Cách đưa mèo về nhà mới
Những việc cần chuẩn bị
Trước khi mang mèo về nhà
– Mèo thường có thói quen khám phá môi trường sống xung quanh thông qua mùi hương, vì thế trước khi đưa chúng đến một môi trường sống mới thì bạn phải cho chúng làm quen trước với một số mùi hương mới. Bạn có thể dùng một chiếc áo cũ của mình để lót ổ cho chúng, điều này giúp chúng quen dần với mùi của bạn và sẽ không cảm thấy xa lạ gì đến nhà mới.
Ngoài ra, nếu nhà bạn có nuôi sẵn một chú mèo khác thì nên lót một chiếc chăn mà chú mèo mới dùng trước đó tại ổ ngủ của chú mèo củ. Điều này sẽ giúp chú mèo củ của bạn dễ dàng thích nghi với sự xuất hiện của thành viên mới.
Cân nhắc sử dụng thiết bị kỹ thuật hỗ trợ
– Loại thiết bị có thể tiết ra loại pheromone tổng hợp ở loài mèo, nó có tác dụng giúp chú mèo của bạn cảm thấy an tâm và giảm căng thẳng rất tốt; giúp chú mèo mới dễ thích nghi với nơi ở mới của mình hơn.
Với ứng dụng tương tự, hiện nay trên thị trường cũng có sản phẩm dành riêng cho chó với tên gọi là Adaptil. Thay vì tiết ra loại Pheromone tổng hợp của mèo thì nó lại tiết ra Pheromone ở loài chó, trường hợp các bạn đang có nuôi chó mà muốn mang thêm mèo về nhà thì nên sử dụng sản phẩm này để hỗ trợ.
Chuẩn bị phòng riêng cho mèo
– Để chú mèo của bạn có thể làm quen nhanh chóng với môi trường sống mới thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn một căn phòng riêng biệt dành cho chúng. Khi đến một căn nhà hoàn toàn mới mẻ thì các chú mèo của chúng ta có thể bị choáng ngợp trước khung cảnh, mùi hương hay âm thanh nơi đó, vì vậy mà việc sắp xếp một căn phòng riêng biệt cho mèo sẽ giúp chúng lấy lại tinh thần tốt hơn. Những vật dụng mà bạn cần chuẩn bị sẵn trong phòng cho mèo:
Một số khay đựng thức ăn và nước uống.
Khay đựng cát vệ sinh: Các bạn nên đặt khay vệ sinh cách khu vực ăn uống xa một tí, điều này sẽ giúp chú mèo của bạn phân biệt được đâu là khu vực ăn uống và đâu là nơi để đi vệ sinh.
Các món đồ chơi lúc nào cũng là một sự lựa chọn đúng đắn để giúp mèo trở nên hoạt bát hơn, vì vậy bạn đừng quên chuẩn bị sẵn chuột giả, đồ treo, các quả bóng nhỏ hay những món đồ chơi có gắn lông.
Trụ mài vuốt: Dù được thuần hóa từ rất lâu trước đây những loài mèo vẫn giữ được không ít bản năng hoang dã của mình, trong đó tình việc mài vuốt để đánh dấu lãnh thổ là được thể hiện rõ ràng nhất. Chính vì thế mà trụ mái vuốt sẽ là vật dụng giúp chúng cảm thấy dễ chịu hơn khi sống ở một nơi hoàn toàn xa lạ, đồng thời còn hạn chế được hành vi cào xước đồ đạc trong nhà của chúng.
Chăn, đệm hay đồ chơi mang theo từ nhà cũ là những vật dụng hữu ích giúp mèo cảm thấy như đang ở nhà và sẽ cố định được chỗ ngủ của mình.
Nên tạo các vị trí ẩn nấp trong phòng để mèo có thể ẩn mình khi cảm thấy không an toàn, đồng thời còn giúp cũng cố sự tự tin của chúng.
Lựa chọn loại cát vệ sinh thích hợp
– Loài mèo thường thích các hạt cát nhỏ và nhạy mùi. Do đó, bạn nên chọn loại cát vệ sinh mùi hương dễ chịu và cấu trúc của cát nhỏ. Ngoài ra bạn cần đặt khay vệ sinh ở khu vực yên tĩnh và gần phòng để chúng dễ dàng tiếp cận khi sử dụng.
Trường hợp chú mèo của bạn không thích loại cát vệ sinh hiện tại và đi bậy ra ngoài sàn thì bạn cần nhanh chóng đổi ngay loại cát vệ sinh mới.
Tuyệt đối không phạt hay la mắng khi phát hiện chúng đi vệ sinh không đúng nơi quy định, những việc làm như vậy chỉ khiến chúng càng không muốn dùng khay vệ sinh theo ý muốn của bạn.
Quy trình mang mèo về nhà
Không để chúng đi lang thang
– Việc để mèo đi lang thang khi vừa mới mang về nhà là một việc làm cực kỳ sai lầm mà các bạn không nên mắc phải. Nếu bạn để chúng tiếp cận và khám phá môi trường sống mới như vậy có thể sẽ làm chúng bị choáng ngợp và căng thẳng, thậm chí chúng còn trở thành kẻ xâm nhập bất hợp pháp trong mắt những thú nuôi khác trong nhà bạn. Tình huống này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu có cuộc chiến tranh giành địa bàn diễn ra, điều này chắc chắn sẽ làm cho chú mèo của bạn rơi vào trạng thái hoảng loạn.
– Chính vì thế, điều đầu tiên bạn cần làm khi mới mang chúng về nhà đưa chúng vào phòng riêng ngay lập tức, bạn nên để chúng làm quen trước khi tiếp xúc với toàn bộ ngôi nhà.
Dành thật nhiều tình yêu thương cho mèo
– Điều này có nghĩa là bạn phải quan tâm đến chúng nhiều, tuy nhiên không nên vuốt ve chúng liên tục, đặc biệt khi thấy chúng tỏ ra khó chịu vì hành động này. Thay vì vuốt ve hay âu yếm mèo thì bạn chỉ cần tranh thủ thật nhiều thời gian để ở chung phòng với chúng là được. Việc làm tuy khá đơn giản những sẽ giúp chú mèo của bạn cảm thấy dễ chịu và không còn lo âu.
Cho mèo tự động khám phá bạn bành việc nằm lên sàn nhà, việc làm giảm chiều cao giữa bạn và mèo sẽ giúp chúng không cảm thấy sợ hãi. Hãy cố gắng chơi đùa xung quanh và để chúng tự đánh hơi bạn, chúng sẽ dễ dàng thích nghi hơn. Bước này bạn nên thực hiện trước khi bắt đầu ô ấp hay vuốt ve chúng.
Chuẩn bị đồ ăn vặt – Khi mèo đang muốn tiếp cận thì ban hãy thả một ít thức ăn xuống sàn ( Khu vực gần phạm vi của mèo), ngoài ra bạn cũng có thể đặt thức ăn lên lòng bàn tay và đưa về phía chún.
Chơi đùa với mèo bằng những món đồ chơi đung đưa hay di chuyển tia laze xung quanh phòng để chúng dí theo. Bạn cứ việc chơi đùa như vậy với chúng càng nhiều càng tốt trong vài ngày liền, sau đó mới bắt đầu với những trò chơi tương tác khác nếu không chúng sẽ cảm thấy bị áp lực.
Tuyệt đối không nhìn trực tiếp vào mắt mèo vì đối với chúng đây là một hành vi khiêu khích, trường hợp chúng có tự động nhìn vào bạn thì bạn nên đảo mắt đi chổ khác hay nháy mắt thường xuyên.
Đánh giá mức độ tự tin hiện tại của mèo
– Nếu chú mèo của bạn vẫn có thói quen ẩn nấp thì bạn không nên quá vội vả mà hãy cho chúng thêm một tí thời gian để hòa nhập. Không nên cho chúng rời khỏi phạm vi phòng riêng nếu vẫn chưa thật sự tự tin. Ngươc lại, nếu đã cảm thấy chúng tự tin hơn và thường xuyên tiếp cận khu vực cửa ra vào thì bạn có thể mở cửa hé ra một tí liên tục trong khoản một tuần để chúng có thể tiếp xúc với khu vực bên ngoài.
– Khoảng thời gian làm quen với môi trường sống mới của mỗi chú mèo là không hề giống nhau, nếu chú mèo nhà bạn thường xuyên làm ầm ỉ và cào vào cửa chỉ sau vài ngày thì tốt nhất bản nên thả chúng ra ngoài. Tuy nhiên, khi thấy chúng vẫn tỏ ra sợ sệt và không hề có ý định rời khỏi căn phòng của mình thì cứ để như vậy trong một thời gian nữa xem sao.
Không nên cho mèo làm quen khi đang bận rộn
– Nếu các bạn đưa mèo về nhà vào những thời điểm bận rộn như lễ tết thì rất dễ dàng khiến chúng bị áp đảo bởi tiếng ồn, mùi hương và các hoạt động đang diễn ra trong ngôi nhà. Những thời điểm như vậy chắc chắn không không thể nào có nhiều thời gian để chơi với chúng, chúng sẽ cảm thấy rất cô đơn và khó hòa nhập hơn. Nếu không thật sự cần thiết thì bạn có thể dời thời gian lại cho đến khi có nhiều thời gian hơn.
Cho người nhà tiếp xúc với mèo
Cho trẻ em chơi chung với chúng
– Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì khi đưa một chú mèo mới về nhà, các bạn cần phải giải thích với con cái là mèo cần một ít không gian và thời gian nhất định để ổn định với cuộc sống mới. Bạn vẫn có thể cho các bé chơi chung với chúng nhưng nhớ là dưới sự giám sát của người lớn. Hướng dẫn các bé cách cho mèo ăn, cách dụ mèo đến gần,…những cách như thế này sẽ giúp các bé có cơ hội làm quen với mèo.
Nên nhắc nhở các bé giữ yên lặng khi đang trong phòng dành riêng cho mèo, ban đầu chỉ cần ngồi yên trên sàn và quan sát chúng là được.
Tránh để các bé giật đuôi, tai, ria mép hay có những hành vi đối xử hung bạo với mèo.
Cấm các bé nhìn trực diện vào mắt của mèo khi chúng đang ẩn nấp, việc làm này sẽ khiến chúng cảm thấy sợ hãi vì bị đe dọa.
Tập cho mèo thích nghi với gia đình
– Trước hết các bạn cần mang một số vật dụng của những người thân trong gia đình để cho mèo làm quen dần vời mùi hương cũng như khung cảnh khác nhau. Cho phép chúng đánh hơi gối ôm trên Sofa hay chăn trãi trong phòng khách, sau đó thì bạn hãy mở cửa phòng và chờ cho chúng bước ra ngoài để khám phá xung quanh. Quá trình này bạn cần phải có mặt để kèm cặp, tuy nhiên không nên làm sao nhãng chúng.
Nên mở cửa phòng vào ban đêm vì thời điểm này sẽ yên tĩnh hơn, mèo lúc này cũng dễ dàng xác định phương hướng. Khi chúng tự động rời khỏi phòng nếu cảm thấy có bất kỳ mối đe dọa nào thì chúng vẫn có thể nhanh chóng quay lại, nếu muốn.
Khi bạn không ở nhà thì tốt nhất cứ để chúng ở trong phòng riêng, bạn chờ cho đến khi chúng cảm thấy thoải mái hơn với toàn bộ ngôi nhà mới để chúng tự do đi lại khi bạn vắng nhà.
Di chuyển khay vệ sinh và khu vực ăn uống
– Khi chú mèo của bạn đã làm quen dần được với ngôi nhà, lúc này bạn đã có thể từ từ di chuyển khay thức ăn và khay vệ sinh đến vị trí cố định. Hãy đảm bảo rằng chú mèo nhà bạn biết rõ sự thay đổi này, nếu không chúng sẽ bị lo âu.
Tất cả những cách này đều có tác dụng giúp cho mèo làm quen với môi trường sống mới, cho dù là bạn có nuôi bất kỳ tú cưng nào khác.
Cho mèo mới làm quen với mèo hiện tại
Lưu ý đầu tiên đối với giai đoạn này là nếu nhà bạn có nhiều mèo, thì việc cho chú mèo mới làm quen với từng con mèo mới là bắt buộc và cần thiết. Về việc bạn nuôi nhiều loại thú cưng trong nhà thì cũng tương tự, cho mèo làm quen với từng con một. Mèo làm quen với mèo trước, sau đó sẽ chuyển qua các thú cưng khác như chó, chim v.v…
Tách riêng đàn mèo
– Trong tuần đầu tiên thì bạn cần cho mèo mới trong một phòng riêng và những chú mèo cũ còn lại trong một phòng khác. Chắc chắn là phòng riêng của chú mèo mới không phải là một nơi yêu thích gì đối với những gã ma cũ. Viêc để cho cho mèo mới và mèo cũ ở những khu vực riêng của đối phương sẽ giúp chúng từ từ thích nghi với âm thanh cũng như sự hiện diện của nhau.
Cho từng chú mèo làm quen mùi của nhau
– Các bạn cần cho những chú mèo trong nhà tập làm quen dần với mùi của nhau trước khi gặp trực tiếp. Chải lông cho đàn mèo bằng một chiếc bàn chải, vuốt ve con này xong chuyển qua âu yếm con khác, ngoài ra bạn cũng có thể trao đổi đồ dùng hằng ngày của chúng với nhau.
Có thể chúng sẽ cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với mùi lạ nhưng chúng cũng sẽ làm quen nhanh với điều này.
Mở hé cửa phòng của chú mèo mới để cho chúng có thể đánh hơi thấy nhau.
Dùng một chiếc khăn lau nhẹ lên tuyến mùi hương của thú cưng mới ( Nằm ngay gò má) và đưa cho những chú mèo cũ đánh hơi, thực hiện ngược lại như vậy để cho chú mèo mới đánh hơi mùi hương của những con mèo còn lại.
Cho đàn mèo gặp nhau
– Cho mèo mới vào trong một chiếc cũi và mang nó sang một căn phòng khác, nhớ vẫn giữ nguyên căn phòng cũ vì chúng còn cần lãnh thổ của riêng mình. Tiếp đến bạn đặt chiếc cũi lên ghế để cho những chú mèo khác lại gần đánh hơi và tìm hiểu nhau, nhớ nâng cũi nhốt lên khỏi bề mặt sàn để chú mèo mới cảm thấy an toàn.
Đàn mèo cũ lúc này sẽ cố gắng tiếp cận chú mèo mới vì tò mò và cũng làm quen dần với người bạn mới này.
Trường hợp chú mèo mới và đàn mèo cũ có dấu hiệu xung đột lẫn nhau thì bạn cần phải chấm dứt việc cho chúng tiếp xúc với nhau, tuyệt đối không nên vội vã mà ép chúng làm điều chúng không thích. Bạn chỉ cách tách chúng ra với nhau là được, sau đó thì hãy làm lại như vậy vào ngày hôm sau. Nếu mọi chuyến vẫn không có chuyển biến tốt hơn thì bạn nên chơi đùa với từng chú mèo riêng biệt trước khi cho chúng gặp gỡ nhau, vì lúc này chúng đã thấm mệt nên không còn sức lực để cắn nhau.
Cho các con mèo ăn gần nhau
– Bạn có thể cho những chú mèo của mình ăn gần hàng rào để chúng có thể thấy nhưng không tiếp cận được nhau. Hãy dùng một chiếc công mắc lưới dành cho trẻ em để cho đàn mèo có thể dễ dàng tiếp xúc nhau nhưng không gây áp lực và chúng phải chấp nhận sự hiện diện của đối phương.
Bạn cần phải có mặt trong mọi cuộc gặp gỡ của chúng với nhau vì chúng có thể dễ dàng gây ra những cuộc ẩu đả nghiêm trọng.
Nếu bạn thấy chúng vẫn tiếp tục có những hành vi thô bạo thì nên tách chúng ra cho ăn riêng. Sau đó lại tiếp tục đưa chúng đến gần nhau cho đến khi chúng thích nghi dần với việc này.
Cho đàn mèo nhiều thời gian ở với nhau – Khi chú mèo mới đã thích nghi với ngôi nhà mới thì bạn cố gắng cho những thành viên còn lại tiếp xúc với nó càng lâu càng tốt. Hằng ngày bạn cần phải đảm bảo cho những cá thể thích và muốn ở cạnh nhau, nếu có tình huống xấu xảy ra thì bạn lại cho chúng về phòng riêng.
Trước tiên bạn cần chuẩn bị từng khay vệ sinh cho mỗi con mèo, chúng cần sử dụng không gian riêng gồm: khay vệ sinh, khay thức ăn, nước uống,… Không nên ép buộc chúng dùng chung những vật dụng này nếu không sẽ gây ra những bất đồng giữa đàn mèo.
Hãy đảm bảo mỗi con mèo đều cảm thấy vui vẻ và dể chịu khi ở cùng nhau, khi đàn mèo tiếp cận nhau thì bạn nên cho chúng ăn, thường đồ ăn mà chúng yêu thích hay chơi đùa, dành sự yêu thương cho chúng. Sự liên kết giữa các thành viên sẽ bền chặt hơn, nhờ đó mà mỗi khi gặp mặt chúng sẽ luôn vui đùa với nhau.
Nhận biết khi nào thì phương pháp làm quen không có tác dụng
– Nếu các bạn đã thử với tất cả những cách đưa mèo về nhà mới này nhưng đàn mèo vẫn không làm quen được với nhau, lúc này bạn cần phải tìm cho chú mèo của mình một người chủ khác. Nếu chú mèo nhà bạn và những thú cưng khác cứ liên tục đánh nhau, kêu rít hay gầm gừ thì chúng gần như không thể ở cùng nhau được.
Điều này nếu xảy ra, tuy có hơi thất vọng nhưng các bạn buộc phải tìm một nơi ở mới cho chú mèo của mình. Các bạn phải luôn nhớ rằng, tốt hơn là để chúng sống một cách riêng biệt chứ không nên để một môi trường bạo lực tồn tại được. Chú mèo hay những vật nuôi khác đều cần được sống vui vẻ, dù đó là nhà bạn hay của bất kỳ ai khác.
Cho mèo làm quen với chó
Tập lại những bài huấn luyện chó
– Bạn cần phải đảm bảo rằng chú chó nhà mình phải nghe theo những gì bạn bảo như: ngồi, đứng im,.. Việc này sẽ có hữu ích khi xảy ra những vấn đề rượt đuổi, cắn nhau…
Cho mèo và chó ở riêng
Cho mèo làm quen với chó
– Bạn cần phải dắt chó đi dạo thật lâu để tiêu hao hết năng lượng trong người trước khi bắt đầu gặp thú cưng mới. Nhớ phải đeo dây xích cho chó khi tiếp cận mèo để phòng ngừa trường hợp chúng xông vào nhau.
Tiến hành cho chúng gặp nhau dưới sự quan sát của 2-3 người khác, nếu có vấn đề gì thì bạn còn có người hỗ trợ kịp thời.
Đảm bảo rằng chú mèo của bạn sẽ có nơi ẩn náu khi chúng cảm thấy căng thẳng hay sợ hãi.
Khi cho mèo và chó ở chung một phòng, nếu chú chó nghe theo những gì bạn bảo thì nhớ thưởng cho chúng một tí đồ ăn mà chúng yêu thích. Bạn cứ cho phép chó nhìn sang mèo nhưng nếu thấy có dấu hiệu gầm gừ hay hành vi đuổi bắt thì hãy yêu cầu nó ngồi xuống.
– Sau khi chúng đã có thể cảm thấy thoải mái hơn khi có sự xuất hiện của nhau thì bạn dẵ có thể tháo dây xích của chú chó ra. Tuy nhiên các bạn cũng không nên lơ là cảnh giác mà hãy tiếp tục quan sát hành vi của chúng, nhớ là không để chúng ở một mình với nhau. Trường hợp chúng có những hành động như: đuổi bắt, cắn,.. thì bạn hãy tách chúng ra riêng và kết thúc buổi tiếp xúc hôm nay. Cứ tiêp tục theo dõi chúng cho đến khi bạn chắc chắn là chúng đã chấp nhận sự tồn tại của nhau.
Tuyệt đối không để cho chó và mèo ở riêng một phòng cho đến khi bạn hoàn toàn chắc chắn với sự tiếp xúc của chúng.
Hết sức lưu ý nếu bạn cho mèo tiếp xúc với những chú chó có kích thước qua lớn.
—–
cách đưa mèo về nhà mới
mèo về nhà mới kêu nhiều
mèo con về nhà mới hay kêu