Vua Mèo Wiki / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Dinh Vua Mèo Hoàng A Tưởng

Xưa kia, Hoàng Yến Chao, người dân tộc Tày, là thổ ti cai trị xứ Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), dân trong vùng quen gọi là “Vua Mèo” đã cho xây dựng dinh thự tại châu Bắc Hà để khẳng định uy quyền và sự giàu của mình. Gần 100 năm trôi qua, dinh Vua Mèo vẫn đứng sừng sững giữa bao la núi đồi, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà.

Khởi công năm 1914 song đến năm 1921 dinh Vua Mèo mới được hoàn thành. Chủ nhân của đinh là cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng. Hoàng A Tưởng cũng là một thổ ti ở Bắc Hà cho đến ngày Lào Cai được giải phóng. Vì thế, ngoài cái tên dinh vua Mèo, người ta còn gọi đây là dinh Hoàng A Tưởng.

Tương truyền, dinh thự vua Mèo Hoàng A Tưởng đươc thầy Tàu về xem thế đất theo phong thủy. Dinh tọa lạc trên một quả đồi rộng ở châu Bắc Hà, nay là trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà, phía sau và hai bên đều có núi, phía trước có một dòng suối uốn lượn và có núi thế mẹ bồng con. Thế đất “tựa sơn đạp thủy” vững chãi, với mong muốn dòng họ được quyền quý, con cháu đời sau vinh hiển. Khu dịnh thự vua Mèo đã đạt đến trình độ thiết kế tinh xảo và nổi lên với quy mô đồ sộ tại vùng núi cao xa xôi, hùng vĩ như Bắc Hà.

Dinh Hoàng A Tưởng được hoàn thành từ năm 1921.

Mặt tiền dinh Hoàng A Tưởng.

Cầu thang đi lên sảnh chính.

Từ ban cong dinh Hoàng A Tưởng nhìn ra là một vùng đồi núi.

Cổng chính vào dinh Hoàng A Tưởng.

Cửa sổ tròn hình bông hoa có chức năng lấy ánh sáng.

Sân chính trong khu dinh Hoàng A Tưởng.

Khu dinh thự vua Mèo là một kết cấu kiến trúc khá đặc biệt so với kiến trúc các dinh thự khác tại Việt Nam thời bấy giờ. Dinh vừa là nơi để ở của cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng song cũng là nơi làm việc và còn có chức năng pháo đài bảo vệ. Toàn bộ dinh có kiến trúc hình chữ nhật liên hoàn khép kín, với tổng diện tích 4000m2, có tường rào bảo vệ, bốn phía tường đều có lỗ châu mai như pháo đài và có lính canh giữ.

Dinh được hai kiến trúc sư người Pháp và người Trung Quốc thiết kế. Vì vậy, kiến trúc của dinh có sự hòa quyện giữa kiến trúc Pháp hồi thế kỉ 17 -18 và kiến trúc phương Đông. Trong đó nổi lên là các nét kiến trúc phương Tây được thể hiện trong những chi tiết như họa tiết cành nguyệt quế đắp nổi trên các cửa vào, biểu tượng cho hạnh phúc và thịnh vượng; cửa lan can trổ ra hình vòm, cột nhà thanh thoát, lan can, cầu thang vòng, hành lang lát gạch…

Hệ thống cửa vòm, cột tròn và họa tiết trang trí hình lá nguyệt quế theo kiểu Pháp.

Khu nhà ở dành cho người giúp việc.

Mái lợp ngói âm dương cổ kính.

Hành lang lộ thiên nối các dãy nhà với nhau.

Một quầy bán hàng lưu niệm ở Khu dinh Hoàng A Tưởng.

Đến Sa Pa Viếng Dinh Vua Mèo Hoàng A Tưởng

Xưa kia, Hoàng Yến Chao, người dân tộc Tày, là thổ ti cai trị xứ Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), dân trong vùng quen gọi là “Vua Mèo” đã cho xây dựng dinh thự tại châu Bắc Hà để khẳng định uy quyền và sự giàu của mình.Gần 100 năm trôi qua, dinh Vua Mèo Sa Pa vẫn đứng sừng sững giữa bao la núi đồi, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà.

Khởi công năm 1914, song đến năm 1921, dinh Vua Mèo mới được hoàn thành. Chủ nhân của dinh là cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng. Hoàng A Tưởng cũng là một thổ ti ở Bắc Hà cho đến ngày Lào Cai được giải phóng. Vì thế, ngoài cái tên dinh vua Mèo, người ta còn gọi đây là dinh Hoàng A Tưởng.

Khu dinh thự vua Mèo là một kết cấu kiến trúc khá đặc biệt so với kiến trúc các dinh thự khác tại Việt Nam thời bấy giờ. Dinh vừa là nơi để ở của cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng, song cũng là nơi làm việc và còn có chức năng pháo đài bảo vệ. Toàn bộ dinh có kiến trúc hình chữ nhật liên hoàn khép kín, với tổng diện tích 4.000m2, có tường rào bảo vệ, bốn phía tường đều có lỗ châu mai như pháo đài và có lính canh giữ. Ngày nay, khi đi du lịch vùng Tây Bắc thì nơi này là một địa điểm ko thể bỏ qua.

Dinh được hai kiến trúc sư người Pháp và người Trung Quốc thiết kế. Vì vậy, kiến trúc của dinh có sự hòa quyện giữa kiến trúc Pháp hồi thế kỉ 17-18 và kiến trúc phương Đông. Trong đó nổi lên là các nét kiến trúc phương Tây được thể hiện trong những chi tiết như họa tiết cành nguyệt quế đắp nổi trên các cửa vào, biểu tượng cho hạnh phúc và thịnh vượng; cửa lan can trổ ra hình vòm, cột nhà thanh thoát, lan can, cầu thang vòng, hành lang lát gạch.

Kết cấu bên trong của dinh khá đẹp. Qua cửa chính, bên trong là một khu sân rộng, xưa là nơi diễn ra các hoạt động chính của nhà thổ ti. Khu nhà chính phía cuối sân, có hai tầng với diện tích 420m2, thường là nơi hội họp của gia đình.

Ngoài ra, khu dinh còn có các hạng mục khác như hai dãy nhà phụ ở hai bên, mỗi dãy nhà có hai tầng thấp hơn dãy nhà chính, gồm ba gian với diện tích 300m2. Đây là nơi sinh hoạt của các bà vợ Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng. Ngoài ra còn có thêm hai dãy nhà phụ hai tầng có kiến trúc đơn giản hơn dùng làm nơi ở cho quân lính, phu phen và người hầu.

Vẻ Đẹp Bí Ẩn Của Dinh Thự Vua Mèo Hoàng A Tưởng Ở Sapa

Nằm biệt lập ở giữa trung tâm thị trấn Bắc Hà là ngôi nhà quyền lực nhất vùng Tây Bắc một thời, nơi mà được khá nhiều khách du lịch biết đến với cái tên dinh thự của vua Mèo Bắc Hà, gia tộc quyền lực bậc nhất nơi vùng cao nguyên trắng, được xây dựng theo lối kiến trúc Á – Âu kết hợp, hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn mà du khách không thể không tới khi đến với du lịch Sapa.

Du lịch Sapa về thăm dinh thự vua mèo Bắc Hà – Hoàng A Tưởng

Giá trị kiến trúc của dinh Vua Mèo

Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng từ năm 1914 đến năm 1021, với toàn bộ khu dinh rộng tới 1000m2 và tường thành bao quanh kiên cố. Với vị trí nằm giữa trung tâm thị trấn Bắc Hà, dinh Vua Mèo Hoàng A Tưởng gắn liền với sự tự hào của cả một vùng cao nguyên núi đá bởi trên vùng đất khô cằn này lại mọc lên một dinh thự nguy nga, tráng lệ và đẹp đến vô cùng.

Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng như một lâu đài xa hoa có quy mô rộng lớn và những đường nét kiến trúc vô cùng độc đáo. Dinh được thiết kế công phu tỷ mỉ từ những viên gạch ngói, đến các họa tiết trên và trong dinh mang dáng dấp của kiến trúc Pháp như họa tiết cầu thang vòng, cột nhà thanh thoát, hành lang có lan can và được lát bằng gạch và đặc biệt là họa tiết cành nguyệt quế biểu tượng cho hạnh phúc và thịnh vượng được đắp nổi trên các cửa vào.

Dinh được xem là pháo đài bảo vệ của gia tôc họ Hoàng và cũng là nơi làm việc của họ. Dinh có 1 cổng chính và 2 cổng phụ, tứ phía đều có lỗ châu mai, đều có lính đi tuần trên thành canh giữ ngày và đêm, khuôn viên dinh có tổng cộng 36 phòng được thiết kế vô cùng đẹp mắt.

Vẻ đẹp cổ kính của dinh Hoàng A Tưởng

Tồn tại cùng với thời gian cũng đã được gần trăm năm, dinh thự Hoàng A Tưởng vẫn uy nghi nổi bật giữa thị trấn được rêu phong bao phủ càng trở nên cổ kính hơn bao giờ hết. Dưới ánh nắng vàng rực rỡ của tiết trời nơi vùng cao này len lỏi xuyên qua những nét kiến trúc cổ vẫn còn tồn tại của của dinh thự khiến cảnh vật trở nên có hồn hơn nhưng không hiểu sao không khí nơi đây vẫn mang đượm màu sắc âm ủ, ảm đạm.

Và ngày nay, mặc dù dinh Hoàng A Tưởng đã được sửa sang và khoác lên mình chiếc áo mới, màu vàng rực rỡ nhằm làm mất đi vẻ thâm trầm của nơi đây để thu hút khách du lịch trong nước đến tham quan. Thế nhưng, không gian ma mị vẫn bao trùm lên trên toàn bộ dinh thự vì dẫu có thay đổi về diện mạo thì nơi đây cũng đã từng là nơi phải chứng kiến, cũng như chứa đựng những nỗi buồn, máu và nước mắt của người dân nơi đây.

Dẫu vậy, hơn 100 năm lịch sử chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm của gia tộc nhà Hoàng, dinh vua Mèo Hoàng A Tưởng vẫn là hình ảnh rõ nét nhất cho một thời quyền lực xa xưa và là một điểm đến đầy cuốn hút đối với khách du lịch giá rẻ. Vì đến dinh du khách sẽ được cảm nhận một vùng núi Tây Bắc hoàn toàn khác. Nơi mà bạn sẽ có cảm giác như đang bước vào một thế giới xa xưa của dân vùng núi cao Tây Bắc hòa chung với đất trời mênh mông, với dòng xe cộ chầm chậm và tiếng gió vi vút hay được nghe những câu chuyện được kể với nhiều phiên bản khác nhau.

Cuộc Đời Các Bà Vợ Của “Vua Mèo” Ở Bắc Hà, Lào Cai

Sống trong dinh thự xa hoa này thì cuộc đời của những người phụ nữ liệu có thực sự sung sướng, vương giả hay không. Để tìm hiểu về cuộc đời các bà vợ của “vua Mèo”, chúng tôi đã phải cất công tìm đến những cụ già cao tuổi ở Bắc Hà để tìm hiểu về cuộc đời của họ.

Theo lời các cụ kể lại, người xây dựng lên dinh thự bề thế này không phải ông Hoàng A Tưởng mà là ông Hoàng Yến Tchao, bố của ông Tưởng. Ông Tưởng chỉ là người kế nghiệp, tiếp quản ngôi nhà. Cha con ông là người Tày nhưng lại được mọi người ở các vùng gần xa gọi là “vua Mèo” bởi vì vùng đất Bắc Hà xưa kia người Mông (người Mèo) chiếm đến 70% dân số. Ông Hoàng Yến Tchao làm tri châu từ khoảng những năm đầu thế kỉ 20 và có 4 vợ.

Vợ cả của ông Hoàng Yến Tchao là người Tày, ở Bản Liền, sinh cho ông TChao được 3 người con, 2 trai và 1 gái. Con trai cả là ông Hoàng A Tiển, con trai thứ là ông Hoàng A Tưởng và một cô con gái. Người vợ cả đến với ông TChao bằng tình yêu và lấy ông Chao khi còn trẻ. Mặc dù sống trong dinh thự xa hoa nhưng bà cả vẫn làm việc như bao người khác. Ông TChao cho bà nhiều ruộng đất và “khắc làm khắc lấy”. Bà cả vốn là nông dân nên cấy hái rất giỏi và cũng là người có nhiều ruộng đất nhất trong các bà vợ, vì vậy cho đến nay đi đâu người ta cũng nói là đất của bà cả. Bà cả trước đây ở tầng 1, dãy phòng bên phải tòa nhà.

Bà Cả (người ngồi) cùng con gái ruột tên Tương và hai con gái bà Ba tên Hưởng và Phượng (nhìn từ phải sang trái)

Vợ hai ông Tchao là người Hán, cũng rất xinh đẹp. Theo lời kể của các vị già làng nơi đây thì bà hai là người ít được biết đến nhất. Bà lấy ông Tchao khi còn rất trẻ, chưa hưởng được vinh hoa phú quý, sau khi sinh hạ một cô con gái thì đã bị bệnh và mất sớm, không có một chút tài sản nào. Chính vì vậy không mấy ai biết là bà có tồn tại nên người ta vẫn chỉ hay nói ông TChao có 3 bà vợ thôi.

Vợ ba là người Hoa. Bà ba sang Bắc Hà làm ăn, với những nét đẹp sắc sảo, nhanh nhẹn bà ba đã nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của “Vua Mèo”. Bà ba là người thích sống tự lập và làm ăn buôn bán rất giỏi. Lấy ông TChao một thời gian, sinh cho ông hai cô con gái thì bà không thích sống trong dinh thự của ông Chao mà ra ngoài ở riêng và tự làm ăn buôn bán. Bà ba lúc đó rất giỏi buôn bán và giàu có. Bà buôn muối, dầu hỏa, vải vóc… ở khu vực chợ Bắc Hà ngày nay. Bà có hẳn một ngôi nhà ở chợ để ở và buôn bán. Bà không sinh đươc con trai nên đã nhận con của em cậu làm con trai nuôi. Sau này gia đình bỏ đi khỏi Bắc Hà, bà theo ông Tchao di cư về Hà Nội, sang Pháp, rồi lại quay về sinh sống và chết tại Lâm Đồng. Còn con cái của bà sinh sống tại Mỹ.

Bà Ba (người ngồi) cùng con gái nuôi tên Dính và hai con gái ruột tên Hưởng và Phượng (nhìn từ phải sang trái)

Vợ tư ông Tchao là xinh đẹp nhất vùng Bắc Hà bấy giờ, là người Tày ở Bản Liền. Việc ông Tchao lấy bà tư là có lẽ là câu chuyện được người dân trong vùng bàn tán nhiều nhất. Tuy ông TChao là người giàu có nhưng bà tư lấy ông không được sung sướng, hạnh phúc. Ông TChao lấy bà tư khi bà mới chỉ 16 tuổi, còn ông Tchao khi đó đã gần 70 tuổi. Ông Tchao gặp bà tư khi bà đi làm thuê cho nhà ông. Ngay lập tức ông đã bị cuốn hút và mê mẩn trước vẻ đẹp của bà. Ngay hôm sau ông lập tức cho người đi rước bà tư về. Thực ra bà tư không đồng ý lấy ông Tchao mà bị ép buộc về làm vợ ông. Bà đã sinh cho ông một cô con gái và khi gia đình bỏ đi khỏi Bắc Hà thì bà mới sinh con được khoảng 1 tháng. Sau khi về Hà Nội một thời gian, cả gia đình họ Hoàng sang Pháp, rồi lại rời Pháp quay trở về thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Khi về ở hẳn Lầm Đồng thì bà đã bỏ ông Tchao và đi lấy chồng khác.

Không rõ tên, ông Tchao, ông Thìn (con nuôi bà Ba), bà Hưởng (con gái bà Ba), bà Tiển (con dâu cả ông Tchao) – hàng dưới. Ông Cơi (con rể ông Chao), ông Hoàng A Tưởng, quan Pháp – hàng trên(nhìn từ phải sang trái)

Ngoài những bà vợ chính thức kể trên, ông Tchao còn có vài chục người hầu nữ chăm lo miếng ăn giấc ngủ, đấm bóp cho ông, cũng sinh sống trong dinh thự.

Lại nói đến những người con của ông Tchao. Ông có 2 con trai nhưng lại không có cháu nội ruột. Theo lời cụ Lẩu kể lại, người con cả Hoàng A Tiển mất sớm. Còn Hoàng A Tưởng là con trai thứ hai, được đi học ở trường Bưởi từ bé thì lại ăn chơi nên mắc bệnh và cũng không sinh được con. Sau này ông Tưởng có lấy vợ và nhận con nuôi. Các con gái của ông Tchao lấy chồng và sinh con cái bình thường.

Hiện nay con cháu họ Hoàng ở nhiều nơi. Ở Bắc Hà vẫn còn rất đông các cháu. Một phần con cháu còn lại định cư ở Pháp, Mỹ, ở Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh.