc bất cứ thứ gì từ ông Tchao.  

Bà ba cùng các cô con gái( Bà ba ngồi)

Về phần các con của ông Hoàng Yến Tchao thì có Hoàng A Tưởng là người thông minh xuất chúng hơn cả và cũng là người được ông Tchao tin yêu nhất nên được chọn là người thay ông tiếp quản mọi công việc, đó cũng là lí do tại sao mặc dù ông Tchao mới chính là “Vua mèo” nhưng lại đặt tên dinh thự theo tên của con trai thứ chứ không phải con trai trưởng.  

Chia tay Bắc Hà, chia tay dinh thự nhưng những câu chuyện về gia đình họ Hoàng vẫn còn lưu lại trong tôi, nhiều điều bí ẩn về dinh thự vẫn làm tôi tò mò, nhất định tôi sẽ quay lại để khám phá, tìm hiểu thêm. Hẹn gặp lại Bắc Hà một ngày gần nhất – vùng đất cao nguyên trắng đẹp đẽ và thơ mộng.   

Một số hình ảnh gia đình họ Hoàng (Ảnh do con cháu họ Hoàng cung cấp):

Ông Hoàng Yến Tchao và ông Hoàng A Tưởng

Ông Hoàng Yến Tchao cùng con trai và con dâu, con gái

Lời Nguyền Của Thầy Phong Thủy Về Vua Mèo

Vua Mèo Vương Chính Đức có 3 người vợ. Vương Chí Sình là con trai thứ hai của ông với người vợ đầu, chào đời năm 1885. Trong tiếng Mông, tên thật của Vương Chí Sình là Vàng Seo Lử. Vương Chính Đức có 4 người con trai, nhưng chỉ có Vương Chí Sình là người con trai thừa kế những phẩm chất nổi trội nhất của dòng họ Vương và là người kế tục xứng đáng nhất vai trò vua Mèo do Vương Chính Đức để lại.

Sau khi người Pháp ký với ông một hiệp ước hòa bình, ông là người cai trị Đồng Văn và 7 vạn người Mông, dưới sự giám sát của người Pháp trong suốt một thời gian dài. Quãng thời gian đó Đồng Văn tương đối yên bình, không chịu cảnh binh đao, máu lửa. Quãng thời gian đó, ông dành rất nhiều thời gian để đầu tư cho con trai mình là Vương Chí Sình. Từ nhỏ, Vương Chí Sình đã là một người rất thông minh và là đứa con được vua Mèo Vương Chính Đức đặc biệt yêu quý. Vương Chí Sình lớn lên khi người Pháp đã vào Đồng Văn. Nên ngay từ nhỏ, Vương Chí Sình đã tiếp xúc với rất nhiều người Pháp. Vương Chí Sình thuở ấy thường lân la theo chân những người Pháp ở Đồng Văn để học tiếng Pháp. Đó là lý do sau này Vương Chí Sình rất thông thạo Pháp ngữ.

Phần mộ vua Mèo Vương Chính Đức

Khi Vương Chí Sinh đến tuổi đi học, vua Mèo Vương Chính Đức đã cấp tiền, cấp ngựa cho con trai sang Malipho (Trung Quốc) học nên Hán ngữ cũng rất thông thạo. Khi mới lấy vợ, Vương Chí Sình không sống trong dinh thự vua Mèo ở Sà Phìn. Vương Chí Sình xây một căn nhà ở Phó Bảng, mở một cửa hàng buôn bán tạp hóa, dầu hỏa, muối, nước mắm, vải vóc, thuốc phiện với người Pháp. Nhờ việc buôn bán này, Vương Chí Sình trở nên giàu có hơn hẳn những người anh em khác của mình.

Thời trẻ, Vương Chí Sình thường đem thuốc phiện xuống Hà Nội, Hải Phòng để bán rồi lại mua các hàng tạp hóa quay ngược trở lại Đồng Văn. Nhờ quãng thời gian buôn bán kiếm ra vàng, ra bạc đó, Vương Chí Sình mua được căn nhà ở số 55 Hàng Đường – Hà Nội, căn nhà mà sau này Vương Chí Sình khi về Hà Nội làm Đại biểu quốc hội đã sống cho đến lúc chết.

Khi vua Mèo già yếu, người Pháp bắt đầu trở mặt. Chúng bắt đầu từng bước một phá bỏ hiệp ước đã ký với vua Mèo Vương Chính Đức và tăng dần quân số ở Đồng Văn, củng cố sức mạnh của chúng ở khu vực biên giới. Biết được âm mưu của người Pháp, Vương Chính Đức cũng bí mật tăng cường quân đội cho riêng mình. Vương Chính Đức tập hợp những thanh niên trai tráng người Mông, cho họ tập võ, sắm sửa vũ khí, lập nên một đội quân sẵn sàng chống lại người Pháp và đã một lần tổ chức cướp toàn bộ vũ khí, lương thực của Pháp trên đường lên Đồng Văn. Nhưng người Pháp cũng không vừa. Chúng giả bộ cầu hòa mời Vương Chính Đức về Hà Nội tham dự đấu xảo rồi lặng lẽ bắt giam Vương Chính Đức và toàn bộ những thủ lĩnh dưới quyền Vương cho vào tù. Sự an toàn của người Mông bị đe dọa dữ dội. Vương Chính Đức bị đưa về Hà Nội, giam ở nhà giam Hỏa Lò.

Là người con nhanh nhẹn, khôn ngoan và tài giỏi nhất, khi Vương Chính Đức bị bắt, Vương Chí Sình đã tạm hòa hoãn với Pháp và về Hà Nội tìm luật sư để cứu bố. Chính Vương Chí Sình đã bắt liên lạc với tên Trưởng Phòng Nhì của Pháp ở Đông Dương và đút lót cho tên Trưởng Phòng Nhì này. Nhờ những mối quan hệ của tên này với chính phủ Pháp, năm 1938, Vương Chính Đức và những thủ lĩnh người Mông được thả ra trong tình trạng sức khỏe kiệt quệ. Sau lần đó, Vương Chí Sình càng khẳng định được vị trí của mình với vua Mèo Vương Chính Đức và nghiễm nhiên trở thành người kế tục của vua Mèo.

Nếu như vua Mèo Vương Chính Đức là người đã xây dựng lên đế chế của dòng họ Vương ở Đồng Văn, là người đầu tiên tạo ra những câu chuyện huyền thoại về vua Mèo trên cao nguyên đá, thì Vương Chí Sinh lại là người kế tục xuất sắc nhất ngôi “vua Mèo”, đưa sự thống trị của dòng họ Vương đến đỉnh hoàng kim của giàu sang và quyền lực.

Sau khi được công nhận trở thành người kế tục vị trí vua Mèo của Vương Chính Đức. Vương Chí Sình ngày càng khẳng định được quyền lực của mình. Về tài sản, sự giàu có của gia đình họ Vương tăng lên chóng mặt sau kho Vương Chí Sình nắm quyền lực trong tay.

Vương Chí Sình là người nghiện thuốc phiện nặng. Khi mà dinh cơ của vua Mèo cơ man không biết bao nhiêu tấn thuốc phiện, Vương Chí Sình nổi tiếng khắp Đồng Văn là người đốt nhiều thuốc phiện nhất. Ngày đó, mỗi khi có việc đi đâu khỏi nhà, xuống Hà Giang hay đi Hà Nội, Vương Chí Sình đều phải có người khiêng cáng đi, tuyệt đối không đi bộ, đi ngựa. Những người khiêng cáng cho Vương Chí Sình được trả thù lao và con được Vương cho phần thuốc phiện Vương hút thừa. Thường nhựa thuốc phiện có thể hút 3 lần, tuy những xái thuốc phiện lần sau không thể thơm và đậm như lần hút đầu. Nhưng ở Đồng Văn, chỉ có Vương Chí Sình là người chỉ hút thuốc phịên duy nhất một lần rồi bỏ. Phần bỏ đó Vương cho những người khiêng kiệu cho mình. Nghe đồn cứ mỗi chuyến đi theo Vương, mỗi người khiêng kiệu cũng lấy được một lượng lớn thuốc phiện mang về, đủ dùng cho mấy tháng.

Tuy là một vị Vua không ngai, nhưng ở Đồng Văn, có bất cứ tranh chấp, mâu thuẫn nào, người dân Đồng Văn cũng đến nhờ Vương phân xử. Chuyện nào nhỏ, Vương để cho những thuộc hạ dưới quyền Vương coi xét, nhưng chuyện lớn, Vương đích thân đứng ra xử lý. Theo nhà nghiên cứu Hùng Đình Quý, quyền lực của Vương Chí Sình lớn đến nỗi Vương bảo sống thì sẽ sống, bảo chết là phải chết, bảo sai, bảo đúng, người đến thưa kiện đều không dám không nghe. Quyền lực của Vương mạnh đến nỗi người Mông Đồng Văn mỗi khi ra chợ mà nhìn thấy vợ con Vương cưỡi ngựa dọc đường là phải tránh xa, vì sợ xản đường vợ con Vương.

Cũng vì uy quyền của Vương Chí Sình, nên xung quanh Vương cũng thêu dệt lên rất nhiều huyền thoại. Người Mông Đồng Văn từng lưu truyền những câu chuyện về việc Vương Chí Sình đứng lên đứng Nhật. Khi Nhật đánh vào Đông Dương, tiến lên Đồng Văn, Vương Chí Sình đã tập hợp binh lính, đánh tan tác một đại đội quân Nhật. Đó là lần đầu tiên quân Nhật bị tổn thất và thua đau ở Đông Dương. Viện sĩ quan chỉ huy đại đội của Nhật đã bị Vương bắt và giết chết. Tức giận điên cuồng, người Nhật tiếp tục mang quân lên đánh Đồng Văn, tấn công ngôi nhà Vương ở Phó Bảng, định bắt và giết Vương.

Nhưng Vương đã chạy thoát vào các khe núi rồi chạy về Sà Phìn, tiếp tục tổ chức lực lượng đánh Nhật. Điều kỳ lạ là dù quân Nhật mang quân đuổi theo Vương, nhưng Vương cứ chạy đến đâu là mây mù lại che phủ chỗ đó, bảo vệ, che chắn cho Vương. Người Nhật đã bất lực trong việc chiếm Đồng Văn. Người Mông Đồng Văn cũng truyền tai nhau rằng, Vương ban ngày là người, ban đêm là thánh, không ai khuất phục được. Khi Vương bảo vệ được Đồng Văn khỏi người Nhật, giai thoại đó càng được người Đồng Văn tin hơn bao giờ hết.

Năm 1945, sau khi Nhật bị đánh khỏi Đông Dương, Cách mạng tháng Tám thành công, Vương Chí Sình đã được Bác Hồ mời về Hà Nội và đề nghị hợp tác với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vương Chí Sình trở thành vị chủ tịch đầu tiên của huyện Đồng Văn.

Lời nguyền của thầy phong thủy

Theo những giai thoại để lại, vua Mèo Vương Chính Đức nhờ nghe được lời của thầy phong thủy, xây nhà trên khu đất phát nên gia đình mới vinh hiển, trở thành Vương một cõi. Nhưng cũng theo những giai thoại kể lại trên cao nguyên đá Đồng Văn, thì đến thời vua Mèo Vương Chí Sình, gia tộc họ Vương lại bị thầy phong thủy làm hại, yểm bùa đến mức suýt nữa thành tuyệt tự.

Vua Mèo Vương Chính Đức có 4 người con trai. Nhưng vua Mèo Vương Chí Sình chỉ có một người con trai duy nhất là Vương Duy Thọ, được sinh khi ông đã tuổi cao sức yếu.

Chuyện kể lại rằng khi còn sống, vua Mèo mắc chứng bệnh đau lưng, chữa mãi không khỏi. Vua Mèo đã cho gọi một thầy tướng rất giỏi người hán đến xem bệnh. Sau khi xem xong, thầy tướng người hán phán rằng: “Mộ của bố ông chôn đúng lưng rồng, phải chuyển mộ”. Vương Chí Sình tin lời làm theo, cho di rồi mộ cha mình là vua Mèo Vương Chính Đức đi. Vương Chí Sình không ngờ mình đã bị thầy tướng người Hán do ghen ghét mà chơi xỏ. Vì lẽ đó mà Vương lấy mấy người vợ đều không sinh được con, chỉ khi lấy người vợ thứ 4, người vợ này mới đẻ cho Vương một người con trai là Vương Duy Thọ.

Trong 4 người vợ của Vương có một người là người Kinh, tên là Trương Mỹ Thuận. Theo ông Vừ Mí Kẻ, Nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang, bà Trương Mỹ Thuận là một người đàn bà xinh đẹp. Ngay lần đầu gặp gỡ, Vương Chí Sình đã lập tức say mê và cưới bà về làm vợ. Để bày tỏ lòng yêu quý với người vợ này, Vương Chí Sình còn mời cả mẹ đẻ của bà Trương Mỹ Thuận sống cùng. Tuy chỉ là vợ ba, nhưng bà Trương Mỹ Thuận có quyền lực rất lớn. Bà quát câu nào, không một gia nô nào trong nhà dám không nghe. Mọi lệnh bà đưa ra đều coi như là mệnh lệnh của Vương Chí Sình. Ngay cả mẹ đẻ của bà Trương Mỹ Thuận cũng được tôn kính như thế.

Năm 1945, khi Vương Chí Sình về Hà Nội gặp Bác Hồ, chính bà Trương Mỹ Thuận là người đã đi theo Vương Chí Sình và chứng khiến chồng mình kết nghĩa anh em với Bác Hồ.

Bà Trương Mỹ Thuận rất yêu chồng và cũng rất được Vương yêu quý, tin tưởng. Nhưng cũng như những người vợ trước của Vương Chí Sình, bà không thể sinh cho Vương con nối dõi. Khi đó, trong nhà Vương có một người hầu gái xinh đẹp, có gốc là người Hán. Người hầu gái này do cha mẹ nợ Vương nên đã phải gán cho Vương để trả nợ. Trong nhà Vương, nhiệm vụ của cô hầu gái là lo đấm bóp và tiêm tẩu thuốc cho Vương mỗi khi Vương hút thuốc phiện.

Khi người hầu gái này về nhà Vương một thời gian, bà Trương Mỹ Thuận đã đề nghị Vương cưới người hầu gái này làm vợ. Một thời gian sau, người hầu gái mang bầu và sinh ra cho Vương một người con trai nối dõi duy nhất đặt tên là Vương Duy Thọ.

Nhờ sinh con cho Vương, địa vị của người hầu gái này trong gia đình họ Vương đã thay đổi hoàn toàn. Năm 1958, sau khi Vương Chí Sình xuống Hà Nội làm Đại biểu quốc hội, giao lại Đồng Văn cho Chính phủ, ông đưa cả bà Trương Mỹ Thuận và cả mẹ con người hầu gái về sống trong ngôi nhà 55 Hàng Đường. Tuy được Vương hết lòng yêu quý nhưng vì khoảng cách tuổi tác giữa Vương và người vợ thứ 4 chênh lệch của lớn nên sau một thời gian, người vợ thứ 4 của Vương đã bỏ Vương để đi lấy chồng khác. Nghĩ mình không thể chiều vợ, Vương đồng ý cho người vợ thứ 4 đi lấy chồng mới, chỉ giữ lại người con trai là Vương Duy Thọ.

Theo lời ông Vừ Mí Kẻ, gia nhân thân tín của Vương Chí Sình , sau khi hiến hầu như toàn bộ tài sản của mình cho nhà nước, Vương Chí Sình sống một cuộc sống không quá giàu có, chỉ ở mức khá giả trong ngôi nhà số 55 Hàng Đường. Dù ở Hà Nội lâu, nhưng có một thói quen Vương không bao giờ bỏ được đó là hút thuốc phiện. Thời đó chưa có chính sách cấm hút thuốc phiện như bây giờ. Mỗi lần ông Vừ Mí Kẻ xuống Trung ương họp, ông đều phải mang theo ít thuốc phiện từ Đồng Văn xuống cho Vương.

Nhà nghiên cứu người Mông Hùng Đình Quý kể lại rằng, tuy sống ở giữa Thủ đô và không có dịp quay lại Đồng Văn cho đến tận lúc chết, nhưng Vương Chí Sình không bao giờ nguôi nhớ Đồng Văn. Mỗi lần có người Mông xuống thăm, ông đều nhắc nhở người Mông Đồng Văn về lòng tự hào của dân tộc Mông và ý thức vươn lên. Có lần nhà nghiên cứu Hùng Đình Quý – khi đó còn đang đi học, đến thăm Vương, Vương lúc đó đã yếu nhưng không quên nhắc: “Chúng mày phải đi học, không học không biết chữ, các dân tộc khác sẽ coi thường mình, người Mông sẽ thua các dân tộc khác”.

Sau khi Vương Chí Sình mất, ông được đưa về Đồng Văn chôn cất trong bộ áo quan do chính Bác Hồ tặng. Người con trai duy nhất của vua Mèo Vương Chí Sình là Vương Duy Thọ sau này đã lấy vợ, sang Mỹ. Tuy là giọt máu cuối cùng của vua Mèo Vương Chí Sình, nhưng kể từ khi sang Mỹ với vợ, Vương Duy Thọ chưa một lần quay lại cố hương. Vương Duy Thọ đoản mệnh và sau này đã qua đời ở Mỹ khi còn khá trẻ. Dòng dõi của vua Mèo Vương Chí Sình ở Mỹ có lẽ đã quên đi phần nào gốc gác và những câu chuyện huyền thoại về gia tộc mình.