Xem Mèo Giao Phối / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Vì Sao Mèo Vẫn Giao Phối Sau Khi Đã Triệt Sản ?

Nhiều người nuôi mèo than phiền rằng sau khi đã cho mèo triệt sản, chúng vẫn có những hành động cưỡng ép những bé mèo khác cùng nhà để giao phối. Điều này chỉ là một thói quen khó bỏ của mèo. Trên thực tế, tùy vào thời điểm triệt sản cho mèo mà chúng có thể giữ thói quen hành động như đang giao phối sau khi đã triệt sản chúng.

Đừng bất ngờ khi thấy mèo cưng vẫn giao phối khi đã bị triệt sản (Ảnh : Imgur)

Có một sự thật là phẫu thuật triệt sản có thể trở thành tác động thôi thúc mèo nghĩ đến giao phối nhiều hơn. Không có gì lạ khi bạn nhìn thấy những con mèo đã được triệt sản vẫn cố gắng giao phối với một em mèo khác, nhất là mèo đực.

Điều này thường xảy ra hơn ở những chú mèo đực đã được giao phối nhiều lần trước khi mèo được triệt sản. Chúng chỉ đang lặp lại thói quen của mình mà thôi. Những chú mèo đã giao phối rất nhiều lần trước khi được triệt sản. Vì vậy, để chúng sửa đổi hành vi này cần có thời gian nhất định.

Giao phối sau khi triệt sản chỉ là một thói quen khó bỏ với những anh mèo đã dày dặn trên tình trường (Ảnh : Istock)

Đối với những chú mèo chưa từng được giao phối, ham muốn tình dục của chúng vẫn tồn tại trong cơ thể, tuy là mèo chưa từng được thực hành nhưng chúng vẫn có những hành động rất chính xác.

Những chú mèo chưa từng trải mùi đời vẫn bị thôi thúc, nên bạn đừng ngạc nhiên khi thấy mèo giao phối sau khi triệt sản (Ảnh : AnnimalWised)

Bác sĩ thú y thường khuyên chủ nuôi tốt hơn nên triệt sản cho mèo trước khi chúng được giao phối lần đầu tiên. Vì khi chúng đã biết được cảm giác hạnh phúc với một bé mèo cái, chúng sẽ khó chấp nhận chuyện triệt sản hơn và như bạn thấy, chúng cần nhiều thời gian để bỏ đi thói quen này hơn những chú mèo còn “trai tân”.

Bạn có thể yên tâm rằng sẽ không có chú mèo con nào được sinh ra khi mèo đực hoặc mèo cái đã được triệt sản. Điều chúng cần là thời gian để cân bằng mọi thứ và chấp nhận sự thật là chúng không còn khả năng sinh sản nữa.

Ghép Đôi Giao Phối Trong Chăn Nuôi Gia Súc

Ghép đôi giao phối hay chọn phối là chọn những con đực và con cái đã được chọn lọc để cho giao phối với nhau nhằm thu được đời con có được những tính trạng mong muốn theo mục tiêu nhân giống. Nếu biết chọn phối đúng đắn thì không những củng cố được mà còn có thể phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn mà trước đó đã tiến hành chọn lọc.

– Xác định mục tiêu giống rõ ràng và tuân thủ phương pháp dự kiến để đạt mục tiêu đó thông qua nhân giống thuần hay lai tạo.

– Đực giống phải có ưu thế di truyền cao hơn so với con cái ghép đôi với nó.

– Tăng cường sử dụng những con xuất sắc.

– Củng cố di truyền ở đời sau những đặc điểm tốt có ở một hoặc hai bên bố mẹ.

– Cải tiến ở đời sau những đặc điểm không thoả mãn ở bố mẹ.

– Đưa vào đàn (dòng, giống) những đặc điểm mong muốn mới bằng cách sử dụng những con có những đặc tính mong muốn ở đàn cơ bản hay giống (dòng) khác.

– Điều khiển mức độ đồng huyết nhằm không cho phép suy thoái cận huyết.

– Phát hiện và sử dụng những phối hợp tốt nhất giữa những nhóm (về mặt di truyền) nào đó để ghép đôi lặp lại.

Trên cơ sở các cá thể đã được đánh giá và chọn lọc tiến hành ghép đôi từng cá thể đưc và cái cụ thể với nhau. Để thực hiện kiểu ghép đôi này cần phải biết roc đặc điểm cá thể, nguồn gốc, ngoại hình và sức sản xuất (giá trị giống) của mỗi con. Khi ghép đôi kiểu này phải xem xét đến những kết quả tích cực của việc chọn phối trước đó và kết quả đánh giá đực giống theo đời sau. Nói chung, ghép đôi cá thể đòi hỏi công phu và tỉ mỉ, nên thường chỉ được áp dụng ở các cơ sở giống.

– Ghép đôi theo nhóm

Đàn cái được chia thành các nhóm dựa vào kết quả bình tuyển và mỗi nhóm được phối giống với một nhóm đực giống có phẩm chất di truyền cao hơn. Phương pháp này thường được áp dụng với các vùng có áp dụng TTNT và trong các cơ sở chăn nuôi thương phẩm. Có thể phân biết ra hai loại ghếp đôi theo kiểu này:

+ Ghép đôi theo nhóm có phân biệt: Trong số đực giống của một nhóm có 1 con giữ vai trò chính còn những con khác đóng vai trò thay thế (dự trữ).

+ Ghép đôi theo nhóm đồng đều: Dùng 2-3 con đực giống tương tự về nguồn gốc và chất lượng giống cho ghép đôi với các nhóm cái. Phương pháp này có thể áp dụng để kiểm tra chất lượng di truyền của các đực giống.

Đàn cái được chia thành các nhóm theo nguồn gốc, đặc điểm thể hình và sức sản xuất. Mỗi nhóm cái được ghép đôi với 1 đực giống có chất lượng di truyền cao hơn. Phương pháp này thường được áp dụng ở các đàn giống và những vùng có TTNT.

3. Các hình thức chọn phối

Trong công tác giống Trâu bò người ta thường phối hợp các hình thức chọn phối sau đây để nhanh chóng đạt được mục tiêu nhân giống:

– Chọn phối theo huyết thống

Chọn phối theo huyết thống là căn cứ vào mức độ quan hệ huyết thống (thân thuộc) giữa các cá thể đực và cái để quyết định ghép đôi (hay không ghép đôi) giao phối với nhau. Có hai loại chọn phối dựa trên quan hệ huyết thống như sau:

+ Giao phối đồng huyết: Cho giao phối giữa những cá thể có quan hệ huyết thống với nhau (thường tính dưới 7 đời). Hình thức phối giống này cần được sử dụng thận trong và thường chỉ được dùng khi cần củng cố một vài đặc tính tốt nào đó (thường là mới xuất hiện), nhất là khi nhân giống theo dòng. Không nên áp dụng rộng rãi phương pháp này mà không có kiểm soát chặt chẽ vì dễ gây suy thoái cận huyết do làm tăng cơ hội đồng hợp tử của các gen lặn xấu.

+ Giao phối không đồng huyết: Cho ghép đôi những con đực và cái không có quan hệ huyết thống hay có nhưng đã quá 7 đời. Hình thức này nhằm tránh nguy cơ suy thoái cần huyết. Trong thực tiễn sản xuất cần theo dõi nguồn gốc cá thể để có thể kiểm tra được mối

quan hệ giữa đực (kể cả tinh khi TTNT) và cái giống trước khi phối giống nhằm đảm bảo giao phối không đồng huyết.

– Chọn phối theo phẩm chất

+ Chọn phối đồng chất: Cho ghép đôi những đực và cái giống có những phẩm chất tốt giống nhau (về thể hình và tính năng sản xuất). Chọn phối đồng chất nhằm duy trì ở đời sau tính đồng hình, tăng số lượng cá thể đời sau có kiểu hình và tính năng sản xuất mong muốn đã đạt được ở bố mẹ. Chọn phối đồng chất làm tăng tính ổn định di truyền và năng cao tiêu chuẩn của giống. Chọn phối đồng chất chủ yếu được áp dụng ở các đàn giống cao sản, đặc biệt là khi nhân giống theo dòng. Chọn phối đồng chất cũng có thể áp dụng trong lai giống nhằm tạo ra tính ổn định di truyền cho những tính trạng mong muốn.

+ Chọn phối dị chất: Cho giao phối giữa những con đực và cái khác biệt nhau rõ rệt về mặt ngoại hình và một số tính năng sản xuất. Nói cách khác là ghép đôi giao phối giữa những cá thể có những đặc tính tốt khác nhau. Mục đích là thu được ở đòi sau những cá thể tập hợp được nhiều đặc tính tốt từ cả hai phía bố và mẹ. Tuy nhiên, cần chú ý là không được ghép đôi những cá thể có các tính trạng đối lập nhau để hy vọng đời sau có được sự san bằng về tính trạng.

Đẹp: Những Trận Đấu Trước Giao Phối Của Loài Ngựa

Những móng guốc mạnh mẽ được giương lên cao, lỗ mũi mở rộng hết cỡ hai con ngựa hoang Stallions bắt đầu bước vào cuộc chiến đầy uy quyền để được quyền giao phối trong mỗi mùa xuân hàng năm.

Đó là một nghi lễ không thể thiếu của loài ngựa quen sống trong đàn khoảng 200 con, trong đó, những con đực phải chiến đấu để bảo vệ bạn tình của mình khỏi những kẻ ve vãn khác. Những cuộc chiến giữa các con vật mà trọng lượng của chúng có thể đạt tới gần tới nửa tấn này hẳn nhiên là không thể không có cảnh đổ máu. Nhưng kết quả là con đực thắng cuộc sẽ giành được quyền giao phối với đối tác, còn kẻ thua cuộc phải lén ra một chỗ khác liếm vết thương của mình.

Đặc quyền cao quý hơn nữa dành cho kẻ thắng cuộc là nó không chỉ được quyền sở hữu một con cái mà có hẳn một “hậu cung” đông đảo từ 8 tới 9 con. Nó được phép sở hữu cả nhóm ngựa cái này đảm bảo khả năng di truyền của nó là cao nhất. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ phải không ngừng chiến đấu ngăn chặn những con đực khác tìm cách đòi được chia sẻ mỹ nữ của nó.

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Vedran Vidak, người đã dành nhiều ngày quan sát những sinh vật tuyệt đẹp này chiến đấu trong môi trường tự nhiên của chúng ở vùng núi Cincar của Tây Bosnia, đã gửi tới người đọc những bức ảnh tuyệt vời nhất từ cuộc chiến sinh tồn của loài ngựa hoang Stallions.

Một cuộc giao chiến bằng móng guốc.

Cuộc chiến giành quyền được duy trì nòi giống trên thảo nguyên Bosnia

Những cú tấn công chết người luôn kèm theo tiếng hí vang khắp thảo nguyên mỗi mùa xuân.

Con ngựa hoang giơ móng guốc tấn coogn vào cổ đối thủ.

Con ngựa tựa lên vai bạn sau một trận giao hữu.

Theo chúng tôi (Daily Mail)

Tìm Hiểu Về Đặc Điểm, Chu Kỳ, Cách Giao Phối Của Loài Chó

Tìm hiểu về đặc điểm, chu ky, cách giao phối của loài chó. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về đặc điểm chu kỳ và cách giao phối của loài chó.

Hãy cùng tham khảo bài viết nào.

Chó bắt đầu có khả năng sinh sản từ khi nào

Khả năng sinh sản của chó xuất hiện ở con chó cái vào lúc nó được 7 đến 10 tháng tuổi, ở con chó đực vào lúc nó được 12 – 16 tháng tuổi, song đôi khi có sớm hơn.

Ở tuổi này, trong cơ thể của con chó cái, tất cả các tế bào sinh dục đều đã trưởng thành và phát triển, chúng được gọi là các tế bào trứng.

Ở con chó đực, các tế bào mang giới tính đực đã trưởng thành cũng được hình thành và chúng được gọi là tinh trùng.

Thời kỳ này, trong cuộc đời của động vật được gọi là thời kỳ phát dục. Ở tất cả các động vật trong thời kỳ xuất hiện sự mong muốn được giao phối, nghĩa là hình thức đặc biệt của quan hệ được thể hiện ở các phản xạ sinh dục.

Những con chó lớn lên trong những điều kiện kém thì phát triển chậm hơn, sự phát dục của chúng cũng xuất hiện muộn hơn so với những con chó được nuôi dưỡng trong những điều kiện tốt.

Cũng cần phải xem xét những đặc điểm riêng biệt của cơ thể, xem xét giống, xem xét điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến thời kỳ phát dục.

Mặc dù ở chó đã xuất hiện khả năng sinh sản, song tầm vóc cũng như sự phát triển của cơ thể về mặt thể lực nói chung là chưa phải đã chấm dứt ở thời kỳ này.

Sự giao phối của chó ở tuổi này chưa cần thiết, vì nếu giao phối ở tuổi này thì sẽ dẫn đến sự kìm hãm về tầm vóc cũng như về sự phát triển của cơ thể, hơn nữa những con chó con được sinh ra từ những bố mẹ ở tuổi này sẽ yếu.

Sự phát triển đầy đủ nói chung đối với chó là muộn hơn rất nhiều, tức là khoảng từ 2 năm đến 2 năm rưỡi, điều này phụ thuộc ở giống và điều kiện sống.

Do vậy, đối với lần giao phối đầu tiên của con chó cái cần phải ở 18 đến 20 tháng tuổi, của con chó đực không sớm trước 2 năm tuổi.

Thực tế ở con chó cái cần phải bỏ qua 2 lần động đực đầu tiên là hợp lý, chỉ nên cho giao phối khi xuất hiện lần động đực thứ ba.

Thời gian này sẽ trùng với thời kỳ bắt đầu sự trưởng thành của cơ thể nói chung của con chó cái. Hoạt động lấy giống ở con chó cái trung bình có thể kéo dài đến 8 năm tuổi, còn ở con chó đực kéo dài đến 9 – 10 năm tuổi.

Những con chó đực và chó cái sống thành cặp riêng biệt còn có khả năng hoạt động sinh dụng ở tuổi già hơn, nhưng phẩm chất của thế hệ con cháu có giảm sút.

Giao phối ở chó diễn ra như thế nào

Trong những điều kiện bình thường, chó đực có thể thụ tinh ở bất kỳ mùa nào trong năm, bởi vì ở chúng các tế bào sinh dục (tinh trùng) thường xuyên được tạo ra.

Ở con chó cái thì trạng thái kích thích sinh dục xuất hiện theo chu kỳ và trùng với sự rụng trứng, tức là những trứng đã trưởng thành và có khả năng thụ tinh.

Thời kỳ này, ở con chó cái được gọi là thời kỳ động đực. Sự động đực có thể xảy ra hai lần trong một năm, thường là vào mùa đông – xuân và hè – thu, cứ 6 tháng sự động đực lại xảy ra.

Thời gian động đực kéo dài từ 9 – 14 ngày, đôi khi đến 25 ngày. Trong thời gian động đực, các môi sinh dục (âm hộ) phồng lên và từ các cơ quan sinh dục của con chó cái máu chảy ra, 7 đến 12 ngày sau máu thôi không chảy nữa và thay vào đó là một chất nhầy có màu sáng hơn chảy ra, kéo dài thêm vài ngày nữa.

Trong thời kỳ này từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 có thể cho chó cái giao phối.

Trong thời gian động đực, sinh hoạt của con chó cái có nhiều thay đổi: chó dễ bị kích động, ăn kém, đôi khi mất cả sự cảm thụ của khứu giác, các phản xạ có điều kiện đã bền vững cũng bị rối loạn đáng kể, các hiện tượng ức chế của phản xạ có điều kiện tăng lên.

Do vậy trong thời gian này, cần phải giải phóng con chó cái khỏi công việc và đến khi kết thúc thời kỳ động đực thì nuôi nó tách ra khỏi những con chó khác.

Sự thải ra khỏi các cơ quan sinh dục máu và chất nhầy ở con chó cái trong thời kỳ động đực gây ra mùi rất đặc biệt, chính mùi này đã thu hút và tăng thêm sự ham muốn sinh dục ở con chó đực.

Những điều cần lưu ý khi cho chó giao phối

Sự kích thích ở con chó đực mạnh đến nỗi nó làm việc tồi hẳn đi và luôn từ chối không ăn gì cả. Để thu được thế hệ con cháu có phẩm chất, nhất thiết phải chuẩn bị việc giao phối cho con chó cái gây giống.

Tức là phải cho chúng ăn tốt để chúng có thân hình béo khoẻ.

Cần nhớ rằng: sự gầy mòn, sự béo phì sẽ làm giảm tính tích cực trong quá trình sinh dục, phẩm chất của lứa con, đúng như quy tắc, sẽ thấp đi và đôi khi còn làm mất đi khả năng sinh đẻ.

Ngoài việc cho ăn, một điều kiện quan trọng giữ gìn sức khoẻ và kéo dài thời gian sử dụng để gây giống của động vật là phải nuôi dưỡng tốt, chăm sóc tốt, phải cho chó đi dạo hàng ngày (nếu không có công việc nặng nhọc).

Muốn có được thế hệ con cháu tốt thì những con chó được làm bố mẹ phải thật khoẻ.

Trong thời kỳ động đực, chó cái cần được giao phối ở nơi yên tĩnh, tốt nhất là vào thời gian từ sáng đến lúc cho ăn, lúc mà chó hoàn toàn sảng khoái và tích cực.

Cần phải xích chó đực và chó cái lại. Chó cái luôn luôn sẵn sàng cho phép chó đực nhảy và sẵn sàng tiếp nhận trạng thái tương tự từ chó đực (cho chó đực nhảy).

Đôi khi những con chó cái còn trẻ không giữ nổi bình tĩnh, chúng nhảy ra và nằm dưới con chó đực, cố cắn con chó 24 đực. Trong những trường hợp như thế, nên đeo cho con chó cái một chiếc rọ mõm và dùng xích cổ giữ nó.

Bởi vì ở lần giao phối đầu tiên, sự thụ tinh có thể không đạt, phải cho con chó cái giao phối lại lần thứ hai với chính con chó đực lần đầu nó đã giao phối sau 24 đến 48 tiếng.

Để cơ thể con chó cái không bị hao mòn và chất lượng đàn con của nó được tốt, thì chỉ nên cho chó cái giao phối một năm một lần vào thời kỳ đông – xuân.

Khi giao phối vào mùa đông và đầu xuân thì đàn con nó sinh ra và sẽ lớn lên và phát triển vào mùa ấp áp, đến mùa đông cơ thể chó con đã khoẻ mạnh.

Không nên hao phí sức lực của con chó đực bởi rất nhiều lần giao phối. Thích hợp nhất là một năm nên cho chó đực giao phối khoảng 8 đến 10 lần và giữa lần giao phối này với lần giao phối tiếp sau chó đực phải được nghỉ ít nhất từ 7 đến 10 ngày