Xử Lý Mèo Rụng Lông / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Viec.edu.vn

Mèo Rụng Lông Nhiều Xử Lý Như Thế Nào?

Mèo thường bị rụng lông vào khoảng 1-2 lần trong năm để thay lông mới. Quá trình này kéo dài từ một đến hai tháng và bộ lông mới đẹp hơn cũng sẽ lập tức mọc lại ngay. Đó là trường hợp rụng lông tự nhiên, còn nguy hiểm hơn nữa là mèo rụng lông do bệnh gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của chủ nuôi. Vậy mèo rụng lông nhiều nên xử lý như thế nào?

Mèo rụng lông nhiều do thay lông tự nhiên

Tùy từng giống mèo, có những giống mèo bị rụng lông liên tục và rụng nhiều trong quá trình thay lông, và cũng có giống mèo lại ít lông rụng hơn.

Mèo thay lông tự nhiên khoảng hai lần mỗi năm: – Mùa xuân mèo thay lông nhằm trút bỏ bộ lông cũ nặng nề. – Mùa thu mèo thay lông để có lớp áo mới ấm áp cho mùa đông. – Vào mùa hè và mùa đông thì mèo không rụng lông.

Mèo thay lông giúp:

– Thích khi với sự thay đổi của thời tiết. – Thay đổi bộ lông đẹp hơn – Loại bỏ lông chết khỏi cơ thể, phòng ngừa căn bệnh viêm da. – Là biểu hiện sức khỏe tốt, vì mèo ốm sẽ không rụng lông.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mèo thay lông

Thời gian mèo tiếp xúc với ánh mặt trời: Mèo tiếp xúc càng nhiều với ánh mặt trời thì càng rụng lông đều hơn và đúng thời điểm hơn.

Điều kiện nuôi nhốt: Mèo nuôi nhốt trong nhà không được tiếp xúc với ánh mặt trời có thể rụng lông liên tục nhưng lượng lông bị rụng ít hơn mèo sống ngoài trời.

Cũng có một số trường hợp mèo bị rụng lông liên tục, đặc biệt là khi chúng sống trong gia đình dưới máy điều hòa mát mẻ vào mùa hè và nhiệt nhân tạo từ máy sưởi vào mùa đông. Điều này khiến hệ thống tự bảo vệ của mèo trở nên nhiễu loạn khiến chúng bị rụng lông liên tục.

Do giống mèo: Các giống mèo khác nhau có thời gian rụng lông và lượng lông rụng xuống khác nhau. Và cũng có giống mèo không rụng lông.

Ví dụ giống mèo lông ngắn một lớp như mèo Xiêm, mèo Miến Điện rụng lông rất ít, mèo lông xoắn như Cornish Rex cũng rụng lông rất ít. Trong khi mèo Sphynx thì không có lông để mà rụng.

Các giống mèo lông ngắn nhưng dày đặc như mèo Mỹ, Anh Lông Ngắn, hay Tai Cụp Scottish Fold thì rụng nhiều lông và đều đặn hơn. Còn các giống Mèo lông dài như Mỹ lông dài Maine coon hoặc Mèo Ba Tư, Ragdoll là những giống mèo rụng lông rõ ràng và rụng nhiều hơn

Các nguyên nhân khác khiến mèo bị rụng lông không phải do rụng lông tự nhiên

1. Mèo bị mất cân bằng nội tiết tố khi đang cho con bú

Mất cân bằng nội tiết tố không chỉ có ở người mà mọi động vật có vú từ khi mang thai đến sinh nở đều có rối loạn trong cơ thể mà cụ thể là các hóc môn tiết ra thay đổi khiến chức năng cơ thể không ổn định. Nếu mèo đang cho con bú nếu bị rụng lông thì quá trình thay lông sẽ tự hết khi mèo không phải chăm con nữa.

Ngoài ra, mèo đực sau khi bị thiến hoặc mèo cái sau khi triệt sản có thể cũng bị mất cân bằng nội tiết dẫn đến bị rụng lông.

2. Mèo rụng lông nhiều do ảnh hưởng của thuốc

Có nhiều thuốc gây tác dụng phụ rụng lông, mất lông, ví dụ hooc-môn chữa viêm và dị ứng Cortisone. Khi mèo tiếp xúc với liều cao hooc-môn Cortisone liên tục trong thời gian dài sẽ bị rụng lông nhiều.

3. Mèo rụng lông nhiều do bị bệnh rụng lông

Mèo rụng lông bất thường hay do bệnh có biểu hiện lông rụng thành từng mảng lớn, mảng nhỏ dẫn đến xuất hiện nhiều mảng trụi lông nhưng cũng có thể rụng lông trên toàn cơ thể. Các dấu hiệu nhận thấy mèo rụng lông do bệnh:

Mèo ngứa và gãi liên tục.

Biếng ăn, ăn kém hoặc bỏ ăn.

Giảm cân.

Mèo nằm một chỗ nhiều hơn, ít chạy nhảy đùa nghịch, thiếu năng động

Các bệnh gây ra khiến mèo rụng nhiều lông:

Mèo rụng lông do dị ứng dẫn đến liếm lông quá nhiều

Mèo bị bọ chét, ve, ghẻ và chấy rận khiến chúng bị ngứa và kích thích và nỗ lực tự liếm láp, làm vệ sinh quá thường xuyên để giảm ngứa. Thế nhưng vì mèo liếm lông quá nhiều, lưỡi chúng có thể tự nhổ đứt lông ra. Khi lông đứt gãy, bị nhổ ra nhiều hơn mức cơ thể kịp thay thế dẫn đến mèo bị trụi từng mảng lông nhỏ hoặc một khu vực cố định. Hoặc cũng có thể mèo liếm lông nhiều do tổn thương da, các tuyến thần kinh trên da,

Ngoài ra mèo còn liếm lông nhiều khi bị stress / lo lắng, cảm thấy bị đe dọa quá mức hoặc bị tổn thương cơ thể do gãy xương, chảy máu, viêm loét.

Mèo rụng lông do nấm

Mèo bị bệnh nấm hoặc nhiễm vi khuẩn như tụ cầu khuẩn cũng thường bị rụng lông nhưng chỉ rụng lông ở những khu vực ảnh hưởng bệnh.

Mèo rụng lông do bệnh

Các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, tuyến giáp, trong đó đặc biệt là ung thư sẽ khiến chúng bị rụng gần như toàn bộ lông và cũng gây ngứa và ẩm da, khiến lông khó mọc trở lại.

Mèo rụng lông nhiều xử lý như thế nào?

Chải lông cho mèo thường xuyên: Trong thời kì mèo rụng lông nhiều nhất, bạn nên chải lông hàng ngày cho mèo vào buổi sáng hoặc tối.

Dùng găng tay vuốt lông: Mèo có thể lo lắng và chạy đi khi bạn chải lông cho nó, vì thế thay vì dùng chổi chải lông, bạn có thể sử dụng găng tay chải lông để mèo yên tâm và hợp tác hơn.

Cắt tỉa lông: Đây không phải phương án tốt nhất nhưng bạn cũng có thể cho mèo đi tỉa ngắn lông ngay thời kì mèo bắt đầu rụng lông.

Tắm cho mèo: Khi mèo bị rụng lông nên tắm cho mèo từ 4 đến 6 lần mỗi tuần để giữ nhà sạch sẽ.

Cho mèo ra ngoài nhiều hơn: Nếu điều kiện cho phép, bạn hãy cho mèo ra sân để chúng tiếp xúc nhiều hơn với ánh mặt trời. Điều này sẽ giúp thời gian thay lông rút ngắn lại đáng kể.

Thay đổi thức ăn: Khi mèo được cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng: tăng cường axit amin, omega 3 và 6, magie, kẽm thì quá trình thay lông sẽ nhanh hơn. Và mèo ăn thức ăn ướt (hydrat hóa tốt hơn) thì bộ lông sẽ đẹp hơn.

Loại bỏ lông bám vào đồ đạc hay quần áo: Ngoài hút sạch lông bằng máy hút bụi, bạn có thể dùng lăn lông mèo để loại bỏ lớp lông bám vào đồ đạc hay quần áo một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ phù hợp với mèo thay lông tự nhiên hoặc do bị biến đổi nội tiết, các bệnh lý khác cần được điều trị để giải quyết.

Vì sao không nên cắt tỉa lông cho mèo khi mèo đang thay lông?

Việc cắt tỉa lông cho mèo để mèo bớt rụng lông không phải phương án tốt do:

Khi cắt tỉa lông cho mèo, lớp lông cũ không đứt hẳn mà còn sót lại phần chân lông, lớp chân lông và lớp lông này cứng, nhọn, có thể gây tổn thương khi mèo liếm cơ thể.

Mèo dễ bị stress khi cắt tỉa lông, đặc biệt là trong thời kì rụng lông khiến chúng bị căng thẳng không mang lại lợi ích sức khỏe cho bé.

Dù lông mèo bị cắt ngắn hẳn đi, thì chỗ lông ấy vẫn sẽ rụng, và nó quá ngắn nên sẽ dễ dàng đi vào khí quản của người, của mèo và các thú cưng khác, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Dị Ứng Lông Mèo Và Cách Xử Lý Tại Nhà

Dị ứng lông chó, mèo là phản ứng dị ứng của cơ thể với các protein được tìm thấy trong nước bọt hoặc tế bào da của chó và mèo. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng xuất hiện của bệnh như chảy nước mũi, ngứa hoặc phát ban,… thường khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu. Do đó, để kiểm soát và khắc phục các biểu hiện này, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị sớm.

Nguyên nhân gây dị ứng lông chó mèo

Theo một số thống kê, có khoảng 10% dân số Hoa Kỳ mắc bệnh dị ứng với thú cưng, đặc biệt là lông chó và mèo. Và ở Việt Nam, tỷ lệ dị ứng lông chó và mèo, chiếm 5 – 7%. Tuy nhiên, dị ứng lông mèo trở nên phổ biến gấp đôi so với dị ứng lông chó.

Theo các chuyên gia dị ứng, lông mèo hay lông chó không phải là vấn đề gây dị ứng. Nguyên nhân gây dị ứng là do protein có trong nước bọt, lông hoặc da chết của mèo và chó. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch nhầm tưởng những tác nhân vô hại này là kẻ thù xâm lược nguy hiểm nên tạo kháng thể chống lại chúng. Chính vì vậy, người bệnh thường gặp phải các biểu hiện dị ứng như hen suyễn, ngứa, hắt hơi, nổi mẩn hoặc sổ nước mũi.

Ngoài ra, di truyền cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng lông chó, mèo. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dị ứng. Chính vì vậy, những người sống trong gia đình có tiền sử dị ứng thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh dị ứng khá cao.

Triệu chứng dị ứng lông chó mèo

Khi bị dị ứng lông chó, mèo, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng dị ứng điển hình sau:

Hắt hơi

Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

Ngứa, đỏ mắt hoặc chảy nước mắt

Ho

Ngứa ở cổ họng và vòm miệng

Tăng áp lực và gây đau ở mặt

Thường xuyên thức giấc

Vùng da mắt bị sưng và có quầng xanh

Trong trường hợp dị ứng mèo, chó gây bệnh hen suyễn, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

Đau hoặc tức ở ngực

Khó thở hoặc thở khò khè

Khó ngủ

Một số triệu chứng thường gặp ở da như:

Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?

Các triệu chứng dị ứng lông chó, mèo như chảy nước mũi, nước mắt hoặc hắt hơi,… thường rất giống với bệnh cảm lạnh thông thường. Chính vì vậy, nếu không tiến hành thăm khám, bệnh nhân rất dễ chẩn đoán nhầm và điều trị sai cách, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, nếu thấy triệu chứng nêu trên kéo dài hơn hai tuần, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đến bệnh viện để thăm khám nếu gặp các biểu hiện như:

Mũi hoàn toàn bị tắc nghẹt

Khó thở hoặc thở khò khè

Khó ngủ

Chẩn đoán dị ứng lông chó mèo

Thông thường, để chẩn đoán dị ứng lông chí, mèo, ngoài triệu chứng lâm sàng, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng đó là xét nghiệm máu và xét nghiệm da.

Xét nghiệm dị ứng da: Thử nghiệm này giúp xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng. Bác sĩ sẽ sử dụng một lượng nhỏ các chất chiết xuất gây dị ứng tinh khiết từ protein động vật đem chích vào bề mặt da, thường trên cẳng tay hoặc sau lưng. Sau đó khoảng 15 phút, nhân viên y tế sẽ quan sát trên da xem có dấu hiệu của phản ứng dị ứng không. Trong trường hợp bị dị ứng lông chó, mèo, họ sẽ thấy các vết sưng đỏ và ngứa xuất hiện trên da

Xét nghiệm máu: Nếu thử nghiệm dị ứng da không mang lại kết quả chẩn đoán. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu. Xét nghiệm này giúp sàng lọc máu để tìm kháng nguyên gây dị ứng cụ thể với các chất gây dị ứng phổ biến. Bên cạnh đó, thử nghiệm máu còn có thể giúp xác định mức độ nhạy cảm của cơ thể người bệnh với tác nhân gây dị ứng

Điều trị dị ứng lông chó mèo

Nguyên tắc đầu tiên trong việc điều trị dị ứng lông mèo, chó là người bệnh nên kiểm soát dị ứng bằng cách tránh xa hai động vật này. Việc giảm thiểu tiếp xúc với lông chó, mèo sẽ giúp cải thiện triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, để loại bỏ việc tiếp xúc hoàn toàn với lông chó, mèo là điều hết sức khó khăn. Bởi chúng không chỉ lưu lại trong quần áo, chăn màn mà còn tồn tại trong không khí và môi trường.

Do đó, ngoài việc tránh các tác nhân gây dị ứng từ chó và mèo, bệnh nhân cũng có thể quản lý triệu chứng dị ứng bằng các phương pháp sau đây:

Điều trị bằng thuốc

Dị ứng lông chó, mèo có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc dị ứng tiêu chuẩn như:

Thuốc kháng histamine: Một số loại thuốc không cần kê đơn như diphenhydramine (Benadryl), cetirizine (Zyrtec), fexofenadine (Allegra) và loratadine (Claritin). Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng một số loại thuốc kháng histamine có trong thuốc xịt mũi như azelastine (Astelin)

Thuốc thông mũi: Sử dụng thuốc pseudoephedrine (Sudafed) không kê đơn hoặc thuốc chứa thành phần pseudoephedrine như Zyrtec-D, Allegra-D và Claritin-D

Thuốc xịt mũi chứa steroid: Thuốc có tác dụng làm giảm viêm và cải thiện triệu chứng dị ứng do sốt cỏ khô. Một số loại thuốc thường dùng như Triamcinolone (Nasacort Allergy 24HR), Budesonide (Rhinocort) hoặc Flnomasone (Flonase)

Chất ức chế leukotriene: Dùng thuốc Montelukast (Singulair)

Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch

Phương pháp này được thực hiện thông qua một loạt các mũi tiêm dị ứng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây dị ứng. Sau khi cơ thể người bệnh thích nghi họ sẽ tăng dần liều lượng cho đến khi người bệnh không còn phản ứng với chất gây dị ứng nữa. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 4 – 6 tháng. Bên cạnh đó, các mũi tiêm nhắc lại được tiêm mỗi 4 tuần trong khoảng thời gian 3 – 5 năm

Biện pháp chăm sóc dị ứng lông chó mèo tại nhà

Rửa mũi bằng nước muối

Là một trong những biện pháp giúp kiểm soát và khắc phục triệu chứng dị ứng ngay tại nhà. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi mỗi ngày, giúp giảm nhanh tình trạng hắt xì hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi, người bệnh không nên quá lạm dụng. Bởi nước muối có tính hút ẩm cao, có thể gây khô rát niêm mạc mũi, làm tăng khả năng kích ứng dị ứng.

Dùng thảo dược tự nhiên

Theo một số nghiên cứu cho thấy, loại thảo dược mang tên butterbur có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng dị ứng theo mùa. Thế nhưng, tác dụng của vị thuốc tự nhiên này còn nhiều hạn chế trong việc điều trị dị ứng lông chó, mèo. Do đó, người bệnh chỉ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Đồng thời, để quản lý triệu chứng chảy nước mũi, hắt xì hơi,… do dị ứng lông chó mèo gây nên, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên sau đây pha trà uống.

Những cách phòng chống dị ứng lông chó mèo

Để phòng chống dị ứng lông chó, mèo, bệnh nhân nên thực hiện theo các gợi ý sau đây:

Vệ sinh chó mèo thường xuyên

Hạn chế tiếp xúc thân mật với chó và mèo như ôm nựng hoặc hôn

Luôn giữ gìn không gian sống sạch sẽ bằng cách thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, chăn ga, mùng mền,..

Vệ sinh tay chân trước và sau khi tiếp xúc với cho

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt ở những nơi có sự hiện diện của chó và mèo

Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp người bệnh có thêm kiến thức hiểu biết về bệnh lý dị ứng lông chó mèo. Từ đó giúp bệnh nhân có hướng chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh.

Cách Xử Lý &Amp; Thông Tin Cần Biết

1.Nguyên nhân khiến mèo ăn cơm bị tiêu chảy

Cơm chưa được nấu chín –

Hạt cơm chưa được nấu chín khiến việc tiêu hoá ở mèo gặp khó khăn hơn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc mèo ăn cơm bị tiêu chảy.

Không đảm bảo đủ dinh dưỡng

– Cơ thể mèo tương tự con người cũng cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để hoạt động. Một chế độ ăn không thịt, không rau, không chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mèo bị tiêu chảy.

Ăn quá nhiều

– Trường hợp này hay xảy ra ở các bé mèo con. Việc ăn quá nhiều khiến dạ dày chịu nhiều áp lực, từ đó dẫn đến việc tiêu chảy. Nên chia nhỏ bữa ăn và giảm khối lượng thức ăn để điều trị trong trường hợp này.

Thay đổi chế độ ăn

– Nếu mèo của bạn từng có một chế độ ăn riêng biệt khác như ăn hạt, ăn đồ hộp, ăn thịt, thì việc thay đổi qua chế độ mới có thể gây căng thẳng cho mèo, khiến thú cưng ăn cơm bị tiêu chảy.

Không phù hợp độ tuổi

– Việc cho mèo con ăn cơm trong độ tuổi còn quá nhỏ, với hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện khiến thú cưng dễ dàng bị tiêu chảy do không thể hấp thụ được thức ăn. 

Cơm nấu có chứa các phụ gia gây hại cho mèo

như gia vị, tỏi, hành,…

2.Cách xử lý khi mèo ăn cơm bị tiêu chảy

Điều trị rối loạn tiêu hóa khá đơn giản. Cần cho mèo nhịn ăn 1 – 2 bữa để hệ tiêu hóa của mèo được nghỉ ngơi. Sau đó sử dụng một số phương pháp hỗ trợ mèo bị tiêu chảy như:

Sử dụng thuốc Metamucil

để cải thiện đường ruột cho mèo. Cho nửa thìa cà phê Metamucil không mùi vị vào thức ăn của mèo trong một hoặc hai lần mỗi ngày. Áp dụng trong vòng 5 – 7 ngày sức khỏe của mèo sẽ được cải thiện hơn.

Sử dụng men vi sinh

vào thức ăn của mèo. Men vi sinh cung cấp vi khuẩn đường ruột, giúp quá trình tiêu hoá tốt và ổn định hơn, từ đó tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể sử dụng FortiFlora, nó có mùi vị hấp dẫn hơn dành cho mèo, hoặc Purina có sẵn ở hiệu thuốc (OTC).

Về chế độ ăn uống, cần đặc biệt chú ý:

Luôn vệ sinh khay thức ăn mỗi 1 – 2 lần/ ngày, không để tình trạng cơm thiu, ẩm mốc.

Kiểm tra chất lượng bữa ăn, cung cấp đầy đủ chất đạm, rau,…

Chia nhỏ bữa ăn với khẩu phần ít, giúp hệ tiêu hoá của mèo hoạt động nhẹ nhàng hơn.

Chuyển qua thức ăn hạt nếu được

.

3.Những lưu ý khi cho mèo ăn cơm tránh bị tiêu chảy

Bên cạnh việc điều trị mèo ăn cơm bị tiêu chảy, bạn cũng cần ghi nhớ các lưu ý sau:

Nấu cơm chín, loại trừ các thực phẩm không phù hợp cho mèo như phụ gia, các thức ăn quá nhiều dầu mỡ,…

Đối với những căn bệnh này, việc bạn nên làm là dẫn mèo ra các trung tâm y tế, bệnh viện thú ý để bé mèo được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Đánh giá bài viết

Lý Do Chó Bị Rụng Lông Và Cách Giải Quyết Dứt Điểm

Lông chó cũng giống như tóc người nên việc rụng lông thường xuyên là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trường hợp lông cún rụng thành từng mảng, rụng liên tục với số lượng lớn, rụng tập trung ở một chỗ, … thì có thể chúng đang gặp một vấn đề sức khỏe nào đấy.

Lý do chó bị rụng lông

Chó bị rụng lông do dị ứng

Hơn 90% trường hợp chó bị rụng lông là do dị ứng. Dị ứng ở chó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ là do các yếu tố bên ngoài tác động vào như: Môi trường, thời tiết, khí hậu, nấm, phấn hoa, … Hoặc do các yếu tố bên trong như: Thức ăn, ký sinh trùng, các bệnh nội tiết, … Chó bị rụng lông do dị ứng sẽ cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu, gãi liên tục. Trên da có thể xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ sưng tấy.

Chó bị rụng lông do ký sinh trùng

Một số loại bọ chét, ve chó, rận chó, vắt chó, … ký sinh trên da chó trong một thời gian dài có thể gây nhiễm trùng nặng. Khi khu vực da bị viêm nhiễm, lông sẽ rụng dần và không thể mọc trở lại như bình thường. Trường hợp rụng lông do ký sinh trùng, lông chó sẽ rụng theo từng mảng lớn nên rất dễ phát hiện. Chó cưng cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, liên tục gãi, liếm hoặc cắn trong khu vực ngứa.

Một loại ký sinh trùng phổ biến khác ở chó là giun đũa. Khi mắc giun đũa, những chú chó có thể xuất hiện những mảng lông rụng bất thường theo hình tròn. Khu vực lông rụng nhiều nhất sẽ tập trung ở phần bụng, mắt và hai tai. Đối với trường hợp cún cưng bị nhiễm giun đũa, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nếu tẩy giun sán cho bé cún thường xuyên.

Chó bị rụng lông do mắc bệnh Cushing

Cushing là tên gọi phổ biến được đặt cho một loại bệnh ở chó khi vỏ tuyến thượng thận hoạt động quá mức (hyperadrenocorticism) gây tăng mạn tính hormon. Các mô bào ở chó bị phơi nhiễm trong một thời gian dài với nồng độ cortisol cao. Đây là căn bệnh thường gặp ở những chú chó trung niên đến cao tuổi. Nhất là những chú đã sử dụng thuốc corticosteroid trong một thời gian dài.

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Cushing là rụng lông, sạm da, teo cơ, bụng phình to, biếng ăn, … Bạn cần đưa bé cún đi thăm khám bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Nên có phương án điều trị dứt điểm vì đây không đơn giản là vấn đề rụng lông bình thường.

Chó bị rụng lông do ma sát

Những vết chai sạn do ma sát xuất phát từ sự tiếp xúc thường xuyên của khu vực da với các bề mặt cứng nào đó trong một thời gian dài. Đây là lý do tại sao, các điểm áp lực của một chú chó như: Khuỷu tay, ngực và hông sẽ xuất hiện nhiều vết chai sạn nhất. Vì khi nằm, chúng sẽ tì những điểm này xuống đất đầu tiên.

Khi một chú cún bị chai sạn do tư thế nằm, vùng da bị chai sạn gần như là da chết và không còn khả năng nuôi dưỡng lông. Lông khu vực đó sẽ rụng dần và không thể mọc lại. Nguyên nhân rụng lông này thường xuất hiện ở những giống chó to lớn và nặng như: Chó Ngao Tây Tạng, Great Dane hay Becgie Đức.

Chó bị rụng lông do di truyền

Một số giống chó chỉ đơn giản là dễ bị rụng lông do đặc tính di truyền từ bố mẹ. Ví dụ, các giống chó như: Doberman Pinscher, Chihuahua hay Lạp Xưởng Dachshund đặc biệt được biết đến là mắc chứng “hói đầu” bẩm sinh ở các khu vực như tai, ngực, lưng, đùi và cổ.

Ngoài ra, một chú chó có thể được chủ đích nhân giống từ đầu để không có lông. Ví dụ như: Các giống chó không lông nổi tiếng trên Thế Giới như: Mexico Hairless, Terrier không lông của Mỹ và Crested của Trung Quốc.

Điểm dễ nhận biết nhất với một chú chó bị rụng lông do di truyền đó là rụng cả mảng lông, hoặc hói lông ngay từ khi sinh ra, nhìn bộ lông loang lổ thành từng khoang, trông khá dị.

Chó bị rụng lông do thiếu dưỡng chất

Những chú chó không được cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ rất dễ bị rụng lông do thiếu dưỡng chất. Một số loại vitamin và khoáng chất có trong thức ăn sẽ tốt cho sự phát triển lông. Chẳng hạn như: Kẽm, magie, vitamin A và B. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các loại thực phẩm như: Hải sản, rong biển, cà rốt, các loại rau xanh và đặc biệt là trứng vịt lộn.

Nếu cún cưng nhà bạn bị rụng lông do thiếu dưỡng chất, hãy xem xét lại thực đơn và chế độ ăn uống hàng ngày bạn cung cấp. Lưu ý bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm tốt cho lông. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để đưa ra một thực đơn hợp lý nhất. Hạn chế lạm dụng thức ăn sẵn vì một số chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo màu, … cũng có thể là nguyên nhân gây rụng lông ở chó.

Cách giải quyết dứt điểm tình trạng rụng lông ở chó

Bạn nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây rụng lông là gì? Với mỗi nguyên nhân sẽ có những phương pháp điều trị dứt điểm khác nhau. Cụ thể như sau:

Nếu rụng lông do ve chó, bọ chét, rận

Cách hiệu quả nhất là tiêu diệt dứt điểm ve chó, bọ chét, rận trên cơ thể cún vì chúng là nguyên nhân hàng đầu. Bạn có thể mua các sản phẩm thuốc trị ve chó chính hãng đang được bán tại Gian Hàng Phụ Kiện Thú Cưng của với mức giá ưu đãi. Một số sản phẩm trị ve chó được ưa chuộng nhất trên thị trường như:

Thuốc xịt ve chó, bọ chét Hantox Vàng 300ml

Thuốc được chia thành 3 dòng dựa theo thể tích là: Hantox 100ml, Hantox 200ml và Hantox 300ml. Trong đó, Hantox 300ml có tác dụng trị ve chó, bọ chét hiệu quả nhất.

Thuốc xịt trị bọ chét Vime – Frondog 250ml

Thuốc chuyên dùng để phòng và đặc trị các loại ký sinh trùng trên da chó mèo như: Bọ chét, ve chó, rận, … Thành phần chủ yếu làm bằng các loại hương liệu nên không độc hại với thú cưng. Sử dụng an toàn cho chó mèo từ 8 tuần tuổi trở nên.

Thuốc xịt bọ chét Frondog hiện đang bán tại với giá: 170.000đ / chai 250ml. Bạn có thể đặt mua tại: Thuốc xịt tiêu diệt bọ chét Frondog

Thuốc xịt trị bọ chét Frontline Spray 100ml

Loại thuốc này, được sản xuất và nhập khẩu từ Pháp, là một trong những dòng sữa tắm đặc trị ve chó, bọ chét tốt nhất hiện nay. Chỉ cần 1 lần xịt, thuốc sẽ tiêu diệt triệt để từ ấu trùng ve, trứng ve cho đến ve chó trưởng thành. Tác dụng phòng ngừa lên tới 30 ngày.

Nếu rụng lông do ghẻ, nhiễm nấm, dị ứng, …

Nếu chó bị rụng lông do nhiễm nấm, vi khuẩn thì các vùng da bị rụng lông sẽ xuất hiện vảy gàu, đốm trắng, da ửng đỏ, lở loét, … Muốn điều trị dứt điểm những loại nấm này thì nên sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh ngoài da ở chó như thuốc trị ghẻ Mitecyn của Alkin chẳng hạn.

Thuốc xịt trị ghẻ Mitecyn của Alkin sử dụng để điều trị tận gốc các loại ghẻ, nấm, viêm da, dị ứng ở chó thể nặng. Thuốc được chỉ định cho chó trên 12 tuần tuổi + cân nặng trên 10kg. Tuyệt đối không dùng cho chó mang thai và cho con bú.

Hiện tại, thuốc trị ghẻ Alkin Mitecyn đang được bán tại với mức giá: 200.000đ / sản phẩm ( sale 13% còn 175.000đ). Bạn có thể đặt mua online tại: thuốc trị ghẻ Alkin Mitecyn.

Nếu rụng lông do thiếu dưỡng chất

Bạn nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cún. Ngoài việc chỉ tập trung bổ sung protein trong thịt, bạn cũng nên cung cấp loại vitamin, chất khoáng, kẽm, sắt vì nó thực sự tốt cho sự phát triển của lông. Trứng vịt lộn, cổ gà, vịt, các đồ nội tạng, rau chân vịt, rau cải xanh, bột lúa mạch, … là những loại thực phẩm tốt nhất có chứa những chất này.

Rụng lông do không sử dụng sữa tắm phù hợp

Một nguyên nhân khác cũng có thể gây dị ứng cho chó là sử dụng không đúng loại sữa tắm. Ví dụ như: Bạn sử dụng sữa tắm của người để tắm cho cún thay vì các loại sữa tắm dành riêng cho chó mèo. Sữa tắm của người có độ pH cao nên rất dễ gây kích ứng, dị ứng đối với làn da nhạy cảm của cún.

Tại Gian Hàng Phụ Kiện Thú Cưng của luôn có sẵn những mặt hàng sữa tắm này, 100% hàng chính hãng với mức giá ưu đãi nhất. Shop hiện đang có chương trình sale lên tới 20% cho mỗi sản phẩm. Bạn quan tâm có thể ghé qua địa chỉ chúng tôi để đặt mua nha! Tìm hiểu thêm thông tin, giá bán các dòng sữa tắm trên tại bài viết: “Top 5 thương hiệu sữa tắm chó chó tốt nhất hiện nay”.

Nếu rụng lông do bệnh Cushing

Mặc dù tỷ lệ chó bị rụng lông do bệnh Cushing là không cao nhưng bạn không nên coi thường nó. Nếu phát hiện thấy cún bị rụng lông kèm theo một số triệu chứng như: Sạm da, teo cơ, bụng phình to, biếng ăn, … thì hãy đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y để thăm khám. Khi bệnh được điều trị dứt điểm thì chắc chắn tình trạng rụng lông ở cún sẽ không còn.

Lời kết: