Tại Sao Mèo Nôn Ra Giun? Mèo Nhiễm Giun Từ Đâu?
Đa phần các trường hợp mèo nôn ra giun đều là vì cơ thể bị nhiễm giun làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng.
Mèo là một động vật dễ bị tấn công bởi các kí sinh trùng đường ruột như giun sán, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng nếu không được phòng ngừa kịp thời.
Mèo khi còn nhỏ rất dễ bị tổn thương đối với những tác động trực tiếp lên chúng. Ví dụ, bọ chét, muối, ký sinh bên ngoài môi trường, khay vệ sinh bẩn… là một trong những nguyên nhân gây nhiễm giun ở mèo.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân phổ biến khác là do mèo mẹ mắc phải giun trong thời kỳ mang thai con. Những trường hợp này sẽ lây giun từ mẹ sang con.
Quá trình mèo bị nhiễm giun tùy thuộc vào từng loại giun, thông thường mèo bị nhiễm giun khi tiếp xúc với trứng của ký sinh trường. Hoặc mèo nhiễm giun qua phân, chúng giẫm phải phân và sau đó ăn giun và bụng khi dùng chân chải chuột.
Một số trường hợp mèo săn bắt các loài gặm nhấm có ấu trùng giun sống trong mô của chúng. Mèo khi ăn các con vật gặm nhấm như chuột sẽ vô cùng ăn phải các mô bị nhiễm bệnh.
Mèo có thể bị nhiễm giun do ăn ve, bọ chét mang trứng giun hoặc bị cắn bởi bọ thâm nhập vào da mèo.
Hoặc mèo con có thể bị nhiễm giun khi bú sữa từ mèo mẹ bị nhiễm giun.
Một Số Loại Giun Mèo Thường Bị Nhiễm
Giun móc: giun này nhỏ hơn nhiều so với giun tròn, nhỏ hơn một inch dài và sống chủ yếu ở ruột non. Giun móc ăn máu động vật nên có thể làm cơ thể mèo thiếu máu gây nguy hiểm đến tính mạng. Trứng giun móc được truyền vào trong phân và nở thành ấu trùng, và một con mèo có thể bị nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với da.
Sán dây: là loại ký sinh trùng dài, phẳng, phân đoạn có chiều dài từ 4 đến 28 inch. Một sự phá hoại của sán dây ở mèo có thể gây nôn hoặc giảm cân.
Giun phổi: chúng cư trú trong phổi của mèo. Ốc sên và sên là vật chủ trung gian phổ biến của loại ký sinh trùng này. Mèo nhiễm giun phổi thường thông qua nhiễm vật chủ trung gian.
Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Bị Nhiễm Giun Sán
Dựa vào thói quen ăn uống, sinh hoạt và thể trang của mèo là các SEN có thể dễ dàng nhận biết mèo của bạn có bị nhiễm giun sán hay không?
Mèo đi ngoài có giun sán. Kiểm tra phân mèo bạn có thể phát hiện giun
Mèo thường xuyên mệt mỏi, yếu ớt và chán ăn
Mèo ăn uống đầy đủ nhưng không lên lý. Theo dõi cân nặng của mèo để phát hiện giun kịp thời
Suy nhược cơ thể trong thời gian dài
Mèo có dấu hiệu tiêu chảy, các loại sán đường ruột như giun đũa, giun móc hay sán dây có thể khiến mèo đi phân lỏng.
Nhiều trường hợp mèo có thể bị xuất huyết kết tràng và kích thích đường ruột.
Đưa mèo đi khám thú y định kỳ/. Bác sĩ thú y có thể phân tích phân và chuẩn đoán giun cho mèo.
Xử Lý Như Thế Nào Khi Mèo Bị Nôn Ra Giun Sán?
Dọn dẹp sạch sẽ, hút bụi, lau dọn môi trường sống của mèo. Thay cát vệ sinh mới để loại bỏ ngay ấu trùng giun sán, đề phòng mèo bị tái nhiễm sau khi điều trị.
Thực hiện tẩy giun cho mèo và những con vật khác nếu nuôi cùng. Tuy nhiên, thuốc tẩy giun chỉ có tác dụng đến giun trưởng thành. Vì thế cần tẩy giun lặp lại sau 2-3 tuần để xử lý triệt để ấu trùng giun sán còn sót lại.
Cách tốt nhất hãy đưa bé mèo của bạn đến phòng khám thú y để được chuẩn đoán và đưa ra chính xác số lần cần tẩy giun cho mèo. Đặc biệt, với mèo con và mèo mẹ mang thai hay đang cho con bú cần được chú ý khi tẩy giun.
Phòng Ngừa Nhiễm Giun Sán Cho Mèo
Cho mèo dùng thuốc ngừa ký sinh trùng thường xuyên, tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y
Hãy thường xuyên dọn dẹp chỗ ở của mèo, hộp cát vệ sinh và dọn phân thường xuyên để ngăn ngừa lây lan giun. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy và xịt kháng khuẩn tự nhiên để lau sạch bên trong hộp cát vệ sinh.
Cách ly mèo mới và kiểm tra các bệnh có thể lây nhiễm trước khi nuôi cùng mèo trong nhà.
Không cho mèo ra ngoài, giữ mèo trong nhà để tránh tiếp xúc với mèo khác, động vật găm nhấm, bọ chát và phân của mèo nhiễm giun.
Kiếm soát bọ chét trên cơ thể mèo, kiểm tra mèo thường xuyên
Mang găng tay nhựa dùng một lần và khẩu trang để không hút phải bụi phân.