Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Điển Hình Của Chó, Mèo Dại Là Gì? được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trả lời:
Bệnh dại ở chó thường có 2 thể điển hình đó là thể điên điên cuồng và thể bại liệt
Chó dại thể điên cuồng: thường rất hung dữ, có thể chia làm 3 thời kỳ:
Thời ủ bệnh: biểu hiện bằng những thay đổi trong thói quen của con vật như bứt rứt, lo lắng, có khi tỏ ra vui mừng, quấn quýt chủ hơn, hoặc chỉ tỏ ra buồn rầu. Con vật thường ăn nhiều hơn bình thường, có thể sốt, nước dãi đã có virus dại. Thời kỳ này chỉ trong vài giờ nhưng cũng có khi tới 1- 2 ngày.
Thời kỳ phát bệnh: biểu hiện bằng những biến loạn quá độ như: con vật luôn luôn cử động, nhảy lên bắt đớp những con ruồi tưởng tượng hoặc kẻ thù không có. Con vật khó nuốt như bị hóc xương, tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng nhát, tiếng sủa kéo dài và cuối cùng rướn cao lên thành những tiếng hú ghê rợn. Bất cứ một sự kích thích nào dù nhỏ đều có thể làm cho chó lên cơn dại, cắn người và các con vật khác hoặc tự cắn nó, thường cắn rất mạnh và bổ ra đường chạy rông khắp nơi. Phạm vi hoạt động của một con chó dại có khi lên tới 50 km. Vì vậy những con chó dại rất nguy hiểm, nó là mối nguy cơ lớn truyền bệnh dại cho người và các súc vật khác.
Thời kỳ bại liệt: con vật có biểu hiện gầy mòn, mắt lõm sâu, vẻ mặt phờ phạc, kêu thất thanh, hàm trễ xuống không nuốt được nữa. Bại liệt bộ phận sau làm con vật xiêu vẹo, đi phân táo bón, bí tiểu tiện, cuối cùng vật ngã xuống và chết.
Chó dại ở thể bại liệt: còn gọi là dại câm, thời kỳ bị kích thích ngắn hay không có. Bệnh biểu hiện bằng bại liệt không nhất định ở chỗ nào. Con vật buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người, thông thường là liệt cơ hàm làm cho mõm luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Con vật không cắn được cũng không thể sủa được gọi là thể câm. Bệnh tiến triển từ 2 – 7 ngày, thường là 2 – 3 ngày, sau đó con vật chết.
Ngoài 2 thể nói trên, đôi khi còn gặp thể ruột. Triệu chứng chính của thể ruột là chỉ thấy chó nôn mửa, đau bụng, có dấu hiệu viêm dạ dày – ruột. Con vật không có biểu hiện hung dữ hay bại liệt, sau 2 – 3 ngày thì chết.
Bạn nên nhốt nó lại để nó không thể gây thương tích cho ai và đưa đến trạm thú y để được các bác sĩ thú y chỉ định.
chúng tôi
Triệu Chứng Bệnh Dại Ở Mèo
Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp mèo bị bệnh dại, mèo cào, cắn người vô cùng nguy hiểm. Lý do là còn nhiều người chủ quan nghĩ mèo hiền lành, mèo ít bị dại hơn chó, trong khi đó mèo còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Nếu bạn đang nuôi mèo đừng quên tìm hiểu triệu chứng bệnh dại ở mèo để đề phòng bất cứ lúc nào.
Các triệu chứng bệnh dại ở mèo
Khi mèo bị bệnh dại thường có khá nhiều biểu hiện từ sớm, chú ý sẽ phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời. Virut dại có thể lây bệnh cho người qua đường nước dãi của mèo khi bị mèo cắn hoặc mèo cào. Móng vuốt của mèo thường chứa dịch nước bọt do thói quen liếm móng vuốt hàng ngày.
Biểu hiện rõ nhất khi mèo phát bệnh nặng đó là trở nên điên cuồng, cắn xe đồ đạc thậm chí lùa theo người để cắn. Sau đó chạy trốn, sống ẩn dật, mắt đờ đẫn không xác định được phương hướng.
Nếu mèo bị thương ở bên ngoài sẽ có những vết xước da. Các vết cắn, trày xước dính nước bọt rất nguy hiểm. Lông mèo thường có biểu hiện xù lên. Một số thể dại khiến mèo bị đơ đó là các chi liệt, không thể di chuyển được, hàm trễ xuống, đặc biệt nước dãi thòng dòng, nhai nuốt khó khăn. Lúc này mèo đã bệnh nặng sắp ra đi rồi.
Làm gì khi nghi ngờ mèo bị bệnh dại
Trong quá trình nuôi mèo bạn cần đặc biệt chú ý khi mèo bị ốm, bệnh và biểu hiện lạ. Nếu nghi ngờ mèo bị bệnh dại thì phải cách ly ngay và báo với cơ quan chức năng về bệnh của chúng để được đưa đi xử lý. Không nên thương tiếc để mèo ở nhà tự chữa trị vô cùng nguy hiểm. Nếu bị mèo cắn thì phải xử lý vết thương đúng cách bằng việc rửa dưới vòi nước mạnh, sử dụng xà phòng để rửa, không băng kín vết thương và đến phòng khám để được bác sĩ chỉ định.
Hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh dại cho mèo nên cách duy nhất là tiêm phòng bệnh dại ngay từ khi còn nhỏ và nhắc lại theo chỉ định của bác sĩ thú y. Tiêm phòng là cách phòng chữa bệnh duy nhất cho mèo và người nuôi.
Chó Mèo Bị Dại Sống Được Bao Lâu? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Bệnh
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Tại sao chó mèo bị dại?
Chó mèo bị dại sống được bao lâu cũng như nguyên nhân gây ra căn bệnh này là những thông tin vô cùng quan trọng mà hầu hết mọi người đều phải nắm rõ, đặc biệt là những người đang nuôi thú cưng trong gia đình. Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm do virus gây ra và là tác nhân gây tử vong cho hàng triệu động vật mỗi năm. Dại là căn bệnh nguy hiểm, hầu hết các loài chó mèo hoặc con người khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng đều dẫn đến tử vong. Hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu khi khởi phát biểu hiện bệnh dại.
Chó mèo bị dại do virus thuộc họ Rhabdovirus gây ra
Tác nhân gây bệnh dại thuộc họ Rhabdovirus tồn tại trong nước bọt của chó, mèo hoặc bất kỳ động vật nào mắc bệnh dại, động vật lây nhiễm bệnh cho nhau và cho con người qua các vết cắn, một số trường hợp bệnh còn lây nhiễm thông qua nước bọt, vết thương hở hoặc qua niêm mạc mắt, mũi. Theo các nhà khoa học, hiện nay virus dại tồn tại theo hai dạng chính:
Virus dại đường phố: tồn tại trên động vật bị bệnh, thường là chó mèo.
Virus dại cố định: cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ.
Virus dại khi tồn tại trên cơ thể vật nuôi sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2-8 tuần trước khi khởi phát các triệu chứng, nếu truyền qua nước bọt bởi vết cắn có thể rút ngắn còn 10 ngày. Virus dại rất nguy hiểm khi chúng tác động lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến viêm não, liệt não, khiến cho vật nuôi hoặc người mắc bệnh điên dại và chết. Khi phát bệnh ở chó mèo, bệnh dại tồn tại ở hai thể là thể điên cuồng và thể câm.
Chó mèo bị dại ủ bệnh 2-8 tuần với các triệu chứng khó phân biệt
Chó mèo bị dại sống được bao lâu? Biểu hiện, triệu chứng
Biểu hiện bệnh dại ở chó mèo như thế nào là những thông tin quan trọng mà mọi người cần nắm rõ để kịp thời phát hiện thú cưng mắc bệnh và có biện pháp cách ly kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh cho người thân trong gia đình:
Biểu hiện bệnh dại ở chó
Bệnh dại ở chó hay mèo đều có hai thể chính là thể điên cuồng và thể câm, khi mắc bệnh chó có những hành vi khác thường mà mọi người có thể quan sát để sớm phát hiện thú cưng đang mắc bệnh dại:
Chó bị dại dễ kích động và cắn người
Dễ bị kích động hơn bình thường, có thể cắn khi không bị trêu chọc.
Chán ăn hoặc ăn những thứ không bình thường như gậy, móng tay…
Bỏ chạy mặc dù không có lý do rõ ràng nào tác động đến.
Thay đổi trong âm thanh phát ra: sủa gào, gầm gừ nhưng cũng có thể là sủa không ra tiếng.
Tiết nhiều nước bọt thường xuyên, kể cả sùi bọt mép.
Tâm tính hoặc các thói quen thường ngày của chó đều bị thay đổi.
Những biểu hiện kể trên là những thay đổi trong hành vi thường ngày khi chó bị nhiễm virus dại mà người nuôi có thể quan sát thấy. Những dấu hiệu này tuy nhỏ và không rõ rệt nhưng lại là lời cảnh báo về sức khỏe và nguy cơ mắc dại ở loài chó.
Dấu hiệu bệnh dại thể điên cuồng ở chó
Với thể điên cuồng, chó có những thay đổi về tâm tính và hành vi ngay cả với chủ nhân và những người thân thiết trong gia đình. Thời kỳ ủ bệnh chó có những biểu hiện như: thường xuyên trốn vào góc tối, khu vực kín đáo, tiếp xúc gần gũi với chủ một cách miễn cưỡng hoặc ngược lại, đôi khi có những hành động vồn vã thái quá rất khó hiểu, một số trường hợp còn sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc bồn chồn… Sau giai đoạn này, chó sẽ tiếp tục bước sang thời kỳ điên cuồng và thời kỳ bại liệt.
Chó ngại tiếp xúc với người khác và tỏ ra hung dữ hơn khi mắc bệnh dại
Thời kỳ điên cuồng
Giai đoạn này, chó có biểu hiện rất hung dữ, khó kiểm soát và khó khống chế bởi chính chủ nhân. Những dấu hiệu của thời kỳ này rất dễ nhận biết chó có nguy cơ đang mắc bệnh dại:
Chó có tâm lý khá kích động, sủa và hung hăng với người lạ mặt, vồ vập khi chủ gọi, đôi khi chỉ cần tiếng động nhỏ cũng khiến chúng nhảy lên sủa từng hồi dài.
Nơi vết thương bị cắn lây nhiễm virus dại nổi mẩn, lở loét khiến chó ngứa ngáy, thường xuyên liếm hoặc cắn đến rụng lông, chảy máu.
Chó có biểu hiện bỏ ăn do khó nuốt, mặt đỏ bừng kèm sốt cao và giãn đồng tử. Đồng thời còn có biểu hiện khát nước nhưng không uống được.
Biểu hiện bỏ ăn, chán ăn khi nhiễm virus dại
Chó chảy nước dãi thường xuyên, đôi khi sùi bọt mép, luôn tỏ vẻ bồn chồn và luôn trong trạng thái cảnh giác, sợ sệt, ngược lại đôi khi lại rất hung dữ nhưng đi đứng không chủ định và thường cắn vu vơ.
Một số trường hợp bỏ nhà ra đi và không quay về, trên đường đi rất hung dữ, thường cắn người và động vật khác gây lây nhiễm bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Thời kỳ bại liệt
Chó mắc bệnh dại thể điên cuồng chiếm ¼ trường hợp, khi kết thúc giai đoạn hung hăng trên, chó sẽ có biểu hiện bị liệt, đặc biệt là liệt hàm dưới và lưỡi gây trễ hàm, dẫn đến thè lưỡi ra ngoài. Điều này khiến cho chó tiết nước bọt thường xuyên, không ăn uống được, đồng thời còn tăng nguy cơ liệt chân sau với mức độ ngày càng trầm trọng. Sau khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại, chó sẽ chết sau 3-7 ngày do liệt cơ hô hấp và kiệt sức do không thể ăn uống được.
Thời kỳ bại liệt khiến chó tử vong sau đó vài ngày
Dấu hiệu bệnh dại thể câm ở chó
Không hung tợn như thể điên cuồng, chó bệnh dại thể câm có biểu hiện ủ rũ, u buồn hơn. Chúng thường bị liệt chi sau, một phần cơ thể hoặc đôi khi liệt nửa người, trong đó thường thấy nhất là liệt cơ hàm với các triệu chứng như luôn hé miệng, lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước bọt. Ngoài ra thể câm còn khiến chó không thể sủa được, chỉ gầm gừ trong họng và cũng không thể ăn uống như bình thường. Khi xuất hiện các dấu hiệu nói trên, chó thường chỉ sống trong vòng 2-3 ngày do virus ức chế hành tuỷ gây tổn thương hoạt động hệ hô hấp và tuần hoàn.
Vẻ mặt ủ rũ, buồn bã thường gặp ở thể dại câm
Vậy chó bị dại sống được bao lâu? Đối với chó thời gian ủ bệnh sẽ dài ngắn khác nhau từ 2-8 tuần với các triệu chứng bất thường mờ nhạt khó phát hiện, nhưng khi có những triệu chứng lâm sàng của bệnh rõ rệt, chó chỉ sống được trong vòng vài ngày sau đó sẽ tử vong cho thấy mức độ rất nguy hiểm của bệnh lý này.
Biểu hiện của mèo bị dại
Sau loài chó, mèo là loài động vật tiếp theo có nguy cơ mắc bệnh dại phổ biến hiện nay, với tỷ lệ 2-5%, thấp hơn nhiều so với loài chó vì chúng thường có khuynh hướng sống một mình. Sau khi nhiễm virus dại, mèo cũng có thời gian ủ bệnh và khởi phát tương tự như chó với hai dạng chính là thể dại đơ và thể dại cuồng. Giai đoạn ủ bệnh ở mèo thường chỉ kéo dài từ 2-10 ngày với những triệu chứng tương đối mờ nhạt, hành vi biến đổi nhưng không đáng chú ý để sớm phát hiện mèo nhà bạn đang mắc bệnh dại:
Sốt hoặc đau cơ nhưng khó phát hiện vì chúng thường lầm lũi tự giải quyết một mình.
Dễ cáu gắt hơn, hay bồn chồn và rùng mình, đây là biểu hiện thường thấy khi mèo bị bệnh nên khó phân biệt với bệnh dại.
Bệnh dại khiến mèo rất dễ cáu gắt
Mèo tỏ ra rất sợ ánh sáng, sợ hãi tột độ với đèn sáng.
Biểu hiện thường thấy tiếp theo là nôn mửa, tiêu chảy hoặc ho hen.
Không thể hoặc mất khả năng nhai nuốt nên có biểu hiện chán ăn, không tha thiết với thức ăn.
Dấu hiệu thể dại đơ ở mèo
Sau khi kết thúc giai đoạn ủ bệnh, các dấu hiệu ở mèo mắc bệnh dại sẽ dần được bộc lộ rõ nét hơn, với thể dại đơ là những biểu hiện lờ đờ, ủ rũ, hoảng loạn dễ dàng được nhận thấy:
Bắt đầu liệt chân, cơ hàm hoặc một phần cơ thể khiến chúng khó khăn trong di chuyển và khó ăn uống hơn.
Thể dại đơ khiến mèo liệt chi hoặc nửa người
Hàm bị liệt sẽ bắt đầu trễ xuống, lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi.
Dấu hiệu thể dại cuồng ở mèo
Thể dại điên cuồng ở mèo thường ít phổ biến hơn thể đơ, khi mắc bệnh dại thuộc type này, mèo sẽ có những dấu hiệu hung hăng và đáng sợ rất dễ nhận diện:
Chảy nước bọt nặng nề hơn, đôi khi sùi bọt mép.
Luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, rất sợ nước cũng như tiếng nước chảy.
Lo lắng, bồn chồn thường gặp ở thể điên cuồng
Chán ăn, không quan tâm đến thức ăn như thường khi.
Hành vi điên cuồng khó kiểm soát, mèo tự cắn xé bản thân, đôi khi tấn công con người và những loài động vật khác.
Thể dại điên cuồng là trường hợp rất nguy hiểm với nguy cơ lây lan virus nhanh chóng, do đó khi phát hiện vật nuôi có những biểu hiện khác thường này, bạn nên lưu ý chủ động cách ly để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh đáng sợ này. Vậy mèo bị dại sống được bao lâu? Với những triệu chứng liệt, suy nhược cơ thể, liệt chức năng hô hấp và tuần hoàn, do đó mèo bị bệnh dại cũng chỉ sống được vài ngày kể từ khi bệnh khởi phát.
Cách xử lý chó mèo bị dại
Chó mèo bị dại sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của vật nuôi cũng như con người, căn bệnh này có tính chất lây lan nhanh với độ nguy hiểm cao, do đó không nên chủ quan khi phát hiện vật nuôi có nguy cơ mắc bệnh lý này. Ngay khi nghi ngờ chó mèo bị dại, mỗi người nên kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp, sau đây sẽ là những hướng dẫn từ chuyên gia y tế với các bước can thiệp khi chó mèo bị dại như sau:
Đối với động vật hoang dã, đi lạc
Chó mèo khi khởi phát bệnh dại rất dễ nhận biết, đặc biệt là đối tượng hoang dã, không có chủ thường sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý. Khi đó mọi người nên báo cáo cho cơ quan kiểm soát động vật để họ xử lý. Thông thường chúng sẽ được bác sĩ thú y dùng kỹ thuật riêng đưa đi mà không gây nguy hiểm cho người. Lưu ý không nên lại gần hoặc chủ động bắt các loài chó mèo hoang dã có biểu hiện bệnh dại, vì nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu vô tình tiếp xúc với vết thương hở, nước bọt hoặc vết cắn từ chúng.
Phát hiện mèo hoang dã bệnh dại nên báo ngay cho cơ quan kiểm soát động vật
Đối với chó mèo nuôi trong gia đình
Chó mèo nuôi trong gia đình vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại và chủ nhân phải hết sức chú ý vì đây là loài động vật thường hay ra ngoài, tiếp xúc với vật nuôi của gia đình khác hoặc động vật hoang dã, khi đó chỉ qua vết cắn, vết trầy xước cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý nguy hiểm này. Chính vì thế khi nuôi chó mèo, mỗi người nên quan sát thường xuyên các biểu hiện của vật nuôi, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ nên thực hiện các hướng dẫn sau đây:
Khi phát hiện vật nuôi có những thay đổi về hành vi, thói quen cũng như cách cư xử với chủ nhân khác thường, hoặc những trường hợp hung hăng nên nhanh chóng liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật để nhận được sự hỗ trợ từ người có chuyên môn.
Chó mèo bị dại nên báo ngay cho nơi có chuyên môn để được tư vấn
Trường hợp phát hiện chó mèo có vết trầy xước hoặc bị động vật khác cắn nên nhanh chóng cho chúng vào lồng và đưa đến cơ sở thú y để được thăm khám sớm nhất có thể. Qua thăm khám cũng như các bước xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết sớm về nguy cơ mắc bệnh dại của vật nuôi, nếu không mắc bệnh thì có biện pháp xử lý vết thương tránh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
Người nuôi chó mèo nên lưu ý về việc tiêm vắc xin phòng ngừa dại cho vật nuôi, ngay khi phát hiện vết cắn từ động vật khác hãy tiêm nhắc lại liều vắc xin để tăng hệ miễn dịch phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Sau đó tiếp tục theo dõi các biểu hiện của chó mèo trong vòng 45 ngày dưới điều kiện nuôi nhốt, không tiếp xúc với động vật khác hoặc con người để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Tiêm nhắc vắc xin cho chó mèo để ngăn chặn bệnh dại
Trường hợp chó mèo nuôi trong nhà không được tiêm phòng vắc xin ngừa dại trước đó và có biểu hiện chắc chắn đang mắc bệnh dại nên chủ động thực hiện biện pháp an tử để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vì đây là bệnh lý rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của vật nuôi khác cũng như con người. Nếu không an tử, vật nuôi nên được cách ly và theo dõi trong vòng 6 tháng, sau đó nên tiêm nhắc lại vắc xin ngừa bệnh sau khi hết thời gian cách ly.
Biện pháp phòng ngừa bệnh dại
Ngoài các thông tin chó mèo bị dại sống được bao lâu và biểu hiện bệnh ra sao, các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này cũng là những kiến thức quan trọng mà mỗi người nên lưu ý.
Phòng ngừa bệnh dại ở chó mèo
Bệnh dại là căn bệnh rất nguy hiểm với chó hay mèo, những loài động vật trung gian lây truyền phổ biến nhất hiện nay. Do đó, người nuôi nên hết sức chú ý về các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này trên vật nuôi theo các khuyến cáo sau đây:
Nên đảm bảo vật nuôi được tiêm phòng vắc xin dại đầy đủ và mới nhất, tốt nhất nên tham khảo các thông tin tiêm chủng tại cơ quan kiểm soát động vật hoặc các cơ sở thú y để nắm rõ về loại cũng như lịch tiêm phòng, tùy theo loại thuốc sẽ có liều tiêm nhắc hằng năm, hai năm hoặc ba năm một lần.
Nuôi chó mèo không đồng nghĩa với việc thả rông không kiểm soát chúng Mỗi gia đình nên có biện pháp giới hạn nơi đi lại của vật nuôi và hạn chế tiếp xúc với những động vật không rõ nguồn gốc Điều này không những giúp bảo vệ chó mèo khỏi bị loài khác tấn công mà còn ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.
Kiểm soát vật nuôi để phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus dại
Nên vệ sinh chuồng nuôi, phạm vi ở của vật nuôi nghi ngờ bị dại. Nếu chó mèo nuôi chết do bất kỳ nguyên nhân nào nên chôn cất cẩn thận và khử trùng bằng dung dịch chuyên dụng để hạn chế nguy cơ phát tán virus gây bệnh.
Đối với con người
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), bệnh dại có nguy cơ lây nhiễm và gây tử vong 60.000 – 70.000 người mỗi năm. Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm và trầm trọng của căn bệnh này. Chính vì thế mỗi người nên có biện pháp bảo vệ và phòng tránh virus dại, trong đó cách tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay chính là tiêm ngừa vắc xin phòng dại nếu bị chó mèo cào hay cắn. Đồng thời tránh tiếp xúc hoặc trêu ghẹo chúng để hạn chế nguy cơ bị cắn và lây nhiễm virus dại.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa bệnh dại hữu hiệu cho người
? 7 Triệu Chứng Bệnh Dại Ở Mèo Giai Đoạn Đầu
Các triệu chứng có thể nhìn thấy của bệnh ở mèo không xuất hiện ngay lập tức, nhưng chỉ sau khi vi-rút đã thâm nhập vào tất cả các bộ phận của cơ thể. Từ thời điểm nhiễm trùng đến các dấu hiệu đầu tiên, có thể mất một thời gian: trung bình, từ 10 đến 14 ngày. Các triệu chứng của bệnh dại ở mèo ở giai đoạn đầu chỉ xuất hiện sau giai đoạn ủ bệnh, trong trường hợp hiếm gặp đến vài tháng.
Nội dung
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh dại ở mèo
Biểu mẫu hoang dã
Biểu mẫu dễ dàng
Dạng không điển hình
Phòng ngừa
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh dại ở mèo
Các triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh ở người lớn mèo và mèo con là một sự thay đổi trong hành vi và tiết nước bọt liên tục. Bài tiết nước bọt là triệu chứng chính của bệnh dại ở mèo, phát hiện thấy ở mèo, bạn cần cách ly nó với người khác và thông báo cho bác sĩ thú y về một căn bệnh có thể xảy ra.
© shutterstock
Nó là cần thiết để bảo vệ, nếu luôn luôn thân thiện và nhẹ nhàng mèo bắt đầu cư xử tích cực hoặc tách ra. Có khả năng cô ấy sẽ bắt đầu nhảy vào giấc ngủ hoặc thậm chí là đánh thức các hộ gia đình. Xung đột ngột và không được bảo đảm của một con mèo là một dấu hiệu chắc chắn của bệnh dại đánh bại.
Cùng một loại bệnh dại có thể biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau, gây ra một số dạng bệnh dại. Hiện nay, có ba biến thể khác nhau của quá trình bệnh.
Biểu mẫu hoang dã
Ở giai đoạn đầu của căn bệnh trong quá trình bạo lực của các triệu chứng đầu tiên của bệnh là rộng rãi và rõ rệt:
sự cần thiết phải chú ý tăng lên nhiều lần;
tâm trạng của con mèo thường thay đổi;
con mèo thường liếm lông;
vật nuôi liên tục chà xát chống lại chủ sở hữu;
từ chối ăn;
ăn các vật phẩm không phù hợp với thực phẩm;
khó tiêu
© shutterstock
Một hành vi tương tự ở mèo trong bệnh dại có thể kéo dài vài ngày. Thông thường, sau 4 ngày, tình trạng bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn và các triệu chứng khác xuất hiện.
Biểu mẫu dễ dàng
Hình thức thứ hai và ít phổ biến hơn của bệnh dại ở mèo được gọi là yên tĩnh hoặc liệt. Các tính năng phân biệt của nó là sự vắng mặt hoặc biểu hiện nhẹ của các triệu chứng. Xác định bệnh ở dạng nhẹ là khó, nhưng có thể. Điều này có thể được thực hiện bằng cách quan sát chặt chẽ của con mèo.
Các triệu chứng của giai đoạn đầu của bệnh dại ở dạng nhẹ là một sự thay đổi trong hành vi.Nếu con mèo luôn yêu thương, thì trong thời gian bệnh, con bé sẽ trở nên xa lạ hoặc ngược lại: nếu thú cưng không quá yêu mến, thì trong thời gian bệnh dại, bé sẽ chơi đùa với chủ, đòi hỏi sự chú ý tối đa.
Dạng không điển hình
Biến thể này của một bệnh dại được xem là nguy hiểm nhất. Các dấu hiệu đầu tiên được biểu hiện bằng rối loạn thông thường của đường tiêu hóa, và đây là nơi nguy hiểm chính nằm, bởi vì một người hoặc một con vật có thể dễ dàng bị nhiễm trong khi tiếp xúc với mèo bị bệnh. Ở mèo, dấu hiệu của bệnh dại ở giai đoạn đầu trong bệnh dại ở dạng thờ ơ là phân lỏng và nôn mửa.
Các hành động đơn giản và giá cả phải chăng nhất để phòng ngừa bệnh dại ở mèo – tiêm chủng kịp thời. Nó là cần thiết để tiêm chủng cho một con mèo khỏe mạnh mỗi năm một lần, bắt đầu từ ba tháng tuổi. Vì sự an toàn lớn nhất, nên đặt thuốc chủng vào ngày hoặc vài ngày trước khi hết thuốc.
Chỉ có động vật khỏe mạnh mới được chủng ngừa. Trước khi chủng ngừa, bạn phải cho mèo dưới sự giám sát của bác sĩ thú y để loại trừ bất kỳ bệnh nào.Chống chỉ định để tiêm chủng là mang thai và sự hiện diện của ký sinh trùng.
Có một số loại vắc-xin tạo nên một danh sách các loại thuốc bảo vệ chống bệnh dại. Điều trị một con mèo bị nhiễm bệnh dại là không thể.
Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Điển Hình Của Chó, Mèo Dại Là Gì? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!