Xu Hướng 9/2023 # Truyện Ngắn Azit Nexin ” Vì Sao Chú Mèo Cúp Đuôi Chạy? # Top 18 Xem Nhiều | Viec.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Truyện Ngắn Azit Nexin ” Vì Sao Chú Mèo Cúp Đuôi Chạy? # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Truyện Ngắn Azit Nexin ” Vì Sao Chú Mèo Cúp Đuôi Chạy? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bất kỳ việc gì cũng có cái “tại sao” của nó.

Không, câu mở đầu như thế chưa được! Phải bắt đầu bằng một câu gì nghe triết lý hơn kia! Hay thế này vậy: “Dù thế nào thì thế, sau cơn bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh.”

Thực ra thì câu này nghe cũng chưa ổn. Có lẽ những lời nói vĩ đại chỉ có ở miệng các bậc vĩ nhân mà thôi! Chính vì thế mà lúc nào tôi cũng thấy thương cho cái thân phận mình. Truyện nào tôi cũng bắt đầu bằng một câu đáng được lưu truyền thiên cổ. Thế mà tuyệt đối không một ai thèm coi cả tôi lẫn những lời nói của tôi ra cái gì cả! Mà bạn tưởng các bậc vĩ nhân phát ra được những câu gì đặc biệt lắm sao? Có một bậc vĩ nhân bảo: “Mùa hè nóng.” Thế là mọi người rối rít ca tụng: “Trời ơi! Chí lý biết chừng nào, sâu sắc biết chừng nào! Cái chân lý vĩ đại mà nhân loại phải tìm kiếm hàng trăm năm nay, đã được Ngài nói ra trong ba chữ!”.

Một vĩ nhân khác trước lúc tắt thở thốt lên: “Mở cửa ra!”. Người ta lại đưa nhau bình phẩm: “Chà! Cả một ý tưởng vĩ đại chứa đựng trong câu nói thiên tài! Chỉ bằng mấy chữ, nhà tiên tri đã vạch đường cho hậu thế!”

“Mở cửa ra!” Câu đó nghĩa là gì?

Muốn hiểu hết ý nghĩa thâm thúy của mấy chữ này cứ gọi là phải viết hàng núi sách! Vì thâm ý vĩ nhân muốn nói rằng…

Mà đã là bậc vĩ nhân thì Người muốn nói gì? “Này hỡi nhân loại! Đừng có ru rú trong cái xó chuồng tăm tối như bầy lừa ấy nữa! Hãy mở cửa ra cho ánh sáng kiến thức rọi chiếu vào!”

Hoặc giả Người ta muốn nói: “Hãy mở cửa ra mà nhìn thế giới! Cho ánh sáng kiến thức soi rọi vào cái đầu óc ngu dốt của các người!”

Thế nhưng cũng như tất cả mọi người bình thường khác, trong lúc hấp hối thấy khó thở, nên bậc vĩ nhân yêu cầu “mở cửa ra” cho dễ thở hơn chút. Có thế thôi! Sau này chết đi, sang bên kia thế giới, việc trước tiên là tôi phải tìm ngay Gớt và hỏi ông:

– Người ta bảo trước lúc vĩnh biệt cõi trần, ngài có nói: “Vén rèm lên cho sáng thêm một chút!” Vậy ngài nói câu ấy là có ý sâu xa gì không?

Tôi chắc thế nào Gớt cũng mỉm cười mà bảo:

– Thật tôi có nói “Cho sáng thêm một chút” à? Chắc vì lúc đó tôi thấy mắt tự nhiên tối sầm lại, nên bảo vén rèm lên để nhìn rõ mọi người xung quanh. Thế thôi!

…Tôi đang đi trên đường. Bỗng từ ngôi nhà nọ, một chú mèo phóng như bay, rồi thoáng sau thì mất hút. Chính vì chú mèo này mà tôi cứ phải suy nghĩ mãi. Vì sao nó lại gào lên một cách thảm thiết như vậy? Bất kỳ chuyện gì, như tôi đã nói, cũng có cái tại sao của nó. Vậy thì tại sao chú mèo cúp đuôi chạy?

Đó chính là câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe bây giờ đây. Tôi sẽ thuật lại đầy đủ, theo đúng trình tự. Có điều tôi không biết nên chọn phương pháp nào cho thích hợp? Phương pháp dân chủ, từ dưới lên trên, hay phương pháp truyền thống phương Đông, từ trên xuống dưới? Nghĩa là bắt đầu từ chú mèo đến ngài Tổng trưởng, hay từ ngài Tổng trưởng xuống đến chú mèo? Không! Dẫu sao thì cũng không nên bỏ các truyền thống của ta!

Vậy thì đầu đuôi câu chuyện của chúng ta nó như thế này:

Một hôm, tất cả các báo, cứ y như là bảo nhau, nhất loạt lên tiếng công kích một vị Tổng trưởng nọ. Điều đó, làm vị Tổng trưởng hết sức đau buồn, đến nỗi Ngài không biết làm gì nữa. Mà hễ khi nào thấy buồn bực trong lòng và không biết làm gì nữa, là y như rằng ngài cho gọi ông phụ tá đến… Ngại đặt cho ông ta một câu hỏi. Ông phụ tá trả lời. Ngài lại đặt câu hỏi khác. Ông phụ tá lại trả lời rất rành rọt. Thành ra Ngài không có cớ gì để trút nỗi bực lên đầu ông ta được. Nhưng chết cái là, dù thế nào thì thế, sau lúc bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh! Ngài Tổng trưởng lại đọc tiếp câu hỏi thứ ba. Ông phụ tá tường trình lại cặn kẽ cách thức ông giải quyết công việc đó ra làm sao. Thế là cơn dông tố nổ ra! Không phải làm như thế! Làm như thế là không được! Hoàn toàn không thể được!… Có thể được chứ ạ! Không thể được!… Được chứ ạ! Khô… ô…ng đ.ư.ợ.c! Ngài Tổng trưởng hả lắm: thế là cuối cùng ngài đã nguôi được cơn giận. Ngài đã xạc cho ông phụ tá một trận nên thân. Bây giờ ngài mới cảm thấy bình tĩnh lại.

“Dù thế nào thì thế, sau cơn bực dọc người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh.” Nhưng ông phụ tá làm thế nào để bình tĩnh lại được? Xin từ chức à? Không được! Vì cớ gì? Ông bèn hỏi ông chánh văn phòng một câu. Ông chánh văn phòng trả lời. Ông hỏi tiếp câu nữa. Ông chánh văn phòng vẫn trả lời được. Nhưng được thì được, chứ trong lúc trả lời, ông chánh văn phòng vẫn không tránh khỏi sơ xuất. Xong rồi! Ông phụ tá cho gọi viên thư ký đến.

– Viết đi! Ông ra lệnh cho người thư ký.

Ông phụ tá đọc cho người thư ký chép một lúc lâu và thấy cơn giận nguôi dần. Lạy trời! Giá ông không trút bỏ được nỗi bực thì ruột gan ông đến vỡ tung ra mất! Rồi cả gia đình ông cũng vì thế mà mất hết bình tĩnh, sẽ quay ra cáu gắt nhau mất! May lắm! Nhưng còn ông chánh văn phòng thì biết làm sao đây? Làm sao đây? Làm sao ông có thể ngậm viên bồ hòn ông phụ tá vừa tặng ông mà lấy làm ngọt được! Ông bèn ấn nút chuông:

– Gọi cho tôi ông thanh tra Ali vào đây!

– Thưa ông, ông Ali đi thanh tra đã 10 hôm nay rồi ạ!

– Thì gọi ông Vêli!

– Thưa ông, vâng.

Ông thanh tra Vêli vào:

– Bẩm ông cho gọi tôi?

– Ông đã làm xong cái việc tôi giao chưa?

– Bẩm ông đã ạ!

– Còn việc kia?

– Bẩm việc kia cũng xong rồi ạ!

– Ông nói rõ xem xong là xong thế nào?

Ông Vêli trình bày lại cặn kẽ đầu đuôi.

– Nhưng có phải làm như thế đâu? Hoàn toàn không phải! Ai bảo ông làm như thế? Làm thế là láo toét! Láo toét hết! Ông hiểu chứ? Ôi! Lạy Đức Ala!

Ông chánh văn phòng gắt ngậu cả lên. Vì nếu không gắt thế, ông đến tắc thở mất! Đến lượt ông thanh tra thấy tức quá! Nhưng biết làm thế nào? Chả lẽ chịu câm à? Không! Thế này thì tức lắm, không chịu được!

– Ông trưởng phòng!

– Dạ, ông bảo gì ạ?

– Sáng nay tôi dặn ông cái gì?

– Sáng nay ạ? Bẩm ông không có dặn gì cả!

– Vô lý, không có lẽ!

– Sáng nay nào tôi có gặp ông đâu ạ!

– Nếu vậy thì sáng hôm qua?

– Hôm qua ông bị mệt không đến sở ạ.

– Thế thì sáng hôm kia!

– Sáng hôm kia ông có dặn là…

– Nghĩa là tôi có dặn chứ gì? Nhưng tôi dặn cái gì mới được chứ? Tại sao ông không làm tròn trách nhiệm? Thái độ của ông như vậy là không thể dung thứ được, ông hiểu chưa? Không thể được! Tôi cấm đấy!… Cương quyết cấm!

Mặt ông trưởng phòng dài thưỡn ra. Nhưng dù thế nào thì thế, sau lúc bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh.

– Gọi ông phó phòng vào đây!

Ông phó phòng vào. Ông trưởng phòng hỏi:

– Biểu đồ ông làm xong chưa?

– Thưa ông đã!

– Xong toàn bộ chứ?

– Xong toàn bộ ạ!

– Thế các tờ phiếu đã ghim lại với nhau chưa?

– Ghim rồi ạ!

Làm gì mà cứ phải đúng răm rắp thế nhỉ?

– Thế gửi đi chưa?

– Thưa đã ạ!

Cứ làm như không thể chậm lại được ấy!

– Gửi bao giờ?

– Hôm qua ạ!

– Sao? Hôm qua à? Sao lại chểnh mảng đến thế được nhỉ? Cái kiểu đâu lại đổ đốn như vậy? Phải làm việc chứ! Làm việc! Làm việc hàng ngày! Tôi yêu cầu ông! Ông rõ chưa?

Chao ôi! Khi trút được cơn bực, người ta cảm thấy nhẹ nhõm làm sao! Ông phó phòng bước vào phòng ông trưởng bộ phận. Ông thở một cách nặng nhọc.

– Cái gì thế này?

– Chứng từ để chuyển sang phòng kế toán đấy ạ!

– Ra thế đấy!… Thế là rõ rồi. Đến giờ mà vẫn còn ngổn ngang bừa bãi thế này… Lại còn cả đống này nữa này…

Ông phó phòng vừa bước ra, ông trưởng bộ phận tức giận đấm bốp một cái xuống bàn:

– Haxan đâu?

– Haxan nào ạ? Haxan bộ phận 2 hay Haxan kế toán ạ? Lại còn Haxan làm ở phòng đăng lục nữa ạ! Hay ông muốn gọi ông Haxan lục sự?

– Lôi cổ đến đây bất cứ thằng Haxan nào cũng được! Nghĩa là cứ gọi cho tôi tay Haxan lục sự ấy!

– Thưa ông đã có chuông nghỉ, ông ấy đi ăn cơm rồi ạ!

– Nếu vậy… anh tên là gì?

– Huyxên.

– Huyxên hay Muyxên cũng vậy thôi! Tôi bảo cho các anh biết, tất cả lũ các anh…

Ông trưởng ban nổi trận lôi đình khoảng 10′. Cuối cùng ông thấy nguôi giận, rời khỏi sở.

Còn Huyxên thì quay sang hạch sách ông văn thư. Cửa kính sao lại bẩn thế này? Trần nhà gì mà đẩy mạng nhện thế kia? Bàn nào cũng đầy bụi. Sàn nhà thì chẳng chịu lau chùi gì cả… Không thể chịu được! Không chịu được! Hiểu chưa? Hả!…

Ra khỏi sở, Huyxên cũng thấy nhẹ nhõm hẳn, cái nhẹ nhõm hẳn, cái nhẹ nhõm của người trút bỏ được cái áo bông nặng trĩu khi vụ rét vừa hết.

Ông văn thư định trút giận lên đầu người gác cửa, nhưng ông này lại về nhà mất rồi. Làm sao bây giờ? Dù thế nào thì thế, sau cơn bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh. Ông văn thư bước lên xe điện.

– Cái nhà anh này! Dẫm cả vào chân người ta! – ông bắt đầu sinh sự với ông khách đứng bên cạnh – Chân cẳng cứ xéo bừa đi, chẳng nhìn gì hết!

Ông khách im không nói. Người soát vé tiến đến.

– Ông lấy vé đi!

– Anh không thấy tôi đang bị ép thế này à? Cả hai tay đều không nhúc nhích nổi thì làm sao mà rút được ví? Lúc nào xuống tôi sẽ mua!

– Không được!

– Sao lại không được?

– Đã bảo không được là không được! Ngộ nhỡ nhân viên kiểm tra đến thì làm sao?

Thế là thành to tiếng. Rốt cuộc, ông văn thư cũng tìm được người để trút giận.

Hết chuyến cuối cùng, người soát vé trở về nhà. Chị vợ toét miệng cười khi thấy anh về.

– Làm cái gì mà nghe răng như cái con khỉ thế? – Anh soát vé bỗng thấy điên tiết – Cái thằng bố mày đây đứa nào cũng bắt nạt được, mà mày còn…

Chửi mắng vợ một trận nên thân xong, anh ngồi vào bàn điềm nhiên xới cơm ăn.

Chị vợ thì bắt đầu thút tha thút thít. Trong lúc đó, chú mèo cứ quẩn dưới chân. Cáu tiết, chị đá cho nó hai cái vào lưng. Thế là chú mèo “ngheo” lên một tiếng thảm thiết rồi nhảy bổ ra đường.

Chị vợ anh soát vé nép sát vào người chồng. Tình yêu đằm thắm nhất thường đến sau nước mắt. Cả đôi đều đã bình tâm lại.

“Bất kỳ việc gì cũng có tại sao của nó”. Ví thử các báo đừng công kích ngài Tổng trưởng, thì việc gì chú mèo tội nghiệp nhảy bổ ra đường!

Con người dù sao cũng khôn ngoan, biết cách trở về trạng thái bình tĩnh. Nhưng còn chú mèo? Chú nhảy bổ đi mất như hoá dại. Liệu rồi chú có lấy lại được bình tĩnh hay không?

Điều ấy đến bây giờ tôi vẫn chưa dám chắc.

Thái Hà dịch

Truyện Ngắn Con Mèo Đen

The Black Cat (Con mèo đen) – truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Mỹ Edgar Allan Poe – một tác phẩm kinh dị đáng suy ngẫm, vượt thoát ranh giới một truyện ngắn thông thường bởi nó đem lại cho người đọc những câu hỏi nan giải về bản ngã con người chân chính là Thiện hay là Ác, là Tốt hay là Xấu.

The Black Cat (Con mèo đen) được sáng tác năm 1843. Tác phẩm là lời thú tội của nhân vật xưng . Tôi muốn kể lại câu chuyện của cuộc đời mình xoay quanh “con mèo đen”. Thuở nhỏ, anh ta vốn là cậu bé nhút nhát, nhân hậu, yêu thú vật. Khi lớn lên, anh ta uống rượu rồi dần dần trở nên hung bạo hành hạ thú vật và đánh đập vợ.

Một hôm, anh ta tìm được một con mèo đen giống hệt Pluto, cũng bị khoét mắt nhưng nó có một đốm trắng ở cổ. Anh ta đem con mèo về nuôi và hứa sẽ yêu quý nó. Nhưng khi say rượu, anh ta lại chán ghét con mèo.

Một hôm khac, trên đường xuống hầm, bị con mèo quấn chân, anh ta định giết con mèo nhưng bị người vợ cản lại, nhân vật Tôi đã giết vợ và chôn xác sau bức tường trong hầm. Bốn ngày sau, cảnh sát đến điều tra. Anh ta vô cùng tự tin dẫn cảnh sát xuống hầm và gõ vào bức tường mới xây để chứng minh sự vô tội, thì có tiếng mèo kêu. Thì ra, lúc chôn xác vợ, anh ta đã chôn luôn con mèo vào đó.

Trong truyện ngắn ngoài nhân vật xưng , con mèo đen là nhân vật chính thứ hai. Con mèo đen đầu tiên có tên là Pluto được miêu tả như sau: “Con mèo này là một con vật rất to và đẹp, đen tuyền, và khôn đến mức độ đáng kinh ngạc” và “Pluto – tên con mèo – là con vật tôi quý nhất, là người bạn của tôi” . Truy ngược về quá khứ thì việc xem mèo đen là phù thủy xuất hiện rất nhiều trong các truyện thần thoại, cổ tích và trong quan niệm của người phương Tây. Dơi, quạ, mèo đen và số 13 là biểu tượng của sự không may mắn, điềm rủi.

Từ những huyền thoại trên, đã làm hình ảnh con mèo đen mang một giá trị biểu tượng tự thân – biểu tượng cho điềm xấu, không may mắn.

Nếu bóc tách từng lớp vỏ tác phẩm thì ở vẻ bên ngoài, tác giả đã dùng huyền thoại như một công cụ biện hộ cho hay nói chính xác hơn là dùng con mèo đen để biện hộ cho tội ác của mình. Anh ta cứ nói nhiều đến sự vô tội, ngây thơ của con mèo nhưng đồng thời tạo ra những chi tiết hướng người đọc vào sự tối tăm, huyền bí của con mèo Pluto (nhắc đến phù thủy, nhắc đến sự thay đổi bất thường xúc bản thân dù không muốn điều đó, hình ảnh đầu mèo trên tường, sự xuất hiện của Pluto thứ hai, vô ý giết vợ, con mèo kêu lên làm cảnh sát phát hiện ra tội ác anh ta…). Hình tượng Con mèo đen ở lớp ý nghĩa thứ nhất tượng trưng cho nỗi sợ hãi của con người trước những điều không thể giải thích bằng khoa học. Nỗi sợ có từ quan niệm thời cổ xưa về tà thuật, phù thủy, ma quỷ. Con mèo đen đem đến cái Xấu, cái Ác khiến nhân vật từ người hiền lành lương thiện trở thành tên giết người.

Con mèo đen trong huyền thoại vừa có tích tiêu cực nhưng cũng có mặt tích cực, vừa đại diện cho bóng tối, cái chết vừa đại diện cho sự tinh khôn, mưu mẹo. Từ huyền thoại bước vào tác phẩm của Poe, con mèo đen trở thành biểu tượng cho những giằng xé thiện ác, tỉnh mê trong mỗi con người. Con mèo đen vừa là mê tín nhưng có thật là mê tín không? Hay là mượn mê tín để phủ lấp lên sự thật nhằm che đậy sự xấu xa, đen tối. là người khôn ngoan tỉnh táo biết cách lấm liếm sự thật hay là kẻ nhu nhược, sợ hãi, loạn trí. Chính vì vậy mà biểu tượng con mèo đen trong tác phẩm có thể hiểu như biểu tượng cho sự đa đoan, đa dạng, đa diện của đời sống nội tâm con người.

Truyện ngắn nhìn theo khía cạnh này bỗng trở thành ẩn dụ lớn về con người và cái cách con người chọn để sống ở cuộc đời này. Trong suốt cuộc đời, con người đứng trước rất nhiều ngã rẽ nhưng chỉ được chọn một. Cũng giống như có rất nhiều cách đương đầu với cuộc đời nhưng anh ta đã chọn cách tiêu cực nhất. Những đối cực trong người nhân vật xưng là những mâu thuẫn có trong mỗi con người, nhưng cái khác là cách hành xử. Con người phải luôn luôn tranh đấu để phần Tốt tồn tại và phần Xấu ẩn đi, để ánh sáng lấn áp bóng tối và cái Thiện chiến thắng.

Chủ đề con người và tội lỗi, tội ác và sự trừng phạt trong các quan niệm truyền thống chỉ mang tính giáo huấn. Còn trong đó là sự phức tạp, rối ren trong tâm lý con người. Không có ai là toàn thiện, không có gì là toàn mỹ. Tội lỗi và trong sạch chỉ cách nhau một khoảng cách mơ hồ. chúng tôi đã đem bài học luân lý không dễ tiếp thu ấy vào một câu chuyện kinh dị và kỳ ảo.

Cá tính nhưng không hòa đồng, đẹp gái nhưng dễ gây mất lòng

Truyện Ngắn: Con Mèo Trong Mưa Ernest Hemingway

Hình Internet

Chỉ có hai người Mỹ dừng ở khách sạn. Họ không biết ai cả nên họ cứ đi tới đi lui trong cái phòng phía trên cầu thang. Phòng của họ ở tầng hai hướng mặt ra phía biển, đối diện với công viên và đài tưởng niệm chiến tranh. Trong công viên có những cây cọ cao và những chiếc ghế dài màu xanh. Một chàng họa sĩ với cái giá vẽ vẫn thường xuyên đến đó vào những hôm thời tiết tốt. Các họa sĩ thích những cành cọ vươn lên và những sắc màu lấp lánh của các khách sạn hướng mặt về phía vườn cây và biển. Những người Ý từ những con đường diệu vợi đến chiêm ngưỡng đài tưởng niệm chiến tranh. Nó được làm bằng đồng và lấp loang trong mưa. Trời đang mưa. Từ phía trên những cây cọ mưa rơi rơi. Nước đọng trong các vũng trên những lối đi trải sỏi. Sóng biển vỡ thành một đường dài trong mưa rồi ập xuống lướt vào bờ trượt dài lên cát và lại ập vỡ thành một đường dài như thế trong mưa. Những chiếc xe hơi rời khỏi công viên bên cạnh đài kỷ niệm. Bên kia quảng trường nơi cửa quán cà phê một người bồi đứng nhìn ra cái quảng trường vắng ngắt.

Cô vợ người Mỹ đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Bên ngoài phía dưới vuông cửa sổ phòng họ một con mèo đang thu mình dưới một trong những cái bàn xanh màu lá cây đang bị mưa dột. Con mèo đang cố xoay xở cuộn chặt lại để mưa khỏi giọt lên mình.

Em đi xuống và bắt chú mèo con đây, – cô vợ người Mỹ nói.

– Để anh bắt cho, – từ phía giường nằm người chồng đề nghị.

– Không, em sẽ làm. Chú mèo khốn khổ ngoài kia đang nằm dưới cái bàn cố giữ cho khỏi bị ướt.

Người chồng tiếp tục đọc, nằm tựa lên hai chiếc gối ở phía cuối giường.

– Đừng để bị ướt, – anh nói.

Người vợ đi xuống cầu thang và ông chủ khách sạn đứng dậy rồi cúi chào cô khi cô đi ngang qua văn phòng. Bàn làm việc của ông đặt phía cuối văn phòng. Ông là một người đàn ông lớn tuổi và rất cao.

Il piove, – người vợ nói. Cô thích ông chủ khách sạn.

– Si, si, Sigllora, brutto tempo. Thời tiết rất xấu.

Ông đứng đằng sau bàn làm việc tít phía cuối căn phòng mờ tối. Người vợ thích ông ta. Cô thích cái cách cực kỳ nghiêm trang khi ông tiếp nhận bất kỳ lời than phiên nào. Cô thích vẻ đường hoàng của ông. Cô thích cái cách mà ông muốn phục vụ cô. Cô thích cái cách ông cảm nhận về chuyện mình là một ông chủ khách sạn. Cô thích gương mặt nghiêm túc, đứng tuổi và đôi tay to bè của ông.

Chìm trong cảm giác thích ông, cô mở cửa và nhìn ra ngoài. Trời mưa nặng hạt hơn. Một người đàn ông mặc áo khoác cao su đang băng qua quảng trường trống hoác đến quán cà phê. Con mèo loanh quanh đâu đó bên phía tay phải. Có lẽ cô có thể đi dọc dưới mái hiên. Lúc cô còn đứng nơi ngưỡng cửa thì một cái dù mở ra phía sau cô. Đó là cô hầu phòng phục vụ căn phòng của họ.

– Bà chớ để bị ướt, – cô ta cười, nói bằng tiếng Ý. Dĩ nhiên người chủ khách sạn sai cô ta đến.

Có người hầu phòng giữ chiếc dù bên trên, cô bước dọc lối sỏi cho đến khi cô đứng dưới vuông cửa sổ phòng mình. Cái bàn còn đó, được mưa dội ánh xanh lên, nhưng con mèo thì đã bỏ đi.

Bỗng chốc cô thất vọng. Người hầu phòng ngước nhìn cô.

– Ha perduto qualque cosa, Signora?

– Có một con mèo, – cô gái Mỹ nói.

– Một con mèo à? – người hầu phòng bật cười. – Một con mèo trong mưa à?

– Vâng, – cô nói, – dưới cái bàn. – Đoạn, – Ôi, tôi thích nó lắm. Tôi muốn có một con mèo con.

Khi cô nói bằng tiếng Anh gương mặt người hầu phòng trông căng thẳng.

– Đi Signora, – cô hầu phòng nói. – Chúng ta phải đi vào. Bà sẽ bị ướt mất.

– Tôi cũng nghĩ vậy, – cô gái Mỹ nói.

Họ quay lại đi dọc theo lối sỏi và bước qua cửa. Người hầu phòng dừng lại bên ngoài để sập dù xuống. Lúc cô gái Mỹ đi ngang qua văn phòng, từ bàn làm việc của mình người chủ khách sạn cúi đầu chào. Trong lòng mình, cô gái cảm thấy một điều gì đó vô cùng vi tế và rạo rực. Người chủ khách sạn đã .khiến cô cảm nhận mình vừa như quá nhỏ bé lại vừa như thật là quan trọng. Cô sống trong một cảm giác thoáng nhanh về sự hiện tốn cực kỳ ý nghĩa . Cô tiếp tục bước lên cầu thang. Cô mở cửa phòng. George vẫn còn nằm đọc trên giường.

– Em bắt được con mèo không? – anh đặt sách xuống hỏi.

– Lạ nhỉ, nó đi đâu được, – anh vừa nói vừa rời mắt khỏi trang sách.

Cô ngồi xuống giường.

– Em muốn có nó lắm, – cô nói. – Em không biết tại sao mình lại muốn có nó quá chừng. Em muốn có chú mèo khốn khổ đó. Làm một chú mèo khốn khổ đẫm ướt trong mưa thì chẳng có một chút gì là vui.

Cô bỏ đến ngồi trước tấm gương soi nơi bàn trang điểm ngắm mình với chiếc gương nhỏ có tay cầm. Cô ngắm khuôn mặt nhìn nghiêng của mình, thoạt đầu là bên này sau đó là bên kia. Đoạn cô ngắm phía sau gáy và cổ.

– Em để tóc dài anh thấy có hay không? – cô vừa hỏi vừa ngắm khuôn mặt nhìn nghiêng của mình lần nữa.

George ngước nhìn cái gáy cô tóc cắt ngắn như gáy của một cậu con trai.

– Anh thích kiểu tóc này.

– Em phát ngán lên với nó, – cô nói. – Em đã quá nản vì trông cứ như một gã con trai.

George trở mình trên giường. Anh nhìn cô không rời từ lúc cô bắt đầu nói.

– Em trông xinh lắm, – anh nói.

Cô đặt chiếc gương xuống bàn trang điểm rồi đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Trời đang tối dần.

– Em muốn chải tóc mình ngược ra phía sau cho chặt và mượt rồi bới thành búi to có thể sờ thấy, – cô nói. – Em muốn có một con mèo con ngồi trong lòng mình kêu gừ gừ mỗi khi em vuốt ve.

– Vậy hả? – George nói từ phía giường.

– Và em muốn ngồi ăn tại một cái bàn với bộ đồ ăn bằng bạc của mình và em muốn thắp nến.

Và em muốn thời tiết mùa xuân và em muốn chải tóc trước gương và em muốn một con mèo nhỏ và em muốn một vài bộ đồ mới.

– Thôi đừng nói nữa mà tìm cái gì đó đọc đi, – George nói.

Vợ anh đang nhận ra ngoài vuông cửa sổ. Giờ trời đã tối mịt còn mưa thì vẫn rơi trên những hàng lá cọ.

– Dẫu sao đi nữa thì em vẫn muốn một con mèo, – cô nói, – Em muốn có một con mèo. Em bây giờ muốn có một con mèo. Nếu em không thể có mái tóc dài hoặc một điều gì đó vui thì em có thể có một con mèo.

George không thèm nghe. Anh đang đọc sách. Vợ anh nhìn ra ngoài cửa sổ nơi ánh đèn đã sáng lên trong công viên. Có ai đó gõ cửa.

– Mời vào, – George nói. Anh ngước mắt khỏi quyển sách.

Cô hầu phòng đứng trước bậu cửa. Cô ôm con mèo lớn lông màu nâu đốm vàng cứ nép sát và đong đưa trong lòng cô.

– Xin lỗi, – cô ta nói, – ông chủ sai tôi đem con mèo đây lên cho quý bà.

Mèo Hoang – Truyện Ngắn Của Hương Văn

Mấy hôm dọn về nhà mới, khách khứa, đồ đạc… khiến vợ chồng Khải Loan tất bật lo đủ thứ. Mệt hết cả người. Đem quần áo ra phơi, ánh mắt Loan bắt gặp con mèo đen đang vờn bóng trước sân nhà ông Tư. Ông Tư chính là người bán một lô đất cho vợ chồng Loan. Chưa kịp tạo mối thân tình hàng xóm thì ông đã rao bán nhà cùng mấy sào đất còn lại, vào Nam ở cùng con gái. Nhìn con mèo nhảy nhót, Loan chợt nghĩ lại mấy ngày trước, lúc phụ ông Tư thu dọn hành lý, cô nghe ông nói: “Còn con mèo, vợ chồng cô có thích thì tôi bắt cho về nuôi”. Thấy con mèo lông đen mượt hay đùa nghịch, Loan cũng muốn. Nhưng Khải không hứng thú gì với động vật, nhà lại vừa xây xong, ai lại đi bắt mèo về nuôi… Tiếng kêu của nó nghe mà phát ớn. Loan tôn trọng ý chồng. Nhưng sau mỗi bữa ăn cô lại chừa ra một ít thức ăn mang sang bên đó. Cái giống ấy ranh mãnh thật, ăn thì ăn nhưng chưa bao giờ nó để tay Loan chạm nó. Ông chủ đi rồi, nó đâm ra sợ người, dè dặt, nhút nhát. Không khiến nó gần gũi mình được, nhiều khi Loan quên khuấy cho nó ăn, nhất là vào những hôm mưa gió. Dần dần, nó trở thành kẻ độc thân trong một không gian quá rộng lớn.

Con người biết tự lập để mưu sinh thì con vật cũng có thể. Qua mấy tháng, rêu xanh, cỏ dại đua nhau mọc bên nhà ông Tư, trở thành nơi định cư an toàn của con vật vô chủ. Bị bỏ đói, mèo ta sinh thói ăn vụng. Nó thường rình vào bếp nhà Loan, rất nhẹ nhàng và lẹ chân, chỉ cần Loan hở cơ để thức ăn ở chỗ trống là trong nháy mắt, mèo đã no say. Đi chợ về, đặt thức ăn tới bệ rửa, Loan vừa thay xong quần áo, xuống bếp, miếng cá thu thật tươi đã “không cánh mà bay”. Cô đưa mắt tìm khắp nơi, thấy mụ lông đen đang ngoàm ngoạm nhai. Mèo ăn như chưa bao giờ được ăn. Cá ngon quá mà! Loan tức tối vô cùng, đành lấy trứng luộc tạm. Nhiều lần như thế, Loan cẩn trọng hơn. Thức ăn dù sống, chín đều cất tuốt vào tủ lạnh, khỏi bận tâm nữa. Mèo có đằng trời mà đụng vào đấy được. “Chó treo, mèo đậy” quả không sai tí nào!

Từ khi ra ở riêng, Khải ít có dịp ngồi cùng mấy anh bạn nhậu. Lần này, nhín lại ít lương, Khải nịnh khéo Loan rồi đi lai rai một đêm. Ở nhà một mình, Loan mở mạng đọc báo, chát với mấy đứa bạn một lúc rồi đi nằm. Nhưng nhớ hơi chồng, không được gác chân… Loan trằn trọc mãi. Bỗng có tiếng sột soạt trên mái tôn, Loan cố lắng tai nghe. Lúc cô cho rằng tiếng lá dừa cọ vào tôn, lúc lại nghĩ ả mèo đi rình chuột. Nhưng không! Âm thanh ấy mỗi lúc một to dần, không phải tiếng chân mèo! “Lộp rộp… lạch cạch” phải là tiếng chân người. Loan nghĩ bậy: “Trộm! Hay biết chồng mình đi vắng, kẻ lưu manh nào đó mò mẫm vào gây chuyện gì thì sao nhỉ??? Nơi đồng không mông quạnh… Sợ thế này…”. Loan vớ lấy điện thoại, trùm chăn lại, nhắn tin cho Khải “Nhà có trộm, sợ quá anh ơi!”, rồi cô nhá máy để chồng biết. Lại có cả tiếng cạy cửa…? Loan nằm im không nhúc nhích.

Âm thanh lạ trong đêm thưa dần thì cũng là lúc chiếc xe máy của Khải pha ánh sáng vào sân nhà. Khải nhận ra mùi tanh tanh. Cửa còn đóng. Nhưng Khải không kịp bình tĩnh nữa, có thể hơi men đã khiến anh thiếu tỉnh táo. Anh thả vội xe, chạy nhanh lại đập cửa thình thình. Loan càng sợ hơn. Khải cất tiếng run run “Loan ơi! Em có làm sao không?”. Cô vợ mở mắt, ào ra. Ôi chao! Thì ra một con chuột to bị cắn nham nhở đang nằm chỏng chơ nơi góc tường. Chắc là ả mèo đã thịt được nó, thấy có người, mèo vội bỏ mồi lại đây mà! Một phen hú hồn hú vía! Đoạn, Khải trách khéo Loan: “Em vẽ chuyện để lôi anh về với em đấy phải không?”. Sáng hôm sau, Loan đem chuyện kể với mấy bà tám trong cơ quan, được một mẻ cười vỡ bụng.

Con quỷ mắt xanh, lông đen, thoắt ẩn thoắt hiện đã trở thành kẻ thù số một của đôi vợ chồng trẻ khi nó lại “cướp” mất của họ mâm cúng tất niên. Vợ nghén mệt, Khải sắm vai một đầu bếp sắm cỗ. Trên tay còn bưng đĩa ngũ quả, anh đã la toáng lên khi thấy “vị khách không mời mà đến” đang ngoạp lấy cái đùi gà vàng rộm trên mâm. Nghe tiếng la, nó cúp đuôi phóng cái vút. Mọi thứ đổ vãi, kêu loảng xoảng. Xa một đoạn, nó ngoảnh mặt, liếm mép, chùi râu. Trông tức điên! Giống nó quá nhanh mà lại vô cùng lì lợm không thể đánh đuổi được cho bõ giận.

Khải bàn với Loan tìm cách trả đũa mèo. Anh mua một ít thuốc chuột, trộn đều với một nhúm cá cơm. Sáng chủ nhật. Mèo lò dò đến, nhai sạch chỗ cá. Một lúc sau, nó lử đử lừ đừ, nhưng không lăn quay. Khải sẽ phải phang thêm vào nó mấy gậy. Anh cầm khúc cây, vụt lấy vụt để vào lưng mèo. Nó ngoắc mắt “méo meo”, lao nhanh về phía bể nước, rơi ùm! Khải ngã sấp ngã ngửa. Khi con mèo đang lõm bõm bơi, Loan giúp Khải lấy nắp đậy miệng bể. Thà mất đi vài khối nước máy còn hơn là thấy cái bộ dạng của nó. Chừng sẩm tối, anh chị chắc mẩm mèo đã chết, hoặc chí ít cũng ngáp ngoải. Khải mang cái chân đau đi tập tễnh, lấy bị ni lông, định mở nắp đậy để vớt mèo. Trời đất! Hai chân nó bám lên thành bể, ướt sũng, đôi mắt vẫn xanh, tròn xoe nhìn Khải. Anh hất tung nắp bể. Xoẹt… Mèo vụt chạy tuốt. Cái giống gì mà sống dai hơn đỉa!

Hình bóng kẻ vụng trộm, lén lút ấy vắng tiệt từ sau trận đòn nhừ tử. Nó chuyển hướng kiếm ăn, không còn gây phiền hà đến cuộc sống đôi vợ chồng ấy nữa. Nhưng thừa cơ hội này, bọn chuột nhắt phá phách đủ kiểu, chúng thi nhau gặm nhấm mọi thứ, giở cả trò “khiêu vũ” trên tấm la phông trần nhà, chúng chạy rầm rầm, thi thoảng cắn nhau chít chít và cũng rất đỗi ranh ma, khó tài nào mà diệt được. Kẻ thù này đi thì kẻ thù khác vào trận. Cặp vợ chồng mệt mỏi vô cùng!

* * *

Trời mùa hè nóng như rang, Loan trở nên cáu gắt, giận hờn chồng vô cớ vì sự thay đổi của thân nhiệt. Nhiều lúc Khải không chịu được, lớn giọng thì chẳng hay ho gì, muốn yên chuyện luôn phải lên tiếng làm lành trước, khổ với bà bầu quá chừng.

Lại một cuộc chiến không đâu từ việc Khải không chịu rửa xe mà dắt ẩu vào khi nhà vừa lau xong. Loan càm ràm mãi. Khải phải lên nhà trên nằm ngủ tạm. Đêm khuya. Nóng bức. Mồ hôi chảy ướt lưng. Loan trở dậy định đi vệ sinh. Vừa thò chân xuống giường, từng chuỗi âm thanh lạ tựa như tiếng trẻ nít “oe óe” cất lên liên hồi, Loan rờn rợn. Xóm này làm gì có trẻ con nào đâu? Hay là ai đem con bỏ ở vườn hoang kia? Hay là ma? Có lúc nghe như tiếng mèo, nhưng nó đã đi từ lâu lắm rồi cơ mà? Tiếng kêu lại réo lên vài hồi nữa. Loan nhìn qua khung cửa sổ, trời tối đen như mực. Nhưng mắc quá rồi, nhà vệ sinh lại tít ngoài sau, làm sao đây? Âm thanh “oe óe” và việc tức bụng khiến Loan quên hết cả giận dỗi, cô chạy lên lay vai chồng dậy. Khải dụi mắt, rồi toét miệng: “Bà xã hôm nay xuống nước sớm thế?”. Loan thì đã ríu cả chân.

* * *

Loan về quê mẹ sinh con. Được hơn ba tháng, Khải hí hửng gọi taxi đón vợ con về. Ngôi nhà ông Tư cũng vừa có người mua lại. Họ đang đập gõ để lấy mặt bằng xây quầy bán tạp hóa.

Đang nửa đêm, Loan lại nghe tiếng gì kêu oe óe, chị bật dạy lay chồng hỏi: “Nó lại trở về sao anh?”.

Khải phì cười: Làm gì có, mẹ con nó cắp nhau đi đâu rồi ấy. Mà anh cũng đang trông có một con mèo để nhà mình đỡ chuột, chuột dạo này nhiều quá!

Truyện Ngắn: Con Mèo Vừa Sống Vừa Chết

Anh không biết con mèo đã xuất hiện trong phòng trọ lúc nào. Không có sự xáo trộn trong căn phòng này. Có thể là vì căn phòng vốn bừa bộn. Không một dấu chân mèo hay vết lông vướng dưới sàn nhà. Có thể là vì sàn nhà lâu nay không được lau chùi. Anh đi dép lê trong nhà, những viên gạch hoa màu xám dung túng cho bụi bẩn và phù hợp với tính lười biếng dọn dẹp của anh.

Buổi chiều, anh thấy con mèo nằm phơi râu ngủ ngon dưới chân tủ sách. Anh sụt sịt vài tiếng, con mèo chỉ rướn cổ một chút rồi lại nằm yên. Anh an tâm nó còn sống. Động tác của con mèo như một cô gái đang ngái ngủ. So sánh nghe có vẻ khập khiễng nhưng đó là cách anh thường đọc thấy trong văn chương. Anh không thích nghĩ kiểu sáo mòn ấy. Chỉ là bởi lúc nãy dắt xe qua dãy nhà trọ, anh thấy cửa sổ phòng đầu tiên mở toang. Cái lối đi chật quá, anh phải nghiêng người mới dắt được xe đi thông. Vô tình anh nhìn thấy cô gái đang ngủ trên giường. Tư thế kiểu con mèo trong phòng anh lúc này.

Rất có thể con mèo của cô gái. Phụ nữ thường thích mèo. Anh thì dửng dưng với tất cả động vật. Anh định sẽ đưa con mèo sang trả lại cô. Nếu không phải của cô, thì coi như tặng cho cô, hoặc nhờ cô cho nó ăn giúp.

Mèo đến nhà thường khó, chó đến nhà thường vui. Anh không quan niệm không mê tín, nhưng biết đâu người ta lại coi trọng vấn đề. Tự dưng đem con mèo đến nhà người khác, khéo lại bị trách oan. Nghĩ đến đó anh từ bỏ ý định lúc nãy. Thôi cứ cho nó ở lại đây. Phàm là động vật thì không dễ chết đói. Như anh.

Miếng cơm của anh có được nhờ cái phòng khoa học của trường cao đẳng. Anh làm chuyên viên nghiên cứu. Bảng tên đeo ngực, bảng tên để bàn, bảng tên gắn trước phòng chường ra cái tên anh với học vị thạc sĩ. Hồi mới đóng lên thấy cũng oách. Nhưng xứ này thay đổi xoành xoạch, chỉ mới năm năm thôi cử nhân thạc sĩ đầy rẫy ra. Ngoái lại thấy cái chữ học vị Ths, anh đọc là thừa sĩ.

Ba năm liền trường không tuyển thêm được khóa vật lý nào. Bây giờ sinh viên tốt nghiệp đại học kiếm việc đã khó, huống hồ là cao đẳng. Cao đẳng như cái chỗ vớt vát mộng cử nhân. Cao đẳng như bước đệm để sĩ tử liên thông lên cấp cao hơn. Trong khi trường đang loay hoay làm thủ tục hồ sơ đề nghị nâng cấp lên thành trường đại học của tỉnh thì tạm ngừng đào tạo một số ngành. Thế là anh rảnh ra được một phần việc. Mà rảnh đúng cái chuyên môn chính. Thành ra coi như anh tới chỗ làm việc như chỉ để điểm tên rồi đến tháng lĩnh lương. Vô được biên chế như nắm chắc cái nồi cơm. Lo nghĩ nhiều chi cho đau đầu. Kể ra như anh là sướng nhất cái dãy trọ này rồi. Dân trọ đều là những người hoàn cảnh. Hoàn cảnh được hiểu là khó khăn.

Minh họa: Vũ Xuân Tiến.

Phụ huynh trong xóm trọ thường lấy anh ra làm gương cho con cái noi theo. Đó đó, học cho giỏi như cái chú đeo kính cận ấy kìa. Anh cười khậc, chả biết đáp lại thế nào. Lại có lần bác xe thồ đi qua phòng thấy anh nằm lơ mơ mắt. Xe thồ bảo làm cán bộ nghiên cứu sướng nhỉ, thích ngủ lúc nào cũng được. Anh nghe nhưng giả vờ ngủ. Mở mắt ra chỉ tổ trêu ngươi họ. Mở mắt ra tức là anh đồng tình với nhận định của họ. Dần dần anh khép cửa nhiều hơn. Nhất là cữ cuối giờ chiều, lúc dân xóm tất tả đi về hối hả lo nấu cơm tối. Lại sục sạo chuyện đi làm cực nhọc bon chen đồng tiền tóa mồ hôi chảy nước mắt. Anh cảm giác như mình là kẻ lạc loài, một người bị thừa ra giữa đám dân lao động chân tay.

May mà có thêm cô gái ở phòng đầu tiên vừa mới chuyển đến. Như bao nhiêu cái xóm trọ ở xứ này. Thêm một người là thêm một hoàn cảnh. Thêm một người là thêm một câu chuyện dài bắt đầu được bàn tán. Cô gái trở thành tâm điểm của những cuộc đàm tiếu. Anh nghe được chuyện người ta xì xầm về cô. Ít nhiều anh thấy ái ngại thay cho cô.

Hôm sau anh không thấy con mèo trong phòng mình nữa. Tự dưng anh thấy thiếu thiếu. Lại cảm thấy một chút tiếc nuối ân hận. Anh đánh liều sang phòng cái cô gái có kiểu ngủ ngày như mèo.

Việc đầu tiên khi gặp nhau làm quen là hỏi tuổi tác. Cô tuổi mèo, anh cũng tuổi mèo. Cô nhỏ hơn anh đúng một giáp. Cô bảo tuổi mèo số cực khổ. Anh hỏi lại thế tuổi gì sướng. Cô cười, không biết, chỉ lấy mình ra để chứng minh tuổi mèo cực.

Cô tốt nghiệp ngành sư phạm ngữ văn đã ba năm vẫn chưa xin được việc gì ổn định. Trước có đi hợp đồng dạy văn, lương mỗi tháng hai triệu đồng. Cứ ba tháng cô lại cầm một phong bì đựng năm triệu đồng đưa cho thầy hiệu trưởng để giữ chân hợp đồng. Chầu chực mong mỏi cơ hội có ngày vào được biên chế. Xong một năm học, trò nghỉ hè, cô nghỉ dạy. Chấm dứt nghỉ việc. Anh bảo kể ra như thế là dạy không công à. Cô kể thêm có những buổi trưa ở lại trường, cô chỉ ăn qua quýt một ổ bánh mì để chiều dạy tiếp. Tiết kiệm là quốc sách mà anh. Tiết kiệm từng đồng để đến kỳ có tiền mà đưa cho ông hiệu trưởng chứ. Anh há hốc mồm. Thế là nhịn miệng đãi khách à.

Rồi cô không còn hứng thú với việc đi dạy nữa. Một buổi sáng cô ngồi xem cha chẻ tre đan thúng đan nia. Cha cô bảo có gì hay mà coi với ngó. Ông bà ta xưa nói vô nghề đan thúng, túng nghề đan nia. Đằng nào cũng có việc cho kẻ cùng đường con ạ. Cô chợt nảy ra một ý định hay, đó là viết văn. Nhàn nhã làm thơ, bơ vơ viết truyện. Cô quyết tâm lên thành phố kiếm một chỗ trọ bình yên tập trung sáng tác, cộng tác tự do với các báo có trang văn nghệ. Xứ này người đọc ngày càng ít, người viết vẫn nhiều. Như một xu hướng chung của xã hội là cung vượt quá cầu dẫn đến ế ẩm. Cô vẫn giữ một niềm lạc quan là cái năng khiếu viết lách bẩm sinh sẽ mở cho cô con đường sống.

Anh cũng chia sẻ với cô chút ít về công việc của anh. Cô bảo em chả biết gì nhiều về vật lý đâu, nhưng em nghĩ chúng ta có điểm chung. Văn với vật lý là cùng vần “vờ”. Anh tán thành, chua thêm: cùng vật vờ vất vưởng. Đất nước ngàn năm văn vật lo gì dân văn và vật lý không có đường sống, đúng không anh.

Sau hôm đó họ thân nhau. Mỗi ngày anh chỉ đến trường chừng ba tiếng đồng hồ. Cô lang thang kiếm sách kiếm báo một lát thì về. Thành ra hai người có nhiều thời gian tiếp xúc nhau hơn.

Buổi tối có tiếng mèo kêu. Cả xóm trọ ngơ ngác mở cửa nhìn nhau. Mèo nhà ai thế. Nghe rất gần như là chỉ bên kia bức tường, chỗ nhà bà thôi. Ơ, thế mà tôi lại cứ tưởng mèo bên nhà ông. Suýt nữa thì có cãi nhau to vì ai cũng tưởng mèo nhà bên cạnh kêu. Lúc ấy chín giờ tối, dân xóm đã rã rời mệt mỏi sau một ngày lao động cật lực thừa sống thiếu chết, không còn sức để cãi nhau, cũng không ai nghĩ đến chuyện đi tìm con mèo.

Khu trọ về khuya yên ắng, chợt có tiếng mèo kêu rống riết. Không có một tiếng mở cửa nào để xua đuổi cái tiếng não nề nhức óc, cái tiếng xui xẻo mè nheo. Chỉ có những âm thanh róc rách dội nước, sột soạt trở mình vì trằn trọc.

Sáng thức dậy thấy vài gương mặt bơ phờ mất ngủ. Cũng chẳng kịp hỏi thăm nhau có phải tối qua trắng đêm không. Rửa mặt qua loa ăn sáng vội vàng, cho con uống sữa đưa con đến trường, dắt xe ra tranh nhau cái lối đi kẻo suýt nữa kẹt xe muộn giờ làm bị trừ lương.

Lạ thay, con mèo thường không kêu ban ngày, khi cả xóm đi vắng hết. Hay mèo chỉ thèm kêu khi có người nghe nó. Hay mèo chỉ chực trêu ngươi chứ không thích kêu đổng. Anh đã kiểm chứng điều này nhân một buổi chiều không đến công sở mà chỉ ở nhà nằm dài người trên giường.

Lạ thay, lại xuất hiện một tiếng mèo kêu khác thường khi có người mới chuyển đến xóm trọ. Coi chừng xóm ngụ cư thành xóm mèo hoang đến nơi. Ông chủ trọ quản lý mười phòng, đến tháng đi thu tiền bảo chúng mày nuôi tiểu hổ đấy à, hay chúng mày thích ăn thịt mèo. Ơ, chúng cháu cứ tưởng nhà bác nuôi đấy chứ, bọn cháu làm thuê cơm không đủ ăn lấy đâu nuôi mèo.

Đêm mưa, mèo càng kêu to. Kiểu này là đường phố đang ngập lụt, bọn mèo không biết núp ở đâu nên chạy đến mấy cái xóm trọ. Chỉ những cái xóm trọ cấp bốn xập xệ mới có chỗ cho chúng nó ẩn nấp chứ nhà cao tầng kiên cố cổng cửa rào kín hết cả.

Cô đập cửa phòng anh. Cho em vào đây với, ở một mình trời mưa, lại nghe tiếng mèo sợ quá. Cô tuổi mèo mà cũng sợ mèo à. Em không sợ mèo, nhưng sợ tiếng kêu của nó quá. Chắc bị nhập tâm rồi. Ờ thì biết sao được, cứ ở lại đây, ta không thương nhau thì biết cậy nhờ ai vào đây nữa.

Họ thức trắng đêm tâm sự để không phải đau đầu về những âm thanh lạ.

*

Đúng cái lúc câu chuyện giữa hai người đến hồi chán ngắt thì lại nghe tiếng mèo kêu. Một tiếng kêu đau thương như sắp bị vật ra giết thịt. Một tiếng kêu rền rĩ như khoái cảm xung trào. Có tiếng mèo ắt hẳn phải có con mèo ở gần đây. Anh rủ cô chúng ta cùng đi tìm xem con mèo đang ở đâu. Có khi nó đang nguy hiểm, hay đang đói, hay đang hạnh phúc. Phải tìm ra nguyên nhân khiến cả xóm trọ đau đầu mấy bữa nay. Không thể cứ để nó hành hạ những người lao động cực khổ mãi được. Chí ít phải cho những người lương thiện có được giấc ngủ an lành chứ.

Hai người xuất phát từ chỗ phòng trọ, đi ngược hướng nhau để tìm. Hẻm lòng vòng nên đi một hồi họ lại gặp nhau. Lắc đầu chẳng thấy con mèo đâu. Họ lại trở về phòng trọ, không buồn không thất vọng, dửng dưng như chưa hề có chuyện đi tìm mèo. Hai người nhìn nhau mỉm cười. Nực cười thì đúng hơn, vì dù có tìm thấy con mèo thì cũng chả ích gì lúc này.

Một tuần sau tờ báo cô thường cộng tác từ chối in truyện ngắn con mèo. Biên tập viên bảo rằng mèo đâu mà mèo, cô đang viết truyện người đấy chứ, ám chỉ cả một thế hệ như thế là in không được đâu.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa vẫn có tiếng mèo kêu khản thiết. Anh và cô không thèm đi tìm con mèo, cũng không thèm đoán xem cái tiếng kêu đó là đang đói hay đang no, đang vui hay đang buồn. Thành phố bây giờ mèo như thế đầy rẫy ra. Bỏ công đi tìm một con mèo là chuyện vô ích. Thậm chí, con mèo đang sống hay đã chết cũng chả phải chuyện gì quá ghê gớm.

Tiếng mèo có thể gây mất ngủ. Quá bình thường! Tiếng mèo làm cho một nhà khoa học và một nhà văn phải đi tìm và cùng hẹn nhau sáng tạo trong lĩnh vực của họ – đến đây thì mọi chuyện đã trở nên khác thường. Cùng với giọng điệu giễu nhại, nghề nghiệp của cô gái và chàng trai – vốn đều được mặc định là nghiêm túc – bắt đầu “có vấn đề”, sự nghiêm túc bị lung lay. Điều đáng nói ở đây là cô gái và chàng trai đều nghiêm túc, và hoàn cảnh mới “có vấn đề”.Hoàng Công Danh là nhà văn trẻ hướng đến sự tìm tòi. Anh sống và làm việc ở Quảng Trị. L.A.H

Truyện ngắn của Hoàng Công Danh

Tản Mạn Về Mấy Cách Tân Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Nam Cao

TẢN MẠN VỀ MẤY CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO[1]

 Lã Nguyên

1. Trong quan niệm phổ biến, truyện ngắn được xem là hình thức tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn tất phải ngắn. Ngắn ở đây không phải chỉ là số lượng câu chữ, mà trước hết là dung lượng đời sống hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Thông thường khi xét đặc trưng truyện ngắn, người ta vẫn so sánh nó với tiểu thuyết. Nếu tiểu thuyết có thể phản ánh toàn bộ quá trình đời sông thì truyện ngắn chỉ phản ánh một khâu của quá trình ấy. Nếu tiểu thuyết có thể kể về hàng loạt sự kiện, biến cố, với sự tham gia của hàng trăm nhân vật, thì truyện ngắn chỉ chọn lấy một hai biến cố gắn với số phận của vài ba nhân vật làm nòng cốt cho tác phẩm. Nếu tiểu thuyết có thể khai thác trọn vẹn một tính cách, thì truyện ngắn chỉ tập trung làm nổi bật một vài khía cạnh của tính cách mà thôi… Khoan hãy nói tới sự khập khiễng trong cách so sánh giữa một bên là truyện ngắn- một hình thức tự sự cỡ nhỏ, với một bên là tiểu thuyết – khái niệm gắn với một loại hình nội dung, một nguyên tắc tư duy nghệ thuật. Chỉ xin lưu ý, một quan niệm như thế về truyện ngắn chẳng những chưa bao quát toàn bộ thực tiễn sáng tác, chẳng những không mở đường, mà còn trói buộc và hạn chế khả năng mở rộng dung lượng phản ánh đời sống của thể loại này. Bởi nếu dựa vào những gì được lí luận đúc kết, thì tiểu thuyết sẽ là dòng sông, còn truyện ngắn chỉ là khúc sông vậy! Cho nên, muốn tăng cường khả năng phản ánh đời sống, truyện ngắn chỉ có hai cách, một là “dồn nén sự kiện”, hai là gọt tỉa, chọn lọc sao cho cái được phản ánh mang tính điển hình cao độ. Thực tế sáng tác của văn học Việt Nam và văn học thế giới chứng tỏ, tình hình không hẳn là như vậy.

Có thể bắt gặp trong văn học thế giới nhiều truyện ngắn mà cả loại hình nội dung và cấu trúc hình thức đều không khác gì những tác phẩm đượ gọi là tiểu thuyết. Khatgi Murat với Chiến tranh và hòa bình của L. Tonstoi, Số phận con người với Sông Đông êm đềm của M. Solokhov là những trường hợp như thế. Và đây nữa, đặt Sống mòn bên cạnh Đời thừa, Trăng sáng và nhiều truyện ngắn khác của Nam Cao hẳn không ai nghĩ đó là dòng sông và những khúc sông. Tuy to nhỏ có khác nhau, nhưng chúng đều là những dòng sông ăm ắp tràn đầy chảy trôi không ngưng nghỉ từ thượng nguồn tới hạ lưu. Truyện ngắn không bất lực trước quá trình đời sống. Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Nam Cao về phương diện này sẽ là điều hết sức bổ ích đối với đời sống văn học hôm nay.

2. Tiếp xúc với văn học châu Âu từ nửa sau thế kỉ XIX, ta thường bắt gặp trong tác phẩm tự sự các mảng trần thuật phi truyện kể. Nhưng cho đến tận đầu thế kỉ XX, trong văn học Việt Nam, truyện kể vẫn là chỗ dựa chính yếu của tác phẩm tự sự. Do truyện ngắn thuộc loại tự sự cỡ nhỏ, sức chứa bé, nên mỗi tác phẩm thường chỉ lấy một chuyện làm “cốt”. Sinh thời, nhà văn Nguyễn Công Hoan thường phê phán sự tham lam, ôm đồm của nhiều cây bút trẻ. Mấy lần được nghe ông trò chuyện với cử tạo, tôi thấy ông phàn nàn, rằng phần lớn truyện ngắn của ta thực chất là truyện dài thu nhỏ lại. Theo ông, mỗi truyện ngắn chỉ nên nói một chuyện, thậm chí, một ý thôi. Cho nên, tính “cố sự” là đặc điểm nổi bật tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn. Nhưng cũng chính vì thế, truyện ngắn thường gây ấn tượng về một thế giới nghệ thuật đầy tính ước lệ, thế giới tự khép kín trong bản thân nó. Nam Cao đã phá vỡ tính “cố sự”, giải phóng truyện kể ra khỏi chức năng nghệ thuật truyền thống để đưa quá trình đời sống vào tác phẩm.

Nhà văn chuyên viết truyện ngắn Nguyễn Thành Long kể lại rằng, bài học nhập môn về sáng tác mà ông thu nhận được từ trên ghế nhà trường tiểu học là kết cấu truyện ngắn phải qua năm bước: 1) Nhập đề, 2) Bắt đầu câu chuyện, 3) Gút thắt – gồm có: gút, gút ngày càng chặt, mở gút thắt dần, 4) Kết thúc chuyện, 5) Cảm nghĩ. Ông nói thêm: “Bài học quả là sơ đẳng, nhưng nghiệm ra, mọi truyện ngắn của bất kì thời nào đều có cái sườn tương tự như vậy”.

Thì ra, lấy sự cố làm “sườn” cho truyện ngắn, các nhà văn thường chọn những sự kiện được tạo thành bởi mối quan hệ nhân quả ở chính thời điểm có biến cố, tức là lúc mà “nhân” chuyển thành “quả” làm cho tình trạng cân bằng ban đầu của thế giới nghệ thuật bị phá vỡ, số phận của nhân vật hoàn toàn thay đổi. “Nhân” to thì “quả” ắt sẽ lớn. Và “quả” càng lớn, thì cái cảm giác về “nhân” to ở người đọc càng rõ.

Nam Cao ít sử dụng loại sự kiện và biến cố như thế. Cây ra hoa, tất hoa sẽ thành quả. Nhưng lẽ tự nhiên, bên cạnh các bông hoa đơm trái, bao giờ cũng có thứ hoa “vô sinh”, hoa “điếc”, có “nhân” mà không thành “quả”. Phần lớn sự kiện và biến cố trong sáng tác của Nam Cao đều là những đóa hoa “vô sinh”, “hoa điếc” như vậy.  Xin dẫn một vài thí dụ:

Xung đột hôn nhân, gia đình, chồng vợ là loại sự kiện được văn học sử dụng nhiều nhất để tổ chức truyện kể. Trong Nằm vạ của Bùi Hiển, chính xung đột ấy dẫn tới tan vỡ hạnh phúc. Trong Anna Karenhina của L. Tonstoi, xung đột này cũng dẫn tới sự sụp đổ của hôn nhân vốn là nền tảng của gia đình và cái chết bi thảm của người đàn bà bất hạnh. Nhiều truyện ngắn của Nam Cao cũng lấy xung đột vợ chồng làm sự kiện trung tâm. Trong Những chuyện không muốn viết, đó là cảnh người vợ “vừa nhẩy cẫng lên như một con gà chọi, vừa vỗ cánh tay đen đét mà xỉa xói vào mặt chồng”, rồi “y gầm lên”, “y xốc váy lên trên đầu gối”, “y giậm chân bồ bồ”, “ghê gớm quá!”[2]. Nhưng kết cục của cái sự “ghê gớm” ấy là gì?: “Y không buồn nói nữa”, “y vùng vằng chạy sang hàng xóm” vay gạo thổi cơm cho chồng. Trong Con mèo, vợ chồng “đấm đá nhau huỳnh huỵch”, nhưng “mới giận nhau chập tối, nửa đêm đã làm lành…” (T.I, tr. 98). Dì Hảo trong truyện Dì Hảo lấy phải thằng chồng nát rượu. Dì đẻ con, con chết, còn dì thì tê liệt. Người chồng rước vợ bé về, chúng đú đởn trước mặt dì, rồi chúng lục đục kéo nhau đi… Trong đau đớn tột cùng, dì Hảo khóc như “thổ ra nước mắt”. Nhưng rồi dì nhẫn nhục: “Phải, nhẫn nại là hơn, nếu hắn không về thì cũng thế” (T.I, tr. 413). Trong Mua danh, anh cu Bịch, trời cho được vụ trầu, phất bạc trăm, nhờ thế mua được cái hương trưởng, nhưng rồi trước sau anh vẫn là “Bịch đi xúc dậm” (T.I, tr. 233). Truyện ngắn của Nam Cao có rất nhiều sự kiện và biến cố như vậy. Nghĩa là có “nhân” mà không có “quả”. Nhưng nếu biến cố không sinh ra kết quả, hay đúng hơn, “quả” chỉ là số “không”, thì bản thân biến cố cũng chẳng có ý nghĩa gì hết, thậm chí, có thể xem như không có biến cố. Thế giới nghệ thuật của Nam Cao, vì vậy, dường như luôn luôn giữ thế cân bằng như dòng đời bất tận. Ấn tượng của người đọc về sự vắng bóng sự kiện và biến cố trong sáng tác của Nam Cao có phần được hình thành từ đấy.

Dĩ nhiên, muốn phá vỡ tính “cố sự”, giải phóng truyện kể ra khỏi chức năng nghệ thuật truyền thống, Nam Cao còn phải tổ chức sự kiện theo kiểu riêng của mình. Bởi đọc truyện ngắn Nam Cao, ta vẫn bắt gặp nhiều sự kiện, biến cố có khả năng sinh “quả”, làm thay đổi số phận nhân vật, phá vỡ trạng thái cân bằng trong chỉnh thể của tác phẩm. Song ngay ở đây, ta vẫn nhận ra sự khác biệt giữa truyện ngắn Nam Cao với truyện ngắn truyền thống lấy “cố sự” làm điểm tựa. Khác với nhiều nhà văn, nếu phải đưa vào tác phẩm những sự kiện, biến cố tạo “quả”, thì Nam Cao, bằng nhiều phương tiện tổ chức nghệ thuật, tìm mọi cách, hoặc là làm mờ tầm quan trọng và ý nghĩa loại biệt của biến cố khi nó vừa xuất hiện, hoặc vô hiệu hóa cái kết quả lúc nó đã sinh ra.

Những truyện ngắn hấp dẫn thường giàu kịch tính và mở gút đột ngột, bất ngờ. Nhưng để mở gút bất ngờ, nhà văn phải triển khai gút một cách chi tiết, tức là phải chuẩn bị cho sự xuất hiện của gút một cách kĩ lưỡng. Với nhiều nhà văn, nghệ thuật tổ chức sự kiện trở thành nghệ thuật tổ chức gút mà thực chất là nghệ thuật trần thuật sao cho chi tiết nào cũng vừa như báo trước, vừa giữ kín cái kết cục bất ngờ của câu chuyện. Về phương diện này, có thể xem Nguyễn Công Hoan là cây bút bậc thầy. Do chỗ gút bao giờ cũng được nhấn mạnh, làm nổi rõ trong cấu trúc tác phẩm, cho nên biến cố hiện lên như một mắt xích tách khỏi dòng đời, làm thành một hiện tượng loại biệt hoàn toàn mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật.

Trong thế giới nghệ thuật của Nam cao, ngay cả những tai biến, thảm họa, những biến cố đầy bi kịch cũng không bị tách khỏi cái dòng sự kiện hàng ngày của đời sống. Bởi nếu đó không phải là cái tình cờ, ngẫu nhiên như bao cái tình cờ, ngẫu nhiên khác, thì lại là cái thường lặp đi lặp lại, chẳng có gì là lạ và không gây được sự chú ý của ai. Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát cũng như bao lần y từng đốt phá, giết người, rạch mặt ăn vạ. Cho nên, mặc cho “Chí Phèo vừa chém túi bụi, vừa la làng thật to’, nhưng “hắn kêu làng không bao giờ người ta đến vội”. Cuộc đời đầy bi thảm của Chí cũng chỉ là sự lặp lại cuộc đời của những Năm Thọ, Binh Chức. Sau csi chết của Bá Kiến và Chí Phèo, “cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án đáng ngờ ấy”. Nhưng rồi “những người biết điều thì hơi ngờ vực, họ chép miệng nói: Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu” (T.I, tr. 72).

Tóm lại, trong truyện ngắn Nam Cao, biến cố không còn có cái vẻ của biến cố, bởi nhà văn thường làm mờ tầm quan trọng và ý nghĩa loại biệt của nó trong cấu trúc tác phẩm ngay từ khi nó vừa xuất hiện. Nhưng nếu bản thân biến cố không có gì là quan trọng, thì kết quả của nó cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với tiến trình đời sống. Nam Cao có rất nhiều truyện ngắn được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn, đầu cuối tương ứng (Chí Phèo, Nửa đêm, Quên điều độ, Những chuyện không có gì muốn viết, Đời thừa…). Rất dễ nhận ra khả năng thể hiện nội dung tác phẩm qua lối kết cấu này, nhưng phương diện cách tân nghệ thuật của nó thì không phải ai cũng chú ý. Dường như Nam Cao không bao giờ bằng lòng với việc kết thúc tác phẩm ở đoạn mở “gút”. Bởi kết thúc ở đấy, có nghĩa là thừa nhận sự đổi thay, dù đó là sự đổi thay theo hướng nào. Nhưng toàn bộ hiện thực xã hội, cũng như cuộc đời của từng cá nhân qua cảm nhận của nhà văn chỉ là cái vòng quẩn quanh bế tắc. Nam Cao cần đưa thế giới nghệ thuật trở về tình trạng ban đầu – tình trạng cân bằng tiền biến cố. Lối kết cấu vòng tròn đầu cuối tương ứng trở thành phương tiện tối ưu được sử dụng nhằm vô hiệu hóa kết quả của biến cố khi “quả” vừa sinh ra, làm cho “mèo lại hoàn mèo”.

Những gì đã nói ở trên cho thấy, Nam Cao khác với nhà văn khác không phải ở số lượng sự kiện, biến cố được sử dụng trong tác phẩm ít hay nhiều, mà là ở tính chất và hình thức tổ chức các sự kiện và biến cố. Có thể gọi đó là những “câu chuyện không có chuyện”, truyện về cái thường xuyên lặp lại, cái không hy vọng đổi thay giữa dòng đời bất tận. Giải phóng truyện ra khỏi “cố sự’, đúng hơn là giải phóng sự kiện, biến cố ra khỏi chức năng tạo “gút” thuần túy là con đường mà nhờ đó Nam Cao mở rộng đến vô cùng khả năng phản ánh hiện thực của truyện ngắn, làm cho truyện ngắn không thua kém các hình thức tự sự khác trong việc thể hiện quá trình vận động, chảy trôi không ngừng của đời sốngtổ chức các sự kiện và biến cố. Có thể gọi đó là những “câu chuyện không có chuyện”, truyện về cái thường xuyên lwpj lại, cái không hy vọng đổi thay giữa dòng đời bất tận. Giải phóng truyện ra khỏi “cố sự’, đúng hơn là giải phóng sự kiện, biến cố ra khỏi chức năng tạo “gút” thuần túy là con đường mà nhờ đó Nam Cao mở rộng đến vô cùng khả năng phản ánh hiện thực của truyện ngắn, làm cho truyện ngắn không thua kém các hình thức tự sự khác trong việc thể hiện quá trình vận động, chảy trôi không ngừng của đời sống.

3. Trước Nam Cao, nếu truyện kể là chỗ dựa của văn bản tự sự, thì nhân vật là chỗ dựa của truyện kể và tính cách là nội dung cơ bản của nhân vật. Ở ta, có lẽ Nam Cao là nhà văn đầu tiên nới lỏng cấu trúc rắn chắc ấy của văn bản tự sự bằng cách đưa vào đó mạch trần thuật phi truyện kể. Ông không chỉ giải phóng tổ chức sự kiện ra khỏi tính cố sự, mà còn giải phóng nhân vật ra khỏi chức năng khái quát tính cách thuần túy với những luật lệ khắt khe của các mô hình nghệ thuật lí tưởng.

Tính cách hiểu theo nghĩa rộng là một loại hình phẩm hạnh xã hội, một dạng tâm lí, tình cảm, hay một kiểu tư duy. Nói tới tính cách, người ta nghĩ ngay tới những thuộc tính tương đối ổn định và bền vững. Thiếu những thuộc tính chung và ổn định, nhân vật sẽ không còn là nhân vật, bởi người đọc sẽ không thể hình dung diện mạo của nó ra sao. Nam Cao không bỏ qua kinh nghiệm của người đi trước và của thời đại mình, đồng thời ông mang tới cho người đọc những cách tân nghệ thuật quan trọng.

Trước Nam Cao, văn học hiện thực phê phán ghi nhận nhiều thành tựu quan trọng trong việc xây dựng những nhân vật loại hình tính cách xã hội. Nghị lại, Nghị Quế, chị Dậu, anh Pha là những nhân vật loại hình tiêu biểu. Các nhân vật ấy thể hiện tập trung đặc điểm đạo đức và những phẩm chất xã hội của một loại người nhất định của thời đại. Ta gọi đó là những điển hình, bởi mỗi nhân vật được mô tả như một chuẩn mực của hoàn cảnh. Ở đây, thuộc tính chỉ loại là hạt nhân cơ bản của nhân vật văn học.

Nhân vật của Nam cao cũng chứa đựng những thuộc tính của “loại”. Lão Hạc, Chí Phèo…thể hiện những đặc điểm nhất định của người nông dân Việt Nam. Cũng như thế, Điền, Hộ, Hài, Giang, Tá… có những nét tính cách tiêu biểu của người trí thức tiểu tư sản. Tuy nhiên, trong sáng tác của Nam Cao, cấu trúc nhân vật loại hình truyền thống hoàn toàn bị phá vỡ.

Muốn xây dựng nhân vật loại hình – nhân vật khái quát những thuộc tính chung của loại – nhà văn phải tuân thủ hàng loạt nguyên tắc khắt khe của qui luật sáng tạo nghệ thuật. Trước hết, đó là qui luật lựa chọn và hư cấu. Nhân vật loại hình có thể xem là mô hình nghệ thuật lí tưởng, bởi ở đây, mọi chi tiết đều được lựa chọn nghiêm nhặt, sao cho không có cái thừa, cái ngẫu nhiên để tất cả đều hướng tới việc thể hiện cái chung. Thứ đến là nguyên tắc khách quan của việc phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Nhà văn phải thể hiện tư tưởng, tình cảm qua các sự kiện và biến cố, đồng thời phải kể lại các sự kiện và biến cố như những gì xẩy ra bên ngoài, không phụ thuộc vào thiện cảm, ý chí của anh ta.

Ai cũng biết, nhiều nhân vật của Nam Cao chứa đựng cả nội dung xác thực của yếu tố tự truyện. Ngược với những nguyên tắc điển hình hóa truyền thống, nhà văn đưa các yếu tố tự truyện vào các nhân vật một cách trực tiếp, công khai. Ở Việt Nam, có lẽ Nam Cao là nhà văn đầu tiên tạo ra những tác phẩm văn học không chỉ kể câu chuyện của mình, mà còn là câu chuyện về mình.  Truyện ngắn của ông vì thế thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại. Điều đáng lưu ý: nội dung tự truyện trong sáng tác của Nam Cao không phải chỉ là một số chi tiết tiểu sử nhà văn, mà rộng hơn, còn bao gồm cả kinh nghiệm đời sống, tư tưởng, tình cảm, tâm lí của bản thân tác giả. Người đọc nhận ra bóng dáng Nam Cao trong những Điền, Hộ, Thứ chủ yếu là nhờ nội dung tâm lí xác thực hơn là qua những chi tiết tiểu sử. Đây chính là phương diện nội dung chưa từng có trong cấu trúc nhân vật truyền thống. Nhân tố tâm lí xác thực như một yếu tố phi truyện kể làm cho cấu trúc nhân vật của Nam Cao bị nới lỏng. Qua đó đủ thấy, bằng con đường kết hợp những thuộc tính loại hình của nhân vật với nội dung tâm lí xác thực, Nam Cao đã giải phóng việc mô tả con người ra khỏi những luật lệ khắt khe của mô hình nghệ thuật lí tưởng. Nhân vật của Nam Cao vì thế vừa có sức khái quát, vừa chân thực và sinh động đến kì lạ.

Cố nhiên, nhân vật loại hình trong sáng tác trước Nam Cao hoàn toàn không phải là khái niệm trừu tượng. Giống mọi nhân vật văn học, nhân vật loại hình bao giờ cũng được thể hiện qua những chi tiết chân thực và sinh động. Song, các chi tiết tạo nên nhân vật loại hình dù đa dạng và sinh động đến đâu vẫn chỉ là sự kết hợp của những đơn vị cùng loại nhằm làm nổi bật hình ảnh con người trong trạng thái tĩnh tại. Vì thế, mọi nhân vật loại hình ít nhiều đều mang tính chất công thức, lược đồ. Hoàn toàn không thể nói như vậy về nhân vật của Nam Cao.

Có ý kiến cho rằng, không xây dựng được những điển hình “hồng hào”, “khỏe mạnh”. Nói như thế không sai, xét từ lập trường của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong thế giới nhân vật của Nam Cao có kẻ lưu manh, có kẻ đang bước tới ngưỡng cửa của sự tha hóa, những ai còn giữ được chút lương tri thì “sống mòn”. Nhưng cũng không ai có thể bảo đó là những nhân vật phản diện. Chí Phèo chẳng phải là kẻ nô lệ thức tỉnh, có bộ óc sáng sủa nhất làng Vũ Đại đó sao? Và nếu xem một điển hình “khỏe mạnh” là điển hình về con người giàu lòng nhân ái, có trí tuệ và lương tri, có nhận thức đúng đắn về mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm của cá nhân trước xã hội qua công việc mình làm…thì cũng có thể quả quyết: Điền, Hộ của Nam Cao thuộc số những điển hình khỏe khoắn rất hiếm hoi trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Qua đó đủ thấy, nhân vật của Nam Cao gắn với những thuộc tính của loại, nhưng hạt nhân cấu trúc của nó lại là cái riêng, là cá tính. Người ta gọi Nam Cao là nhà văn tâm lí. Dĩ nhiên, nhà văn tâm lí trước Nam Cao cũng không hiếm. Nhưng chỗ Nam Cao bỏ xa tất cả các nhà văn tâm lí khác là tài năng thể hiện những nhân vật không đồng nhất, trùng khuýp với chính bản thân nó. Cho nên không thể liệt kê đặc điểm của các nhân vật trong sáng tác của ông thành những thuộc tính này nọ theo thứ tự một, hai… Nhân vật của Nam Cao không phải là tổng số giản đơn của những thuộc tính, mà là sự tác động qua lại giữa những thuộc tính ấy với nhau, giữa những thuộc tính ấy với môi trường, hoàn cảnh, thậm chí với những tình huống vô cùng cụ thể (Trẻ con không được ăn thịt chó). Vì thế, nhân vật của ông bao giờ cũng chứa đựng mâu thuẫn nội tại, trong đó, giữa cái hợp lí với cái phi lí, lí trí và dục vọng, ý thức và vô thức, thiện và ác, tất cả thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau, không hề có hàng rào ngăn cách tuyệt đối. Cũng không nên vì thế mà hiểu một cách thô thiển, nhân vật của Nam Cao là những con người có cả mặt tốt và mặt xấu. Nam Cao không miêu tả nhân vật qua các phạm trù xã hội qui phạm. Mâu thuẫn nội tâm nhân vật trong các sáng tác của ông không phải là xung đột của những đối cực loại trừ nhau, mà là mâu thuẫn của những mặt đối lập có khả năng chuyển hóa lẫn nhau thông qua sự tác động qua lại giữa tâm lí, tính cách với môi trường, hoàn cảnh. Nam Cao không bỏ qua kinh nghiệm nhận thức con người qua những công thức. Đồng thời, tác giả của những Chí Phèo, Đời thừa, Trăng sáng, Sao lại thế này, Tư cách mõ, Nước mắt… cũng là kẻ thù số một của cách hiểu con người theo định kiến và các công thức có sẵn. Toàn bộ nghệ thuật phân tích tâm lí của Nam Cao là gì nếu không phải là nghệ thuật nắm bắt tinh tế sự không đồng nhất, tình trạng thiếu nhất quán trong nhân cách của con người, là nghệ thuật thể hiện một cách sinh động mối quan hệ nhân quả giữa tâm lí và hành vi, giữa tính cách và môi trường, hoàn cảnh, tạo nên sự chuyển hóa không ngừng của các mặt đối lập trong mỗi con người. Khó có thể gặp trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao những nhân vật được sinh ra dường như suốt đời chỉ để nghĩ về điều thiện và làm việc thiện. Tính cách nhân vật của ông bao giờ cũng có quá trình vận động và phát triển. Con người trong sáng tác của Nam Cao giống như một dòng sông trôi chảy không ngừng. Nếu xem con người – dòng sông là biểu hiện đầy đủ của tất cả những gì tạo thành một tính cách toàn vẹn, thì quả truyện ngắn của Nam cao không bất lực trước yêu cầu mô tả những tính cách như thế. Đồng thời, Nam Cao còn mở rộng phạm vi phản ánh con người ra ngoài những giới hạn mà văn học thời ông chưa từng biết tới.

Không cần viện dẫn, chứng minh dài dòng cũng có thể nhận ra, đến Nam Cao, nhân vật không còn bị cột chặt vào tính cách, và các tính cách chưa phải là nội dung của toàn bộ nhân vật văn học. Ta gọi Chí Phèo là nhân vật điển hình không phải là vì tính cách của Chí tiêu biểu cho tính cách của một hạng người nào đó. Chí Phèo trở thành điển hình trước hết là vì qua nhân vật này, Nam Cao khái quát được một trạng thái nhân sinh đã trở thành phổ biến và mang tính qui luật trong đời sống xã hội: chừng nào còn áp bức bóc lột, chừng nào môi trường “quần ngư tranh thực” phi nhân tính và cái nhìn định kiến đối với con người vẫn còn tồn tại, thì chừng ấy sẽ vẫn lại có hiện tượng Chí Phèo. Ở đây, nội dung nhân vật rộng hơn rất nhiều so với nội dung tính cách. Cũng như thế, Nam Cao miêu tả rất tài tình những biểu hiện đầy phức tạp trong tính cách của Điền, Hộ, Hiệp… Nhưng tất cả những nhân vật ấy đều không phải là các điển hình tính cách. Cũng như Chí Phèo, Điền, Hộ, Hiệp… là điển hình của một hiện tượng xã hội phổ biến: hiện tượng “sống mòn”.

Chức năng nghệ thuật của nhân vật văn học trong sáng tác của Nam Cao thành ra hết sức đa dạng. Nhân vật vừa là hình thức khái quát tính cách, vừa là tấm gương phản ánh trực tiếp qui luật và trạng thái nhân thế. Đây là cách tân nghệ thuật quan trọng chưa từng thấy trong các sáng tác trước Nam Cao. Khi nhân vật văn học được giải phóng khỏi chức năng khái quát tính cách, thì, dĩ nhiên, các phương thức, phương tiện mô tả nhân vật cũng được giải phóng khỏi những chức năng nghệ thuật truyền thống. Chẳng hạn trước Nam Cao, nhà văn thường mô tả tâm lí như biểu hiện cụ thể của tính cách nhân vật. Trong sáng tác của Nam Cao, tâm lí trở thành đối tượng trực tiếp của nhận thức thẩm mĩ và được mô tả như một hiện thực khách quan chi phối quá trình đời sống của con người. Không phải ngẫu nhiên, Nam Cao thường nói tới “lẽ đời”, “thói đời”, “bản tính con người”, “bản tính nhân loại”… Nhìn người ta sung sướng chẳng phải là một trường hợp điển hình về bản tính nhân loại của con người đó sao? Cũng như thế, trước Nam Cao, việc mô tả nội tâm, khắc họa ngoại hình và ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật chỉ được sử dụng như phương tiện khắc họa tính cách. Đến Nam Cao, tất cả những phương tiện đó trở thành đối tượng nhận thức trực tiếp của sáng tác nghệ thuật như một khâu của quá trình đời sống, khiến nội dung phi truyện kể trở thành điểm tựa chính yếu của cấu trúc văn bản trong sáng tác của ông. Đọc kĩ sẽ thấy, Nam Cao bao giờ cũng phân tích hết sức chi tiết mối liên hệ nhân quả đích thực giữa lời nói của nhân vật với động cơ bên trong của lời nói. Đó là gì, nếu không phải nhà văn đã xem lời nói – độc thoại và đối thoại – như một mặt của đời sống ẩn dấu bao điều bí ẩn mà nghệ thuật cần cần khám phá, nhận thức? Cả ngoại hình của Chí Phèo chẳng phải đã được mô tả như kết quả của bản thân quá trình hiện thực đó sao? Thế giới nghệ thuật của Nam Cao nhờ thế hết sức đa dạng, nhiều chiều.

4. Không thể nghiên cứu những cách tân nghệ thuật của Nam Cao bên ngoài giới hạn của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam ở giai đoạn phát triển cuối cùng của nó. Cuộc sống được phản ánh trong thế giới nghệ thuật của ông ảm đạm quá. Bước vào đó ta như lạc vào một vườn cây ăn quả già cỗi lúc hết mùa. Trên cây rặt những hoa điếc. Nếu đâu đó còn sót lại mấy quả lơ thơ, thì chim muông, sâu bọ và cái oi nồng của khí hậu làm cho hư hỏng, thối rữa. Nhưng Nam Cao không mất lòng tin vào cuộc sống: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” (T.I, tr. 300). Cái “nghĩa khác” mà Nam Cao từng làm nổi bật qua toàn bộ sáng tác của ông là sự đảo lộn của những giá trị làm nảy sinh muôn vàn sự vô lí và phi lí trong quan hệ giữa người và người. Ông cũng không làm mất lòng tin của người đọc vào con người và cuộc sống. Bởi với Nam Cao, sáng tác nghệ thuật cũng có nghĩa là nghiên cứu, khám phá cái lí của mọi sự phi lí, là tìm cách bóc đi cái vỏ phi lí trùm lên cuộc đời để cho con người hiểu biết lẫn nhau và xích lại gần nhau. Đó là gì, nếu không phải là chủ nghĩa nhân đạo cao cả và chủ nghĩa hiện thực chân chính tất yếu dẫn tới sự phá vỡ mọi khuôn phép và luật lệ. Nam Cao đã tìm tới loại sự kiện “vô sinh”, “hữu nhân vô quả”, loại “hoa điếc” của đời sống để tổ chức thành truyện kể. Ông đem sự kiện mang biến cố thả vào vào dòng chảy của những cái ngẫu nhiên, đưa cái kết cục truyện kể trở về trạng thái cân bằng tiền biến cố. Bằng cách ấy, ông dỡ bỏ cái khung “cố sự” của truyện kể, giải phóng việc mô tả con người khỏi những luật lệ khắt khe của mô hình nghệ thuật lí tưởng và chức năng khái quát tính cách thuần túy của nhân vật văn học. Lôgic nghệ thuật hóa ra gần gũi với lôgic hiện thực. Cuộc đời là vô tận, tác phẩm văn học sẽ trở thành dòng sông – cuộc đời. Truyện ngắn Nam Cao nhờ thế không thua kém bất kì một hình thức tự sự có qui mô lớn nào trong việc phản ánh quá trình hiện thực với toàn bộ sự phong phú và đa dạng của nó.

                                                                Thanh Xuân, tháng 4 năm 1987

[1] Đăng lần đầu trên tạp chí “Văn nghệ quân đội”, số 10, năm 1987, với nhan đề: Khả năng phản ánh đời sống trong truyện ngắn của Nam Cao.

[2] Nam Cao.- Tuyển tập,- Nxb Văn học, H., 2002. T.I, tr. 101. Các đoạn trích truyện ngắn Nam Cao ở phần tiếp theo đều được dẫn từ nguồn này, để tiện cho việc theo dõi của độc giả, sau mỗi ddaonj trích, chúng tôi sẽ ghi số tập bằng chữ số La Mã và số trang bằng chữ số Arap.

Share this:

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Ngắn Azit Nexin ” Vì Sao Chú Mèo Cúp Đuôi Chạy? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!