Tối muộn hai người đang ngủ thì có tiếng điện thoại reo, My đưa tay sờ bên cạnh thì thấy Ngọc đang ngủ ngon lành, sợ đánh thức Ngọc cô mới nhanh chóng xỏ chân vào dép rồi đi ra ngoài nghe điện thoại. Màn đêm đen kịt vây quanh lấy căn nhà nhỏ của hai người, trên bàn, cây đèn dầu loe loét chỉ chiếu sáng được một khoảng nhỏ. Bình thường có thể bắt một bóng đèn trái ớt để chiếu sáng nhưng Ngọc lại tiết kiệm, chỉ muốn dùng đèn dầu vì dù sao hai người cũng không ai hay đi vệ sinh vào buổi tối. Tiết kiệm điện dùng đèn nhưng lại dùng máy lạnh, My nghĩ tới mà buồn cười Ngọc ngốc nhà mình. “Alo…” “Là chị.” Giọng chị Tâm vang lên buồn bã không thôi. “Chị gọi em có chuyện gì vậy?” Tối muộn như vậy gọi điện cho người khác, ắt hẳn là có vấn đề cần nói. “Không có chuyện gì, chị chỉ gọi vì nhớ em.” Mặc dù giọng của chị Tâm thều thào nhưng lại không có vẻ như đang say rượu, từng lời đều nói rành mạch rõ ràng. My bác bỏ đi lý do say rượu của chị ấy, chị ấy khi gọi hoàn toàn tỉnh táo. “Chị có chuyện gì hả?” Tâm hơi cười: “Không… chị chỉ muốn nói là chị nhớ em… chỉ có vậy thôi.” “Vậy thì em biết rồi, chị ngủ ngon. Em đi ngủ tiếp đây.” “Ừ… Em ngủ ngon.” My gật gù rồi cúp máy, cô vừa đi vừa cột lại dây lưng quần của mình, về đến phòng đẩy cửa phòng ra đã thấy Ngọc đang ngồi dựa đầu vừa giường. Cô suýt chút là bị hù cho la lên một tiếng, mười hai giờ đêm cô bé xõa tóc ngồi dựa lưng vào giường cùng với chị gái mười hai giờ đêm gọi chỉ để bảo nhớ cô, tại sao hai người phụ nữ này lại có thể lạ lùng như thế. “Em… làm em tỉnh hả?” “Không tỉnh làm sao biết người ta giấu mình tối nào cũng nói chuyện với nhân tình.”
What Is Mèo Mả Gà Đồng / TOP 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề What Is Mèo Mả Gà Đồng được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung What Is Mèo Mả Gà Đồng hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bi Kịch Cặp Đôi “Mèo Mả Gà Đồng” Vì Tiền Cạn Tình
Đã đi đến quá nửa cuộc đời mà chưa hết dại, Đỗ Huy Phong (SN 1971, ngụ số 1/13 đường Miếu Hai Xã, phường Dư Hàng, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng) khi ra tù thì yêu dại khờ, mang cả tiền bán nhà “cống nạp” cho người tình hơn mình 10 tuổi.
Mất tiền nhưng không được tình yêu, mà đổi lại là sự ruồng rẫy cùng những lời cay độc, sáng sớm 26/5 vừa qua Phong lẻn vào nhà giết tình nhân cũ. Sau khi gây án cũng là lúc trong túi không còn một xu, chịu đói khát, hắn cuốc bộ hơn 10 cây số về nhà người thân rồi được vận động ra đầu thú.
Hung thủ Phong
Cuộc tình “mèo mả gà đồng”
Đỗ Huy Phong là con thứ 3 trong một gia đình bố mẹ làm công nhân. Sau khi người cha mất, người mẹ vất vả kiếm sống nuôi con khôn lớn, trưởng thành nhưng rồi bất lực trong việc dạy dỗ những đứa con ngỗ ngược, nổi tiếng ăn chơi, nghiện ngập.
Năm 1994, khi hết tiền Phong táo tợn đi cướp tiệm vàng trên đường Trần Nguyễn Hãn (quận Lê Chân) rồi bị công an bắt và chịu hình phạt 7 năm tù giam. Bà mẹ già đã phải bán ngôi nhà mặt đường, cũng là nơi sinh sống duy nhất của cả gia đình lấy tiền trang trải nợ nần. Từ lâu người địa phương cũng không biết gia đình này đã chuyển đi đâu, về đâu.
Sau một hồi lâu lục lại sổ sách, vị tổ trưởng dân phố mới nhớ ra trước đây có một gia đình như thế từng sinh sống ở đây. “Hiện chỉ còn một người anh trai của Phong nghiện ngập đang sống vạ vật ở vỉa hè, nay chỗ này, mai chỗ khác”, ông buồn rầu cho biết.
Mãn hạn tù tháng 10/2011, Phong trở về với mong muốn làm lại cuộc đời nên mua một chiếc xe máy làm nghề chạy xe ôm và thuê nhà trọ tại tổ 12, phường Đằng Hải, quận Hải An. Cuối năm 2011, Phong tình cờ gặp bà Nguyễn Thị Vinh (SN 1960, trú tại khu dân cư Kiều Sơn cùng phường).
Dù người phụ nữ này bỏ chồng và có hai người con đã lớn, trước khi cặp với Phong cũng đã có nhiều mối quan hệ tình cảm phức tạp nhưng Phong vẫn tự nguyện sống như vợ chồng với người phụ nữ này. Toàn bộ số tiền trước đây gia đình bán nhà chia cho hắn khi còn trong tù khoảng 130 triệu đồng, Phong đã mua tặng người tình một chiếc xe tay ga đắt tiền. Số tiền còn lại Phong cũng tin tưởng đưa hết cho người tình lấy vốn làm ăn.
Tuy nhiên, tình cảm của Phong và “bà chị” chưa đủ mặn nồng thì đã xuất hiện những mâu thuẫn. Phong cho rằng tình cảm của người tình giành cho mình đã nhạt phai, thờ ơ và có ý định xa rời hắn. Vì vậy Phong quyết định đến gặp người tình để đòi lại số tiền và chiếc xe mình đã “đầu tư”. “Cách đây không lâu hai người từng xảy ra xô xát, phải nhờ đến sự can thiệp của công an phường, sự việc mới dừng lại”, một người hàng xóm cho biết.
Nhiều lần cãi vã không giải quyết được gì, bởi trước cơ quan chức năng Phong chẳng có giấy tờ gì chứng minh mình đã đưa tiền và mua xe cho người tình. Buổi gặp cuối cùng, trên đường trở về nhà trọ, Phong còn bị một nhóm giang hồ kề dao vào cổ nói: “Hãy quên số tiền đó đi”.
Còn nhân tình tình cũ thì nói: “Anh hãy coi số tiền đó là số tiền anh đi chơi gái để nhận được sự chiều chuộng, ăn uống trước đó”. Phong kể lại chuyện này với một người cùng dãy trọ. Những sự việc đó làm cho Phong cảm thấy bị xúc phạm. Hắn đã lên kế hoạch trả thù người tình một cách tàn độc.
Hiện trường vụ án
Kết cục được báo trước
Bà chủ phòng trọ, người cuối cùng gặp Phong trước khi hắn gây án cho biết: “Hôm đó như thường lệ tôi dậy từ lúc 3 giờ sáng để nấu xôi bán thì thấy phòng Phong bật điện, anh ta ngồi ngoài cửa hút thuốc. Tôi hỏi: “Hôm nay chú có việc gì mà dậy sớm thế?” thì Phong trả lời: “Em đi sớm có chút việc”. Sau đó Phong đi lúc nào tôi cũng không để ý”.
Thực tế thì từ nhà trọ, Phong đi đường tắt sang nhà riêng của người tình vào lúc gần 5 giờ sáng. Phong chọn thời điểm này vì biết được hàng ngày người con trai lớn của nhân tình ở cùng vợ ngoài cửa hàng làm đầu cách nhà 500m, trong nhà chỉ có người tình cũ và cô con gái 15 tuổi bị ngớ ngẩn. Bên cạnh đó, hắn dự tính hôm đó ngoài trời mưa to nên sau khi gây án hắn có thể dễ dàng xóa các dấu vết.
“Vào thời điểm đó tôi có nghe thấy 3 tiếng kêu bên phía nhà bà Vinh, nhưng chỉ là tiếng kêu không rõ như gọi tên cô con gái út, lúc đầu to sau nhỏ dần. Tôi nghĩ có chuyện chẳng lành nên đi sang gọi cửa thì phát hiện sự việc kinh hoàng”, một nhân chứng cho biết.
Thông tin được báo cho người con trai, cùng mọi người hàng xóm nhanh chóng tiến hành sơ cứu và đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng đã quá muộn, thiếu phụ này đã chết ngay sau đó vì mất máu cấp khi phần cổ bị cắt dài sắc lẹm. Gia đình đã kiểm đếm các tài sản trong nhà nhưng không phát hiện bị mất mát, suy chuyển. Trên bờ tường bao vẫn còn vết trượt dài, dấu hiệu của người lạ đột nhập vào trong nhà. Cơ quan điều tra thu giữ một con dao 40 cm gần nơi nạn nhân bị sát hại.
Tập trung rà soát các mối quan hệ của nạn nhân, thấy nổi lên đối tượng Đỗ Huy Phong là người tình cũ và có nhiều điểm khả nghi nhất. Nhưng khi cảnh sát ập vào khu nhà trọ thì Phong đã không có mặt ở đó.
Khoảng 21h cùng ngày gây án, Phong đã ra đầu thú tại cơ quan điều tra Công an TP Hải Phòng và khai nhận chính mình là hung thủ gây ra vụ án. Trước đó khi hắn về tới nhà một người thân và kể lại toàn bộ sự việc, gia đình này đã vận động hắn ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Tại cơ quan điều tra Phong đã khai nhận toàn bộ sự việc và quá trình gây án. Nguyên nhân để Phong ra tay hạ sát người tình già xuất phát từ mâu thuẫn trong việc nghi ngờ nạn nhân có bạn trai mới nhưng lại không chịu trả những khoản tiền mà trước đó Phong đã đưa cho người tình. Uất ức cho rằng “bạn cũ” có ý định lừa đảo, chiếm đoạt số tiền của mình, Phong đã nung nấu kế hoạch giết “kẻ bội tình” cho hả cơn giận.
Khi tới nhà nạn nhân, Phong đã trèo lên tường rào cao 2 m, rồi nhảy vào trong nhà. Vào được phía trước hiên nhà thì Phong phát hiện bà Vinh đang đi vệ sinh ngay tại khu phụ. Lẳng lặng đến từ phía sau, Phong rút dao cứa cổ nạn nhân. Thấy nạn nhân gục ngã, hắn leo lại qua tường rồi cuốc bộ ra phía đường lớn về nhà người thân ở quận Lê Chân, cách hiện trường hơn 10 km.
Trong vụ án này, ngoài việc lên án tội ác tàn độc của hung thủ, nhiều người địa phương cũng tỏ rõ thái độ không đồng tình với cuộc sống dễ dãi của nạn nhân, lại lợi dụng một kẻ mới ra tù vì tội cướp tiệm vàng không khác gì “chơi với lửa”.
“Nạn nhân là một người ít giao du với hàng xóm người dân trong khu phố, không hiểu vì lý do gì. Ngày bà bị hại, chúng tôi cũng muốn sang chia buồn cùng gia đình nhưng bà đã được đưa về quê an táng, còn có sang hỏi thăm thì cũng chẳng biết phải nói thế nào”, một chị hàng xóm cho biết.
Ông Đoàn Văn Chững, trưởng khu dân cư Kiều Sơn nhận định: “Vụ án đã gây chấn động dư luận tại địa phương khi kẻ thủ ác đã ra tay một cách tàn độc với nạn nhân. Tuy nhiên đây cũng là bài học sâu sắc đối với những người sống dễ dãi, thực dụng. Nhất là trong mối quan hệ tình cảm, chuyện tiền bạc nếu không thỏa thuận rõ ràng mà lợi dụng nhau thì những sự việc như vậy sẽ rất dễ xảy ra”.
(Tên nạn nhân trong bài đã được thay đổi) Doãn Kiên
Mai Tú Ân: Trịnh Xuân Thanh Và Người Buôn Gió Là “Một Cặp Mèo Mả Gà Đồng Không Hơn Không Kém”
Trong khi lệnh truy nã quốc tế đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty PVC và những thông tin tung hỏa mù của Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) đang được đám “dân chủ cuội” tung hô, thêm mắm, thêm muối để xào nấu thành những thông tin ảo, hòng lái dư luận theo hướng khác thì Mai Tú Ân đã khẳng định cặp đôi Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió là “Một cặp mèo mả gà đồng không hơn không kém” qua bài viết “Nhận định về cặp đôi Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió”. Mai Tú Ân tên thật là Nguyễn Minh Tuấn (sinh ngày 25/11/1957). Mai Tú Ân có tập truyện ngắn “Chuyện tình trong hang én”, gồm 8 truyện ngắn ra mắt bạn đọc năm 2008 và cũng là một tay tự xưng là “dân chủ”.
Không chỉ khẳng định Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió là “cặp mèo mả gà đồng không hơn không kém” mà Mai Tú Ân còn nói rằng, nếu không nói như vậy thì có thể thay thế là “một cặp trai tứ chiếng, gái giang hồ dựa vào nhau trong giây phút lỡ làng”. Theo Mai Tú Ân thì cả Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió đều đã lợi dụng nhau để đạt mục đích riêng của mình. Vì sao?
Và Người Buôn Gió dựa vào đó để “vẽ hươu, vẽ vượn”, chém gió nhằm tung tin hỏa mù, lái dư luận theo hướng có lợi cho Gió. Người Buôn Gió lợi dụng Trịnh Xuân Thanh nhằm tăng thêm uy tín, tiếng nói của mình trong đám “dân chủ” trong nước. Bởi lẽ, từ khi đào tẩu sang Đức, hắn ta không có nổi một hoạt động nào để lập “thành tích” và được đám “dân chủ” đánh giá cao. Vậy nên, hắn ta như một con kền kền đói ăn lâu ngày, thấy vụ việc Trịnh Xuân Thanh liền nhanh nhảu dơ mỏ ra đớp lấy, đớp để nhằm tránh kẻ khác tranh mất con mồi ngon.
Còn về việc Trịnh Xuân Thanh, theo phân tích của Mai Tú Ân thì việc y chọn Người Buôn Gió chứ không phải các đài VOA, BBC hay RFA…là vì y còn muốn “chừa lối về chứ không cắt đứt hẳn”. Bởi lẽ, nếu Trịnh Xuân Thanh bắt tay với các đài phản động như VOA, RFA hay BBC thì đồng nghĩa với việc y là kẻ phản bội đất nước, không thể quay về. Còn với Người Buôn Gió thì dẫu sao, hắn ta cũng chỉ là một kẻ “dân chủ” tự xưng và không được chính quyền và quần chúng nhân dân trong nước thừa nhận.
Còn về luận điệu và các thuyết âm mưu của đám đồng bọn “dân chủ cuội” với Mai Tú Ân rêu rao rằng, ra lệnh bắt và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh là vì trong Đảng đang diễn ra “02 thế lực đấu đá nhau”, phe phái Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thanh trừng Trịnh Xuân Thanh là để dằn mặt các phe phái khác…thì thật là nực cười. Về điều này, Mai Tú Ân thẳng thắn khẳng định rằng, “những lời tố cáo TBT Nguyễn Phú Trọng của Trịnh cũng chỉ là những điều nhặt nhanh thu thập nơi hàng chợ và không đáng tin”.
Ngoài ra, Trịnh Xuân Thanh trước khi bị truy nã quốc tế cũng chỉ giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, chứ chưa phải là Ủy viên Trung ương Đảng. Vậy, với chức danh này của Trịnh Xuân Thanh liệu có thể sánh ngang với các vị lãnh đạo Trung ương khác, khiến TBT Nguyễn Phú Trọng phải “thanh trừng”? Theo lẽ thông thường, nếu muốn dằn mặt các phe phái khác thì phải chọn con cờ nào cao nhất để “trảm” chứ không phải chọn con cờ ở hạng trung để “trảm”.
Trịnh Xuân Thanh (trái) và Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) là “một cặp trai tứ chiếng, gái giang hồ dựa vào nhau trong giây phút lỡ làng” (Nguồn: Internet)
Trịnh Xuân Thanh bị truy nã quốc tế vì đã bỏ trốn sau hàng loạt sai phạm trong quản lý kinh tế khiến đất nước thất thu lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Một đối tượng khi đang đương chức không trong sạch để lãnh đạo quần chúng nhân dân mà bước sâu vào vũng lầy tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh thì việc ra lệnh bắt và truy nã quốc tế khi y bỏ trốn là điều mà nhân dân cả nước rất đỗi đồng tình và hoan nghênh! Vậy nên, những thuyết âm mưu trên của đám “dân chủ cuội” không bao giờ đạt được mục đích vì đó là những xuyên tạc, bịa đặt và vu cáo.
Phục Vụ Sức Khỏe Cộng Đồng
Bệnh dại
Ngày đăng: 07:47:08 21/10/2014
Bệnh dại thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
BỆNH DẠI
(Rabies)
ICD-10 A82: Rabies
Bệnh dại thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Đặc điểm của bệnh:
– Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
– Giai đoạn tiền triệu chứng: thường 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.
– Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.
– Bệnh tiến triển theo hai thể: thể liệt kiểu hướng thượng (hội chứng Landly) và thể cuồng.
– Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.
– Chẩn đoán xác định: bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (IFA) từ mô não hoặc phân lập vi rút trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào. Có thể dựa vào kết quả xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang của các mảnh cắt da đã làm đông lạnh lấy từ dìa tóc ở gáy bệnh nhân hoặc chẩn đoán huyết thanh bằng phản ứng trung hoà trên chuột hay trên nuôi cấy tế bào. Ngày nay, với kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của vi rút dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.
Tác nhân gây bệnh
– Tác nhân gây bệnh là vi rút dại (Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus.
– Hình thái: hình viên đạn một đầu tròn, đầu kia dẹt. Vi rút có chiều dài trung bình 100-300 nm, đường kính 70-80 nm. Sự thay đổi chiều dài của vi rút phản ánh sự khác biệt giữa các chủng vi rút dại. Bộ gen di truyền là ARN.
Vi rút dại bao gồm protein 67%, lipid 26%, ARN 1% và cacbonhydrat 3%. Vỏ vi rút có hai màng mỏng phospholipid xen kẽ với những gai. Nucleocapside có cấu trúc đối xứng hình trụ. Nhân là ARN một sợi, được bảo vệ bằng những đơn vị nucleoprotein mang tính đặc hiệu của họ Rhabdo, vỏ ngoài của vi rút là chất lipid nên dễ bị phá hủy trong các chất dung môi của lipid.
– Sức đề kháng của vi rút dại yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 560C trong vòng 30 phút, ở 600C/5-10 phút và ở 700C/2 phút. Vi rút bị mất độc lực dưới ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5%. Trong điều kiện lạnh 40C, vi rút sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 00C sống được từ 3 – 4 năm. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ.
Có 2 chủng vi rút dại: vi rút dại đường phố là vi rút dại tồn tại trên động vật bị bệnh và vi rút dại cố định (cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ). Chủng vi rút dại cố định được dùng để làm vắc xin dại lần đầu tiên bởi L.Pasteur.
Đặc điểm dịch tễ học:
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, có khoảng 60.000 – 70.000 người bị chết do bệnh dại, phần lớn được báo cáo từ các nước thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số thế giới sinh sống.
Tại Châu Âu, bệnh dại chủ yếu xảy ra ở CHLB Đức, Áo, Thụy Sỹ, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary. Bệnh dại đã lưu hành rộng rãi ở loài cáo, số trường hợp mắc dại ở miền Tây Châu Âu đã giảm rất mạnh từ năm 1992.
Thú hoang dã bị bệnh dại ở Mỹ, Canada thường xảy ra ở gấu trúc, chồn, cáo, chó sói đồng và dơi. Những năm gần đây, các nước này cũng phải sử dụng tới 1,2 triệu liều vắc xin tại các trung tâm phòng dại.
Ở Châu Phi và Châu Á, chó là nguồn gây bệnh chủ yếu, số người chết hàng năm vì bệnh dại rất cao: Ấn Độ hàng năm có khoảng 3 triệu người phải tiêm vắc xin dại trong đó 40% là trẻ em, Trung Quốc năm 2000 có 226, năm 2006 có 2500 và năm 2007 có 3.300 người chết vì bệnh dại. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Nepal, Sri- Lanca, Băng La Đét, Indonesia.
Ở các nước Đông Nam Á, hàng năm tỷ lệ chết vì bệnh dại chiếm 80% trên toàn thế giới. Từ năm 2004 đến nay bệnh dại tăng lên rõ rệt ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Những năm 1990-1995, tỷ lệ tử vong là 0,43/100.000 dân, trung bình mỗi năm có 350-500 ca tử vong. Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 92/TTg về tăng cường phòng chống bệnh dại. Các biện pháp phòng chống bệnh dại đã được tăng cường và kết hợp nên số ca tử vong từ năm 1996 – 2007 đã giảm 75% so với năm 1995. Từ năm 2004 đến nay, bệnh dại có chiều hướng tăng lên, tập trung tại một số tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Tây, Gia Lai, Bến Tre, Bình Thuận. Năm 2007, cả nước có 131 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Nguồn truyền bệnh.
Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng, nhất là ở chó hoang dã như chó sói đồng (Coyotes), chó sói (Wolves), chó rừng (Jackals) và chó nhà (Candae). Ngoài ra, ổ chứa vi rút dại còn ở mèo, chồn, cầy và những động vật có vú khác.
Ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mexico có ổ chứa vi rút ở loài dơi hút máu và dơi ăn hoa quả. Ở Mỹ, Canada, Châu Âu còn thấy loài dơi ăn sâu bọ bị nhiễm vi rút dại.
Ở các nước đang phát triển, ổ chứa chủ yếu ở chó, ngoài ra còn thấy ở mèo, chuột…
Ở Việt Nam, chó là ổ chứa vi rút dại chủ yếu chiếm 96-97% sau đó là mèo: 3- 4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc…) chưa phát hiện được.
Nguồn truyền bệnh dại: Nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo. Về mặt lý thuyết, sự lây truyền từ người bệnh sang người lành có thể xẩy ra khi nước dãi của người bị bệnh có chứa vi rút dại. Nhưng trong thực tế, chưa có tài liệu nào công bố, trừ trường hợp cấy ghép giác mạc của người chết vì bệnh dại sang người được ghép.
Thời kỳ ủ bệnh: Thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
Thời kỳ lây truyền: Ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh. Theo WHO, thời kỳ lây truyền bệnh ở chó, mèo trong vòng 10 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy dơi và một số động vật hoang dã khác như chồn, đào thải vi rút dại ít nhất là 8 ngày trước khi có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài tới 18 ngày trước khi chết.
Phương thức lây truyền
Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách (hoặc qua màng niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương. Khi đến thần kinh trung ương, vi rút sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Tại thời điểm này, thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể vì thế nhìn bề ngoài con vật vẫn bình thường nhưng nước bọt đã có vi rút dại. Sau đó, vi rút dại hủy hoại dần các tế bào thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh dại.
Sự lây truyền bệnh dại qua đường không khí đã được chứng minh trong quần thể loài dơi sống ở hang động và ở môi trường phòng thí nghiệm. Tuy vậy, cũng rất hiếm xảy ra. Sự lây truyền từ loài dơi hút máu bị nhiễm vi rút dại đến súc vật nuôi trong nhà cũng gặp ở Châu Mỹ La Tinh. Những loài dơi ăn sâu bọ bị nhiễm vi rút dại ở Mỹ rất hiếm lây truyền bệnh dại sang những súc vật sống trên mặt đất, kể cả súc vật hoang dã hoặc súc vật nuôi trong nhà.
Tính cảm nhiễm và miễn dịch:
Tất cả loài động vật máu nóng đều có cảm nhiễm với vi rút dại ở mức độ khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất là chó, chó sói, mèo, cáo rồi đến trâu, bò, ngựa, lợn, lạc đà, khỉ, gấu, chuột. Trong đó, chó bị mắc bệnh nhiều nhất. Dơi hút máu, dơi ăn hoa quả, dơi ăn côn trùng đều có thể nhiễm bệnh. Loài chim không mẫn cảm với bệnh dại, trừ khi gây bệnh thí nghiệm. Trong thí nghiệm thường dùng thỏ, chuột lang, chuột bạch. Người cũng có cảm nhiễm cao với bệnh dại nhưng kém hơn một số súc vật. Cho đến nay, chưa biết được tính miễn dịch tự nhiên ở người.
Các biện pháp phòng, chống dịch
7.1. Biện pháp dự phòng:
Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe: Cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh dại và cách phòng chống bệnh dại, nhất là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc; đến các cơ sở y tế Dự phòng để khám, tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời. Phổ biến nội dung, biện pháp thực hiện Nghị định số 05/2007-NĐ-CP về phòng chống bệnh dại ở động vật và ở người để cộng đồng biết và thực hiện.
Phối hợp thú y và y tế thực hiện giám sát nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xảy ra bệnh dại ở súc vật, những nơi mua bán súc vật nhất là chó, mèo.
Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt trên 85% trong quần thể súc vật nuôi.
Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại… cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.
Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt nội dung sau:
Xử lý vết thương: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày. Tiêm vắc xin uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.
Bảo vệ bằng miễn dịch đặc hiệu: Dùng vắc xin dại tế bào hoặc dùng cả vắc xin và huyết thanh kháng dại (HTKD) để điều trị dự phòng tuỳ theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn, tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng. Không được lạm dụng trong sử dụng vắc xin và HTKD.
Việc khám bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có chỉ định điều trị dự phòng bằng vắc xin dại hoặc vắc xin + HTKD phải thực hiện càng sớm càng tốt. Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vắc xin, kỹ thuật tiêm, bảo quản sinh phẩm, đáp ứng miễn dịch của người bệnh. Việc giám sát, kiểm soát để thực hiện các nội dung chuyên môn là hết sức cần thiết.
Phác đồ tiêm bắp: 0,5ml x 5 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, 14, 28.
Phác đồ tiêm trong da: liều đơn 0,1ml x 8 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, mỗi ngày tiêm 2 liều đơn vào 2 vị trí khác nhau của vùng cơ Delta, tiêm tiếp vào ngày 28 và ngày 90 kể từ mũi tiêm thứ nhất, mỗi ngày 1 liều vào cơ Delta.
Tóm tắt điều trị dự phòng người bị súc vật cắn
Tình trạng vết cắn
Tình trạng súc vật
(kể cả súc vật đã được tiêm phòng)
Điều trị
Tại thời điểm cắn
Trong 15 ngày
Da lành
Không điều trị
Da bị xước ở gần thần kinh trung ương
Bình thường
Tiêm vắc xin
Có triệu chứng dại
Tiêm HTKD
và vắc xin dại
Da bị xước nhẹ xa thần kinh trung ương
Bình thường
Theo dõi súc vật.
ốm, triệu chứng dại
Tiêm vắc xin ngay khi con vật có triệu chứng
Vết xước nhẹ, xa thần kinh trung ương
Không theo dõi được con vật
Tiêm vắc xin ngay.
Có triệu chứng dại
Tiêm HTKD và vắc xin
– Vết thương gần não
– Vết thương sâu, nhiều
– Vết thương vùng đầu chi,
– Bình thường
– Không theo dõi được con vật
Tiêm HTKD và vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt
7.2. Biện pháp chống dịch
– Điều kiện và thẩm quyền công bố dịch, chống dịch và công bố hết dịch: thực hiện theo Nghị định số 05/2007/NĐ-CP, ngày 09 tháng 01 năm 2007
– Chuyên môn: Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải tiêu hủy ngay (trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác và lây truyền sang người.
+ Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại.
+ Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.
+ Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi.
+ Tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp, tiêu hủy những con chó, mèo nếu không tiêm.
+ Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và điều trị dự phòng; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam
7.4. Kiểm dịch y tế biên giới:
Không thực hiện kiểm dịch ở người, chỉ thực hiện kiểm dịch động vật do Ngành thú y thực hiện theo Pháp lệnh thú y 18/2004 PL-UB-TV11, Nghị định 33/2005/NĐ-NĐ-CP, Nghị định số 05/2007-NĐ-CP.
Nguồn Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm
Các tin khác
Tài liệu Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà
Bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút
Bệnh viêm ruột do Giác đi a
Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc xác ki
Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Hantan
Bệnh do Tờ ri cô mô nát
Bệnh sốt mò
Bệnh sốt do Rích – két – si – a
Bệnh sán lá ruột
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề What Is Mèo Mả Gà Đồng xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!